Giáo sư Peter Navarro, chủ biên quyển sách chấn động thế giới “Chết Vì Trung Quốc” hiện là cố vấn cho Tổng thống Trump, mới đây tuyên bố công khai và rõ ràng. Rằng "Hãy nhìn vào điều này: Chi phí vận chuyển một gói bưu phẩm từ Los Angeles đến New York còn đắt hơn việc vận chuyển một gói hàng tương tự từ Bắc Kinh tới New York. Sự bất bình đẳng này đặt các doanh nghiệp nhỏ và nhà sản xuất Mỹ vào thế bất lợi trong cạnh tranh." Người Mỹ học cao, người Mỹ lao động, đảng Cộng hòa hay Dân chủ, người Mỹ nữ hay nam, giả sử có câu hỏi ai đồng ý với Ô Navaro xin giơ tay. Chắc chắn hằng ngàn cánh tay, hằng triệu triệu cánh tay người Mỹ giơ tay lên. Và nhất tề đòi hỏi chánh quyền Mỹ làm tất cả điều gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để huỷ bỏ bất công đó. Một bất công quá lợi cho TQ mà quá bất lợi cho nước Mỹ và dân Mỹ.
Trong chế độ tự do, dân chủ, ý dân là hiến pháp, luật pháp, chánh quyền của dân, do dân, vì dân phải hành động. Công ước Liên minh Bưu chính Toàn cầu đã tồn tại 114 năm nay đang tạo ra môi trường thương mại bất công, bất lợi cho đất nước và nhân dân Mỹ. Rõ ràng trong khi bưu kiện TC gửi tới Mỹ với giá quá rẻ, quá lợi cho TC. Mỹ phải hành động, TT Trump đã tuyên bố khởi động qui trình rút Mỹ ra khỏi Liên minh Bưu chính Toàn cầu có từ năm 1874, suốt 144 năm, hiện có 192 quốc gia tham dự.
Liên minh bưu chính thế giới (UPU) - một tổ chức kết nối các dịch vụ bưu chính trên khắp thế giới có trụ sở tại Thụy Sĩ. UPU, một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc kể từ năm 1948, cho phép các quốc gia đang phát triển gửi hàng hóa đến các quốc gia giàu có hơn với giá rẻ. Mục đích ban đầu là giúp kết nối các nền kinh tế nghèo hơn với các nước giàu, góp phần tạo ra động lực kinh tế.
Tuy nhiên, hiện tình kinh tế tài chánh thế giới đổi thay, TC bây giớ là siêu cường kinh tế số 2, không lý do gì TC cứ hưởng qua nhiều lợi bưu điện còn Mỹ cứ bất lợi. UPU đang gây ra những chi phí bất công với các công ty vận chuyển và làm tổn hại hệ thống bưu điện Mỹ. Nó tạo điều kiện cho các gói hàng từ Bắc Kinh đến New York (Mỹ) thậm chí còn rẻ hơn so với từ San Francisco bên Bờ Tây đến Bờ Đông nước Mỹ từ 40% đến 70%. Nó cũng tạo điều kiện cho hàng giả, hàng nhái, hàng độc từ Trung Quốc tràn vào nước Mỹ.
Sưu khảo cho thấy không phải chánh quyền Trump là chánh quyền Mỹ đầu tiên chống hiệp ước bất công này. Nhiều chánh quyền Mỹ đã từng tranh thủ tu chính, nhưng không kết quả. Chỉ có chánh quyền Trump làm mạnh nhứt sẽ hoàn toàn rút ra, nhơn khi Mỹ chiến tranh chống thương mại chống bất công của TC đối với Mỹ, chống chủ nghĩa xã hội tức CS chủ nghĩa, chống TC can thiệp vào bầu cử, chống TC vi phạm thô bạo trong tự do hàng hải quốc tế ở Biển Đông.
Cú TT Trump đánh mạnh vào Bưu Điện bất công quá lợi cho TC và quá bất lợi cho Mỹ là cú đánh mạnh nhứt để xây dựng không phải để tẩy chay mà để làm bàn cho hội nghị là một trong những kỹ thuật bí quyết đàm phán của chánh quyền Trump. Các chánh quyền tiền nhiệm của Mỹ đã hơn một lần đòi hỏi công bằng bưu điện nhưng chưa thành vì cú đánh chưa đủ mạnh, TC chưa tương nhượng Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước không phải để tẩy chay mà để tạo cơ hội tu chỉnh, chuẩn hóa, tạo công bình các quy tắc bưu chính trong cộng đồng quốc tế. Vì năm 1969 Liên hiệp định có thông qua một quy định cho phép các nước đang phát triển có lợi thế xuất cảng lớn hơn tới các nền kinh tế phát triển thông qua giá cước thấp. Quy định ấy cho phép các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hàng đến Mỹ với giá thấp hơn đáng kể so với mức giá vận chuyển một vài chặng nội địa của nước Mỹ. Thậm chí, nhiều công ty còn cung cấp miễn phí các dịch vụ vận chuyển từ Trung Quốc tới Mỹ, điều khiến giá các sản phẩm nhập cảng của Trung Quốc thấp hơn, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ. Năm 2016 lại điều chỉnh Hiệp ước tạo những điều chỉnh có lợi hơn nữa cho Trung Quốc.
