logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/10/2018 lúc 09:28:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Rầm!
Tôi và hai thằng bạn vừa rà thắng xe đạp trước rạp Tân Tân để vào xem phim “Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ” thì bị một chiếc Vélo Solex húc từ đằng sau tới. Cả ba thằng ngã xuống đất. Riêng tôi còn bị cái xe của thằng bạn đè lên bụng đau muốn nín thở. Mới loi ngoi bò dậy, chưa kịp phủi bụi trên áo quần thì nghe tiếng quát tháo:
– Ê! bộ ba “chàng ngự lâm pháo thủ” mù cả hà. Dừng ngựa mà chẳng coi chừng phía đàng sau! Đáng đời!
Vừa ngượng vừa tức giận bởi tự dưng bị húc té nhào giữa thanh thiên bạch nhật và trước bao nhiêu nguời đẹp, chưa kịp nắm cổ áo cho một trận, thì bị thủ phạm tiếp tục tấn công phủ đầu. Đúng là cà chớn. Nhưng nhìn lên thì… à… cả ba thằng khựng lại: đối phương là một cô gái, tuổi ô mai, tóc còn thắt bím, ngồi trên Vélo, vòng tay trước ngực, trề môi, rồi trợn đôi mắt to như hai cái đèn “ô tô”:
– Số còn hên đó. Cái vélo không bị hư gì. Tiểu thơ tha cho đó. Lần sau liệu hồn!
Nói xong cô bé nguýt một cái rồi rồ ga chạy mất tiêu.
Dù chưa bao giờ bị thầy Bửu Cân phán cho cái tội “con nhà không có lư hương”, bọn tôi cũng phải chửi thề một tiếng cho hả giận. Thằng Cường, đứa hiền lành ít nói nhất trong bọn tôi, xăn tay áo, xổ nho trước:
– Đ.m. con gái nhà ai trông đẹp thế mà đanh đá như bà chằn. Phải mà con trai thì biết tay tao.
Đúng là cô bé khá xinh, nhất là đôi mắt thật to và đôi môi mọng đỏ, dù có trề lên ngạo nghễ, cũng vẫn đáng yêu ghê lắm. Tôi nghĩ vẩn vơ như thế khi theo người soát vé dẫn tới chỗ ngồi. Trong rạp tối mò. Ba thằng chúng tôi vào trễ. Trên màn ảnh đang chiếu phim thời sự: Tổng thống Ngô Đình Diệm đang kinh lý Ban Mê Thuột (nhưng không thấy cảnh ông bị ám sát hụt).
Suốt buổi hôm ấy, mắt nhìn lên màn ảnh, mà tâm trí tôi thì chỉ thấy có đôi mắt cô bé, trừ khi nào có tiếng súng nổ của ba chàng ngự lâm, tôi mới giật mình trở lại với truyện phim đôi ba phút.
Cha tôi nói đúng, hồi mới ba tuổi, tôi đã khóc đến cả tháng trời khi mẹ tôi mất, ông bảo rồi sau này tôi sẽ là một thằng đa sầu đa cảm. Và hôm nay, dường như tôi bắt đầu biết tương tư đây.
Nha Trang cũng chẳng lớn hơn cái thành phố núi Pleiku là bao nhiêu, để ông nhà thơ nào đó “đi dăm phút trở về chốn cũ”, vậy mà cả mấy tháng rồi, tôi chưa gặp lại cô bé, mặc dù thời ấy Nha Trang đã có khá nhiều vélo solex, đủ làm tôi nhìn theo muốn ngoẹo cổ. Tôi nghĩ, chắc là cô bé từ đâu đến chơi. Trông nước da trắng hồng, có thể là từ Đà Lạt xuống thăm ai đó rồi lại biến mất như một nàng tiên trong cổ tích.
Quê tôi ở ngoài Vạn Giã. Vào Nha Trang học, ở nhà ông chú, trước ở gần rạp ciné Moderne của ông Bác Ái, sau này dọn lên gần Ty Thông Tin. Chú tôi, ngoài làm chủ tiệm bán mọi vật dụng về điện, còn thầu các công trình điện. Ông bà chỉ có một cô con gái rượu, cưng như trứng mỏng, nên mọi thứ ngược xuôi giao dịch ông cần tới tôi. Để tôi lên tinh thần, bỏ bớt cái tật ham chơi và lười biếng có lẽ từ khi còn trong bụng mẹ, ông thường bảo: “cháu còn nhỏ mà coi bộ có khả năng thương mại. Cố gắng theo chú học hỏi, sau này dám qua mặt tao nữa đó “. (Cái này thì ông nói trật lất. Vì sau này tôi trở thành lính đánh giặc, nên cả đời có buôn bán được cái gì đâu).
