logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/10/2018 lúc 11:01:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Định chế lớn nhất đại diện cho đa số các nước trên thế giới có 2 trụ sở chính đặt tại hai thành phố New York và Geneva (Thuỵ Sĩ) với những phiên họp định kỳ hay bất thường để bàn thảo hay giải quyết những vấn đề mâu thuẫn hay hợp tác trên tầm mức quốc tế. Một trong những sinh hoạt định kỳ của nó được nhiều người chú ý đến nhất là phiên họp Khoáng Đại được tổ chức hàng năm vì luôn quy tụ hầu hết các vị lãnh đạo chính quyền hay nguyên thủ quốc gia và các quốc vương của 193 quốc gia cùng đến tham dự.
Phiên họp này được mọi người chú ý đặc biệt vì trên lý thuyết các quốc gia thành viên này, dù lớn hay nhỏ, đều có quyền tham dự ngang hàng với nhau, và mỗi vị đại diện cũng được quyền lên bục để phát biểu hay đọc các bài diễn văn của mình. Dĩ nhiên, đa số mọi người và giới truyền thông chỉ chú ý đến những lời phát biểu của những nhân vật thời sự nổi bật nhất vào thời điểm lúc ấy, nhất là khi có những cuộc tranh chấp hay xung đột giữa những phe phái đối nghịch.
Vì thế nên những chi tiết bên lề của cuộc họp khoáng đại này cũng thường được báo giới chú ý đặc biệt để tường thuật cho mọi người cùng biết, chẳng hạn như những khi một số các lãnh đạo quốc gia đang hiềm khích tìm cách tránh né để khỏi phải đụng đầu gặp mặt nhau, cho dù có đi lướt qua chỉ trong vòng vài giây, để khỏi bị mang tiếng là bất lịch sự nếu như tảng lờ không thèm bắt tay nhau theo phép lịch sự thông thường.
Hoặc có những chi tiết ly kỳ như trường hợp của ông Thaksin Shinawatra, Thủ tướng của Thái Lan, đã phải bất ngờ huỷ bỏ bài phát biểu của mình trong phiên họp năm 2006 khi biết tin là các tướng lãnh trong quân đội Thái đã làm cuộc đảo chính lật đổ nhân dịp này. Thế là vị lãnh tụ quyền uy này khi lên đường là thủ tướng nhưng chuyến công du này lại không có vé khứ hồi vì ông phải sống cuộc đời lưu vong từ đó vì sợ sẽ bị bắt giữ và truy tố ra toà nếu như trở về cố quốc.
Trong những ngày vừa qua, có những hình ảnh về một chuyện bên lề có phần hơi ngộ nghĩnh và không hay ho gì lắm: đó là hình ảnh một viên chức đại diện cho phái đoàn của Việt Nam đang ngồi ngủ gục ngay trong phiên họp này.
Bức hình có ghi rõ tên của nhiếp ảnh viên và thuộc bản quyền của GettyImages cho thấy tấm bảng tên của nước Việt Nam và hàng phía sau là tên của Úc Đại Lợi khiến nhiều người có thể nói đây quả là một bức hình chụp tại một diễn đàn họp quốc tế. Bên cạnh người ngồi ngủ gục còn có hình của một phụ nữ khác, không rõ là đại diện của nước nào, đang chăm chú dán mắt vào chiếc điện thoại của mình, không biết là để nhắn tin hay theo dõi tin tức cập nhật như thói quen của đa số trong bối cảnh mọi người gần như lúc nào cũng bận rộn lu bù.
Chi tiết này cũng khiến nhiều người nghĩ rằng có thể diễn giả đang phát biểu trên bục lúc đó không phải là một nhân vật tối quan trọng hoặc là nội dung bài phát biểu không có gì hấp dẫn ngoài những luận điệu thông thường của những bài diễn văn kinh điển, hoặc cũng có thể đó là lúc đang chuyển tiếp giữa các tiết mục hay nghỉ xả hơi ngắn hạn.
Tuy nhiên, cũng phải khách quan mà nói, hình ảnh những nhân vật quan trọng thỉnh thoảng bị chụp hình ngủ gục trong những phiên họp lớn vẫn thường được đưa ra, cho dù thường là không đi kèm với những bài viết chê bai. Có lẽ vì mọi người cho rằng đó chỉ là chuyện tiểu tiết, và nhiều người cũng có thể thông cảm cho những người này, có thể vì quá mỏi mệt nên không thể cưỡng lại được cơn buồn ngủ chợt đến bất cứ lúc nào, nhưng vô tình lọt được vào tầm nhìn của các phóng viên săn ảnh. Nên nhớ là các bài diễn văn trong những dịp này thường dài lê thê, và cử toạ nhiều khi phải ngồi nghe suốt mấy ngày trời liên tục, bảo sao họ không thể mỏi mệt và buồn ngủ được!
