Hội Người Việt Cao Niên, một nhóm nhà thơ, nhà văn vùng HTĐ và thân hữu của tác giã Lê Mỹ Hoàn đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ "Ngày Vội", ở một phòng hội của Hội Người Việt Cao Niên VA trong Trung Tâm Sinh Hoạt Wilston, Falls Church, VA vào lúc 1:30Pm ngày 3 Tháng 11, 2018.
Buổi ra mắt thơ này có rất đông khách yêu văn thơ, bạn bè của tác giả tham dự, ủng hộ . Chương trình được điều hợp bởi MC Đào Hiếu Thảo. Ông Nguyễn văn Đặng, Hội Trưởng Hội NV Cao Niên VA và Nhà Thơ Cao Nguyên có vài lời chào mừng quan khách và chúc mừng Nhà thơ Lê Mỹ Hoàn.
Được biết Nhà thơ Lê Mỹ Hoàn tên thật là Nguyễn thị Mỹ, con của thi sĩ Thiện Tôn. Ông từng góp mặt trên thi đàn Đàn Ngang Cung của Nhà thơ Hà Thượng Nhân. Lê Mỹ Hoàn cũng là cháu họ, phía bên mẹ của quý nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn, Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thach Lam . Tuy sinh ra trong một gia đình văn học nhưng Lê Mỹ Hoàn (LMH) không làm thơ và cũng không viết văn.
Từ năm 1975, LMH mới bắt đầu làm những bài thơ đầu tay vì nhìn thấy xã hội thay đổi quá mau, miền Nam bi chiếm đóng, đang ấm no, gạo đầy kho, lúa đầy đồng bỗng nhiên trở thành đói kém không đủ ăn, đủ mặc. Chứng kiến những mất mát đau thương người dân phải gánh chịu, không tương lai, không ước vọng, Lê Mỹ Hoàn mới thốt lên những lời thơ đầu tiên. Bài thơ "Thiên Đàng Quay Lộn", cái gọi là Thiên Đàn CS đã quay lộn thành địa ngục CS...người ta rủ nhau bỏ quê hương ra đi tìm tự do, mặc dầu phải đương đầu với những hiềm nguy ngoài biển cả...mang nỗi u buồn xa quê hương, xa những người thân yêu.
Tác giã thoát được CS, sang được bến bờ tự do, mang theo những lời thơ rất buồn, nhũng trăn trở, đau thương và mất mát, những âm ỉ trầm nhâm một mình bao nhiêu năm. May mắn, nhờ người chị họ là Bà Nguyễn Tương Nhung khuyến khích mới có được tập thơ này ra đời.
Trong phần giới thiệu tập thơ, Luật sư Ngô Tằng Giao nói lên một vài cảm nghĩ về Thi phẩm "Ngày Vội". Ông nói, là người dân Việt ai cũng đớn đau cõi lòng khi thấy cửa mất nhà tan, quê hương rơi vào cảnh điêu tàn. Ai cũng hầu như nhỏ lệ khóc cho "Ngày mất nước", khóc cho nền Cộng Hòa đã mất", cùng hình ảnh người chiến sĩ bại trận buông súng trở về.
"Anh thẫn thờ mắt nhìn vô tận
Và anh thì thào anh đã mất tất cả rồi...
Những giọt nước mắt của các anh chảy qua tim chúng tôi
qua tim mọi người, cho Quê Hương,
cho một nền Cộng Hòa đã mất (Anh trở về).
Đâu ngờ rằng hết chiến tranh thì quê hương lại thêm tang thương, lòng người chỉ thấm đượm thêm sầu thảm:
Quê hương tan nát lòng đau
Cổ lai chinh chiến nỗi sầu em mang(Tàu đêm).
Bao chuyến ra khơi đầy gian nguy sóng gió, trong bão tố đại dương, biết bao người đã phải bỏ mạng trên biển cả:
Tay ai đất mẹ đang quằn quại
Để đáy trùng dương trắng mộ người (Một chuyến hải hành).