Cả năm cứ mong tới mùa hè là tôi dọt về quê thăm cha tôi và chơi với mấy thằng bạn nối khố, rủ nhau ra con sông quê, ngày bơi lội, tối cắm câu, ngủ ngoài trời mà đua nhau đếm thử có bao nhiêu vì sao, tìm đâu là dải Ngân Hà có cái Cầu Ô Thước của Ngưu Lang Chức Nữ. Coi bộ vui và lãng mạn hơn ở trong cái thành phố Nha Trang này nhiều. Vậy mà mùa hè này tôi bị ông chú tôi giữ lại, sau khi thuyết phục được ông già tôi, bảo là để cho tôi tập làm quen với thương trường (!). Tôi nghe mà phát sợ, cứ như là sắp sửa bị ông đẩy tôi ra giữa chốn sa trường!
Bài học đầu tay là tôi xách cặp theo ông, đi dự một cuộc họp với mấy ông thầu khoán khác, trong một công trình “hợp tác mỗi bên cùng có lợi”. Nơi họp là một ngôi biệt thự khá đẹp nằm trên con đường Duy Tân có gió reo sóng vỗ..
Tôi rụt rè theo sau ông chú, bước vào phòng khách. Nhiều người đã có mặt. Ông nào trông cũng bệ vệ, đặc biệt có một ông mặc quân phục, oai phong cao lớn, mà coi bộ mọi người ai cũng nể trọng. Nghe nói chuyện một hồi tôi mới biết đó là ông đại tá Đỗ Cao Trí, chỉ huy quân trường Đồng Đế. Lúc ấy tôi còn nhỏ, đâu có biết gì nhiều về lính tráng, nhưng tôi có nghe nhiều người kể chuyện tình ông đại tá này với một bà dược sĩ nào đó có tiệm thuốc tây trên đường Độc Lập. Bà này mới vừa ly thân ông chồng dược sĩ, có ông bồ là đại úy phi công trẻ tuổi đẹp trai thường đèo bà trên chiếc vespa chạy vòng vòng ngoài bờ biển, mặc dù bà có chiếc xe hơi thể thao trọc mui duy nhất ở thành phố này. Tội nghiệp ông phi công, vừa mới bị ông đại tá này nói nhỏ bạn bè làm lớn bên Không Quân cho bay ra tận ngoài vùng 1 xa tít mịt mù. (Sau này ông phi công hào hoa lấy một cô ca sĩ có giọng hát buồn…vào hồn không tên nào đó). Nghe mấy ông bàn bạc, tôi mới biết buổi họp này là để bàn việc xây cất và chỉnh trang lại toàn bộ doanh trại của quân trường Đồng Đế, mà chú tôi và mấy ông bạn thầu khoán vừa mới trúng thầu.
Tôi ngồi sau lưng ông chú, ghi ghi chép chép cứ như là… phóng viên tập sự. Nửa buổi thì ngưng họp ăn cơm. Một bữa ăn thịnh soạn từ nhà hàng mang tới. Vì thuộc hàng con nít, nên tôi được ưu tiên ra sân sau ngồi chung với mấy anh tài xế và con cháu ông chủ nhà. Vừa bước ra, chưa kịp tìm chỗ ngồi, thì tôi giật mình, sững sờ đến mấy phút. Cô bé, cô tiểu thơ… vélo solex, tông bọn tôi trước rạp Tân Tân gần ba tháng trước, đang ngồi chễm chệ tự lúc nào trong cái ghế bành duy nhất bên bàn ăn.
Lấy lại bình tĩnh, tôi đến kéo chiếc ghế bên cạnh cô bé:
– Chào tiểu thơ, chàng ngự lâm pháo thủ bị xe tông… ngã ngựa có được phép ngồi đây không ạ?
Cô bé nhìn tôi tròn xoe đôi mắt. Đôi mắt mà tôi đã tìm kiếm hơn ba tháng nay, cứ tưởng đã biến mất khỏi Nha Trang, bỗng dưng bây giờ đang mở lớn hết cỡ trước mắt tôi. Tôi ngồi yên như bị thôi miên. Dường như vừa mới nhớ ra tôi, cô bé nhoẻn miệng cười:
– À, hữu duyên thiên lý năng tương ngộ! Vous cứ tự nhiên.