Và dường như chuyện “quê xệ” này có thể xảy ra với hầu hết các nhân vật tên tuổi thuộc đủ mọi quốc gia khác nhau, chứ không phải chỉ riêng với những lãnh tụ hay đại diện của các quốc gia nhược tiểu, kém văn minh như nhiều người nhanh miệng kết án. Nếu muốn đưa ra một hình ảnh đáng để chê trách, có lẽ người ta phải nói đến trường hợp của ông Robert Mugabe, cựu tổng thống độc tài lâu năm của nước Zimbabwe, vừa mới bị quân đội trong nước lật đổ hồi năm ngoái. Ông này, 93 tuổi, nổi tiếng là một lãnh tụ thường hay ngủ gục trong những phiên họp lớn, nhưng lại được phát ngôn viên trong nước thuộc loại gia nô biện hộ rằng đó là vì chuyện ông đang chữa trị bệnh “đau mắt” nên nhiều lúc cần phải nhắm mắt lại như vậy!
Trong phiên họp khoáng đại của Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái, trong lúc TT Trump đang đọc bài diễn văn trong lần xuất hiện đầu tiên tại diễn đàn quốc tế này, ông Mugabe cũng ngồi ngủ gục thấy rõ, theo như hình ảnh ghi nhận được từ đoạn phim thu hình được chiếu trên đài truyền hình CNN. Sau lưng ông Mugabe, có một phụ tá khác dường như cũng nhắm mắt dù trong tư thế ngồi thẳng thay vì dựa cằm trên bàn tay của mình như ông Mugabe. Hình ảnh này thì khó chối cãi được vì nó chụp “nguyên con” cả phái đoàn cao cấp, cùng với cái bảng tên của nước Zimbabwe, cùng với giòng chữ xác nhận điều này diễn ra ngay lúc ông Trump đang đọc bài diễn văn quan trọng tại LHQ.
Nhưng lần này chuyện buồn cười đáng chú ý hơn, và cũng được giới truyền thông khắp nơi tường thuật khá đầy đủ, là do chính TT Trump tạo nên ngay trong những giờ phút đầu khi ông đọc bài diễn văn chính trong lần xuất hiện thứ nhì tại diễn đàn quan trọng này của Liên Hiệp Quốc. Dù chỉ là một chuyện chi tiết, nhưng dường như nó đã chiếm phần chú ý lớn của mọi người, khiến cho người ta dễ quên đi phần lớn nội dung của bài diễn văn, dù rằng đó là điều quan trọng cần phải chú ý hơn vì nó phản ảnh quan điểm của người cầm đầu chính quyền Hoa Kỳ hiện nay.
Đó là chuyện ông Trump đã bị nhiều người trong cử toạ bật cười vì không nín được, không phải vì ông có tài ăn nói có duyên khiến mọi người phải cười vui, mà đó là tiếng cười không ngăn được khi thấy một nhân vật lại có thể hợm hĩnh và trâng tráo đến như vậy khi tự khoe khoang về thành tích của mình trong khi mọi người đều biết tỏng rằng điều đó không hề xảy ra, nếu không muốn nói là hoàn toàn ngược lại.
Nhà báo Ishaan Tharoor, trong một bài phân tích trên tờ Washington Post, đã viết rằng có lẽ ngay cả những người bênh vực cuồng nhiệt nhất cho TT Trump lần này cũng sẽ rất khó khăn để biện hộ rằng cuộc xuất hiện của ông tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc được đánh giá là một sự thành công.
Bởi vì bài diễn văn của ông vào ngày thứ Ba tuần qua tại Phiên họp Khoáng Đại của Liên Hiệp Quốc sẽ được lịch sử nhớ đến về chuyện mọi người trong cử toạ đã cười ồ chế riễu về lời tự khoe của ông rằng chính quyền Trump cho đến nay, đã “gặt hái được nhiều thành quả hơn cả gần như bất cứ chính quyền nào khác trong lịch sử của quốc gia này.”
