logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/11/2018 lúc 07:33:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một hệ thống chính quyền vốn chọn ưu thế cho nhóm thiểu số da trắng và nông thôn so với đa số đa dạng ở thành thị sẽ sớm mất chính nghĩa trước mắt những công dân của mình.
Câu chuyện ở Hoa Kỳ hiện nay xoay quanh một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Nó đã hiện diện kể từ khi có cuộc điều tra của Công Tố Viên Đặc Biệt Robert Mueller về sự tình nghi đồng lõa giữa ban vận động Trump và cố gắng của điện Kremlin để ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2016. Vào lúc nào đó -có lẽ khi ông Mueller đưa ra trát đòi Tổng Thống Donald Trump phải trả lời những câu hỏi của ông – một sự đụng độ sẽ không tránh được. Nhưng cuộc khủng hoảng đó có thể đã xảy ra.

Đó là vì một hành động của tổng thống đưa ra chỉ vài giờ sau khi thấy đảng của ông mất quyền kiểm soát Hạ Viện, trong khi bên Dân Chủ đã có những thắng lợi đáng kể. Tổng thống cách chức ông bộ trưởng tư pháp và thay thế ông bằng một nhân vật trung thành là ông Matt Whitaker, một người đã từng lập lại luận điệu của tổng thống là cuộc điều tra của ông Mueller là một cuộc “săn phù thủy.” Đây sẽ là người nay được trao cho việc kiểm soát một cách công bằng và không thiên lệch cuộc điều tra của ông Mueller. Ông sẽ có được mọi điều mà cuộc điều tra đã tìm ra, và ông có thể thông báo cho tổng thống biết, và ông ta cũng có quyền chặn ông Mueller, kể cả việc không cung cấp ngân sách cho cuộc điều tra tiếp tục.
Sự lên án cho hành động này đến rất nhanh, kể cả hai luật sư về hiến pháp viết một bài đóng góp trong tờ New York Times lên án là “bất hợp pháp” việc chỉ định này vì ông Whitaker chưa qua được việc chuẩn thuận của Thượng Viện theo tiến trình pháp định. Điều còn mỉa mai hơn là một trong hai tác giả của bài này là ông George Conway, chồng của bà Kellyanne, một cố vấn của tổng thống vốn thường được ông đưa ra để bênh vực cho lập trường của mình trong những vụ gây tranh cãi.
Sự chống đối đó là một điều khích lệ cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Nhưng có một vấn đề. Bởi vì sau cùng quyền có những quyết định tối quan trọng này, hoặc là chuẩn thuận ông Whitaker trong chức vụ của ông hay là thông qua một đạo luật để bảo vệ Công Tố Viên Mueller khỏi bị cách chức, không ai khác là Thượng Viện nơi đảng của tổng thống nắm đa số.
Cũng vậy, nếu cuộc đối đầu giữa tổng thống và công tố viên đặc biệt sau cùng dẫn đến tòa án và Tối Cao Pháp Viện, như vụ Watergate cách đây 44 năm thì Tối Cao Pháp Viện nay cũng nằm trong tay những vị thẩm phán được các tổng thống Cộng Hòa chỉ định, kể cả Thẩm Phán Brett Kavanaugh mà Tổng Thống Trump mới chỉ định. Như vậy là nay những tranh chấp đảng phái không còn có một trọng tài trung lập để bảo vệ cho cuộc chơi không có kẻ ăn gian như là các vị “cha già” của dân tộc Hoa Kỳ đã dự định nữa.
Tình hình như vậy cho thấy quả là có một cuộc khủng hoảng hiến định trong nền dân chủ Hoa Kỳ. Sự việc ông Donald Trump là tổng thống và sự việc là cả Thượng Viện lẫn Tối Cao Pháp Viện, nếu không phải nằm trong tay tổng thống, thì ít nhất cũng sẵn sàng ủng hộ ông, không phải là lý do tạo nên cuộc khủng hoảng này – mà chỉ là triệu chứng.
