logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/10/2018 lúc 09:55:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chân dung chị Thuỳ Dương tại một buổi tiếp xúc cử tri tháng 6/2018, người được cho là đã ném giày vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trong buổi tiếp xúc cử tri vào sáng ngày 20/10. (Ảnh chụp màn hình trên kênh Youtube Dân Oan Việt Nam)

Chị Nguyễn Thùy Dương 28 tuổi, ngụ tại Q.2 vừa có một hành động vượt qua mọi suy nghĩ của người dân cả nước. Chị ném chiếc giày của mình đang mang vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng ngày 20 tháng 10 trong một cuộc họp của thành phố với người dân oan Thủ Thiêm, khi bà Tâm trên bục giảng thuyết, cố gắng xoa dịu người dân oan trong giải pháp đền bù cho họ bằng việc tiếp tục hứa hẹn những điều mà họ đã nghe không biết bao nhiêu lần từ hơn hai mươi năm qua.
Chiếc giày của chị Dương không trúng bà Tâm nhưng lại trúng vào tâm điểm của cả guồng máy chính trị mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên người dân ném giày dép vào lãnh đạo, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên chiếc giày của chị Dương được chú ý nhiều đến thế. Chiếc giày như một thứ vũ khí của người dân đen, nó đơn sơ như thời kỳ Đảng Cộng sản vận động người dân dùng tầm vông vạt nhọn để chiến thắng quân thù. Chiếc giày tuy không nhọn và làm nguy hiểm tính mạng như tầm vông nhưng nó lại mang hình ảnh của những gì tệ hại nhất, mọi thứ nhơ bẩn đều nằm dưới gót của nó, vì vậy, nó mặc nhiên được xem là thứ vũ khí cần thiết khi người ta muốn hạ bệ một hình tượng, một chủ thuyết hay ngay cả một chế độ. Chiếc giày là hình ảnh gây ấn tượng khi nó được ném vào ai đó. Ở đây chị Thùy Dương ném vào bà Quyết Tâm, người phụ nữ quyền lực nhất thành phố. Bà Tâm được người dân xác định là không thuộc phe nước mắt bởi bà không biết khóc, vụ Nhà hát Giao hưởng là ví dụ mới nhất sau một loạt tuyên bố đầy tai tiếng của bà.

