logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/09/2018 lúc 10:25:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
Câu tục ngữ đó bạn đã biết. Trong quá khứ, nghề nông xuất hiện khá sớm. Gần như khi con người chuyển từ giai đoạn săn bắt sang săn bắn, nghề nông đã manh nha hình thành. Xin lưu ý sự khác biệt giữa săn bắt và săn bắn vì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cắc cớ bạn hỏi, khác chỗ nào. Xin thưa, săn bắt không cần đến dụng cụ (gồm nỏ, cung, lồng, bẫy…) mà chỉ cần đôi tay. Còn săn bắn là bước tiến nhảy vọt vì lúc này bạn cần đến cung, tên; đặc biệt người thợ săn phải có kỹ năng do người đi trước huấn luyện chỉ bảo. Câu cá cũng vậy, nó cần đến cái cần câu nên không còn là săn bắt mà là săn bắn. Trở lại chuyện nghề nông, vâng, nó là giai đoạn con người không còn săn bắn và hái lượm mà đã phát triển hơn, họ bắt đầu biết trồng trọt, biết lựa hạt giống tốt, chọn các loại cây cho củ, quả, hạt tốt hơn, ngon hơn… Rồi họ biết thuần dưỡng động vật hoang dã, biết lai giống, nghề nông từ đó ra đời.
Với kinh nghiệm của người Việt mình, không kể người sinh ra lớn lên tại thành phố, đa số đều biết đến nghề nông. Dây mơ rễ má, hầu như chúng ta thường có chút liên hệ với nghề nông, thậm chí một số bề ngoài tưởng xuất thân phố thị nhưng ông bà cha chú từng làm nghề nông, bán lưng cho đất, bán mặt cho trời…
Lái xe xuyên bang qua những cánh đồng ngô, những ruộng bông, những ruộng đậu nành của Mỹ, những cánh đồng bất tận ấy, ngút ngàn tầm mắt. Vâng. Nghề nông của Mỹ với bao sản phẩm lừng danh như lạc, bí đỏ, ngô, kiều mạch, thuốc lá… từng làm nên một nước Mỹ với kỹ nghệ nông nghiệp nổi tiếng, trong đó có chăn nuôi, ê hề những thịt bò, thịt heo, thịt gà… chinh phục nhiều thị trường lớn như Châu Âu và Trung Quốc…
Trong quá khứ, nghề nông chưa phát triển, kỹ nghệ canh tác thô sơ nông sản làm ra không nhiều lắm. Gần như nhà nông chỉ nuôi đủ gia đình. Sau đó với khái niệm sản xuất đại trà, nông nghiệp Mỹ và nông nghiệp tại những nước tân tiến trải qua những bước nhảy vọt ngoạn mục.Những năm thập niên 1930, một nông dân Mỹ canh tác đủ thực phẩm cho bốn nhân khẩu. Nói khác đi, dân Mỹ lúc đó chỉ trồng trọt đủ cho nhu cầu gia đình. Bốn mươi năm sau đó, một nhà nông Mỹ canh tác nuôi được 73 người. Rồi thêm bốn mươi năm nữa, nhiều khám phá mới trong kỹ nghệ khoa học sinh học (bioscience innovation) giúp một nhà nông Mỹ sản xuất thực phẩm đủ nuôi 155 người.
