logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/11/2018 lúc 11:04:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong ngôn ngữ phổ thông của giới truyền thông tại Sàigòn thời còn Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975, người ta thường dùng chữ “tin vịt” để nói về những loại tin tức hoang tưởng hay giả trá này, một cách sử dụng từ ngữ tài tình đủ nói lên sự đánh giá của người nghe hay độc giả. Nhà báo Chu Tử cũng nương theo từ ngữ này để viết cột mục “Ao Thả Vịt” để ngụ ý với mọi người rằng những điều ông viết ra ở đó đúng hay sai là tuỳ theo cảm quan và ước mộng (wishful thinking) của người đọc, chứ nó không hề là tin tức (news).
Nhưng phải đợi đến sau cuộc bầu cử năm 2016 ở Hoa Kỳ thì từ ngữ “fake news” mới phổ biến rộng rãi hơn để giờ đây đã trở thành một từ ngữ quen thuộc và phổ thông nhất khiến cho nhiều người dễ dàng mở lời để đánh phủ đầu đối phương khi phải đối diện trước những thông tin bất lợi cho mình. Và người có công đầu trong việc phát triển chữ nghĩa này không ai khác hơn chính là đương kim Tổng Thống Donald Trump.
Ông Trump là người duy nhất đã thành công khi dùng phương tiện truyền thông qua mạng Twitter để bắn ra những mẩu tin dối trá, cáo buộc nhiều người một cách loạn xạ với đủ loại thông tin được dựng đứng nhằm gây tranh cãi dữ dội khắp nơi liền sau đó.
Nó khiến cho những phụ tá của ông như các phát ngôn viên Toà Bạch Ốc sau đó đã phải khiên cưỡng biện hộ cho những điều sai trái này khi bị đối chất trước những sự thật trái ngược với lời nói của sếp lớn bằng cách phải nói quanh co, hoặc như trường hợp của bà Kellyanne Conway phải dùng đến một từ ngữ mới là “alternative facts”. Chữ “alternative” có thể được tạm dịch là “cái khác”, “cái thay thế”. Còn “fact” là “sự kiện”, “sự thể” đã xảy ra. Nếu đã là một sự kiện thì chỉ có một thứ, có sao nói vậy, chứ làm gì có chuyện “một sự kiện thay thế” được!
Tuy nhiên trong bối cảnh “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” với nội tình chính trường và xã hội Hoa Kỳ ngày nay phân hoá trầm trọng theo bè phái và hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến thi nhau công kích dữ dội, nhiều người tiếp tục lao mình vào trận chiến chia rẽ này để mong bảo vệ lập trường của phe mình và chống đối kịch liệt phe đối nghịch. Từ đó mới dẫn đến việc nhiều người sẵn sàng chấp nhận những lời chụp mũ chung chung cho rằng giới truyền thông ngày nay chuyên đưa ra “fake news” vì lập trường cấp tiến và thiên tả của họ v.v…
Tuy nhiên, trong ngành truyền thông đại chúng của các cơ quan ngôn luận dòng chính, không phải chỉ có phần bình luận và diễn giải của nhiều chuyên gia, thường gọi là “pundits”, mà cũng còn có phần đi kèm theo không kém phần quan trọng: đó là những bài tường thuật về những diễn biến đang xảy ra ngoài đời hay trên chính trường, chẳng hạn như những cuộc biểu tình, xuống đường v.v… với những hình ảnh và chi tiết không thể nào phủ nhận được. Do đó, chúng ta không nên vơ đũa cả nắm và có thói quen tai hại là cứ mở miệng ra là đánh phủ đầu để cáo buộc cái gọi là “truyền thông thiên tả”, hoặc gọi một cách xách mé là “truyền thông thổ tả” cho dù đó là những tờ báo và tạp chí đã được hình thành từ cả trăm năm về trước, và đã trải qua biết bao những đổi thay theo kiểu “biển dâu” trong xã hội.
Sự phổ biến và phát tán nhanh lẹ những thông tin “fake news” như ngày nay có lẽ nhờ ở sự phát triển đúng lúc của những mạng truyền thông bình dân, đặc biệt là các phương tiện Facebook và Twitter. Nó giúp cho người phát tin cũng như người nhận tin có thể được liên lạc với nhau một cách mau lẹ cấp kỳ, thay vì phải mất một thời gian sàng lọc như các phương tiện truyền thông cố hữu.