Vấn đề là một sự kiện có thể nói là thiếu đại diện và do đó thiếu dân chủ. Và biểu lộ rõ ràng nhất chính là Tổng Thống Trump. Năm 2016, ông thắng cử với 3 triệu lá phiếu, ít hơn Ngoại Trưởng Hillary Clinton, nhưng ông ở trong Tòa Bạch Ốc trong khi bà thì không. Điều đáng nói hơn đây không phải là một hiện tượng đơn độc. Cách đây bốn cuộc bầu cử, ông George W. Bush thắng với ít phiếu hơn là ông Al Gore, nhưng ông ta là người trở thành tổng thống. Đó là vì hệ thống cử tri đoàn của Hoa Kỳ, vốn trao chức vụ tổng thống cho người thắng số cử tri đoàn đại diện cho các tiểu bang thay vì là phiếu do dân bầu trực tiếp.
Cơ chế này có lý do lịch sử của nó. Khi Hoa Kỳ thành lập nó là một liên minh phải nói là của 13 quốc gia với đầy đủ quyền hành. Muốn cho các tiểu quốc nhỏ cảm thấy an toàn để tham gia một liên bang và hơn thế để nhượng một số quyền cho liên bang đòi hỏi một sự bảo đảm là tiểu bang phải có một tiếng nói. Và tiếng nói quan trọng nhất nằm trong việc Hoa Kỳ không bầu cử trực tiếp mà qua một cử tri đoàn. Trên nguyên tắc, khi người Mỹ đi bầu, họ bầu cho các thành viên của cử tri đoàn và ra lệnh cho các vị này bỏ phiếu theo ý họ. Trong lịch sử Hoa Kỳ, việc này đã xảy ra bốn lần và lần nào cũng gây tranh cãi.
Trường hợp nổi bật nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất xảy ra năm 1876 trong cuộc bầu cử giữa Thống Đốc Samuel Tilden của New York chống lại Thống Đốc Rutherford Hayes của Ohio. Đây cũng là cuộc bầu cử duy nhất trong đó ứng cử viên thất cử có đa số phiếu thực sự thay vì chỉ có nhiều phiếu hơn, nhưng ông Tilden thiếu một phiếu cử tri đoàn để thắng khi còn có tranh chấp ở bốn tiểu bang. Ông Hayes sau cùng được quốc hội cho thắng vì đây là giai đoạn hậu nội chiến ở Hoa Kỳ và hai miền muốn giảng hòa.
Vấn đề này trước đây không mấy quan trọng vì sau hai lần năm 1876 và 1888, chuyện phải đến năm 2000 mới xảy ra lần thứ ba. Điều đáng nói là cơ chế nhằm giảng hòa giữa 13 quốc gia nguyên thủy lập nên Hoa Kỳ nay đang trao quyền quá mức cho những tiểu bang nhỏ và nông nghiệp hơn.
Nếu cử tri đoàn là một hình thức thiếu tính dân chủ thì thượng nghị sĩ cũng vậy, bởi vì mỗi tiểu bang dầu lớn hay nhỏ, dầu dân số đông hay ít đều cũng chỉ có hai thượng nghị sĩ. Thành ra tiểu bang Wyoming chẳng hạn với dân số chỉ vỏn vẹn có 580,000 người có cùng số đại diện bằng tiểu bang California, dân số 39 triệu người. Đó chính là lý do tại sao bên đảng Dân Chủ có thể có 11 triệu phiếu nhiều hơn bên đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử vừa qua nhưng bên Cộng Hòa giành nhiều ghế hơn.
Các vị “cha già” của nền cộng hòa Mỹ sống trong một thời đại mà các nhà trí thức sợ điều mà họ gọi là “độc tài của đa số,” và vì thế họ muốn tạo ra một viện trong quốc hội với nhiệm kỳ lâu hơn và để bảo vệ quyền của tiểu bang cũng như bảo vệ ý kiến của các nhóm thiểu số.
Một trong những vị “cha già” đó, James Madison, giải thích là vai trò của Thượng Viện là “để bảo vệ dân chúng chống lại người cầm quyền và thứ nhì để bảo vệ dân chúng chống lại những suy nghĩ phiến diện mà họ có thể bị hướng dẫn đi vào.” Phải nói các lãnh tụ Thượng Viện muốn Thượng Viện trở thành một thứ như Viện Bô Lão của những nhân vật chín chắn để đối chọi với Hạ Viện nơi phản ảnh nhạy bén hơn với ý dân.
