Tin Reuters, hôm 24-9 Mỹ tăng quan thuế hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc và Bắc Kinh áp thuế mới với số hàng trị giá 60 tỷ USD của Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 24/9, khiến thị trường tài chính toàn cầu chấn động, dĩ nhiên trong đó có của TC không phải chấn động mà rớt xuống đỏ sàng.
Thì một ngày sau hôm 25/9, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen (Vương Thụ Văn) cũng là trưởng đoàn đàm phán tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 25/09/2018 tại Bắc Kinh, rất khó để tiếp tục đàm phán thương mại với Washington trong khi "Mỹ kề dao vào cổ Trung Quốc".
Ông Wang Shouwen nói, các cuộc hội đàm thương mại song phương chỉ có thể tiếp diễn dựa trên "thiện chí" của Mỹ. "Hiện thời, Mỹ đã áp đặt một biện pháp hạn chế thương mại cực lớn... làm thế nào các cuộc đàm phán có thể tiếp tục? Đó không phải là một cuộc thương thuyết công bằng", quan chức trên nói đồng thời nhấn mạnh Mỹ đã từ bỏ sự hiểu biết chung với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng dẫn lời một quan chức ngoại giao hàng đầu của nước này tuyên bố tại một cuộc họp ở New York rằng, các cuộc đàm phán với Mỹ không thể diễn ra trong bối cảnh "đe dọa và thúc bách".
Thế là các cuộc thương thuyết cấp trung mới, dự trù diễn ra trong vài tuần tới giữa hai bên cũng bị hủy bỏ sau khi Bắc Kinh cuối tuần trước quyết định không cử phái đoàn sang Washington. Như vậy là phía TQ huỷ bỏ cuộc đàm phán chớ không phải Mỹ.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vì thế càng ngày càng nghiêm trọng hơn. TC công bố «sách trắng» khẳng định muốn xuống thang, chấp nhận thu hẹp bất đồng với đối tác tức là Mỹ.
Vấn đề đặt ra là TQ chọn thế đương đầu với Mỹ hay đình chiến, ‘hoãn xung’ với Mỹ để thời gian sẽ phôi pha, hàn gắn. Theo ông Vương Thụ Văn, Bắc Kinh không đóng cửa đối thoại với Mỹ, nhưng tất cả tùy thuộc hoàn toàn ở Washington và với các điều kiện «không bị dao kề cổ, phải được đối xử ngang hàng, tôn trọng lẫn nhau». Thế là TC coi như Châu Du thua trí, thua kế Mỹ với TT Trump như Khổng Minh Gia Cát Lượng, Châu Du phải kêu trời than, “Thiên sanh Do hà Thiên Sanh Lượng.”
Nhưng tờ báo Hoàn Cầu Thời Báo chuyên thượng tôn Hán tộc, quá khích của Đảng Nhà Nước TC ráng giữ mặt mày lên tiếng nhận định cướp quyền của độc giả thay vì đưa tin, ca ngợi quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho rằng đối đầu cũng là «điều hay»: giúp cho Mỹ và các nước khác, nếu không muốn trả giá nặng, thì phải chấp nhận sống chung hoà bình với Trung Quốc.
Nhưng bên cạnh ý kiến một chiều của TC qua Hoàn Cầu Thời Báo, có rất nhiều tranh luận tại Trung Quốc về cuộc đối đầu thương mại với Mỹ này.
Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc lẽ ra có thể tránh được đối đầu với Mỹ nếu không quá “duy ý chí’ quyết liệt trong việc gia tăng khoa trương ảnh hưởng. Trong 40 năm, theo lời khuyên của Ô Đặng tiểu Bình TQ nên ẩn nhẫn để phát triển, và TQ rất thành công trong tương quan với Mỹ. Tuy nhiên, điều này giờ đã thay đổi với Chủ Tịch Tập cận Bình muốn nhảy vọt lên là đệ nhứt siêu cường thế giới chiếm vai trò của Mỹ.