Tất nhiên đây là cách tính của các nhà thống kê. Họ có cách tính riêng. Nên nói đến số người theo nghề nông bạn nên hiểu phiên phiến thôi. Bởi định nghĩa của một nhà nông thường rộng, không phải ai cũng giống nhau. Theo cục Thống kê Mỹ (U.S. Census), để được công nhận là nông dân Mỹ chính thức một người phải sản xuất và bán được (produce and sell) ít nhất số tiền trị giá 1,000 Mỹ kim hàng năm. Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá này, tại Mỹ hiện có khoảng 3.2 triệu nhà nông tại 2.2 nông trại với diện tích đất canh tác 915 triệu mẫu Anh (acres). Con số 3.2 triệu nhà nông này sản xuất đủ nông sản nuôi sống 313 triệu người Mỹ và xuất khẩu đi khắp thế giới. Tại Mỹ có khoảng 50 sản phẩm nông nghiệp thừa khả năng “đem chuông đi đánh xứ người”. Đây là những con số tính theo công thức phổ quát của các nhà kinh tế học thuộc Cục Nông nghiệp Liên bang AFBF (American Farm Bureau Federation) dựa trên thực tế giữa tỷ lệ số nông sản và số người làm nông tại các trang trại.
Giống như các ngành nghề khác, mục tiêu của nghề nông là kiếm tiền. Sản phẩm nuôi trồng phải đạt năng suất. Song đây chỉ là một đại lượng trong đẳng thức kiếm sống của nhà nông. Đại lượng thứ hai là giá thành. Vì vậy năm trúng mùa, sản phẩm nhiều, giá thường không cao nên thu nhập (ngó vậy) vẫn không khá hơn so với năm thất mùa (vì sản phẩm hiếm nên giá bán thường cao), thành ra mọi chuyện vẫn có vẻ tuân theo công thức bù qua sớt lại.
Trong đẳng thức kiếm sống của nghề nông, (a) sản lượng làm ra, (b) giá sản phẩm (như đã bàn ở trên) ảnh hưởng trực tiếp lên thu nhập của nông dân. Nếu hàng dội (sản phẩm làm ra nhiều hơn khả năng tiêu thụ của thị trường) giá sẽ hạ vì người bán đông hơn người mua. Đây là bức tranh thị trường vi mô địa phương. Song khi nói đến bán hàng nơi xa, cụ thể hơn là xuất cảng, một đại lượng khác là (c) chính sách thuế khóa do các nước nhập khẩu áp dụng với hàng nhập khẩu sẽ tác động lên giá nông sản xuất khẩu. Ví dụ, khi Tổng thống Trump đưa ra chính sách thuế khóa đánh vào hàng hóa xuất vào Mỹ của nhiều nước, họ quạu, thế là cuộc chiến thương mại xảy ra, nhiều mặt hàng nông nghiệp của nhà nông Mỹ bị vạ lây do Trung Quốc trả đũa bằng cách nâng thuế nhập cảng, nông sản sẽ khó bán hơn.
Thực ra Tổng thống Trump không hề nhẫn tâm làm khổ nhà nông Mỹ. Ông chỉ muốn Make America Great Again. Ông nhìn vào mảng lớn như kỹ nghệ thép, kỹ nghệ ô-tô, nhôm, còn xuất khẩu nông nghiệp là mảng nhỏ hơn của bức tranh kinh tế nên ông thấy nó bình thường. Oái oăm thay, chính tầm nhìn này khiến nhiều nhà nông Mỹ cảm thấy bị kẹt ở giữa. Cuối cùng, chẳng cần toạc móng heo mới nhận ra lợi lộc bản thân luôn ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của họ.
Biết không thể bưng bít tin xấu giữa thời buổi thông tin hiện nay, kiến thức nhà nông đâu tệ, Tổng thống Trump buộc phải tung ra một đệm giảm xốc; gói viện trợ giúp đỡ nhà nông được tung ra. Phản ứng của nhà nông, đặc biệt nhà nông trồng đậu nành chủ yếu xuất cảng qua Trung Quốc lo ngại thấy rõ. Nhưng họ không muốn ngửa tay nhận hỗ trợ của chính phủ. Họ muốn sống bằng khả năng lao động của bản thân. Họ muốn một cuộc sống ổn định giá cả nông sản hợp lý, chứ không phải nhờ vào đồng tiền hỗ trợ của chính phủ.