Nhưng chiếc giày của chị Dương không chỉ nhắm vào bà Quyết Tâm. Nó nhắm vào cả hệ thống quyền lực của Việt Nam. Thông điệp của nó là bọn dân cùng khổ của chúng tôi không còn sợ hãi guồng máy này nữa. Chiếc giày là tiếng nói chính thức không những của dân oan Thủ Thiêm mà là dân oan khắp nước. Những người sống không ra sống, chết không ra chết, đang vật vã trong những công viên, khu phố ngập ngụa sình lầy, dưới gầm cầu, trong nhà lồng chợ…..những con người ấy đã và đang kêu gào khản cổ nhưng không một ai trong guồng máy trả lời cho họ. Thủ Thiêm hai mươi năm. Đồng Nai hai mươi sáu năm, Long An, Bà Rịa, Văn Giang, Dương Nội, Nam Định….không biết bao nhiêu năm nữa. Chất chứa lâu và dày như thế liệu một chiếc giày có làm cho hệ thống này tỉnh giấc hay không?
Nếu chính quyền không tỉnh thì người dân sẽ tỉnh.
Bởi họ sống quá lâu trong sợ hãi. Người dân không thể tưởng tượng ra được vào một ngày nào đó trong một buổi họp quan trọng, trong một công sở nguy nga lại có một phụ nữ 28 tuổi cũng cùng khổ như mình dám ném chiếc giày vào lãnh đạo thành phố. Người phụ nữ ấy là ai mà bạo gan như thế? Đơn giản lắm, cô chẳng phải là anh thư nữ kiệt gì, cô chỉ là một người dân oan Thủ Thiêm mất đất, bị chính quyền lừa lọc quá lâu, quá nhiều lần. Sự nóng giận nhiều ngày đã biến thành phẫn nộ và từ đó chiếc giày được phóng ra bằng sức mạnh của sự oan ức, lầm than trong bao nhiêu năm tích tụ.
Chính quyền thành phố lần này tỏ ra khôn ngoan hơn khi không bắt giam chị như những lần khác, bởi họ biết bắt người dân oan Thủ Thiêm lúc này sẽ không khác nào đẩy sự cuồng nộ trở thành bão tố.
Chiếc giày của chị Dương làm người dân bình thường chợt tỉnh sau hơn bốn mươi năm sợ hãi chỉ biết cặm cụi mưu sinh và âm thầm tuân theo quy luật do người Cộng sản đưa ra, bất kể quy luật ấy bất công đến thế nào chăng nữa.
Nhiều năm qua, người dân đã biết chống lại công an giao thông khi bị bắt xe xử phạt những lỗi mà họ không vi phạm. Người dân đã biết bất tuân dân sự khi những BOT được dựng lên cốt để thu tiền một cách bất công nhưng ra vẻ hợp pháp. Người dân đã biết biểu tình chống ô nhiễm môi trường bất kể những hậu quả tàn độc mà họ phải nhận. Người dân cũng đã biết họ có quyền từ chối một tờ giấy triệu tập bất hợp pháp của công an cũng như không chấp nhận mở cửa cho an ninh khám nhà khi không có trát tòa. Họ đã biết dạy dỗ công an khi bị canh giữ tại nhà cũng như tố cáo hành vi bất hợp pháp của lực lượng an ninh bằng cách livestream công khai trên mạng xã hội.
https://gdb.voanews.com/...0_cy0_cw62_w250_r1_s.jpg
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (áo vàng) tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama nhân chuyến thăm của ông tới Việt Nam vào tháng 5/2016. Ảnh: AP Photo/Carolyn Kaster
Những cái biết ấy tuần tự xảy ra, nay họ biết thêm một điều nữa: người dân có thể ném giày dép vào lãnh đạo, giữa đám đông và giữa ban ngày.
Chiếc giày của chị Dương được ném đi bằng sức đẩy của bất công và bạo lực từ chính quyền thành phố. Bất công khi lấy đất của dân mà tiền bồi thường như của bố thí. Bạo lực khi cưỡng chiếm hàng ngàn căn nhà và đẩy người dân vào đường cùng của đêm tối. Chiếc giày của chị Dương không làm ai bị thương dù có bị ném trúng, nhưng chiếc giày có khả năng sát thương cả một chế độ khi chế độ ấy tiếp tục con đường bắt người dân hy sinh cho đảng trường tồn.
Chiếc giày của chị Dương rồi đây sẽ được người dân nhớ tới trong các cuộc trà dư tửu hậu. Bên gánh hàng rong, trong những quán cà phê chật chội cáu bẩn, hay trên những bàn nhậu vỉa hè. Người dân thấp cổ bé miệng tự dưng cảm thấy lớn lên bởi họ phát hiện rằng những người Cộng sản cũng là con người như họ, cũng biết sợ hãi và đầy rẫy hèn mọn, nhất là khi bị dân chúng nổi lên chống lại.
Đối với người trí thức, chiếc giày của chị Dương làm họ bứt rứt, bất an. Mặc cảm trước một người đàn bà 28 tuổi làm cho họ nhỏ bé và tổn thương. Nhỏ bé vì bất lực, tổn thương vì tự ái. Và biết đâu chiếc giày của chị Dương sẽ khiến họ bừng tỉnh và bước ra khỏi căn chòi “cầu an” mà họ tự nhốt mình bao năm nay một cách tự giác và đầy những bao biện.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 21/10/2018 lúc 10:18:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Loanh quanh bên chuyện dép/giầy

UserPostedImage

“Nhiều người nói tôi đi khiếu nại khi tóc còn xanh mà bây giờ nhìn xem tóc tôi đã bạc trắng.” (Trần Thị Mỹ, cư dân Thủ Thiêm)

“Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Đến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép.
“Vì lòng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nhìn tôi, nhưng ngay đó ông hiểu ra.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997)

Nhờ “lòng kính trọng” của tác giả đoạn văn thượng dẫn nên màn “chưng dép” của ông Hồ Chí Minh đã không gây ra điều tiếng eo xèo gì ráo. Thiệt là quý hóa và may mắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự may mắn tương tự với giầy và dép. Cách đây hai năm, có hôm, nhật báo Người Việt ái ngại loan tin:

Từ chiều 25 Tháng Năm, trên các mạng xã hội lan truyền “chóng mặt” hình cán bộ vừa rời khỏi xe công vụ liền được một ông bảo vệ cõng đưa lên bậc tam cấp của hội trường, khiến dư luận “dậy sóng.”
Tin Tuổi Trẻ cho biết, người được bảo vệ cõng trong hình là ông Nguyễn Ngọc Niên, tổng biên tập báo Nhà Báo và Công Luận của Hội Nhà Báo Việt Nam.
Tấm hình này được chụp trước bậc tam cấp của hội trường Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh vào sáng 25 Tháng Năm, nơi chuẩn bị tổ chức “hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết đại hội lần thứ XII đảng,” dành cho trên 850 lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của 25 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Nói qua điện thoại với Tuổi Trẻ sau khi bức ảnh được phát tán trên mạng, ông Nguyễn Ngọc Niên cho biết không biết ai chụp và vì sao lại đưa bức ảnh này lên mạng...

