logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/09/2018 lúc 09:55:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trời chớm sang thu. Ngoài kia, lá đã ngả màu, buông rơi. Những cơn gió hè, dường như vẫn còn luẩn quất đâu đây. Thành phố đã vào đêm. Con đường vắng những bước chân. Leng keng tiếng tàu điện lọt thỏm vào những con phố dài hun hút. Leipzig tĩnh lặng, cựa mình, trằn trọc. Có lẽ, chẳng cứ là thu, mà thời khắc giao mùa nào cũng vậy, luôn làm xáo trộn hồn người nơi phương xa. Tôi đã từng sống ở miền biển, mảnh đất gối đầu lên những con sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy. Với thời gian không dài, vậy mà quá nửa đời người phiêu bạt trời Âu, mỗi khi nhớ về đất Việt, tôi thường nghĩ về nơi ấy. Qủa thật, đúng như ai đó đã nói, tuổi thơ đi qua nơi nào, thì trong trái tim, mảnh đất ấy vĩnh cửu là quê hương.
Trại Sỹ Lâm được Hoàng giáp Phạm Văn Nghị, thày dạy học của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San…khai khẩn, lập ấp vào năm 1845. Tuy mới được trên một trăm năm tuổi, nhưng có thể nói, vùng ấp này có đường nét khá cổ kính, ngăn nắp, một trong những dấu ấn đặc trưng nhất của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Tạo nên làng, bởi sông nước đan xen, trĩu nặng phù sa. Sự trù phú, yên bình ấy, dường như làm cho cuộc sống, con người nơi đây đầy ắp nghĩa tình và nhân hậu. Dù không phải là bản quán, quê cha đất tổ, song rất may mắn, tuổi thơ tôi đã đi qua nơi này. Chính vì vậy, tâm hồn tôi cũng được nuôi dưỡng bởi những hạt phù sa trĩu nặng ấy.
Không hiểu sao, tôi và Bắc thân nhau ngay từ lần gặp đầu. Đến nay, tôi chưa bao giờ tìm lời lý giải, song chắc chắn không phải, bởi hắn ở gần nhà chị Hậu, nơi chúng tôi tá túc. Bắc kém tôi hai tuổi, học sau một lớp. Ấy vậy, lúc đó hắn to cao, mạnh mẽ hơn tôi nhiều. Thân nhau, và hay cùng bày trò nghịch ngợm, nhưng tôi và Bắc sở thích trái ngược nhau. Hắn chăm chỉ học bài, lười đọc sách, còn tôi cực kỳ lười học, đến lớp chỉ gục xuống bàn để đọc truyện. Tuy lười đọc truyện, nhưng Bắc rất khoái nghe tôi kể lại. Có những câu chuyện tôi thêm nếm, bốc phét diễn giải, hắn cứ há hốc mồm ra ngồi nghe, rồi xuýt xoa, hay nhỉ, hay nhỉ…
Học bài xong, Bắc thường rủ tôi chui vào các vườn cây trong làng, săm soi. Cái kiểu hái trộm, vặt trộm của hắn cũng rất đặc biệt. Mỗi buồng chuối, mỗi cây đu đủ…hắn chỉ thó một quả xanh. Thấy lạ, tôi hỏi sao không làm cả nải, cả buồng cho nhanh. Hắn bảo, làm vậy họ sẽ biết ngay là mất trộm. Chúng ta khó có thể lấy được lần thứ hai. Và lấy nhiều, chúng ta cũng không thể ăn hết một lần. Về lâu dài phải làm như vậy. Để người lớn không biết, ở giữa vườn dong sau nhà, hắn đào một cái lỗ có nắp ngụy trang, rồi lót ủ lá chuối khô và trấu cho vào đó để rấm chín. Trưa nào đi học về, hắn cũng gọi tôi ra vườn dong mở nắp hầm, chọn những quả đã chín chia nhau ăn. Giữa chiến tranh, cuộc sống thiếu thốn, đói khổ, đi học về đói hoa cả mắt, được thưởng thức những quả chuối, trái ổi, miếng đu đủ… chín tới, thơm ngọt ngào, thì quả thật tỉnh hết cả người. Ăn xong, chúng tôi nằm gác chân lên nhau, trò chuyện cho đến khi nghe tiếng gọi về ăn cơm mới bật dậy. Tuy ít tuổi, nhưng Bắc có vẻ rất người lớn, sống tình cảm và có tính nhường nhịn.
