logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/09/2018 lúc 09:38:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nghe người bạn trẻ trò chuyện với mấy người làm chung trong hãng, tôi cũng không dám chắc là anh nói thật hay nói chơi vì trời sanh tánh anh cứ nửa chơi nửa thật. Anh giải thích chuyện duyên nợ với mọi người đến không thể đơn giải hơn, mọi người cứ ôm bụng mà cười cái tính nửa chơi của anh, nhưng nhìn ra ai cũng lắng nghe nửa thật, mới biết là người ta coi vậy chứ yếu bóng viá. Còn tôi cũng không hơn gì là hoang mang với người bạn trẻ này vì nghe qua đã biết anh lấy cốt truyện từ trong sách nhà Phật ra để kể. Rồi thêm mắm dặm muối cho vui giờ nghỉ giải lao cũng chẳng phiền hà, xúc phạm gì ai. Nói tóm lại là một câu chuyện đặc trưng cho tính cách nửa chơi nửa thật của anh bạn trẻ.
Anh nói: Để tôi giải thích cho mọi người nghe về duyên nợ của con người. Có một cô gái trẻ, đẹp, nhưng không may bị chết ở bên đường. Người thứ nhất đi ngang qua, chỉ ta thán: Trời ơi! Người đẹp đẽ như vầy mà chết trẻ, tội nghiệp quá! Người ấy nói vậy thôi, rồi bỏ đi! Người thứ hai đi ngang qua, tỏ lòng thương hại: Trời ơi!, sao một người trẻ, đẹp như vầy mà lại chết bên đường, không có thân nhân. Người này động lòng từ tâm nên đắp cho xác chết vài tàu lá. Rồi anh cũng lặng lẽ bỏ đi. Nhưng người thứ ba ngang qua, không nói gì mà lặng nhìn xác chết… rồi ẵm luôn cái xác về nhà. Anh đào huyệt chôn cất cho cái xác vô thừa nhận.
Bây giờ qúy vị đã nghe xong câu chuyện chứng minh cho hai người trước là hai người chỉ có duyên với cô gái chết nên mới có sự gặp gỡ. Tuy muộn màng vì âm dương đã cách biệt, nhưng không có nợ gì nhau nên chỉ dừng lại ở chữ duyên gặp gỡ rồi thôi. Nhưng người thứ ba đã ra ơn chôn cất cho cô gái, nghĩa là cô ấy đã nợ anh chàng thứ ba này một nghĩa cử lớn vì nghĩa tử là nghĩa tận mà. Chắc chắn là kiếp sau, khi đầu thai trở lại làm người thì cô ấy sẽ lấy anh ta để trả nợ tiền kiếp. Đó, hết chữ duyên trên đời chỉ để trả cho một chữ nợ. Cái vòng duyên nợ luân hồi mênh mông như biển người mà sao cuối cùng chỉ có hai người thành vợ chồng với nhau là duyên đưa đẩy để trả nợ cho nhau. Đã luân hồi vạn kiếp chỉ một người hiểu được nợ mới là chánh, duyên chỉ là cò, dẫn lối đưa đường thôi. Nhưng người ta cứ vơ đũa cả nắm duyên với nợ để tiện bề lý giải…
Tui xin lỗi là tui không đủ sức nói rõ hơn cho mọi người hiểu về duyên nợ. Nhưng tui tự suy ra kiếp này của mình, ra đường thấy con gái đẹp cứ cho tiền họ nhiều nhiều, càng nhiều càng tốt để họ mắc nợ mình thật nhiều thì kiếp sau mới có duyên để đến trả nợ! Biết chưa…?
Rồi thì người bạn khác kết luận thay cho người diễn thuyết có một không hai: Thì ra kiếp trước anh hà tiện quá, nên kiếp này siêng đi làm mà sợ về nhà…
Ừ thì có chuyện cười cứ cười cho khuây khoả giờ nghỉ. Nhưng câu chuyện giờ nghỉ của anh bạn trẻ cứ vương vấn tôi ngẫm nghĩ về Phật giáo từng là quốc giáo ở Việt nam nên triết lý Phật giáo hòa quyện vào dân gian đến tự nhiên như truyện cổ tích. Khi cần một câu chuyện để chứng minh cho luận lý của mình, người dùng kinh sách đôi khi cũng không biết xuất xứ câu chuyện là từ trong kinh sách. Chỉ kể lại câu chuyện thật thật hư hư theo trí nhớ như lấy từ trong kho tàng cổ tích dân gian, là tài sản chung nên mọi người đều có thể sử dụng.
Nhưng nếu nói về duyên nợ vợ chồng thì đã bao đời truyền tụng câu nửa tôn giáo nửa đời thường như một định đề về hôn nhân là: tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới thành phu thê. Tu đây là tu nhân tích đức để có vợ hiền, rể quý, chứ ai lại đi tu ngàn năm để cầu phu thê. Thôi thì ai nhỡ hiểu lầm có thể hiểu lại cũng không muộn!