Thời gian cho thấy những gì các lãnh tụ Thượng Viện muốn đã không xảy ra và Thượng Viện ngày nay cũng bị áp lực của những “suy nghĩ phiến diện” trong khi ngày càng trở thành một thành trì của những khuynh hướng bảo thủ, và không phản ảnh suy nghĩ của toàn dân. Trong vấn đề kiểm soát súng chẳng hạn, 94% dân chúng Hoa Kỳ ủng hộ việc cưỡng bách kiểm soát lý lịch những người sở hữu súng nhưng năm 2013 Thượng Viện bác bỏ với 54 chống 46 thuận.
Vả lại, chính các lãnh tụ Thượng Viện cũng đã có những tranh cãi về việc này. Ông Alexander Hamilton đã hết sức chống lại việc mỗi tiểu bang chỉ có được hai thượng nghị sĩ bất chấp dân số và ông đã tiên đoán là “chuyện có thể xảy ra là sự đa số của các tiểu bang sẽ là một thiểu số nhỏ của nhân dân Hoa Kỳ.” Nếu Hamilton còn sống đến nay thì ông hẳn sẽ còn tức giận hơn trước sự mất thăng bằng. Hồi đó, tiểu bang đông dân nhất là Virginia chỉ lớn có 20 lần hơn tiểu bang ít dân nhất là Tennessee. Ngày nay, so California với Wyoming thì đó là 67 lần lớn hơn.
Nếu dân chủ là điều mà nhà chính trị học Rober Dahl có lần gọi là “sự tiếp tục đáp ứng của chính phủ cho sự lựa chọn của các công dân của họ” thì nền dân chủ Hoa Kỳ càng ngày càng mất tính dân chủ. Về lâu về dài một chế độ như vậy khó bền vững.
Lê Phan
song  
#2 Đã gửi : 10/11/2018 lúc 07:35:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lá phiếu của giới trẻ và người thiểu số

Khi quý vị đọc những giòng chữ này, kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống tại Hoa Kỳ coi như đã rõ ràng để biết thắng bại nghiêng về phe Dân Chủ hy vọng giành lại quyền hành (ít nhất là ở Hạ Viện), hoặc là phe Cộng Hoà thoát được “làn sóng mầu xanh” (blue wave) của khối cử tri cấp tiến để giữ được quyền đa số tại Hạ Viện.
Bài viết này được thực hiện trong ngày thứ Hai đầu tuần cho kịp giờ để lên khuôn in báo giấy. Do vậy, kẻ viết bài không dại gì làm một cuộc tiên đoán về kết quả, do bởi ngay cả các cuộc thăm dò dân ý được thực hiện rất đứng đắn và khoa học cũng không thể nào đưa ra kết quả hoàn toàn chính xác.
Mọi người đều biết rõ là phe Dân Chủ phải chiếm thêm được hơn 23 ghế dân biểu liên bang để giành lại quyền hành ở Hạ Viện. Từ nhiều tháng qua, đã có nhiều dấu hiệu và những lời tiên đoán của các chuyên gia cho thấy là điều đó có nhiều xác suất để thành hiện thực. Tuy nhiên nếu như Hạ Viện lần này vẫn thuộc về phe Cộng Hoà, dù là với một đa số mong manh, điều đó sẽ là một cú chấn động to lớn và rụng rời hơn nữa cho phe Dân Chủ, và đồng thời cũng là một sự ê chề cho hầu hết những chuyên gia thăm dò dân ý.
