Một phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên hiệp Quốc tại Genève. Ảnh : Liên Hiệp Quốc Photo ONU
Ngày 12/10/2018, Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bầu 18 thành viên mới (trên tổng số 47 thành viên) của Hội Đồng Nhân Quyền nhiệm kỳ 2019 -2021. Nhiều tổ chức nhân quyền đã chỉ trích việc sáu nước Philippines, Bangladesh, Bahrein, Cameroon, Eritrea, Somalia được bầu vào hội đồng, bị coi là « một điều nực cười ».
Các thành viên mới được bầu theo tỉ lệ 5 thành viên thuộc các quốc gia châu Phi (Burkina Faso, Cameroon, Eritrea, Somalia, Togo), 5 thành viên ở châu Á - Thái Bình Dương (Bahreïn, Bangladesh, Fidji, Ấn Độ, Philippines), 2 thành viên Đông Âu (Bulgari, Cộng Hòa Séc), 3 thành viên Mỹ Latinh và Caribê (Achentina, Bahamas, Uruguay) và 3 thành viên cho khu vực Tây Âu và các nước khác (Áo, Đan Mạch, Ý).
Tất cả 18 thành viên trên, kể Philippines, Bangladesh, Bahrein, Cameroon, Eritrea, Somalia, đều đạt được số phiếu cao hơn nhiều so với số phiếu cần thiết theo quy định của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, trong một thông cáo, nhiều tổ chức nhân quyền của châu Âu, Mỹ và Canada như Human Rights Watch, UN Watch, Human Rights Foundation, Raoul Wallenberg Center for Human Rights ... cho rằng sáu nước nói trên « không đủ tư cách » để đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vì Philippines, Bangladesh, Bahrein, Cameroon, Eryhtréa, Somalia đều là các quốc gia đạt kết quả yếu kém trong lĩnh vực nhân quyền.
Theo RFI