Từ thời xa xưa đã có câu chuyện lưu truyền trong dân gian cho đến đời Đường bên Trung Hoa, câu chuyện dân gian mới đi vào tác phẩm “Tục huyền quái lục”. Trong truyện, Lý Phục Ngôn đã kể câu chuyện về Nguyệt Lão se duyên như sau: Đời Đường có người tên là Vi Cố. Trong lần anh ta đi đến Tống Thành, lúc đi dạo mát dưới ánh trăng, Vi Cố thấy ông lão đang ngồi lật một quyển sách vừa dày vừa lớn, và bên cạnh ông là một bao vải to chứa đầy chỉ đỏ.
Vi Cố ngạc nhiên nên hỏi: “Lão bá bá, xin hỏi người đang xem sách gì đó!”
Ông lão trả lời: “Đây là quyển sách ghi việc hôn nhân của nam nữ trong thiên hạ”.
Vi Cố hiếu kỳ nên hỏi thêm: “Vậy chỉ đỏ trong túi, bá bá dùng để làm gì?”
Ông lão trả lời: “Những sợi chỉ đỏ này là dây tơ hồng, dùng để buộc chân hai vợ chồng lại, bất kể đôi nam nữ là kẻ thù hay ở cách xa nhau vạn dặm, ta chỉ dùng những sợi chỉ đỏ này buộc chân họ lại thì nhất định họ sẽ thành vợ chồng”.
Vi Cố không tin, anh đi theo ông lão một đỗi để xem ông trói buộc người ta ra sao mà thành vợ chồng? Lúc trông thấy một bà mù đang ôm một bé gái độ ba tuổi đi tới, ông lão liền nói với Vi Cố: “Bé gái trong tay người đàn bà mù này tương lai sẽ là vợ anh đó”.
Vi Cố nghe xong rất tức giận, liền sai đầy tớ đánh đuổi bé gái kia đi, để xem tương lai còn có thể thành vợ của ta không. Tên đầy tớ làm theo lệnh chủ rồi bỏ chạy.
Thời gian trôi qua, mới đó đã mười bốn năm sau, Vi Cố lúc này đã có trung nhân, sắp kết hôn. Người đó là con gái của Thứ sử Tương Châu – Vương Thái. một người con gái đẹp, chỉ khiếm khuyết là giữa đôi chân mày có một vết sẹo. Vi Cố cảm thấy rất kỳ quái, liền hỏi nhạc phụ tương lai: “Vì sao giữa đôi lông mày của hôn thê của con có một vết sẹo vậy?”
Thứ sử Tương Châu nói: “Mười bốn năm trước ở Tống Thành, có một ngày bảo mẫu Trần thị bế con gái ta đi phố, có một tên cuồng dại vô duyên vô cớ lại đâm con gái ta một dao, may mắn không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ để lại một vết sẹo, đúng là trong rủi lại có cái may!”
Vi Cố nghe xong vội hỏi: “Người bảo mẫu đó có phải bị mù không?” Vương Thái hỏi ngược lại: “Đúng vậy, là một người đàn bà mù, nhưng làm sao ngươi lại biết?”
Vi Cố vô cùng kinh ngạc. Sau đó kể lại chuyện mười bốn năm trước ở Tống Thành, đã gặp Nguyệt Lão như thế nào? Vương Thái nghe xong cũng kinh ngạc không kém. Vi Cố bấy giờ mới hiểu được chuyện Nguyệt Lão se duyên, nhân duyên của họ đúng là đã được định đoạt từ số phận, duyên phận của hai người như trong mệnh đã có định số.
Từ chuyện xưa như cổ tích, nhưng ngoái lại những chuyện xảy ra trong đời thì (đôi khi) chúng ta cũng giật mình! Thời xưa, vợ chồng thường bắt đầu từ hôn ước khi còn nhỏ, nhưng lớn đến độ hiểu được chuyện vợ chồng thì họ tuân thủ hôn ước do ông bà, cha mẹ đã hứa hôn với nhau từ khi họ còn bé vì người xưa tin rằng vợ chồng chính là duyên phận đã được định trước ở trong mệnh, ông bà hay cha mẹ chỉ là người lập thành gia thất cho đôi vợ chồng theo định mệnh có sẵn.
Nhớ lại những gì đã chứng kiến trong đời thì tôi làm sao quên hai người bạn học, bạn trong xóm từ nhỏ. Hai gia đình chung bờ giậu đã có hứa hôn từ khi họ còn chưa đi học lớp 1. Nhưng thời thế văn minh lên, đèn điện đã thắp sáng thay cho đèn dầu ở vùng quê. Nên anh chị sui gái phải nói qua bờ rào để xin phép anh chị sui trai cho con gái tôi học hết lớp 12 rồi hãy tổ chức đám cưới cho bọn nhỏ, vì bây giờ phải học hết lớp 12 mới xin được việc làm.