Tôi ngạc nhiên, cô bé coi bộ tây này còn xổ cả tiếng Nôm tiếng Hán. Tôi nhủ lòng: Không phải vừa đâu nghe.
Vậy mà cái cuộc trùng phùng khá bất ngờ này lại đưa đẩy tôi đến một nấc thang danh vọng: làm gia sư cho cô bé. Nói gia sư cho oai phong, chứ hồi đó chỉ có mỗi chữ “dạy kèm”thôi chứ sư với siếc gì.
Số là sau này, khi thực hiện công trình, tôi thường theo chú tôi đến đây, cũng có nhiều lúc tôi đến một mình để trao giấy tờ và tham khảo ý kiến của ông chủ thầu, papa của nàng. Dần dà tôi quen thân với cả nhà. Gia đình trước sống ở Đà Lạt, làm chủ mấy cái hotel. Bà vợ bị chết bởi một tai nạn giao thông ngay trên đèo Ngọan Mục, ông già buồn quá không muốn mỗi ngày nhìn thấy bóng dáng bà vợ trong thành phố sương mù, nên dọn xuống Nha Trang, trở lại nghề thầu khoán gia truyền từ mấy đời trước. Ông bà chỉ có mỗi một cô con gái, nhưng trong nhà ông nuôi nhiều cháu và gia nhân. Gặp tôi nhiều lần, và qua chú tôi, ông già cô bé nghe nói tôi cũng gốc nhà quê, hiền lành chăm chỉ, nên nhờ tôi, cứ ba tối mỗi tuần ghé lại nhà kèm cô con gái cưng của ông về môn toán và Việt văn. Cô bé vừa từ trường Domaine de Marie ở Đà Lạt chuyển xuống lớp đệ ngũ trường Nữ trung Học Nha Trang, đọc thơ Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc mà không hiểu bà Đoàn thị Điểm và ông Ôn Như Hầu nói cái gì trong đó…
Môn toán thì tôi không biết vẽ rồng vẽ rắn, chứ cái môn Việt văn này coi bộ bao la trời biển quá, vẽ cái gì chẳng được.
Hôm đầu tiên, tiểu thơ vẫn còn cao điệu, gọi tôi là Thầy. Không biết là do lệnh của ông già, vì đề phòng tôi “tán bậy” con gái, nên phong cho tôi cái chức “bán tự vi sư nhất tự vi sư” để tôi biết phận mà giữ mình, hay là cô bé chọc quê tôi không biết.
Thấy “diễn nôm điển tích” mấy câu thơ trong Cung Oán Ngâm Khúc coi bộ không ăn khách, chẳng hấp dẫn nổi cô bé, tôi quay sang đọc thơ cho cô bé nghe. Hồi đó ở Võ Tánh có hai nhà thơ rất sớm nổi tiếng, mà dù là tên thật hay bút hiệu gì nghe cũng đẹp làm sao: Thanh Nhung và Cao Hoành Nhân, Tôn Nữ Nha Trang và Bùi Cao Hoành gì đó. Không biết có đúng hay không, nhưng tôi nghe bạn bè thêu dệt về cuộc tình lãng mạn của hai nhà thơ học trò vang bóng một thời này. Tôi chọn mấy bài thơ ướt át nhất của hai người đọc cho cô bé nghe. Và cũng lạ, không cần diễn nôm diễn nghĩa gì cả, cô bé không những hiểu rất nhanh mà còn cảm nhận đến độ lim dim đôi mắt… nhìn xa xăm.
Có một điều tôi quên nói: cô bé cũng thuộc dòng Tôn Nữ, cũng có một cái tên hay lắm: Tôn Nữ Giáng Vân. Nhưng tôi vẫn thích gọi cô bé là Tiểu Thơ, cái tên mà nàng đã tự xưng khi đụng tôi trước rạp Tân Tân. Hơn nữa tôi thấy cái tên này cũng hợp với cô bé lắm. Tôi nghĩ thầm, có lẽ nàng Tôn Nữ xứ Huế nào cũng đẹp và… lãng mạn đa tình.