UserPostedImage
(Ảnh: CTV)

Tôi cũng có nỗi thắc mắc tương tự: Chuyện có gì lạ đâu “vì sao lại đưa bức ảnh này lên mạng?” Báo Dân Trí, số ra ngày 19 tháng 9 năm 2018, vừa cho hay:

“Cứ 7 lao động phải 'nuôi' 1 công chức, viên chức và người hưởng lương. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01/07/2017, cả nước có hơn 3.8 triệu cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương, mức tăng 11.3% so với năm 2012. Nếu so sánh với tổng số lao động hơn 26.9 triệu lao động, bình quân cứ 7 lao động đang làm việc sẽ phải nuôi một cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương.”
Toàn dân nai lưng nuôi nấng cán bộ trọn đời như thế mà có ai dám ta thán gì đâu. Thỉnh thoảng - vào lúc gió mưa - cõng mấy ổng/mấy bả thêm năm ba phút (cho khỏi ướt giầy) nào phải là chuyện lớn, đáng để phàn nàn. Điều cần phàn nàn, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan là: “Không có lý gì mà người dân và doanh nghiệp phải nộp thuế để nuôi các cán bộ gây cản trở cho mình và lạnh tanh với sự phát triển của đất nước.”
Bà Lan nói đúng nhưng e chưa đủ. Cán bộ nhà nước không chỉ “cản trở” công ăn việc làm của người dân, và “lạnh tanh với sự phát triển của đất nước” mà còn “ăn của dân không từ thứ gì” ráo - kể cả đất đai. Trong vụ ăn đất ở Thủ Thiêm lại vừa có “sự cố” không hay, liên quan đến chuyện dép dầy, được fb Hoàng Minh mô tả là chiếc dép đi vào lịch sử:
“Cả nhà nuôi giấu cách mạng, cha là tù chính trị, nhưng cả nhà chị Nguyễn Thị Thùy Dung lại bị mất đất trong uất ức. Hôm nay, chị là một trong 5 người đến sớm nhất nhưng khi đăng ký 'phiếu phát biểu' lại là số 39 trong khi mọi người chỉ được phép phát biểu trong 120 phút. Những uất ức dồn nén vào chiếc dép hiệu Uyên (sản xuất tại quận 2) đã bay thẳng vào cán bộ.”
FB Lê Luân Quang cho biết thêm đôi ba chi tiết:

“Đây là chiếc guốc của một cô gái trẻ ném thẳng vào mặt bà Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tại Hội nghị tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng ngày 20/10/2018. Đây cũng là ngày lễ kỷ niệm Phụ Nữ VN trên toàn quốc.
Được biết, cô gái ấy tên là Nguyễn Thị Thùy Dung, người đại diện 'bất đắc dĩ' cho hàng ngàn dân oan bị chính quyền cướp đất tại Thủ Thiêm, q2, mà họ đã khiếu kiện các cấp chính quyền lẫn CP suốt 20 năm ròng nhưng không có kết quả. Đó là sự phản kháng trong bế tắc của đại diện cho cái nôi cách mạng...
Cũng như chiếc dép ném thẳng vào mặt Phó Chánh Tòa cao cấp Trần Văn Tuân trong buổi xin lỗi ông Hàn Đức Long, người bị tuyên án tử hình oan và ngồi tù 11 năm, ngày 25/4/2017. Chiếc guốc của chị Dung là một cuộc đấu tranh tự phát, thể hiện sự vùng lên cuối cùng trong nỗi cô đơn đầy tuyệt vọng.
Nhưng đó cũng là dấu ấn khởi đầu cho một vùng đất mà sự bùng nổ của nỗi uất hận vì bị đối xử bất công đã lên đến tột đỉnh của sự kiềm chế. Nó cũng đánh dấu cho sự ô nhục và bất lực của một chế độ không kiểm soát được quyền lực của băng nhóm tư bản đỏ tham tàn. Và cũng có thể, chiếc guốc này báo hiệu cho một sự suy tàn không thể cứu vãn của đế chế độc tài tàn bạo tại VN.”

FB Khang Nguyên gửi theo đôi ba lời bình:

“Bất lực trước đất đai, nhà cửa bị cưỡng chiếm; bất mãn trước cách giải quyết kém cỏi, trơ trẽn của giới lãnh đạo, người dân đã chọi chiếc giầy vào mặt những kẻ này để bày tỏ sự bức xúc, nỗi bất mãn và sự xem thường những kẻ luôn mang tiếng rằng sẽ đại diện, mang lại công bằng cho họ.
Cái mà người ta vẫn thường đeo hàng ngày để bảo vệ đôi chân tránh đạp phải những thứ bẩn thỉu, nhơ nhuốc thì nay bay thẳng vào mặt chính quyền. Tôi nói thật, không có cái nhục nhã nào bằng khi kẻ quyền lại bị người dân khinh rẻ đến thế.”

FB Uyên Vũ cũng thế: “Tuy chưa trúng đích nhưng khi chiếc dầy bay đi nó đã thoát thân phận để biểu thị cho lòng dân.”

UserPostedImage
FB Thu Hồng Trần kết luận:

“Tôi thật sự sợ ! Không phải sợ chiếc giày sandal mà sợ lòng dân vì chính họ bảo không còn gì để mất... đêm nay không biết lãnh đạo có họp khẩn không? Hay ngủ ngon !? Ái da ... tức nước thì bờ vỡ thôi!”

Chắc chưa thể vỡ ngay đâu nhưng cũng sắp rồi!

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.131 giây.