Ông Nate Silver, chủ nhân của diễn đàn FiveThirtyEight, được xem như là một chuyên gia tiên đoán chính xác nhất, dựa trên những dữ kiện thu thập từ những cuộc thăm dò dân ý rất khoa học chứ chẳng phải là một loại thầy bói bốc mu rùa và đoán mò nhưng may mắn trúng lớn. Ông là chuyên gia duy nhất đã tiên đoán kết quả bầu cử TT năm 2012 với sự chính xác của 538 cử-tri-đoàn trên tổng số 50 tiểu bang và thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Mới đây, khi trả lời một cuộc phỏng vấn trên chương trình “This Week” của đài truyền hình ABC, ông Silver đưa ra một lời nhận định rất lý thú để nói rằng “phe Dân Chủ kỳ này có thể thắng, và cũng có thể không thắng”: “Không ai nên lấy làm ngạc nhiên nếu như phe Dân Chủ chỉ giành thêm được 19 ghế dân biểu, và cũng không ai nên ngạc nhiên nếu như họ lại giành thêm được đến 51 ghế dân biểu. Cả hai kết quả này đều rất có thể xảy ra, dựa theo mức độ chính xác của các cuộc thăm dò dân ý đem so với thực tế ngoài đời.”
Lần này, cũng theo ông Nate Silver, phe Dân Chủ có đến 7/8 cơ may thắng thế, tức là có đến 87.3% xác suất thắng cử, trong khi phe Cộng Hoà chỉ có 1/8 cơ may, tương đương với tỉ lệ rất yếu là 12.7%.
Nếu nói theo ngôn ngữ của giới cá cược của những trận tranh tài thể thao, những dân thích đánh cá chắc chắn sẽ khôn ngoan hơn để đánh cược rằng phe Dân Chủ sẽ thắng thế tại Hạ Viện lần này. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người ta vẫn thường thấy những kết quả “ngựa về ngược” (upset) thuộc loại kinh thiên động địa không thể nào ngờ đến và cũng đã khiến cho biết bao người phải “tán gia bại sản” vì lỡ đánh cược theo kiểu “chắc ăn như bắp”.
Nhà báo Reid Wilson, trong một bài phân tích mới nhất trên diễn đàn The Hill, đã đưa ra nhiều chi tiết sâu rộng để giúp mọi người hiểu rõ hơn vì sao đa số các chuyên gia đều tin rằng kết quả lần này có rất nhiều triển vọng tốt đẹp cho phe Dân Chủ, đặc biệt là sự tham gia tăng vọt của giới trẻ và những cử tri lần đầu tiên đi bỏ phiếu sớm kỳ này để báo hiệu một làn sóng mầu xanh sẽ tràn đến.
Mức độ chính xác các cuộc thăm dò
Từ nhiều tháng qua, tất cả các cuộc thăm dò đều cho thấy là cử tri, thuộc cả hai phe Dân Chủ, và trong những tuần lễ gần đây là phe Cộng Hoà, đều tỏ ra hăm hở về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ này, và sẵn sàng đi đến thùng phiếu để lựa chọn quyết định của mình.
Giờ đây, kết quả thực sự của những cuộc bỏ phiếu sớm vừa qua đã chứng tỏ rằng các cuộc thăm dò dân ý đều rất xác đáng. Có đến hơn 34 triệu cử tri đã chịu khó đi bầu sớm hoặc bỏ phiếu khiếm diện qua đường bưu điện. Con số này coi như đã gia tăng hơn 50% so với số cử tri đi bầu sớm trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ sau cùng vào năm 2014, một mức gia tăng kỷ lục chưa từng thấy từ trước tới nay. Tại nhiều tiểu bang, số người đi bầu sớm kỳ này còn cao ngang ngửa với số tổng số cử tri đi bỏ phiếu trong năm có bầu cử tổng thống, vốn luôn thu hút đông đảo cử tri tham dự hơn.
Điều đáng nói là sự gia tăng tích cực này diễn ra thuộc đủ mọi thành phần già trẻ, đủ loại sắc tộc từ da trắng tới thiểu số da đen và Latino cũng như gốc Á, cũng như bao gồm cả giới bình dân lẫn dân có trình độ học vấn cao. Dĩ nhiên, giới cử tri cao niên vẫn luôn là thành phần siêng năng đi bầu nhất, và vẫn chiếm một tỉ lệ khá cao so với tỉ lệ của họ ngoài đời.