Người bắn tin (như TT Trump) chỉ cần ngồi gửi “tweet”, tức là bấm vài dòng chữ rồi bấm nút gửi đi và sau đó vài giây hàng chục triệu người ủng hộ ông biết được những thông tin này (cho dù là không có cách nào để kiểm chứng mức độ đúng sai của nó). Rồi những người này cũng lại có thể phát tán tiếp (gọi là retweet) đến hàng chục hay hàng trăm những bạn bè thân quyến của họ. Hoặc những người chống đối cũng có thể nhanh chóng phản hồi bằng những luận cứ đối nghịch. Thảng hoặc những lời phản hồi này mạnh mẽ với những bằng chứng cụ thể xác đáng, người gửi lúc ban đầu có thể sẽ xấu hổ và rút xuống những mẩu tin này, coi như là xoá đi những bằng chứng sai trái của mình khiến cho đối phương hết có cơ hội để tấn công và chỉ trích tiếp.
Có lẽ đây mới là nguồn gốc chính của việc phát tán các loại thông tin kiểu “fake news” lan tràn như ngày nay, dẫn đến những hệ quả tai hại mà nhiều người không ý thức rõ. Riêng với giới truyền thông dòng chính, đặc biệt là với ngành báo viết, phải khách quan công nhận rằng điều này không hề xảy ra.
Lý do đơn giản là một bài viết xuống (và được in trên báo giấy để đến tay độc giả) bao giờ cũng có cái giá trị của nó do bởi tiến trình được sàng lọc qua nhiều giai đoạn, từ tác giả khi đọc lại cho đến ban biên tập kiểm chứng và cân nhắc trước khi được lựa chọn để đăng vì muốn bảo vệ thanh danh và uy tín của mình để tránh những điều sai lầm hoặc không đầy đủ hoặc không đúng sự thật.
Chính cái áp lực tinh thần to lớn này đã khiến cho các tác giả và các tờ báo viết bao giờ cũng cẩn trọng hơn, nếu so với các bài viết trên các trang blog hay trên các trang mạng Facebook hoặc Twitter.
Trong một bài viết mới đây trên trang mạng Marketwatch.com, nhà báo Kari Paul cho biết là các loại thông tin giả “fake news” có nhiều xác suất được phát tán nhiều lần hơn trên mạng Twitter hơn là những loại thông tin trung thực.
Người ta thường thuật lại một câu nói cho là của nhà văn Mark Twain nói rằng “Một lời dối trá có thể đi nhanh đến hơn nửa địa cầu này trong khi sự thật thì còn đang dậm chân tại chỗ vì đang còn cột giây giầy.” Nhiều người khác cho rằng câu thành ngữ đó cũng chưa chắc là của ông Mark Twain, vì cũng giống như đa số các câu ca dao và tục ngữ thường cũng không ai rõ tác giả của nó đích thực là ai. Chính vì các điểm không truy tìm ra nguồn gốc đích thực của nó đã cho thấy cái giá trị vượt thời gian của sự kiện này, xuyên qua một cuộc nghiên cứu mới đây từ trường đại học nổi tiếng là MIT tại Hoa Kỳ.
Cuộc nghiên cứu này, theo lời của giáo sư chủ trì là Sinan Aral, cho thấy là “những điều dối trá thường là được loan truyền và phát tán để đi rất nhanh, rất xa, rất sâu, và rất rộng rãi hơn là những thông tin đứng đắn đúng sự thật trên tất cả các thể loại thông tin.” Cuộc nghiên cứu này dẫn đến hai kết quả nhận định như sau:
1. Trên mạng Twitter những loại thông tin giả trá có xác suất hơn 70% được truyền đi lần nữa (retweet) so với các thông tin đúng sự thật. Những loại thông tin hoặc bài viết đứng đắn và đúng sự thật đều phải mất thời gian dài đến 6 lần hơn để đến tay người đọc khi so sánh với các loại thông tin giả.