Các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, cô bé mê nhất là Hồn Bướm Mơ Tiên, nên thường bắt tôi kể lại cho nàng nghe. Mẹ nàng vốn là một Phật tử ngoan đạo. Sau ngày bà chết, ba nàng cúng dường khá nhiều tiền để chỉnh trang hai ngôi chùa Tĩnh Hội, Hải Đức và cung thỉnh thêm nhiều tượng Phật. Cô bé thường theo cha lên chùa Hải Đức. Nàng bảo mỗi lần lễ Phật, nàng cứ tưởng tượng mình là “chú tiểu” Lan, nhưng lại rất sợ và bịt kín tai khi nghe có tiếng đại hồng chung, nên chắc không thể nào giả trai lên chùa tu được.
Một hôm cô bé nhất quyết bắt ông thầy phải làm cho cô bé một bài thơ. Nếu không thì không chịu học. Cái này thì đúng là tiểu thơ muốn hại “đời tư” của tôi đây. Mang tiếng là học ban C nhưng hồi giờ tôi có thơ với thẩn gì đâu, chỉ lâu lâu cùng với mấy thằng bạn trong lớp nghịch ngợm bày ra trò chơi nối vần một bài lục bát con cóc để ghẹo cô bạn nào đanh đá trong lớp. Vậy mà hôm ấy, không biết con tim nó ướt át đến cỡ nào, tôi phóng bút làm xong một bài thơ chưa đầy mười phút. Đọc qua nghe có mùi cải lương không chịu nổi, nhưng tôi cũng tự phục mình. Tôi đưa bài thơ cho nàng đọc:
N gày tháng trôi dần theo nhớ thương
I như duyên nợ đã vấn vương
N ên tình mây nước cùng trăng gíó
H ẹn ở ngày mai một nẻo đường
YÊU vầng trăng sáng in cành lá
V à khúc nhạc lòng dâng đến hương
 n ái giờ đây là mơ ước
N gỡ một tâm tình một vấn vương
Cô bé đọc xong không biết có hiểu gì không, (mà thực ra bài thơ cũng có nghĩa gì đâu mà hiểu với không), gật gù khen và hỏi:
– Sao bài thơ không có tên?
– Có tên rồi đó mà tiểu thơ không thấy à?
Cô bé lật qua lật lại mảnh giấy:
– Tên với tựa gì đâu, không thấy, trả lại thầy, không thèm.
Tôi cười, vuốt ve cô học trò:
– Thì Vân cứ ghép tất cả các mẫu tự đầu ở mỗi câu lại, sẽ thấy cái tựa liền.
Khổ thật, tôi còn phải giải nghĩa thêm mẫu tự là cái gì, thì cô ta mới tìm được cái tựa bài thơ. Cô bé đỏ mặt, vất mảnh giấy có bài thơ xuống đất:
– Không thèm chơi với Thầy nữa.
Nói là không thèm chơi, nhưng cũng kể từ hôm ấy cô bé thân thiết và gần gũi với tôi hơn. Ba nàng cũng thấy tin và quý ông gia sư nhóc tì này, vì thấy con gái cưng của mình chăm học, vui vẻ yêu đời hơn.
Mùa hè năm đó, cô bé theo tôi về nhà quê chơi, nhân tiện có cô con gái của ông chú tôi cùng về thăm quê nội. Dường như đó là lần đầu tiên cô bé ra một vùng quê. Không biết là gió nội hương đồng hấp dẫn cô bé, hay là suốt ngày dung dăng dung dẻ làm nũng làm nịu với “ông Thầy”, cô bé ca hát líu lo và bảo là yêu…đồng quê ghê lắm. Và đó cũng là một mùa hè đẹp nhất, có ý nghĩa nhất trong đời học trò của tôi, dù ở quê tôi chẳng có cây phượng vĩ và cũng chẳng nghe có tiếng con ve sầu nào rên rỉ.
Hai năm sau, tôi rời Nha Trang vào Sài gòn học tiếp. Tôi buồn và tiếc nuối vì phải chia tay cái nghề gia sư với cô hoc trò nhỏ nhưng có đôi mắt thật to của mình. Cô bé được ông già chở lên ga Nha Trang tiễn tôi đi. Tôi cũng cố làm ra vẻ “đi là chết ở trong lòng một ít”, làm cô bé mủi lòng muốn khóc. Ông già cứ tưởng là nhờ ơn tôi mà cô bé vừa đậu cái bằng trung học kỳ rồi, nên cũng nắm chặt tay tôi, lì xì một mớ tiền và cám ơn rối rít.