Khi ánh nắng chiều thu chợt vụt tắt, những nhánh sông nơi hạ nguồn trở nên nâu sẫm một màu. Bên kia của triền đê nước dâng lên. Và cống chính đã mở, con sông cái như vặn mình xả nước vào đồng ngậm ải ven đê. Và đó cũng là sự báo hiệu thời điểm mẻ rươi đầu mùa đã đến. Mùa của sự vần vũ, mà tạo hóa thiên nhiên đã ban tặng cho con người một sản vật, một món ăn dân dã, như gói trọn cả cái hương hoa tinh túy của đất trời vậy.
Tôi và Bắc đi học về, thấy chị Hậu đang ngồi chẻ tre, uốn khung, rồi lấy vải màn cũ khâu thành những chiếc vợt xinh xắn và chắc chắn lắm. Hai thằng nhấm nháy, định chui vào vườn dong, chị ngước mắt lên nhìn: Hôm nay trở giời, đêm chắc rươi sẽ nổi lên nhiều, hai thằng muốn đi vớt với chị, thì phải học bài từ sớm nhé. Chúng tôi khoái chí, cùng đồng thanh vâng dạ. Hai thằng quay đi, chị nói với theo: Chị biết từ lâu rồi nhé, làm gì cũng có chừng mực, bằng không người ta cho là kẻ trộm thì xấu hổ lắm đấy. Thì ra, chị Hậu biết việc săm hoa quả, đào lỗ giữa vườn dong của chúng tôi đã từ lâu. Nhưng có lẽ, chị cho đó là trò chơi của trẻ con, và chúng tôi chưa làm gì tới quá mức quá đáng, nên chị chỉ nhắc nhở. Tôi và Bắc ngượng đỏ cả mặt đứng sững lại. Chị cười cười, giục, thôi đi đi, một lúc thôi nhé, rồi về ăn cơm.
Chị Hậu là người hiếu thảo, hiền thục đúng như cái tên của chị vậy. Với bọn trẻ con chúng tôi, chị rất tâm lý và độ lượng. Chị không chỉ giỏi làm nón lá, được nhiều nơi đặt mua, mà còn cắt may cũng đẹp. Áo, quần rách, chị vá bằng tay, đường chỉ đều và thẳng tăm tắp, như máy khâu của những người thợ lành nghề…
Tôi và Bắc vừa làm xong bài tập, chị Hậu từ ngoài đồng chạy về bảo, rươi đã bắt đầu nổi lên. Chúng tôi vội đứng dậy, cầm vợt và xoong, chậu. Chị Hậu bắt chúng tôi mặc thêm áo mưa cho đỡ lạnh. Ra đến đầu ngõ, quên đèn, tôi định quay vào nhà lấy. Bắc cản lại, trăng sáng như ban ngày thế này cần chó gì đèn. Chị Hậu lưỡng lự, rồi bảo, cầm một chiếc đèn chai đi cũng được. Biết đâu mây bất chợt kéo đến. Chưa cần đến thì để đầu bờ.
