Một người thất nghiệp xem danh sách các việc làm cần nhân công tại Khách sạn Riverside ở Sunrise, Nam Florida (ảnh chụp ngày 21/6/2018)
Tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ chỉ còn 3,7% trong tháng 9--mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969--cho thấy việc thuê mướn kéo dài kỷ lục đã giúp hàng triệu người Mỹ đi làm trở lại.
Chủ nhân chỉ mang thêm 134.000 việc làm trong tháng trước, ít nhất trong một năm, Bộ Lao động Mỹ loan báo ngày 5/10.
Trong những tháng gần đây, người tiêu dùng giàu lên và chi tiêu của các cơ sở kinh doanh đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và khuyến khích chủ nhân tiếp tục thuê mướn nhân công. Người Mỹ tin tưởng vào triễn vọng của nền kinh tế được thúc đẩy vì có thêm công ăn việc làm và có những chỉ dấu cho thấy lương cao. Tăng trưởng trong tháng 9 đã nới rộng mức tăng trưởng của việc làm hàng tháng trong 8 năm rưỡi liên tiếp.
Thêm vào đó vào ngày 5/10, chính phủ xét lại ước lượng thuê mướn nhân công trong tháng 7 và tháng 8 và tăng thêm 87.000 việc làm nữa. Cho đến nay, trong năm nay, tăng trưởng việc làm hàng tháng trung bình là 208.000, tăng hơn so với mức độ 182.000 việc làm của toàn năm ngoái.
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, dù ảnh hưởng của việc thuê mướn công nhân sẽ có thể không cảm nhận được cho tới sang năm, các kinh tế gia nói. Chính quyền ông Trump đã áp đặt thuế quan lên thép và nhôm nhập khẩu cũng như gần một nửa hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Hầu hết các doanh nghiệp Mỹ sẽ tìm cách thích ứng với chi phí cao, ít nhất đối với hiện nay, các kinh tế gia nói, và tránh sa thải công nhân.
Dù vậy trong trường hợp thuế quan vẫn còn hiệu lực toàn diện trong năm tới, khoảng 300.000 việc làm có thể mất, theo như ước lượng của ông Mark Zandi, kinh tế gia trưởng của Moody's Analytics.
Các nhà sản xuất, phụ thuộc nhiều vào các thị trường nước ngoài hơn là các công nghiệp khác, đã thêm vào 18.000 việc làm trong tháng qua, một dấu hiệu cho thấy cho đến nay chiến tranh thương mại ít ảnh hưởng đến việc thuê mướn nhân công.
Theo VOA