Vậy mà cái tình yêu ấy (không biết có đúng là tình yêu hay không, nhưng cứ nói như thế cho nó lãng mạn và người lớn một chút) cũng làm cho lòng tôi xốn xang một dạo.
Sau đó chỉ có vài lần tôi nhận được thư cô bé, kể chuyện những bạn bè thân quen của cô bên trường Nữ, và chuyện chiếc máy bay phản lực rơi xuống bên cạnh rạp Tân Tân, nơi mà lần đầu tiên tôi biết cô bé nhờ chiếc vélo của cô tông tôi ngã xuống bên lề đường. Nhưng lần nào cũng kèm theo một bài thơ tình… con cóc.
Năm năm sau, khi cô bé đã trở thành người lớn và quên “ông Thầy” thích đọc thơ tình cho cô học trò… lim dim đôi mắt, thì cũng là lúc tôi hát khúc Biệt Kinh Kỳ, xếp bút nghiên theo việc kiếm cung.
Ra trường, tôi được bổ sung về một đơn vị lưu động trên vùng Cao nguyên gió lạnh mưa mùa. Năm 1972, tôi bị thương trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum, được đưa về Quân y viện Pleiku điều trị. Khi vết thương vừa lành, tôi nhận Sự Vụ Lệnh của đơn vị đề cử về Sài gòn trong đoàn “chiến sĩ xuất sắc” được Tổng Thống tiếp đón tại khu vườn Dinh Độc Lập. Thực ra là tôi có xuất với sắc cái gì đâu. Khi còn độc thân thì hăng máu lắm, chứ đã có vợ rồi thì cũng hơi lạnh cẳng, ngại cái cảnh “anh trở về dang dở đời em”. Nhưng chiến tranh đang hồi ác liệt, nếu cử chiến sĩ xuất sắc thứ thiệt đi thì thiếu người đánh giặc giỏi, mà lại hao hụt quân số tác chiến, tôi đang trong tình trạng bất khiển dụng, nên cho tôi đi là nhất cử lưỡng tiện. “Chiến sĩ xuất sắc” được ưu ái đi bằng máy bay dân sự. Tại phi trường Pleiku bụi đỏ, tôi bất ngờ gặp lại Tiểu Thơ khi tôi vừa ngơ ngác bước lên máy bay Air Vietnam và khựng lại trước đôi mắt thật to của cô hôtesse de l’air đang mỉm cười chào khách. Trong chiếc áo dài màu thiên thanh, có thêu hai con rồng trên cổ áo, nàng đẹp như một nàng tiên. Khi chiếc máy bay DC 4 đã lấy lại thăng bằng trên cao độ, nàng đến ngồi chiếc ghế trống trước mặt tôi, quay ra sau trò chuyện. Trong chớp nhoáng, tôi biết là nàng đã có chồng. Anh ta là một phi công phản lực F5, thuộc dơn vị Biên Hòa. Hai người làm đám cưới hơn một năm. Tôi nghĩ, con gái đẹp thường chọn mấy ông không quân, vừa được tiếng có ông xã hào hoa, đi mây về gió, vừa khó trở thành góa phụ. Anh phi công nào phải vừa bô trai vừa tốt số lắm mới lọt được vào đôi mắt của Tiểu Thơ này. Tôi nghĩ như thế mà lòng thì cũng thấy một chút bâng khuâng.
Chỉ nói chuyện được vài câu, nàng ghi địa chỉ của tôi ở Sài gòn, rồi hẹn sẽ cùng đức lang quân ghé đón đi Maxim nghe Lệ Thu hát bài Kỷ Vật Cho Em. Tôi cười, bảo là rất sợ bài hát này, cái bài hát mà thằng lính nào nhát gan nghe xong là không còn muốn “đáo nhậm” đơn vị nữa. Cuối cùng nàng đến có một mình, “ông xã” vừa mới biệt phái ra Vùng 1. Tối đó thay vì đến nhà hàng Maxim, nàng đưa tôi ra Quán Cái Chùa cho có vẻ nghệ sĩ một chút, mời “ông Thầy” uống cà phê có hương vị Tùng Đà Lạt – mà chủ nhân thường pha chế đặc biệt cho riêng nàng- để nhớ những ngày cô còn ở đó.. Dường như khi đã lớn rồi, người ta lại muốn tìm về cái thời đi học. Hai đứa chỉ ngồi nhắc lại chuyện Nha Trang, chuyện mấy bài thơ con cóc, rồi chia tay không hẹn ngày tái ngộ. Thời chiến tranh mà, “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” biết đâu mà hẹn.