Trăng trung tuần tròn và sáng vằng vặc. Cánh đồng ải bạc màu mới hôm trước, nay đã chìm trong nước. Từ xa, tiếng nói, tiếng cười vang lên, tưởng chừng như làm vỡ cả một vầng trăng. Dường như cả làng, người lớn, trẻ con cùng đổ cả ra đồng. Rươi không hiểu từ đâu chui lên nhiều đến thế. Từng đàn, từng đàn đỏ au kín cả mặt ruộng. Lần đầu nhìn thấy rươi đầy mình lông lá, ngoe nguẩy bơi, tôi cũng sợ. Chị Hậu và Bắc lội hẳn xuống ruộng. Tôi chỉ dám đi dọc theo các bờ ruộng, bờ mương vớt một lúc toát cả mồ hôi, cũng được lưng chậu thau đồng. Khi quay lại, thấy những xoong, chậu, rổ rá của chị Hậu và Bắc đã đầy. Không còn cái đựng, chị Hậu cười tươi bảo, chị em mình về thôi.
Đến nhà, chị Hậu san ra một nửa, bảo Bắc mang về cho mẹ. Nửa còn lại, chị mang rửa sạch và trần nước sôi cho rươi rụng hết lông. Đêm khuya, chị Hậu giục tôi đi ngủ. Nhưng cái tính tò mò của tôi trỗi dậy, nên vẫn ngồi xem, và muốn phụ giúp chị. Thấy vậy, chị nhóm bếp, sai tôi rang muối, rồi cho vào cối đá giã nhỏ. Chờ thật ráo nước, chị Hậu cho rươi vào chậu, rắc muối lên, dùng đôi đũa cả đánh đều cho thật nhuyễn. Rồi chị đổ rươi vào hai cái chum sành to đùng đậy kín, mang để ở đằng sau bể nước mưa. Tôi hỏi, làm mắm đơn giản vậy sao. Chị bảo, còn một số công đoạn nữa. Khoảng bốn tuần tới sẽ cho chút rượu, và thính quấy đều lên. Rồi vài tuần sau trộn vỏ quýt rang và gừng tán nhỏ vào. Ba tháng phơi sương nắng, mắm ngấu mới có thể ăn được.
Phần rươi còn lại, chị Hậu làm chả và kho. Cũng như làm mắm, chị Hậu cho rươi cùng với trứng gà, thì là, vỏ quýt thái thật nhỏ, và một chút bột gia vị đánh thật nhuyễn, rồi rán vàng. Chị bảo, thật tiếc không có thịt băm. Nếu có món này sẽ ngon và béo ngậy hơn. Món rươi kho, nhìn chị Hậu làm rất đơn giản. Bởi, ngoài một chút gia vị, mắm muối, chị chỉ lót những lá cây có sẵn ở vườn nhà, như gừng, gấc, thì là, vỏ quýt dưới đáy niêu đất, rồi cho rươi lên trên, nước đổ sâm sấp, như nấu cơm vậy. Đậy kín niêu, lửa cháy liu riu. Khi nghe nước đã sền sệt đáy niêu, thì là lúc rươi đã chín vàng. Lúc này, chị Hậu mở nắp, một mùi hương tỏa ra, thật khuyến rũ, và dễ chịu…
Gió heo may trở lại, cái lạnh luồn qua liếp cửa, chợt nghe tiếng lá xào xạc nơi đầu hồi. Chị Hậu cũng đã nấu xong bữa cơm chiều. Tất cả quây quần trong chiếc ổ còn thơm mùi rơm mới. Mâm cơm tròn sóng sánh bát mắm rươi bên những miếng chả chiên giòn, vàng ruộm quyện vào đĩa gỏi rau vừa hái sau vườn. Niêu rươi kho vừa đặt xuống, khói còn nghi ngút, cùng bát cơm tám đầu mùa. Tất cả quyện vào nhau, làm nên một hương vị rất đặc biệt như của đất trời vừa ban tặng vậy. Lòng đang se lạnh bỗng nhiên ấm lại. Nó tuy dân dã, song chẳng có yến tiệc, cao lương mỹ vị nào có thể sánh bằng. Ai chưa được hưởng cái không gian ấy, hương vị ấy, một lần trong đời, thì quả thực là một thiệt thòi lớn.
