logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/07/2013 lúc 06:30:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chiếc bóng dài mãi đến tan trên cỏ biếc. Mặt trời thôi làm khó nỗi cô đơn của người ngồi nhìn bóng mình. Lão Hoài vẫn chưa có ý định trở về chỗ ngủ. Lão ngồi nguyên trong sân chùa cho đến màn đêm kéo đến... Ai cũng tưởng lão tan vào bóng đêm vì chả ai thấy lão ra về, nhưng ngày mai lại thế! Chẳng qua lão chỉ là người không biết đi thưa về trình, thế thôi! Vì lão không thuộc loại trả giá cho tội lỗi ngoài đời bằng cách vô chùa chuộc tội. Nên ai cũng nói lão

thương vợ đến động lòng người dương thế. Vợ lão đột ngột qua đời với căn bệnh nhanh hơn khả năng trị liệu của bác sĩ, biến lão thành người mồ côi vợ; đời hiu quạnh một góc sân chùa là thế, tuy lão chỉ tạt qua chùa khi hoàng hôn tắt nắng, hôm gió sớm thu về... để thắp nén hương cho vợ, rồi ngồi lặng thinh như pho tượng thừa...

Không ai biết trong tâm lão thương vợ đến mực nào, người ta chỉ thấy sự im lặng của lão đến tàn nhẫn. Lão cứ ngồi thừ ra như khúc gỗ mục, mặc mùa đi qua, xuân hạ thu đông gì cũng mặc; chỉ những hôm trời lạnh quá thì lão ngồi trong xe – cũng là ngồi nhìn bóng cột đèn trong không gian chết. Sự lặng thinh của Đức Phật được người đời kính ngưỡng qua lăng kính “ngài ngồi quán thế”; trong khi sự lặng thinh của lão Hoài chỉ khác Đức Phật là lão bằng xương, bằng thịt, lão còn thở; chứ không bằng xi măng cốt sắt và không có nhịp tim như Đức Phật, thì người ta nói lão... khùng. Chẳng ai biết chính cái nhịp tim thoi thóp của lão là sản phẩm thời đại; một thời đại không tưởng nhưng có thật hơn cả những cuốn kinh sách ghi chép những điều khó chứng thực nên người ta nói, “có tin có lành” để vô hiệu hóa những thắc mắc!

Chuyện lão Hoài còn đó cho những người nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, triệu chứng về già, và đặc biệt là tâm sinh lý người bỗng dưng vợ mất.

Kể ra lão có thay đổi từ hôm người đàn bà trẻ (ghé chùa dường như mỗi ngày). Cô ấy có phần khá giả qua ăn mặc, trang sức, cái xe cô lái,... nhưng những điều ấy không để lại ấn tượng nhiều trong tâm tư lão Hoài; lão chỉ cảm mến cái cung cách quý phái và hiền hậu của người đàn bà trẻ đó.

Cô ấy có vẻ bận rộng với công việc, nhưng tấm lòng và sự thủy chung qua việc viếng cốt mỗi ngày của cô làm lão Hoài tôn sùng cô lên hàng thánh. Lão để lòng cảm mến thăng hoa tự do nâng bậc người đàn bà trẻ lên niết bàn của lòng tin: tình yêu là điều có thật trong đời.

Đến hôm cô tất bật, vội vàng vào viếng cốt nên vô ý đánh rơi cái găng tay chỗ lão ngồi, cô không biết nên không hề quay lại. Lão nhặt lấy, và chỉ độ mười phút sau, cô trở ra cũng vội như lúc vào. Lão đưa cái găng tay ra, và nói:

“Cháu ạ, cái găng tay của cháu đánh rơi, lúc cháu vào...”

“Ồ. Cảm ơn bác. Bác khỏe không?”

“Cảm ơn cháu. Bác... khỏe!”

“...”

Cả hai người cùng ít nói nên câu chuyện tắt ngang. Người đi về phía gió là cô hay lão. Cô đúng là đang cố gắng ghì vạt áo mỏng với sức gió trêu ngươi; trong khi linh hồn lão đã mỏng hơn cả áo cô thì gió không cuốn đi về nơi gió cát cho xong một kiếp người...