Tuy nhiên, sự chịu khó đi bầu sớm kỳ này đã tăng cao mạnh nhất trong khối người trẻ và những người thiểu số (không phải da trắng) cũng như những người ít khi nào hoặc chưa bao giờ chịu đi bầu. Theo ông John Della Volpe, giám đốc điều hành cuộc thăm dò của Viện Nghiên cứu Chính trị của Đại học Harvard, mức độ tham gia đi bầu sớm của giới trẻ (từ 18 đến 29 tuổi) trong kỳ này đã gia tăng tại 39 tiểu bang trong số 41 tiểu bang có thống kê được ghi nhận. Đối với giới cử tri từ 30 đến 39 tuổi, sự tham gia đi bầu sớm của họ đã tăng cao hơn tại 41 tiểu bang này.
Kết quả là cuộc bầu cử năm 2018 rõ ràng sẽ có thêm một số lượng lớn hơn nhiều về cử tri thuộc lớp trẻ và người thiểu số, tức là đa dạng hơn so với thành phần cử tri đã đi bỏ phiếu 4 năm về trước, một dấu hiệu rất thuận lợi cho các ứng cử viên thuộc đảng Dân Chủ.
Thông thường, các chiến lược gia đều nói rằng những cử tri chịu đi bầu sớm phần lớn đều là những người trước sau gì cũng chịu khó đi bầu. Tuy nhiên lần này đã có nhiều dấu hiệu cho thấy hàng triệu cử tri đi bỏ phiếu sớm kỳ này là những người hiếm khi hoặc chưa bao giờ đi bầu trước đó. Theo giáo sư Brandon Rottinghaus chuyên nghiên cứu về chính trị học của Đại học Houston, thì con số đó, khoảng 10%, là những người thường không bao giờ chịu đi bỏ phiếu vào giữa nhiệm kỳ.
Một cuộc nghiên cứu khác của tổ chức có tên là TargetSmart cho thấy có đến hơn 6 triệu cử tri đi bỏ phiếu sớm kỳ này là những người họa hoằn lắm mới đi bầu vào giữa nhiệm kỳ, và có khoảng 1 triệu 600 ngàn cử tri bỏ phiếu sớm kỳ này là những người lần đầu tiên đi bầu. Con số này coi như cao hơn gấp đôi số người đã đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử năm 2014. Theo ông Tom Bonier là giám đốc điều hành của TargetSmart thì đó là những con số rất lạc quan cho những ứng cử viên phe Dân Chủ vì họ thuộc thành phần giới trẻ, phụ nữ, dân thiểu số và những người lần đầu tiên đi bầu.
Trong bối cảnh chính trường hiện nay, TT Trump tiếp tục được sự ủng hộ mạnh mẽ của khối đông cử tri đã bỏ phiếu cho ông trong kỳ bầu cử năm 2016, cũng như của một đa số khá lớn gần 80% của cử tri phe Cộng Hoà hiện nay. Tuy nhiên, tỉ lệ ủng hộ của ông Trump cũng chỉ đạt được mức xấp xỉ 40% ủng hộ trên toàn quốc. Và điều này cho thấy là đa số những người lần đầu tiên hăng hái đi bỏ phiếu sớm lần này (gồm có giới trẻ, phụ nữ, thiểu số, cử tri bỏ phiếu lần đầu) khó lòng là những người tích cực ủng hộ ông, nếu không muốn nói là những người hăng hái để bỏ phiếu ngăn chặn tham vọng ngang tàng của ông dưới cái nhìn của họ.
Cả hai khối cử tri phe Dân Chủ và Cộng Hoà đều tích cực đi bỏ phiếu sớm kỳ này so với những lần trước đây, tuy rằng sự gia tăng của khối cử tri phe Dân Chủ có phần cao hơn so với phe Cộng Hoà. Thống kê của tổ chức TargetSmart cho thấy tỉ lệ đi bỏ phiếu sớm của cử tri phe Dân Chủ kỳ này tăng cao hơn đến 56% so với năm 2014, so với phe Cộng Hoà chỉ tăng cao hơn đến 37% so với cùng thời điểm, mặc dù con số gia tăng 37% này tự nó cũng là một dấu hiệu rất tốt cho phe bảo thủ.
Một chiến lược gia của phe Cộng Hoà là ông Evan Siegfried kết luận rằng “Donald Trump chính là tác nhân tốt nhất khiến nhiều người phải quan tâm và chú ý đến chính quyền. Ông Trump rõ ràng là yếu tố rất tốt để kích động mọi người đổ xô đi đến thùng phiếu, dù là bên tả hay bên hữu.”