Lẽ ra bạn học chúng tôi đã được đi ăn cưới khi học hết lớp 9. Nhưng dời lại tới hết lớp 12 là bằng chứng khó quên trong bạn bè vì chẳng đứa nào hình dung ra đời sống vợ chồng của hai người bạn mà hôm qua còn đùa nghịch ngây ngô với nhau trong sân trường. Chỉ sau hôm hai nhà chung ngõ, gắn hai tấm bảng “Tân hôn” và “Vu Quy” liền bên nhau. Hai người bạn của chúng tôi đã thành vợ chồng. Để thật nhiều năm sau, khi bạn cũ trường xưa có dịp họp mặt ở bất cứ đâu trên địa cầu, chúng tôi đều nhắc đến đôi bạn làm đám cưới sớm nhất trong bạn bè. Và ai cũng được vui vẻ với tin tức về họ là một gia đình êm ấm, con cháu đề huề…
Những khi một mình tôi cũng thường nghĩ đến số phận con người mà tiếng Việt có lẽ hay nhất là từ “dòng đời”. Từ ngữ diễn tả được hết ý nghĩa của cuộc sống trôi chảy như dòng nước, nước đã qua cầu không trở lại, đời người mãi cam tâm với hôm qua thuộc về quá khứ. Từ “cuộc đời” chỉ nói lên được khái niệm về một người, không diễn tả chính xác và sinh động như dòng đời trôi chảy những phận người trong vô lượng kiếp. Dòng đời ần chứa thăng trầm của một đời người trong cộng sinh hơn là cuộc đời chỉ mang tính đơn lẻ, lý lịch về một người.
Đời người trên dòng đời trôi chảy mãi, như lữ khách trên một chuyến tàu, với vô số trạm dừng ở trên đường, rất ít ai có thể đi cùng nhau từ đầu đến cuối, cho dù là thân nhân, bạn bè, người yêu… Người đi kẻ đến, người lên kẻ xuống chuyến tàu định mệnh rất chung mà rất riêng cho từng định mệnh. Người đi cùng nhau một đoạn đời đã là ơn nghĩa khắc cốt ghi tâm. Khi một người phải xuống trạm định mệnh của một mà hai người, mỗi người chỉ còn lại trong ký ức cái vẫy tay, lời tạm biệt nhau. Định mệnh có thể là an bài sau cuối, nhưng cũng có thể là ở trạm tiếp theo, sẽ có một người khác chia chung những vui buồn trên hành trình còn lại của một đời người. Như ly cà phê đắng hay ngọt không bởi được khuấy bằng cái thìa hay cây que, mà điều quan trọng là ta có bỏ đường hay không? Một niềm vui tương phùng, một nỗi đau chia xa, không thể giữ vì muốn mất cũng không được trong đời vô thường nên chẳng thể quên thì đừng ráng nhớ. Điều có thể là hãy cố gắng làm lại từ đầu, nhưng đừng vấp một mô đá hai lần. Đơn giản như tạo hoá không có lòng ham muốn nên vũ trụ bình an. Con người nhỏ bé sao cái gì cũng muốn làm hơn khả năng thực sự của bản thân để chuốc phiền. Như hai chiếc áo cùng chất liệu vải, cùng một xưởng may, thậm chí cùng một người thợ may; chỉ khác nhau ở nơi bán ra mà hai chiếc áo có giá cả khác nhau. Như mỗi người có vị trí riêng trong đời là sự may mắn riêng, không nên lầm tưởng vị trí may mắn và vị trí tài năng. Như người khuyết tật không hẳn là bất hạnh, chỉ vì ta không dám tin người ấy được tạo hoá ban cho sự khác người, ta hại họ chìm đắm trong tự ti, mặc cảm khuyết tật để thể hiện lòng thương hại của cái tôi trong ta đã khuyết tật nặng hơn về sự u minh.
Có lẽ thế nên tình cảm con người ngày càng mù mịt hơn trong đời sống vô lý lấn át chân lý. Duyên phận của con người bẽ bàng hơn do con người chấp nhận sự vô lý quá dễ dàng mà lại khắt khe với chân lý. Tình cảm giữa con người tỉ mẳn như đôi que đan, hai chiếc cùng đan mới nên cái áo len xinh đẹp theo ngày tháng. Nhưng lúc gỡ bỏ, chỉ cần cắt đầu mối len là xong. Chiếc áo công sức, ân tình, thời gian, chỉ còn là nùi len rối ngỡ ngàng, bẽ bàng, trong cuộc đời dài hay ngắn tùy tâm thì người ta lại thường hay tùy tiện, dẫn tới không trân quý thời gian bên nhau vì tương ngộ là khoảnh khắc không trở lại, chia xa là vẹn tròn một mối lương duyên…
Có lẽ đời sống đã làm thay đổi tư duy con người về được mất, hiện hữu và ảo tưởng, bình an và rối rắm… Từ câu chuyện vui của người bạn trẻ, nhưng nghĩ cho cùng nếu dám sống cho đi thật nhiều thì nhận nhân duyên, thoát vòng duyên nợ mới đáng nói.
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.