Tháng 3 /1975, Nhat Trang rồi cả Vùng 2 mất. Bao nhiêu năm sống chết với núi rừng Hoàng Triều Cương Thổ, tôi theo đơn vị chỉ còn một phần tư quân số “di tản” vào Vũng Tàu để tái bổ sung, rồi kéo xuống tham dự những trận đánh cuối cùng cô đơn và buồn tẻ ở những địa danh xa lạ: Bến Lức, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An, nhằm ngăn chận địch quân đang tràn về vây hãm và pháo kích Sài Gòn.
Cũng như nhiều đơn vị khác, vào giờ thứ 25, chúng tôi đánh giặc không có “đại bàng”. Lần cuối cùng tập họp anh em lại hô “tan hàng” mà không còn nghe “cố gắng” nữa, thì tôi mới biết là ông tướng tư lệnh đã có mặt trên đệ thất hạm đội Mỹ trước đó hai ngày rồi! Thôi thì, xưa nay người ta đã nói “nhất tướng công thành vạn cốt khô” mà. Cuối cùng thì miền Nam cũng thất thủ. Đám tụi tôi được người “anh em” chiến thắng mời vô trại cải tạo để được hưởng “chính sách khoan hồng của kách mệnh”!
Tám năm lưu đày từ nam ra bắc, cuộc đời thôi đành cứ như gởi theo những đám mây bay. Cái hạnh phúc bây giờ chỉ còn là những phút giây hồi tưởng. Mà hồi tưởng cũng phải “cảnh giác”, chứ không khéo cũng bị cùm vì cái tội “luyến tiếc quá khứ”. Bạn bè cùng cảnh luyến tiếc điều gì thì tôi không biết, nhưng riêng tôi lại tiếc nhớ cái tuổi học trò, và cái thời con tim mới biết yêu. Tôi lại nhớ đến Tiểu Thơ, đến đôi mắt tròn xoe của cô bé, và nhớ tới cái hạnh phúc làm “gia sư” của tôi còn hơn là nhớ tới mười mấy năm làm bạn với ông Nguyễn Bắc Sơn “ta vốn hiền khô – ta là lính cậu, đi hành quân rượu đế vẫn mang theo, mang trong đầu những ý nghĩ trong veo, xem chiến cuộc như tai trời ách nước”. Tôi hình dung bây giờ chắc nàng đang hạnh phúc ở một chốn thiên đường nào bên nước Mỹ. Ông xã là không quân mà, lại đóng ở Biên Hòa nữa. Chỉ cần một lần cất cánh nhẹ nhàng là thay đổi cả cuộc đời.
Ra tù, trở lại thành phố xưa, tôi có cảm giác Nha Trang sao bây giờ xa lạ quá, không còn là “hang động tuổi thơ”của bọn tôi ngày trước nữa. Nhưng rồi tôi cũng đâu có được phép ở lại cái thành phố này, mà phải về tạm trú ở quê tôi ngoài Vạn Giã. Ở đó tôi chỉ còn một bà cô già sống quạnh hiu trong ngồi nhà từ đường có mái ngói âm dương của ông bà nội. Cha tôi thì cũng đã chết cách đây sáu năm trong trại cải tạo Đá Bàn. Mồ mả còn chưa biết ở đâu. Nhưng rồi tôi còn có cái may, là gần như mỗi ngày tôi đều ghé lại Nha Trang một lần, bởi tôi được ông anh bà con cho tôi làm tài xế phụ kiêm lơ xe cho chiếc xe đò nhỏ của ông chạy đường Nha Trang – Tuy Hòa. Xe chạy bằng than và khách hầu hết là mấy bà đi buôn chuyến.
Một hôm tôi đang lui cui đứng trên mui, thì một bà khách kêu tôi nhấc hộ đội thúng của bà lên. Bà lấy hết sức đưa từng chiếc thúng lên, nhưng rồi lại bị sà xuống. Trong đôi thúng là những thỏi đường màu đen khá nặng. Tôi phải dùng một cây móc sắt đưa xuống, bảo bà móc vào để tôi kéo lên. Khi lấy sức kéo đôi thúng lên tôi bất ngờ gặp đôi mắt thật to và tròn xoe. Đôi mắt nhìn tôi tựa hồ như xoáy vào lòng tôi nhát dao đau buốt. Tôi nhảy xuống xe, nắm chặt đôi vai gầy còm của bà khách:
– Là em, là Tiểu Thơ đây à?