Bài phân tích của hãng thông tấn kỳ cựu và uy tín nhất là AP do hai phóng viên Jonathan Lemire và Zeke Miller cũng tường thuật đầy đủ về diễn biến này. Lần này, TT Trump đã chỉ trích kịch liệt “ý thức hệ về toàn-cầu-hoá” và tung lời ngợi khen về những thành quả của chính quyền do ông lãnh đạo khiến cho nhiều người, gồm các vị nguyên thủ quốc gia và đại diện của nhiều chính quyền trong cử toạ phải lắc đầu ngao ngán phản đối, thậm chí còn không nhịn được để bật lên những tiếng cười chế nhạo.
Ông Trump cũng không ngần ngại cổ động cho chương trình hành động của mình theo chủ trương “America First”, tức là chỉ nghĩ đến quyền lợi của Hoa Kỳ trước nhất khi phát biểu: “Hoa kỳ sẽ không nói quý vị phải sinh sống ra sao, hoặc phải là làm việc như thế nào hoặc là thờ phượng theo tôn giáo nào. Đổi lại, chúng tôi chỉ yêu cầu quý vị hãy tôn trọng chủ quyền tự quyết của chúng tôi.”
Với một giọng điệu và những từ ngữ đầy chiến thắng vinh quang, ông Trump mượn bài diễn văn này như là cơ hội đọc bản tường trình hàng năm cho thế giới biết về sự tiến triển của nước ông kể từ khi ông lên nắm quyền. Ông đưa ra những con số tốt đẹp về kinh tế, và nói rằng quân đội Mỹ ngày nay “mạnh hơn bao giờ hết từ trước tới nay”, và cũng không quên tự khoe rằng “chỉ chưa đầy hai năm, chính quyền của tôi đã đạt được nhiều thành quả còn hơn cả so với gần như tất cả các chính quyền nào khác trong lịch sử của quốc gia này.”
Những tiếng cười chế giễu bật ra tự nhiên đó thoạt đầu cũng khiến ông Trump cảm thấy đỏ mặt, nhưng rồi ông đã nhanh chóng phản ứng một cách tài tình bằng cách nở nụ cười và chữa thẹn bằng câu tự thú: “Tôi không nghĩ là mình có thể gây ra một phản ứng như vậy, nhưng thôi điều đó cũng không sao cả.” Cử toạ lại bật cười tiếp, và lần này lại còn có nhiều tiếng vỗ tay kèm theo.
Sau đó khi được các phóng viên hỏi về chuyện này, ông Trump đã biện minh rằng: “Ồ, điều đó đã xảy ra hết xảy. Đó, các anh thấy kiểu như vậy là để giúp cho mọi người cười, thành ra chuyện đó coi như là rất tốt.” Có lẽ chính cái cách biến chuyển một cách tài tình như vậy của ông Trump, biến những điểm tệ hại của mình để tự khoe là tốt đẹp một cách rất tỉnh bơ như vậy, là điều khiến ông tiếp tục thu hút sự ủng hộ cuồng nhiệt của một khối đông cử tri vẫn luôn ca ngợi ông cho đến giờ này.
Tuy nhiên, cái phản ứng bất ngờ và tự nhiên như vậy của các vị nguyên thủ quốc gia trước bài diễn văn của TT Trump tại diễn đàn ở Liên Hiệp Quốc đã càng tô đậm hơn nữa hình ảnh vị tổng thống Hoa Kỳ ngày nay đang càng bị cô lập hơn nữa trong số tất cả những vị nguyên thủ khác trên thế giới, dù là đồng minh hay kẻ thù đối đầu. Kể từ ngày lên cầm quyền đến nay, ông Trump đã quyết định rút lui Hoa Kỳ khỏi thoả ước về thay đổi khí hậu được ký kết tại Paris (mà tất cả các nước khác trên thế giới đều tuân thủ), đẩy mạnh các chính sách bảo hộ mậu dịch qua việc tăng thuế quan, và còn đặt nhiều câu hỏi về giá trị của những liên minh và tổ chức hợp tác như NATO để từ đó đưa đến một chiến lược mới mà ông gọi là “một chủ thuyết thực tiễn có nguyên tắc” (principled realism).
