Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo Hội nghị của Bộ TT&TT
Việt Nam muốn 50% người dùng truyền thông xã hội sử dụng mạng xã hội trong nước vào năm 2020 và có kế hoạch ngăn chặn "thông tin xấu độc" trên Facebook và Google, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hôm thứ Năm.
"Bộ TT&TT cũng đã hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam;
"Kế hoạch đấu tranh ngăn chặn việc phát tán, lan truyền thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội. Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng phương án đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên 2 mạng xã hội nước ngoài là Facebook và Google," thông báo nói trên trang web của bộ này viết.
Mặc dù có những cải cách kinh tế sâu rộng và ngày càng cởi mở trước những thay đổi xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam không mấy khoan dung cho tiếng nói bất đồng và thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với truyền thông, Reuters nhận định.
Tuần trước, chính phủ đã ban hành dự thảo nghị định về hướng dẫn thực hiện luật an ninh mạng mà các công ty công nghệ toàn cầu và các nhóm nhân quyền nói có thể làm ảnh huởng tiêu cực tới sự phát triển cũng như cản trở sức sáng tạo.
Luật An ninh mạng có ảnh hưởng nhiều đến 'quyền kinh tế, chính trị' của công dân?
Facebook và Google, hiện được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, và là nơi được các nhà bất đồng chính kiến sử dụng nhiều để bày tỏ quan điểm, đều không có văn phòng hoặc cơ sở lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và họ đã phản đối các yêu cầu nội địa hóa của luật.
Vào tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam nên tự phát triển mạng truyền thông xã hội để cạnh tranh với các dịch vụ như của Facebook và nắm thị phần nhiều hơn.
"Mục tiêu của Bộ TT&TT là đến năm 2020, thuê bao mạng xã hội Việt Nam chiếm 50% tổng số thuê bao mạng xã hội. Nhiệm vụ này được Bộ tập trung giao cho 3 đơn vị chính là Zalo (VNG), VCCorp và Mocha (Viettel.
"Tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Viettel để hoàn thiện hệ thống lưu chiểu điện tử và giám sát truyền thông, trong đó có hệ thống đo lường số lượng tin xấu, tin tốt," thông báo nói trên trang web của bộ này viết.
Những bài đăng, video, hình ảnh nhạy cảm về chính trị giờ có thể khiến nhiều người rơi vào vòng lao lý?
Zalo là dịch vụ nhắn tin hàng đầu của Việt Nam, với hơn 100 triệu người dùng, nhưng Mocha và VCCorp gặp nhiều thách thức trước sự áp đảo của YouTube và Facebook của Google.
Đầu tuần này Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước với sự có mặt của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng được dẫn lời phát biểu kết luận Hội nghị này rằng Việt Nam cần tập trung nguồn lực để hướng tới mục tiêu mà ông gọi là "trở thành cường quốc về an ninh mạng".
Hội nghị này cũng bàn về việc xử lý "vấn nạn SIM rác" trong khi đợi "giải pháp căn cơ" là xây dựng cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Được biết theo yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương, bộ này tạm dừng xem xét, thỏa thuận cấp mới giấy phép trong hoạt động báo chí mà chỉ cấp các loại giấy phép như giấy xuất bản bản tin và xuất bản đặc san.
Theo BBC