Gói cứu trợ 12 tỷ Mỹ kim nhiều hay ít? Chia đều cho số nhà nông ở Mỹ khác nào muối bỏ bể. Đặc biệt gói cứu trợ ấy có vẻ giống “liều thuốc” cứu nguy. Mà nói đến thuốc là nói đến bệnh tật. Phàm là người, ai không muốn mình khỏe mạnh bình thường, đời người một khi phải uống thuốc thì còn gì sung sướng nữa!
Vậy gói cứu trợ 12 tỷ Mỹ kim được chia ra như thế nào? Bắt đầu từ 04 tháng chín, 4.7 tỷ Mỹ kim được hỗ trợ cho nhà nông sản xuất các mặt hàng như bắp, bông vải, sữa, kiều mạch, bo-bo, đậu nành… Ngoài ra số tiền 1.2 tỷ Mỹ kim chính phủ sử dụng để thu mua số nông sản bị Trung Quốc trả đũa (commodities unfairly targeted by unjustified retaliation); trong số này nông dân trồng đậu nành được hưởng nhiều trợ giúp nhất.
Khá nghịch lý, tiền do chính phủ giúp, tiền trên trời rơi xuống, ai không ham. Nhưng thực tế không phải vậy, nhiều nhà nông cảm thấy lấn cấn, nếu không nói là khó chịu khi nhận hỗ trợ. Nhưng họ đâu làm gì khác hơn được. Thế thời, thời thế, thời phải thế. Đâu ai muốn mình là nạn nhân, là ruồi muỗi mỗi khi trâu bò húc nhau. Thành ra chuyện nhất sĩ, nhì nông hay ngược lại đâu thể nói trước. Nghề nào nghiệp đó. Cha truyền con nối, trồng ngô, trồng đậu nhiều đời, nhiều năm, đã quen nếp… chuyện đổi thay đâu phải nói sao cũng được!
Tất nhiên thái độ của nhà nông Mỹ không giống nhau trước gói hỗ trợ 12 tỷ Mỹ kim của Bạch ốc. Người làm biếng hoặc có nghề tay trái sẽ hăng hái lãnh tiền hỗ trợ của chính phủ. Còn người chịu khó, lao động chân chính không hào hứng lắm với đồng tiền thuộc dạng “vô công bất thọ lộc”.
Sau khi nghe Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa Tổng thống Trump vì ông quyết định đánh thuế nhiều mặt hàng xuất cảng của họ, giá đậu nành tuột dốc thảm hại. Hãy tưởng tượng, giá đậu nành giảm 15-20%, ai không lo. Đâu phải một vài trăm pounds. Với số lượng lớn, nhà nông sẽ nhìn thấy một khoản thất thu chóng mặt.
Đã vậy, tạo được một thị trường thuận thảo bền vững đâu phải dễ. Thị trường tiêu thụ đậu nành tại Trung Quốc đâu phải muốn có là có. Trái lại, đó là hành trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều thử thách điều chỉnh mới hình thành… Nên nhà nông Mỹ lo sợ thị trường đậu nành của Trung Quốc bị các nước khác xâm nhập. Họ lo sợ nếu sau này Trade War lắng xuống, Trung Quốc sẽ không quay trở lại với hạt đậu nành của Mỹ nữa.
Mà thôi. Đa số dân chúng đi làm hãng, buôn bán, làm nails, bấm thẻ, làm việc trong các cơ quan đâu có nhiều đất trồng trọt thao tác cái gì cũng máy, từ làm đất, gieo hạt, phun thuốc, tưới tắm… Nên chuyện chiến tranh mậu dịch ảnh hưởng lên giá nông sản đâu liên can gì.
Thành ra, chuyện nhất nông, nhì sĩ… hay nhất sĩ, nhì nông… (nếu) tổng thống Trump không quan tâm đến, thiên hạ Mỹ cũng chẳng quan tâm đến; di dân đến Mỹ sau này càng có lý do không bận tâm đến giá đậu, giá ngô trên thương trường mậu dịch thế giới.
Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.