2. Những thông tin giả trá được tiếp tục loan truyền và phát tán đi rộng rãi hơn nhiều so với những thông tin đúng đắn, và tiếp tục nhanh lẹ như vậy ở những giai đoạn hay tầng bước kế tiếp. Vì thế nên cuộc nghiên cứu này đã gọi đó là một hiện tượng giây chuyền các mẩu tweets không ngừng nghỉ. (Đây là một hiện tượng thường thấy trước đây khi bạn nhận được một bức thư của người bạn gửi đến, trong đó nội dung kêu gọi bạn hãy sao chép lại và gửi đi cho hàng chục người bạn khác. Bức thư liệt kê những điều tốt sẽ xảy ra cho những ai làm theo, và những điều tại hại đã xảy ra cho những ai không tin và không chịu làm. Nhiều người cũng dễ lầm tin nên sẵn sàng làm theo, nhất là khi nghĩ rằng làm như vậy cũng chẳng thiệt hại gì.) Những kiểu giây chuyền này sẽ lan nhanh từ 10 đến 20 lần so với những thông tin đứng đắn.

Vì sao những thông tin giả trá lại hấp dẫn để lan truyền như vậy?
Theo giáo sư Aral của trường Đại học MIT, lý do chính của việc này là vì những thông tin giả trá hay sai trái đó thông thường đều hấp dẫn hơn so với những thông tin đúng đắn. (Điều này có lẽ cũng là tâm lý của con người thường ích kỷ và nhỏ mọn, bao giờ cũng thích biết vì tò mò về những điều xấu xa của hàng xóm hơn là những thành quả tốt đẹp của họ.)
Những thông tin giả trá bao giờ cũng mang tính cách sôi nổi và kích động nên nhiều người mới cảm thấy hứng thú để phát tán hoặc loan truyền đi khắp nơi. Nó cũng có thể tạo cho người phát tán các thông tin cái cảm tưởng như mình là một người hiểu biết rộng rãi và nhanh chóng san sẻ tin tức cho nhiều người cùng biết.
Và điều trớ trêu là có lẽ cũng vì thế mà giới truyền thông cũng có việc để làm, những bản tin về tai nạn, thiên tai, xì-căng-đan tai tiếng, cướp của, lừa gạt, giết người, ngoại tình v.v. bao giờ cũng hấp dẫn người đọc hơn là những bản tin về các việc làm tốt đẹp hay đạo đức hoặc là tình trạng an toàn bình yên trong xã hội v.v.
Cuộc nghiên cứu này của trường Đại học MIT diễn ra giữa lúc hiện tượng “fake news” được xem như là một bệnh dịch nguy hiểm đang lan truyền rất nhanh chóng, cho dù là các tác giả của cuộc nghiên cứu đều tránh dùng đến từ ngữ này. Một cuộc điều tra của Quốc Hội Hoa Kỳ đã cho thấy là những những kẻ gian của Nga đã gài được những con bọ điện toán (Internet bots) vào nhiều hệ thống máy điện toán tại Mỹ để từ đó liên tục bắn ra hàng loạt những bản tin giả trá nhằm kích động nhiều giới cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2016, dẫn đến tình trạng phân hoá và chia rẽ trầm trọng sau đó.
[“Bot” là một từ ngữ ám chỉ một con sâu bọ như ký-sinh-trùng nằm trong hệ thống tiêu hoá. Trong lãnh vực điện toán, nó được dùng để mô tả những thảo chương được cài cấy vào bên trong các máy điện toán để từ đó chạy các ứng dụng một cách tự động và còn nhanh hơn cả người ngồi sử dụng chiếc computer trước mặt.]
Cùng lúc đó, TT Trump tiếp tục dùng từ ngữ “fake news” để chỉ trích giới truyền thông mỗi khi họ tường thuật về các chính sách hoặc là tỉ lệ ủng hộ của dân chúng ở mức rất thấp và tồi tệ so với những vị tiền nhiệm, cho dù là quả tình không ai chối cãi sự thật hiển nhiên là những chính sách và lời lẽ phát ra từ cửa miệng của ông bao giờ cũng đầy tính cách khích động và gây chia rẽ trong xã hội, với một bên là những người chống đối kích liệt và phía bên kia là những người ủng hộ cuồng nhiệt đương nhiên là phải vỗ tay hoan hô tối đa. Một cuộc nghiên cứu của viện Ipsos Public Affairs đã dẫn đến kết luận cho thấy là những tựa đề giả trá của các mẩu tin thời sự đã khiến cho giới độc giả tại Mỹ bị lầm tin đến 75%.