Dường như từ ngày vợ mất, lão không quan hoài đến gì nữa. Cả vạn vật trong vũ trụ thì loài người nhỏ bé là gớm ghiếc nhất! Lão không để cho mình trở mặt thù hận đồng loại. Nhưng những chiều tắt nắng làm hoang liêu một góc sân chùa cũng là thời khắc ăn năn như căn bệnh cũ tái phát trong lòng lão... Thật ra lão ôm nỗi muộn phiền về gia đình hay chính mình thì lão cũng không rõ! Lão giận các con làm vợ lão không vui nên người quyết không ở chung với đứa con dâu; con rể nào nữa. Làm lão trơ ra cái vai chính trong cuộc hôn nhân của lão. Chính lão là trụ cột; là chủ gia đình, nhưng từ ngày lấy vợ, rồi sanh con... lão chưa hề cưu mang nổi chai sữa hay manh tã cho đứa con nào. Một tay vợ lão chu toàn từ đời sống vật chất đến tinh thần cho các con, vì chồng còn chinh chiến miền xa.

Nhưng điều hãnh diện trước bạn bè, mọi người một thuở ấy, đã tắt đến hai lần. Lần đầu là sau biến cố 30 tháng tư, lão đi tù không hẹn ngày về; cũng là lần con cái xem như cha chúng đã tử trận từ khi chiến tranh chưa kết thúc.

Lần sau sâu sắc hơn vì con cái đã lớn, là lần lão trở về từ địa ngục trần gian với mảnh giấy ra trại. Lão lần mò về cõi vĩnh hằng vì không chịu được sự thương hại của ai hết! Tánh lão ương gàn và ghét nhất là thuộc cấp bất phục thượng cấp thì chẳng ra thể thống một tổ chức nào nữa; gia đình cùng lắm cũng là hình thức nhỏ nhất của một tổ chức xã hội. Nơi mà vợ con chỉ thở dài tha thứ cho tổng tư lệnh thì làm sao lão tại chức được nữa!

Nhưng vốn đời bất thường, khi có chương trình H.O. thì mọi chuyện lại khác! Lão quyết định xuất ngoại như một bù trừ cho con cái. Lão thù Mỹ phản bội đồng minh nên không hứng thú với việc được đi Mỹ. Dù người ta vẫn thường làm điều ngoài ý muốn vì người khác để thấy con người thì ai chả coi trọng mình hơn bất cứ ai...

Song đời sống Mỹ đã đẩy lão đến đường cùng là chọn vợ hay các con. Lão chọn người bạn đời đã song hành với lão bằng tình yêu đích thực của một con người. Hai ông bà dẫn nhau đi khỏi căn nhà mang tiếng là cha mẹ mua từ ngày mới qua Mỹ nhưng kỳ thực đứa con trai thứ đứng tên. Bây giờ vợ nó không thuận thảo mẹ chồng. Lão tốn tiền điện thoại đã đời thì ông bà cũng không về ở được với con trai lớn (vì nó cũng có vợ); càng không về ở với con gái được vì nó có chồng...

Hai ông bà chỉ còn có nhau khi đã cuối đời. Họ rày đây mai đó dưới những mái nhà thuê không hơi thân thích. Lão không hiểu vợ chết vì buồn phát bệnh hay bệnh phát buồn. Lão chỉ biết chắc một điều là đã gần mãn tang vợ, đã gần ba năm thời gian, nhưng lão chưa hề thấy đứa con nào đến chùa. Không viếng Phật thì cũng viếng cốt mẹ mình chứ!

Nhưng chúng là con lão. Con của một người rong ruổi hết tuổi trẻ, lại rong ruổi tiếp theo cuộc chiến trái khuấy, sau đó là tù đày và cúi mặt cho đến ngày rời bỏ quê hương. Lão cũng có cha, mẹ, nhưng lão có báo hiếu gì đâu. Cái tin cha mất khi trong tù thì làm được gì hơn mất thêm tí sức tàn tù tội vì buồn; đến tin mẹ mất khi lão ở nước ngoài, cũng có về được đâu... Nghĩa là lão cũng thuộc loại chưa từng báo hiếu, hay tệ nhất cũng là thăm viếng vong linh hai đấng sinh thành. Lão không có tư cách để trách con cái; lão chỉ có tấm lòng sẻ chia với vong linh người bạn đời quá vãng một nỗi buồn thời đại là nỗi buồn của những người làm cha, mẹ...