Năm Châu còn rung động lương tâm
Thảm cảnh thuyền nhân lạc giữa giòng
Cộng sản trớ trêu lòng nhân loại
Khiến bao người liều chết biển Đông (Bên bờ đại dương)
Tình quê hương luôn trỗi dậy, biết bao hình ảnh tan thương, biết bao địa danh trân quý một thời xa xưa và kỷ niệm ấu thơ mộng mơ vẫn luôn in sâu trong tâm khảm:
"Có phải em về thăm phố xưa
Anh nghe trăng gọi giữa vườn khuya
Sài Gòn phố nhỏ nên thơ quá
Em nhớ hương đêm nhập lối về (Em về phố xưa)
Hàng lá me xưa đã mất rồi
Mất lối đi vào trong tuổi mộng
Mát đường lối cũ đến trường xưa (Saigon Lá me ơi!).
Đôi khi chỉ là hình ảnh một phố cổ, một giòng nước sông xưa thân quen, một mãnh vườn nơi miền cao nào đó:
Len lỏi khung trời cũ/ Ta và phố hoang vu
Tâm sự ngày ly biệt / Se cõi lòng âm u (Lòng ta phố cổ)
Lê Mỹ Hoàn mong có ngày về quê cũ, quỳ bên mẹ hiền trong gia đình với tình mẫu tử thiêng liêng dạt dào từ ái.
"Hôm nay về quê mẹ:
Năm tháng dài lê thê
Lâng lâng hồn cố xứ
Mẹ ơi con sắp về...
Bơ vơ lạc lõng cưối chân trời
Nhìn về đất mẹ thật xa xôi
Nghĩa trang giờ có người qua lại
Xin thắp giùm tôi những ngậm ngùi (Còn đâu hương khó từ đường)
Thấp thoáng mối tình xưa thơ mông nào đó vẫn còn phảng phất trong con tim chân chính:
Lòng tôi thương nhớ mối tình thơ
Chợt hững hờ nhưng vẫn mộng mơ
Bâng khuâng như chùm hoa vừa nở
Quay mặt làm ngơ lòng vẫn chờ...
Vàng son một thưở bao lưu luyến
Xao xuyến tình thơ tuổi học trò"
Và cuối cùng là lòng mong một ngày nào đó toàn thể người dân nước Việt cả hai miền Nam Bắc đều đồng tâm đoàn kết trỗi dậy phá tan cảnh gông cùm CS.
Bao giờ Sài Gòn mang tên cũ
Thành phố xưa vẫn đứng mỉm cười
Không có sao vàng rơi vũng máu
Làm cho nhầy nhụa bước chân đi (Bỗng về).
Luật sư Ngô Tằng Giao viết Lê Mỹ Hoàn đã thật sư nghẹn ngào trong ngôn từ và thổn thức trong niềm thương nỗi nhớ để trào dâng ra thành những vần điệu mượt mà của thi ca, gom góp lại thành một tuyển tập hơn trăm bài thơ đủ thể loại lấy tên là thi phẩm"Ngày Vội".
Tác giã coi tác phẩm này "như phần đất lấp mau, như giọt nước mắt vội vàng khóc cho người vừa nằm xuống và cho quê hương tan nát". Đồng thời coi đây là một kỷ niềm trong kiếp sống vui buồn chốn tha hương với các thân nhân và bằng hữu khắp bốn phương của mình. Vườn hoa văn học nghệ thuật hải ngoại lại có dịp mở rộng cửa để chào đón thêm một cụm hoa mới vừa bừng nở với đầy hương sắc của một nhà thơ nữ!
Trong dịp này, nhà thơ NguyễnThi Mỹ cũng nói một vài lời cảm tạ quan khách, bạn bè đến ủng hộ buổi ra mắt thơ này. Nhà thơ, nhà văn Hồng Thủy đại diện cho Hội văn Bút Miền Đông HK trao tặng Nhà Thơ Lê Mỹ Hoàn bó hoa tuyệt đẹp và cho biết chị đã được mời gia nhập vào Hội Văn Bút Miền Đông HK.
Theo sau là tiệc trà thân mật, tâm tình với tác giã. Chương trình ra mắt tập thơ "Ngày Vội" của Nhà thơ
Tuyết Mai