Mặc dù các bản tin giả trá được truyền đi hoặc phát tán bởi các con bọ điện toán được nhiều chuyên gia chú ý và tìm cách đối phó, các tác giả cuộc nghiên cứu của trường Đại học MIT cũng cho thấy là con người chúng ta cũng góp phần không nhỏ trong thói quen tai hại này khi tiếp tục phát tán nó, dù là vô tình hay cố ý. Khi các tác giả loại bỏ những con số gây ra từ các loại bọ điện toán, họ thấy rằng tỉ lệ phát tán các loại thông tin giả trá bởi người thật cũng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nhiều so với những loại thông tin đúng đắn.
Cuộc nghiên cứu cho thấy là nhiều người sẵn sàng phát tán những loại thông tin giả trá đó một cách cố ý (khi nó đúng với ý mình) và một số khác thì phát tán một cách vô tình những loại thông tin không được kiểm chứng kỹ lưỡng do bởi thói quen cẩu thả hoặc hời hợt, không suy nghĩ sâu xa về nó.
Điển hình là mới đây, một người nào đó đã tung lên trang mạng Twitter một bức hình cho thấy một cảnh sát viên bị đánh trọng thương máu me đầy đầu, với hàng chữ chú thích rằng vị cảnh sát viên này đã bị “hành hạ” bởi đoàn người di dân gốc Nam Mỹ đang tiến về biên giới Mễ và Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, sau đó bức hình này đã được phát tán nhanh lẹ trên mạng Internet. Cũng cùng tấm hình đó. Phần lớn là cùng với lời chú thích. Nhưng được phát đi bởi nhiều người khác nhau.
Thế nhưng một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng mà nhiều người không chịu chú ý đến. Đó là khi chịu khó tìm hiểu trên trang mạng Snopes để biết hư thực ra sao, người ta sẽ thấy rõ đó là một chuyện hoàn toàn giả trá rất tai hại và ác ý.
Tấm hình này thật ra là đã được chụp trong một vụ biểu tình bạo động tại thủ đô Mexico City vào năm 2012, chứ không phải là chuyện đang xảy ra hiện nay vào tháng 10 năm 2018, trong vụ sôi nổi về đoàn người di dân đang tìm cách bỏ trốn ở các nước Nam Mỹ để tiến về biên giới với Hoa Kỳ.
Nếu chịu khó đọc trên trang mạng Snopes, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn. Những bức hình này không hề chứng minh việc các nhân viên công lực đã bị tấn công và đánh đập bởi những người trong đoàn di dân đang tiến về biên giới nước Mỹ vào năm 2018. Thật ra nó chỉ là những hình ảnh đã xảy ra vào năm 2012 cho thấy những diễn biến xảy ra sau các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát tại thủ đô Mễ Tây Cơ vào lúc đó.
Dĩ nhiên, không phải ai cũng chịu khó tìm hiểu để kiểm chứng trên trang mạng Snopes nhìn thấy điều này. Một trong số đó là một người ký tên là Jacque Guinan đã đưa lên những tấm hình này, cùng với những lời chú thích để báo động. Sau đó bản tin của Guinan được hơn 33,000 người cùng chia sẻ (share) để loan rộng đến nhiều người khác khiến con số người nhận được nó tăng lên gấp bội lần.
Nhưng nhiều người khác cũng góp lời phản bác để nói rằng đó là những tấm hình xưa cũ và đây là chuyện giả trá đầy ác ý. Nhưng tác giả là Jacque Guinan không hề chịu lấy xuống hoặc góp lời để đính chính cho đúng sự thật.
Dĩ nhiên, đã có rất nhiều người hoàn toàn tin tưởng vào mẩu tin được phát tán bởi Jacque Guinan này. Trong số đó lại có tên của bà Ginni Thomas, vợ của đương kim Thẩm phán Clarence Thomas của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Và bà Ginni đã không ngần ngại đưa hình ảnh này lên trang mạng Facebook của bà để cho mọi người cùng xem.
Nói nào ngay, không phải chỉ riêng có bà Ginni Thomas mà rất nhiều người khác cũng dễ bị lầm lẫn khi theo rõi các bản tin trên mạng Internet. Nhưng trước khi bà Ginni chịu rút xuống bản tin và bức hình này, bà đã để nguyên nó trong nhiều ngày liền, dù rằng đã có một vài người, như ông Mike Burkons, đã lên tiếng vạch rõ sự dối trá này và phê bình rằng: “Bà Ginni, bà có chịu quan tâm rằng tấm hình bà cho đăng không phải là từ đoàn người di dân hiện nay mà là chuyện đã xảy ra từ năm 2012?”