Nàng nhìn tôi, rồi nước mắt đầm đìa.
– Tiểu Thơ, à quên…Vân, làm sao mà em lại ra đến nỗi này.
Nàng cúi xuống im lặng, không nói một lời nào.
Ra đến Tuy Hòa, tôi gánh hộ nàng gánh đường giao cho một cái quán trong chợ, rồi mời nàng đi ăn cơm trưa. Tôi đang nóng lòng được biết về hoàn cảnh của nàng:
– Ông xã em bị kẹt ngoài Vùng 1 rồi mất tích luôn từ đó tới bây giờ. Em có đi hỏi một vài người bạn cùng phi đoàn, thì họ cho biết là anh ấy bị bắn rơi khi yểm trợ cho anh em Thủy Quân Lục Chiến rút về Đà Nẵng. Em chờ đợi xem anh có bị bắt cầm tù ở đâu không, nhưng đến bây giờ thì chắc chắn là anh đã chết thật rồi.
– Còn ba em đâu?
– Nhà cửa ba em bị tịch thu hết. Ông bị bắt đi cải tạo với lý do từng thầu xây cất doanh trại cho Mỹ trong phi trường. Chỉ một năm là ông chết.
– Vậy bây giờ Vân ở với ai?
– Em ở với con gái em. Nó gần mười tuổi rồi. Khi gặp anh ở Sài gòn là em vừa mang thai nó mà chưa biết. Mẹ con em được đền bù một căn nhà tôn nhỏ của thương phế binh hồi trước, nằm sau ga xe lửa.
Tôi nhét vào tay Vân tất cả số tiền mà tôi kiếm được hôm ấy, bảo nàng mua hộ tôi quà cho cháu gái.
Sau đó tôi gặp lại nàng chỉ thêm hai lần nữa, vì ông anh họ tôi đã phải bán rẻ cái xe hơi cho người khác, bởi không đủ tiền sửa chữa mà còn cứ bị chính quyền trưng dụng đi chở lúa cho hợp tác xã, không trả một đồng nào. Cũng đúng vào lúc này, tôi tính chuyện vượt biên.
Tôi kể chuyện Tiểu Thơ cho vợ tôi nghe. Bây giờ tôi thương cô như một người em gái. Vợ tôi tốt bụng, thương mẹ con cô cũng như hoàn cảnh của chính mình, sẵn sàng cùng tôi giúp mẹ con nàng đi cùng chuyến vượt biên, do chính tôi tổ chức.
Một tuần trước khi ra đi, tôi vào Nha Trang tìm đến nhà nàng. Căn nhà khóa kín cửa. Tôi chờ đến tối mà chẳng thấy mẹ con cô trở về. Tôi gõ cửa căn nhà bên cạnh. Chủ nhà lại là một anh thương phế binh, nhờ mất cả hai chân nên không bị đuổi khỏi nhà. Anh cho biết là mẹ con nàng đã dọn đi đâu cả mấy tuần rồi, không thấy về nhà.
Trời thương, chuyến vượt biên cũng đến được bến bờ, nhờ một chiếc tàu chở dầu của Vương Quốc Na Uy vớt trên biển, trước khi cơn bão ập đến. Với ân tình này, vợ chồng tôi chọn Na Uy là nơi để gởi gấm phần đời còn lại của mình và vun đắp tương lai cho mấy đứa con nhỏ dại.
Mùa hè năm 1989, vợ chồng tôi đưa hai cô con gái sang Mỹ học, nhân tiện ghé thăm và chia buồn gia đình ông anh họ, đi từ năm 78, định cư ở thành phố Sacramento, bắc Cali,.Anh chị vừa có thằng con trai bị chết đuối khi theo cha đi câu ngoài biển.
Bao nhiêu năm gặp lại nhau, anh chị tiếp đón chúng tôi thật ân cần, nhưng không vui vì cái bàn thờ đứa con trai còn nghi ngút khói hương.
Sáng hôm sau, anh chị đưa tôi đến nghĩa trang thăm mộ cháu rồi chở chúng tôi đến một ngôi chùa Sư Nữ ở gần đó, để bàn việc làm lễ cầu siêu cho cháu. Anh cho biết anh chị rất thân quen với Sư Bà trù trì, Bà rất quý anh chị không chỉ vì biết nhau từ lúc còn ở Nha Trang mà vì anh làm nghề thầu sửa chữa nhà cửa, nên cả ngôi chùa này phần lớn là do công sức của anh cúng dường.