Việc phe nào tích cực vận động cho cử tri thân thiện với mình chịu khó đi bầu mới chính là yếu tố quyết định kết quả thắng thua của những cuộc bỏ phiếu. Mọi người đều biết rõ là nếu lấy ý kiến thăm dò dân ý của toàn thể người dân trên nước Mỹ, phe Dân Chủ bao gồm nhiều thành phần bình dân và đa dạng hơn so với phe Cộng Hoà vốn chiếm phần lớn những cử tri da trắng, cao niên và có lợi tức trung bình cao hơn.
Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể ngăn cản phe Cộng Hoà vẫn thường chiếm được quyền hành khi thắng cử tại nhiều cuộc bầu cử, phần lớn dựa vào việc họ đã vận động tích cực khối cử tri trung thành của mình chịu khó đến thùng phiếu.
Chưa kể đến một yếu tố quan trọng khác là phe Cộng Hoà rất khôn ngoan và ma lanh để sử dụng chiến thuật “gerrymandering” khi họ giành được quyền hành tại các quốc hội tiểu bang, và từ đó có thể vẽ lại bản đồ các đơn vị bầu cử cho mỗi chức vụ dân biểu liên bang để phân tản mỏng tất cả cử tri đối nghịch vào những đơn vị để khiến cho các ứng cử viên phe Dân Chủ khó có cơ may thành công.
Vì thế cho nên từ trước tới nay, giới da trắng bảo thủ và phe Cộng Hoà vẫn luôn lạc quan tin rằng những khối cử tri thân thiện với phe Dân Chủ rất lười đi bầu vì nhiều lý do khác nhau. (Giới trẻ thì cho rằng việc đi bầu không quan trọng bằng việc lo học bài thi hoặc đi làm; giới bình dân ít học thì lại thiếu phương tiện, cũng như không hiểu rõ chuyện và luôn nghĩ rằng lá phiếu của mình cũng chẳng quyết định được điều gì.)
Vì sao đảng Cộng hoà sợ lá phiếu của giới trẻ và dân thiểu số?
Trong nhiều trường hợp nếu cần thì giới da trắng bảo thủ và cầm quyền cũng không ngần ngại áp dụng những phương pháp hoặc chiến thuật nhằm giới hạn khả năng đi bầu của khối cử tri không thân thiện với mình. Đó là những hình thức như buộc cử tri phải biết đọc chữ như đã áp dụng trước đây, hoặc buộc phải qua những thủ tục nhiêu khê và tốn kém để làm giấy tờ đầy đủ như hiện nay tại một vài tiểu bang với lý do là để bảo đảm cử tri phải là công dân hợp pháp v.v.
Theo nhà báo Leonard Pitts Jr, điều này rõ ràng là một dấu hiệu cho thấy là đảng Cộng Hoà rất sợ những khối cử tri này chịu khó đi bầu, nhất là những thành phần như giới trẻ, dân thiểu số không phải gốc da trắng, và giới trẻ gốc da mầu. Trong một bài viết mới đây trên nhật báo Miami Herald, bình luận gia này cho rằng điều này thoạt đầu mới xem qua có thể là điều khó tin, nhất là khi đảng Cộng Hoà đang nắm quyền ở cả 3 ngành của chính quyền từ hành pháp đến lập pháp và tư pháp, cũng như đang nắm quyền tại đa số các quốc hội tiểu bang.
Những người trẻ gốc thiểu số sẽ nói rằng họ là những người kém may mắn, đang phải chật vật xoay xở việc trả những món nợ cho tiền học phí ở đại học rất cao, hoặc là phải cố gắng đi làm nhiều giờ để có thể trang trải nhiều món nợ nần chồng chất trong cuộc sống hàng ngày. Ấy là chưa kể họ còn phải đối phó với tình trạng thiên vị hay kỳ thị sắc tộc mà số phận họ phải gánh chịu ở quốc gia này, cho dù đó là quốc gia tự do dân chủ hàng đầu trên thế giới. Như vậy thì điều gì khiến cho đảng Cộng Hoà đầy thế lực và uy quyền đó phải sợ họ?