Lão Hoài vẫn ngồi đó, để người đàn bà trẻ chào hỏi. Vì ít nhiều cũng đã quen biết nhau. Dường như trong chốn thiền môn mọi ngã đều khởi duyên. Duyên khởi vạn ngã thì xá gì tiếng hỏi câu chào. Một hôm người đàn bà trẻ dừng bước, ấp úng mãi mới nói được thỉnh nguyện của mình,

“Cháu có một việc muốn nhờ bác giúp đỡ. Không biết có làm phiền bác quá không?”

“Cháu cứ nói ra nghe thử. Nếu được thì bác sẽ giúp.”

“Cháu đem sữa cho con của cháu đã mấy năm nay. Hôm nào bận quá thì gọi chồng cháu đem sữa cho con. Nhưng bây giờ cả hai vợ chồng cháu phải về Việt nam. Mẹ chồng của cháu bệnh nặng lắm rồi!...”

“Thì ra là vậy! Tội nghiệp cháu bé không có phần phước được sống với cha mẹ...”

“...”

Người đàn bà trẻ rùng vai để ngăn chặn những cảm xúc đau buồn đừng dâng lên khóe mắt. Cô nén cơn xúc động trước lời chia sẻ của lão Hoài.

Lão thở dài cho hoàn cảnh thương tâm của người đàn bà trẻ đem sữa cho con đã mấy năm. Dù con thơ đã nằm trong hũ cốt, trong chùa. Lão nói:

“Bác sẽ giúp cháu. Mỗi chiều sẽ đi mua sữa cho cháu bé. Cho đến khi nào vợ chồng cháu đi Việt nam về...”

“Cháu cảm ơn bác nhiều lắm. Cháu xin gởi...”

“Không phải thế đâu cháu ạ!...”

“...”

“cháu làm nghề gì mà bác thấy cháu có vẻ bận rộn...”

“Cháu làm nail.”

“Còn chồng cháu?”

“Thợ điện.”

“Vậy, cháu bé vì sao lại mất sớm...”

“Con của cháu mới ba tháng tuổi...”

“...”

Người đàn bà trẻ hết ngăn nổi dòng nước mắt tràn ra khóe mắt. Lão Hoài thấy ăn năn trong lòng với câu hỏi soi mói niềm đau của người khác. Lão dư kiến thức để hiểu vì sao một sinh linh bé bỏng phải sớm lìa đời. Hậu quả của hóa chất ngành nail hay trăm ngàn lý do nào khác cũng không bằng tấm lòng đôi vợ chồng trẻ đối với con thơ. Cho dù họ chưa thấy được mặt mũi nó ra sao thì tình yêu đã vô điều kiện và mãi mãi...

Chắc mẹ lão cũng thương lão tới lúc người trút hơi thở cuối cùng. Các con lão cũng như lão – không bao giờ hiểu được vợ lão giận ngoài miệng là thế nhưng trước lúc nhắm mắt còn nhắc đến con cháu ra sao! Những gì người ta thường nghĩ đến đều đau khổ để quên đi hạnh phúc duy nhất mà ai cũng có là tình yêu của mẹ mình.

Lão vui vẻ nhận lời người đàn trẻ là mỗi chiều lão sẽ đi mua sữa đem đến cho hũ cốt bé xíu. Cô ấy lòng lành nên chẳng nghĩ tới việc lão thử làm mẹ để biết thế nào là bao dung; để hiểu rõ hơn sự ích kỷ đàn ông mà lão đã trân quý như bảo vật tới cuối đời là vô nghĩa...

Người ta chỉ thấy một lão già chiều chiều ghé cây xăng mua hộp sữa nhỏ. Rồi lão làm gì với những giọt sữa trong ấy thì chẳng ai quan tâm. Từng giọt, lão nhâm nhi sau khi bé uống; từng giọt thấm thía ơn đời...

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.113 giây.