Trong chiều hướng đó, ông cũng tự khoe khoang về thành quả của ông là những cuộc thương thuyết điều đình với lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Hàn đúng một năm sau khi ông đã lớn tiếng đe doạ cũng tại diễn đàn này ông “có thể sẽ tiêu diệt toàn bộ” nước này và chê bai lãnh tụ của nó là một “Cậu Nhóc Tì Hoả Tiễn”. Lần này, ông Trump lại lên tiếng ca ngợi lãnh tụ họ Kim trong khi lại đưa ra những luận điệu gay gắt cố hữu để tấn công các nhà lãnh đạo Ba Tư (Iran) đang theo đuổi tham vọng hạch tâm và do đó luôn gây ra một mối hiểm hoạ kéo dài trên toàn vùng Trung Đông.
Chưa hết, qua ngày hôm sau, sự cô đơn của ông Trump lại còn rõ nét hơn nữa, dù rằng nó không được nhiều người chú ý đến bằng bài diễn văn hôm trước. Trong phiên họp lần này tại Hội Đồng Bảo An cũng do TT Trump ngồi ghế chủ toạ để bàn về đề tài không phát triển vũ khí hạch tâm, ông Trump đã tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của mọi người đối với chính sách cứng rắn hiện nay của Hoa Kỳ đối với thoả ước về hạch tâm đã được ký kết hồi năm 2015 giữa hai bên Hoa Kỳ và Ba Tư cùng với nhiều cường quốc khác.
Tuy nhiên, gần như tất cả các thành viên khác trong Hội Đồng Bảo An đều lần lượt lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ về việc phá hoại Hiệp ước về hạch tâm này với chính quyền ở Tehran, thường gọi là JCPOA. Trong số đó có lời chỉ trích mạnh mẽ nhất của ông Evo Morales, Tổng thống của Bolivia, khi đưa ra trường hợp của Hoa Kỳ đã thường xuyên xen lấn vào nội tình chính trị tại Trung Đông từ nhiều thập niên qua, đồng thời cũng chỉ trích những hành động của chính quyền Trump trong việc chia cách những em nhỏ khỏi vòng tay của bố mẹ khi vượt biên giới sang Hoa Kỳ và bị chặn giữ lại. Khi ông Morales nói rằng “Hoa Kỳ chẳng hề quan tâm gì đến nhân quyền hay công lý cả”, TT Trump cũng chỉ đành lên tiếng cám ơn ông chứ không thể nói gì hơn được.
Nếu như những đồng minh kỳ cựu khác của Hoa Kỳ có lịch sự hơn, thì họ cũng không hề bị ảnh hưởng bởi những lời kêu gọi của TT Trump. Đó là trường hợp của bà Theresa May, Thủ tướng Anh quốc, đã nhấn mạnh rằng Hiệp ước về hạch tâm với Ba Tư là những phương cách tốt đẹp nhất để ngăn ngừa chính quyền Ba Tư không chế tạo vũ khí hạch tâm, với lời phát biểu: “Hiệp ước JCPOA là một bước tiến quan trọng để giải quyết vấn đề này.”
Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp cũng phát biểu tương tự: “Chúng ta vẫn giữ nguyên mục tiêu của nó, đó là việc ngăn ngừa không cho Ba Tư có được những vũ khí hạch tâm, và bảo đảm rằng cộng đồng quốc tế vẫn kiểm soát nghiêm ngặt việc Ba Tư chỉ dùng chương trình hạch tâm của họ cho những mục tiêu dân sự. Hiệp ước JCPOA tuy không hoàn hảo, nhưng nó là một bước tiến quyết định đi theo đúng chiều hướng đó.”
Tuy nhiên, TT Trump lại nhất quyết tin rằng phương cách của mình sẽ buộc chính quyền Ba Tư phải thay đổi thái độ ở vùng Trung Đông. Nhưng tất cả các lãnh đạo khác đều lo ngại rằng một chính sách gây hấn và khó khăn cho Ba Tư mà chính quyền Trump đang theo đuổi sẽ dẫn đến những phản ứng chống đối tai hại hơn nhiều. Đó là lời nhận định của Ngoại trưởng Margot Wallstrom của Thuỵ Điển khi phát biểu: “Chúng ta đã thử đủ cách cấm vận và trừng phạt Ba Tư trong nhiều năm qua. Chúng ta đã tìm cách cô lập họ, để rồi điều đó chỉ dẫn đến một kết quả là khiến cho phe bảo thủ thần quyền tại Ba Tư còn giành thêm nhiều quyền lực hơn nữa.”
Nhưng có lẽ ông Trump sẽ không lắng nghe những lời trần tình hay khuyên giải như vậy. Bởi vì khi bà Wallstrom này phát biểu, ông Trump đã bước ra khỏi phòng họp.

Houston, Texas, ngày 4/10/2018
Mai Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.