Lời bình luận của ông Burkons viết tiếp: “Tôi hy vọng rằng chồng bà (thẩm phán Clarence Thomas) sẽ thực sự suy nghĩ rằng những sự kiện và diễn biến xảy ra là điều quan trọng trước khi phán xét một vụ án nào đó chứ không giống như kiểu làm việc của bà vợ ông ta.”
Cũng may là cuối cùng công ty Facebook đã quyết định ra tay để rút nó xuống với bản thông cáo như sau: “Đáng lý ra đây là điều mà chúng tôi phải phát giác sớm hơn nữa. Tuy nhiên cũng nhờ việc đánh giá nó là “giả trá” từ một trong những người kiểm chứng độc lập do chúng tôi thuê mướn nên chúng tôi có thể rút nó xuống khỏi trong các loại thông tin về Thời Sự.”
Vài tháng trước đây, một số người cũng loan truyền và phát tán một vài chuyện giả trá cũng tai hại không kém. Việc thứ nhất là tấm hình chụp TT Trump đang ngồi trên một chiếc xuồng nhỏ và giang tay để với tới một nạn nhân bị mắc kẹt trong nước lũ trong cơn bão lụt Harvey tháng 8 năm 2017.
Đi kèm theo đó là lời chú thích để nói rằng vì sao mà giới truyền thông dòng chính không bao giờ chịu tường thuật về những tấm hình như vậy, ngụ ý là muốn nói đến tinh thần thiên vị của giới truyền thông không chịu đăng những hình ảnh hay câu chuyện có tính tích cực của TT Trump.
Dĩ nhiên những người hiểu chuyện đều biết rõ đó là chuyện giả trá vì vài chi tiết lộ rõ với hình ảnh TT Trump trong bộ vest mà lại không mặc áo phao, một điều mà không có nhân viên nào thuộc Sở Bảo Vệ Yếu Nhân là Secret Service đám để cho TT Mỹ tự tiện làm như vậy.
Tấm hình này dĩ nhiên là đã được lắp ghép từ một tấm hình nguyên gốc được đăng trên trang mạng CNN, vốn là một cơ quan truyền thông thường bị TT Trump chê bai thậm tệ. Nó cho thấy có 3 nhân viên cứu cấp của Sở Cứu Hoả Austin đang tìm cách cứu vớt một người đàn ông bị mắc kẹt trong cơn lũ lụt vào lúc đó.
Một chuyện giả trá thứ hai cũng được phát tán rộng rãi trong cộng đồng người Việt là tấm hình chụp tướng Lương Xuân Việt với những lời lẽ ca ngợi và khuyến khích mọi người cùng bỏ phiếu ủng hộ TT Trump.
Nhiều người đã nhanh nhẩu phát tán bức hình này, nhất là sau khi có chuyện một vị tướng của VNCH trước đó cũng công khai lên tiếng ủng hộ và kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho TT Trump.
Thật ra những người hiểu biết rõ chuyện đều thấy ngay đó là một vụ giả trá quá lộ liễu. Bởi vì tất cả các vị quân nhân Mỹ, dù ở cấp bậc nào, cũng đều không thể tham dự vào những sinh hoạt chính trị đảng phái. Lý do đơn giản là họ chỉ biết phục tùng cấp trên, với vị tướng lãnh cao cấp nhất là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội. Mà vị tướng lãnh này cũng còn phải dưới quyền một người dân sự là Tổng Trưởng Quốc Phòng, vì có thể bị cách chức bất cứ lúc nào bởi ông tổng trưởng hoặc bởi vị tổng thống, cho dù đó là một vị dân sự chưa từng đi lính ngày nào, hoặc có thành tích trốn quân dịch như trường hợp của các ông Bill Clinton, Barack Obama hay Donald Trump. Bởi vì điều này đã được ghi trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, và điều đó đã được toàn thể người dân Mỹ chấp nhận từ ngày lập quốc đến nay.
Đó chính là điều đáng tiếc của việc phát tán những loại tin giả trá, mà trớ trêu thay lại do con người truyền đi, chứ không phải là do những cơ quan truyền thông và những tờ báo viết, trong đó có tờ báo quý vị đang cầm trên tay.

29/10/2018
Mai Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.