Thật vậy, hôm rồi, anh chị họa sỹ Nguyễn Quốc Việt, và Vũ Thị Noel em tôi gửi cho mấy cân chả, và mắm rươi, tự tay chế biến. Giữa trời Tây giá rét mấy chục độ âm, ngồi ngất ngưởng với cái món chứa đựng cả hồn vía, tinh túy của đất trời này, thì quả thật chẳng còn gì bằng. Sự sung sướng ấy, tôi chia đều cho ông bạn võ sư, nhạc sỹ, cũng là một chuyên gia ẩm thực Nam Võ (Dương Hoài Nam). Huyết áp có lúc đã giật đùng đùng, ấy vậy không hiểu sao hai thằng tôi, nhoằng phát đã cưa đứt chai Wodka. Ngon tuyệt vời, song vẫn thấy chông chênh, và dường như thiếu một cái gì đó. Tôi ngơ ngác hỏi Nam Võ. Hắn suy tư rồi tự vấn, có lẽ nơi ngồi chúng ta ngồi thiếu hương đất của quê hương chăng?
Mùa nước lên, Bắc rủ tôi vào vườn xin những cây chuối hột làm bè. Hắn khoái làm bè to, và nhiều tầng. Mười hai cây chuối, chia thành hai tầng. Xiên ngang thân cây bằng những thanh tre có chốt ở hai đầu. Nhìn cái bè hắn làm cứ như những xiên thịt nướng ghép lại, nhưng rất chắc chắn. Hắn hì hục uốn mái che, rồi đan vỉ giường để có thể trải chiếu nằm ở trên đó. Chiếc bè hạ thủy, chúng tôi chèo dọc con sông giữa làng. Năm đó, nghe tin điểm học của tôi không bị vớt như mọi khi, mẹ tôi mừng lắm, mua hẳn cho tôi chiếc đàn Guitar. Bắc không khoái đàn. Nhưng thấy tôi bập bùng tự tập, hắn đi chặt hóp, hơ nóng thanh sắt để dùi lỗ, làm Sáo. Đêm, trăng thượng huyền, thả cho bè tự trôi, tôi ngồi tập đàn, Bắc tập thổi Sáo, nghe cứ như chửi nhau. Vậy mà rất vui. Nghe tiếng đàn, sáo, bọn trẻ con trong làng chạy ra, đứa nào cũng xin được xuống, song bè không thể chở hết…
Thời gian sau, biết tôi sắp trở về Hà Nội, Bắc buồn lắm. Hắn hay rủ tôi lang thang hết câu cá, chuyển sang làm nỏ xoan, rồi chơi cờ tướng. Hắn chơi cờ rất giỏi, chưa bao giờ tôi thắng hắn. Vậy mà kỳ này, hắn giả bộ đi những nước cờ ngớ ngẩn, để thua liên tục, làm tôi bực mình không chơi nữa.
Buổi sáng xe của cậu tôi về đón tôi bên kia cầu, chờ mãi không thấy Bắc đâu. Lúc xe sắp chạy, hắn từ đâu chạy đến, giúi vào tay tôi cuốn Chú Bé Đánh Trống. Cuốn truyện tôi để lại tặng cho hắn. Tôi đang ngơ ngác, thì xe chạy. Thoáng buồn, tôi vân vê mở cuốn sách một cách vô thức. Bất chợt, tờ hai mươi đồng kẹp giữa hai trang sách rơi xuống. Đó là số tiền khá lớn đối với chúng tôi lúc đó. Với số tiền đó có thể dư mua một cây đàn Guitar đẹp. Tôi không rõ số tiền này, từ đâu hắn có, hoặc thó ở chỗ nào mang tặng cho tôi. Và kể từ ngày ấy, đến nay tôi chưa gặp lại Bắc. Câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn trong tôi, mỗi khi nghĩ về hắn.