Việc Mỹ mới tuyên bố rút khỏi hiệp ước 144 năm tuổi là một đòn tấn công khác của Mỹ nhằm vào Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại đang ngày càng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ở thời điểm hiện tại, Mỹ đã áp thuế với lượng hàng hóa nhập cảng trị giá 250 tỷ USD từ Trung Quốc và đe dọa sẽ đánh thuế toàn bộ số hàng nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Đáp trả lại động thái của Mỹ, Trung Quốc cũng tuyên bố đánh thuế lượng hàng hóa nhập cảng trị giá 110 tỷ USD từ Mỹ và Bắc Kinh cũng đang chuẩn bị cho những động thái mạnh mẽ hơn nhằm đáp trả Washington. Các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước đang bị đình trệ, dẫn tới việc cuộc chiến thương mại sẽ không thể tìm được lối thoát trong tương lai gần.
Thái độ và hành động mới nhất của chính quyền Mỹ thời TT Trump cũng phản ánh tình hình ngày càng gay gắt của cuộc xung đột với TC. Gần đây, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ với tính chất rất nghiêm trọng.
Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia Mỹ gọi công ước bưu chính quốc tế là "lỗi thời" và cho rằng chính nó đã "góp phần đáng kể vào cơn lũ hàng giả, các loại thuốc nguy hiểm có nguồn gốc từ Trung Quốc".
Tiến trình rút khỏi UPU sẽ kéo dài 1 năm với nhiều cuộc đàm phán. Các quan chức Mỹ cho hay nếu qui trình tái đàm phán các điều khoản trong UPU thành công theo hướng công bằng hơn với Mỹ, Washington "sẽ thu hồi tuyên bố rút lui và sẽ tiếp tục là một phần trong UPU".
Phản ứng trước tuyên bố của Mỹ, người đứng đầu UPU Bishar Hussein cho biết sẽ tìm kiếm các cuộc họp với các quan chức Mỹ để thảo luận về vấn đề này. UPU vẫn cam kết đạt được mục tiêu cao quý của sự hợp tác quốc tế bằng cách làm việc với tất cả 192 quốc gia thành viên của mình để đảm bảo rằng công ước này sẽ phục vụ tốt nhất tất cả.
Những thay đổi từ UPU, nếu có với đàm phán của Mỹ, trước tiên sẽ có lợi cho các thương gia và những người gửi hàng hóa ra nước ngoài từ Mỹ. Tập đoàn Amazon, ông trùm trong ngành thương mại điện tử có trụ sở tại Mỹ, đã nhiều năm kêu gọi chính quyền Washington hành động, chấn chỉnh thực trạng giá bưu kiện nước ngoài đến Mỹ với phí thấp.
Thái độ, hành động mới nhất từ chính quyền Trump không có gì ngạc nhiên với giới quan sát. Tổng thống Trump cho thấy ông là người thích "đập đi xây lại" các thiết chế quốc tế, bất chấp chúng đã định hình, nếu những thiết chế này gây tổn hại đến lợi ích của nước Mỹ. Trước UPU, ông Trump đã tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu với lý do nó làm giảm tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp Mỹ. Và mới đây TT rút khỏi hiệp ước INF đã với Nga vì Nga lén xuất hoả tiễn tâm trung, bán cho TQ, còn TC không tham gia hiệp ước thì sản xuất thoải mái, trong khi hiệp ước bó tay Mỹ.
Đe dọa rút ra có thế nói là bí quyết đàm phán của chánh quyền Trump để làm bàn cho hội nghị sau đó. Cuộc tái đàm phán theo hướng có lợi cho Mỹ mà ông Trump áp dụng đang cho thấy rất ép phê, hiệu quả kinh ngạc. TT sẵn sàng chịu mang tiếng Ông Ác để phái đoàn Mỹ làm Ông Thiện bớt đòi hỏi một tí hầu hai bên có thể thoả hiệp dễ dàng mà sự thay đổi là có lợi cho Mỹ.
Chẳng hạn, phái đoàn Mỹ của chánh quyền Trump đã đưa vào Hiệp định thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), hay còn được gọi là NAFTA 2.0 một điều khoản cho phép hai nước còn lại có thể huỷ hiệp định 3 bên và ký hiệp định thương mại tự do song phương nếu một trong ba thành viên USMCA ký hiệp định thương mại tự do với nước có nền kinh tế “phi thị trường”, hàm ý chỉ Trung Quốc.
Một nhà phân tích nhận định đây cũng sẽ là cách Mỹ áp dụng với Nhật Bản và EU khi đàm phán, ngăn hai nền kinh tế này ký thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc.
Vi Anh