Nhà báo Pitts cho rằng điều này hoàn toàn đúng. Lý do đơn giản là các chiến lược gia của đảng Cộng Hoà đều biềt rõ một sự thật không thể phủ nhận được: Nếu như mọi cử tri trong nước đều cùng nhau đi bầu, chắc chắn là đảng Cộng Hoà sẽ thua, và thua nặng. Điều này chẳng có gì lạ, vì chỉ là chuyện đơn giản về dân số.
Cử tri ủng hộ phe Cộng Hoà càng ngày càng nghiêng về phía giới cao niên và dân da trắng. Cuộc thăm dò của viện nghiên cứu The Roper Center thuộc Đại học Cornell cho thấy là khối dân da trằng đã ủng hộ cho ông Donald Trump đến 57% trong năm 2016, cao hơn tỉ lệ ủng hộ cho bà Hillary Clinton chỉ có 37%. Trong khi đó, giới da mầu ủng hộ đông đảo cho bà Clinton, với giới da đen ủng hộ bà đến 89%. Ông Trump cũng thắng lớn với khối cử tri cao niên, nhưng lại thua đậm bà Clinton với khối cử tri giới trẻ.
Sự lệ thuộc vào khối cử tri cao niên và da trắng đang và sẽ là một nan đề cho đảng Cộng Hoà, với những thay đổi trong cấu trúc xã hội của nước Mỹ ngày nay, càng ngày càng có nhiều người trẻ hơn và khối dân không phải da trắng sẽ chiếm đa số trong một tương lai không gần.
Theo quy luật tự nhiên những người da trắng cao tuổi sẽ còn có cơ hội đi bỏ phiếu thêm chừng vài lần nữa trước khi “quy tiên” trong khi thế hệ trẻ hơn sẽ còn có cơ hội đi bầu gấp đôi, từ 10 đến 20 lần sắp tới nếu như họ chịu tích cực đi bầu.
Khi chiều hướng này càng rõ rệt và không còn thể đảo ngược được, các chiến lược gia của đảng Cộng Hoà không còn có giải pháp nào hữu hiệu hơn để đối phó: đó là họ sẽ tìm cách cản ngăn không cho giới trẻ có cơ hội dễ dàng để đi bỏ phiếu. Và điều này được thể hiện khá rõ nét xuyên qua một số những chuyện đã xảy ra trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này khi mà giới trẻ đã tích cực tham dự việc đi bầu cao nhất từ trước tới nay.
Để kết luận, nhà báo Leonard Pitts đưa ra lời khuyên với giới trẻ hoặc dân da mầu, nhiều phần là họ sẽ phải trải qua nhiều chặng đường để có thể bầy tỏ quyền bỏ phiếu của mình, chẳng hạn như phải xếp hàng dài ở thùng phiếu, hoặc là phải tốn kém thì giờ làm giấy tờ v.v. Tuy nhiên, họ cần phải cố gắng và kiên trì. Bởi vì đó là lý do duy nhất để họ có thể bỏ phiếu cho những vị dân cử biết rõ nỗi gian truân của họ và công nhận rằng cái quyền được đi bầu một cách dễ dàng phải là một quyền cơ bản cho một chính thể tự do và dân chủ. Và đó có lẽ cũng là cách duy nhất để họ có thể cứu lấy cái quốc gia này.
Vì thế cho nên họ hãy đừng nản lòng khi nghe nhiều người nói rằng lá phiếu của họ không đáng kể. Bởi vì họ chỉ cần tự hỏi: Nếu như lá phiếu của họ không đáng quan trọng khiến cho nhiều người phải quan tâm, thì hà cớ gì những người Cộng Hoà đang cầm quyền lại tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho họ được đi bỏ phiếu một cách dễ dàng. Dĩ nhiên điều đó không xảy ra, bởi vì quả tình là những người đó đang sợ lá phiếu của giới trẻ.
Lá phiếu của cử tri người Việt
Trước khi chấm dứt bài viết này, xin kể hầu chuyện cùng quý vị một câu chuyện ngồ ngộ và thú vị để mọi người cùng nghiền ngẫm nhân nghe câu chuyện bàn luận trên đài phát thanh 900 AM tại Houston vừa qua cũng nói về chuyện bầu cử trong cộng đồng người Việt mình.