Năm 2006 từ Đức tôi trở về Hà Nội. Xong việc, tôi về thăm quê, sau mấy chục năm biền biệt. Đứng giữa làng mà tôi cứ ngỡ đang ở nơi nào đó. Như miếng thịt ba chỉ, quê ta trở nên nửa phố, nửa làng. Bất chợt, tôi nhớ đến mấy câu thơ lục bát của Nguyễn Văn Gia:
“Chẳng còn đâu
Bóng tre xanh
Quê nhà giờ đã trở thành cố hương
Ngậm ngùi ta
Giữa phố phường
Mơ…
Mùa trăng cũ
Ruộng
Vườn
Tiếng chim“
Dòng sông, tôi và Bắc đã từng thả bè thổi sáo dưới những mùa trăng không còn nữa. Thay vào đó là dãy nhà beton vô hồn, nham nhở. Nhà chị Hậu đã chuyển tuốt xuống cuối làng, cạnh bãi tha ma. Mới trên năm mươi, mà nhìn chị như bà cụ bảy mươi vậy. Rồi chị em cũng nhận ra nhau. Khóc khóc, cười cười, song dường như không vơi đi được tí ti nỗi đau, nỗi uất ức trong lòng chị. Hỏi về Bắc chị nói trong tiếng nấc: Bắc mất rồi. Mới mất hơn năm nay, mộ nó ở ngoài kia, sáng mai nước rút, chị dẫn em ra thăm. Tôi hỏi tiếp về cuộc sống và cái chết của Bắc, chị trầm ngâm: Học xong cấp ba, Bắc đi lính. Hắn đã đi qua hai cuộc chiến ở hai đầu đất nước. Sống sót trở về, mang trên mình đầy thương tích, Bắc học tiếp Đại học giao thông.
Ra trường, hắn làm việc cho một công ty lớn, chuyên xây dựng cầu đường. Thời gian sau, hắn lên làm đội trưởng, rồi giám sát thi công xây dựng. Dù khắp nơi tham ô, trộm cắp, bạn bè đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới thúc giục, hắn cũng chỉ dám bòn rút đến mười phần trăm vật liệu xây dựng. Với hắn đó là khối lượng rất lớn, và tài sản của hắn và đồng nghiệp kiếm được cũng không hề nhỏ. Tính hắn vẫn như ngày xưa vậy, một buồng chuối chỉ dám thó một quả mà thôi. Nhưng càng ngày, hắn càng bị sức ép của những kẻ ngồi trên. Ba, bốn mươi phần trăm rút ruột công trình dường như vẫn còn lọt thỏm túi quan tham. Những con đường Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng… với trụ cột xi măng cốt tre làm cho hắn hoảng sợ. Nhiều đêm mất ngủ, hắn quyết định, hạn chế rút ruột ngoài công trường. Miếng ăn của các sếp, các đấng ngồi trên bị cắt giảm, chỗ ngồi của hắn bị lung lay. Quyết định điều vế văn phòng, và cử đi học là điều không thể tránh khỏi đối với hắn.
Vẫn còn nhiều đường đi, lối thoát, không hiểu sao Bắc dìm nỗi buồn vào trong bia rượu. Vợ con, gia đình, mọi người khuyên can, song hoàn toàn vô vọng. Và cũng chẳng phải căn bệnh xơ gan, mà chính hắn đã quật ngã hắn…
Trời về khuya. Gió đã nổi lên. Chị Hậu đứng dậy, và giục tôi vào nhà kẻo lạnh. Mùa này cũng đang mùa vỡ ải nước lên, nhưng quê tôi dường như không còn ai làm vợt, đi vớt rươi nữa. Chị Hậu bảo rươi bây giờ còn, nhưng hiếm lắm. Tôi ngước nhìn lên bầu trời, trăng hạ huyền khuyết một nửa, treo lơ lửng.

Leipzig ngày 27-9-2018
Đỗ Trường
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.