Thế là chiến tranh thương mại xảy ra và lôi kéo theo nhiều mặt trận khác như ở Biển Đông, ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An, TT Trump của Mỹ kêu gọi các nước chống Chủ Nghĩa Xã hội và chống TC xen vào bầu cử Mỹ 2018. Và trong nước Mỹ, nhân dân và chánh quyền Mỹ chống văn hoá vận, chống tâm lý chiến của TC. Tiêu biểu qua 90 Viện Khổng Tử của TC đặt ở các đại học Mỹ và qua phổ biến tuyên truyền của TC với màn hình lớn vượt bực 18x12 mét ở công trường Times Square New York, phát 24 giờ một ngày, 7 ngày 1 tuần.
Dân chúng TQ hoang mang từ lâu với kinh tế từng mở rộng với Mỹ bây giờ bị siết lại, bị Mỹ tung ra một cuộc chiến thương mại chống TC. Chính phủ Trung Quốc tìm cách xoa dịu, nhưng dân không tin, tuyên truyền của Đảng Nhà Nước TC hứa "Miễn là thị trường của chúng ta tiếp tục phát triển, Trung Quốc sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại". Dân chúng TQ tự hỏi thị trường TQ phát triển thế nào khi mà hai thị trường lớn Bắc Mỹ và Tây Âu không còn thuận tiện trong giao thương bình thường với TQ nữa.
Yan Xuetong, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ quay trở lại tình trạng trì trệ và bị cô lập như trong thời kỳ Mao Trạch Đông.
Một số người lập luận rằng Trung Quốc lẽ ra có thể tránh được đối đầu với Mỹ nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục chính sách "náu mình chờ thời" mà ông Đặng Tiểu Bình đã đặt ra.
Trái lại ông Tập đã công khai hai chương trình tham vọng: kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu được gọi là sáng kiến Vành đai và Con đường và nỗ lực chiếm thế áp đảo trong các ngành công nghiệp tiên tiến được gọi là Made in China 2025. Cả hai đều bị chính quyền Trump chỉ trích.
Ô. Yun Sun, một nhà phân tích tại Trung tâm Stimson ở Washington, đánh giá,"Có thể làm điều tương tự nhưng không cần kiêu ngạo như vậy", "Tôi tin rằng những người hoạch định chính sách ở Trung Quốc muốn thấy nhiều hành động hơn và quyết đoán hơn nhưng ông Tập đã đi quá xa".
Giáo sư kinh tế về hưu Sun Wenguang chỉ trích sáng kiến Vành đai và Con đường, lập luận rằng thật vô lý khi chi nhiều tiền ở các nước khác trong khi Trung Quốc đang đối mặt với nhiều vấn đề trong nước. "Một số người quá nghèo nên không có tiền chữa bệnh, một số người không có lương hưu và một số không có điều kiện để đi học", giáo sư Sun nói hồi tháng trước. "Nếu giới lãnh đạo vẫn chọn đi bơm tiền cho các nước khác thì nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội trong nước".
Trong khi đó một số nước ngoài phản ứng dữ dội đối với TQ vì các dự án Vành đai và Con đường đã khiến chính phủ nước đó lâm vào cảnh nợ nần, tạo ra ít việc làm cho dân địa phương hay gây ô nhiễm môi trường. Nhiều người cũng cảnh báo về khả năng Trung Quốc can thiệp vào chính trị của các quốc gia nhỏ hơn.
Luo Jianbo, người đứng đầu Trung tâm Chính sách Đối ngoại Trung Quốc, viết "Tôi nhớ lại một chủ đề được tranh luận sôi nổi trên mạng bởi những người dùng Internet trẻ: Ai thực sự là đối thủ của Trung Quốc? Có phải nước Mỹ không? Nhật Bản? Nga?". "Nếu chúng ta bình tĩnh suy nghĩ, câu trả lời có lẽ không nằm trong số đó. Đối thủ của Trung Quốc là chính chúng ta".
Teng Jianqun, giám đốc nghiên cứu Mỹ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nói rằng chính phủ cần chấp nhận thực tế mới và nói với công chúng Trung Quốc rằng cuộc đối đầu sắp tới chỉ là khởi đầu của một cuộc chiến lâu dài."Chúng ta cần để mọi người biết rõ rằng cuộc chiến thương mại này không phải là một cuộc cạnh tranh ngắn hạn", ông nói, "mà là cuộc đối đầu sẽ quyết định tương lai của Trung Quốc".
Vi Anh