Ngôi chùa không lớn lắm, khu chánh điện còn đang dang dở, nhưng vườn khá rộng và trồng nhiều loại hoa. Trong chùa tiếng tụng kinh, gõ mõ càng đượm không khí trang nghiêm. Chúng tôi được một cô Phật tử mời ngồi uống trà và xin chờ chừng nửa tiếng, vì Sư Bà đang cúng ngọ.
Khi ông anh bà chị đứng bật dậy, chúng tôi chợt nhìn thấy Sư Bà vừa bước ra. Tôi ngạc nhiên vì Sư Bà còn trẻ và trông rất phương phi, nhất là hai tai thật to và dài xuống như tai các tượng Phật tôi thường nhìn thấy trong các ngôi chùa. Điều làm chúng tôi thú vị là bà rất vui vẻ cởi mở. Bà bảo bà cũng là dân Nha Trang nên rất mừng khi tiếp được người đồng hương từ tận Bắc Âu đến viếng.
Sau một lúc hàn huyên, tôi biết được Sư Bà là người có trình độ học vấn cao. Bà có cử nhân Văn Khoa và đang học năm cuối cao học văn chương tại đại học Vạn Hạnh thì miền Nam thất thủ.
Điều ngạc nhiên hơn là Sư Bà cho biết có khá nhiều ni cô gốc Nha Trang đang tu ở chùa này, trong đó có con gái của ông chủ tiệm ảnh nổi tiếng một thời ở đường Phan Bội Châu mà ngày xưa tôi cùng đám bạn bè thường đến để chụp ảnh, con gái một bà chủ tiệm vàng trước Grande Pharmacie, và một vài ni cô nữa. Bà còn bảo thật là tội nghiệp, có vài cô đã gặp bao nhiêu nghịch cảnh thương tâm trên biển Đông, chồng chết con chết, chỉ còn lại một mình. Ban đầu Bà đưa về chùa cưu mang, rồi sau đó các cô xin được xuống tóc qui y luôn. Sư Bà mời chúng tôi ở lại dùng cơm chay cùng với Bà, nhân tiện bà giới thiệu với mấy ni cô gốc Nha Trang cho biết, bởi tôi cũng là một Phật tử thuần thành.
Tôi theo ông anh bà chị xuống bếp phụ dọn cơm. Nhưng ông anh ngăn lại:
– Chú là người lạ, không nên vào bếp. Hôm nay chú thím là khách của Sư Bà mà.
Ngồi dọc theo chiếc bàn dài, gồm các ni cô và một vài Phật tử, chỉ có chúng tôi là “dân sự”. Sư Bà giới thiệu chúng tôi là đồng hương, những Phật tử đến từ tận Bắc Âu. Tôi vừa đứng lên chấp hai tay trước ngực, bỗng bất ngờ bắt gặp đôi mắt thật to, tròn xoe của một ni cô ngồi ở phía cuối bàn. Ni cô cũng vừa nhìn tôi rồi cúi xuống. Đôi mắt đó với tôi có một cái gì thần giao cách cảm. Đúng. Trên thế gian này chỉ có Tiểu Thơ mới có đôi mắt ấy mà thôi
Dùng cơm xong, là đến giờ nghỉ trưa của Sư Bà. Chúng tôi cám ơn Sư Bà và xin được cúng dường một số hiện kim để trùng tu chánh điện.
Tôi từ giã Sư Bà, trong lúc mắt nhìn quanh như muốn tìm kiếm một điều gì. Nhưng tất cả chỉ có im lặng, ngoài tiếng chuông chùa ngân nga như chẳng bao giờ muốn tan đi trong không gian bao la vô tận.
Tôi bước ra khỏi cổng chùa. Chùa nằm trên một khu đất bằng phằng, nhưng sao tôi có cảm giác như mình đang lững thững bước xuống chân đồi. Tôi hình dung đến Ngọc vừa chia tay “chú tiểu” Lan lần cuối cùng ở chùa Long Giáng trong Hồn Bươm Mơ Tiên của nhà văn Khái Hưng, mà ngày xưa Tiểu Thơ đã bắt tôi phải kể đi kể lại bao nhiêu lần.
Phạm Tín An Ninh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.291 giây.