Bỏ qua chuyện hai người nữ xướng ngôn viên đã tìm đủ cách để ca ngợi và cổ động một cách khéo léo để bênh vực cho TT Trump và khuyên mọi người nên bỏ phiếu cho phe Cộng Hoà, và sau đó nhiều người gọi vào góp ý cũng cùng ủng hộ quyết định này, một chi tiết được người điều hợp chương trình kể lại cũng giúp chúng ta nhận định để biết “ai khôn hơn ai”.
Theo hai nữ xướng ngôn viên điều hợp này, và cũng là quan điểm của nhiều người Việt khác, họ thường hay mở miệng ra là chê bai hoặc tiếc cho giới trẻ, thuộc thế hệ con cháu họ, là không biết rõ về lịch sử chiến tranh VN và trách cứ việc giới trẻ con em họ thích bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ. Vì dưới mắt họ phe Dân Chủ là thành phần phản chiến, và giới truyền thông dòng chính phần lớn thuộc phe thiên tả v.v…
Khi nói đến chuyện hãy rủ nhau đi bầu, họ dặn với nhau là hãy cố gắng rủ rê nhiều người khác, trong đó có con em trong gia đình, hãy cùng nhau đi bầu kỳ này. Một bà mẹ kể lại rằng từ trước hai vợ chồng luôn siêng đi bầu và con em thì lại không hăng hái gì mấy.
Đến kỳ này, khi họ lên tiếng rủ rê thì những đứa con gái đã hăng hái đáp ứng và sẽ tình nguyện chở bố mẹ đã lớn tuổi cùng đi bầu luôn cho vui cửa vui nhà, lại sẵn dịp thi hành nghĩa vụ công dân. Nhưng đến khi những người con hỏi rằng kỳ này bố mẹ sẽ bầu cho ai, và được trả lời rằng bố mẹ sẽ bầu cho đảng Cộng Hoà, thì những đứa con dễ thương đó bỗng trả lời: “Thôi, như vậy thì bố mẹ chẳng cần đi bầu làm gì cho mất công!”
Câu chuyện có vẻ như đùa này là một bài học đáng giá cho các bậc phụ huynh phải biết suy gẫm để thấy rằng quả tình là thế hệ con trẻ của mình đã rất thông minh và biết hành xử một cách rất hiệu quả hơn nhiều với thế hệ cha anh, đúng với tinh thần “con hơn cha, nhà có phúc”, đáng cho chúng ta lấy làm vui mừng hơn là than trách vì chúng nó không bỏ phiếu theo đúng với ý mình.
Lý do đơn giản là vì thế hệ con trẻ không những đã biết lựa chọn độc lập và khôn ngoan (dưới cái nhìn của chúng), mà còn biết tìm cách đạt được mục đích chúng mong muốn.
Nhiều người thường hay mở miệng khuyên mọi người nên tích cực đi bầu, không nhất thiết bầu cho phe nào, để thể hiện sức mạnh của lá phiếu cử tri gốc Việt. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm vì nếu như hai lá phiếu của cử tri người Việt đối chọi nhau (bố mẹ bầu Cộng Hoà, con cái bầu Dân Chủ), quyết định của họ sẽ trở nên vô hiệu, không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc và do đó sẽ không khiến cho các ứng cử viên cũng như các đảng chính trị phải tôn trọng hoặc nể sợ.
Chỉ khi nào lá phiếu của những khối cử tri gốc thiểu số cùng đoàn kết thành một khối rõ rệt thì nó mới có thể tạo được sức mạnh đáng kể, nhất là trong những dịp có tranh cử gay cấn khít khao, để ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Từ đó, họ mới hy vọng được các chính trị gia và ứng cử viên chú ý đến nhiều hơn.
Đó là lý do vì sao mà giới trẻ con em chúng ta (như trường hợp kể trên) đã rất khôn ngoan, khi chúng biết rằng lá phiếu của bố mẹ ủng hộ cho phe Cộng Hoà ngược với lựa chọn của chúng cho phe Dân Chủ, và vì thế tốt hơn là khuyên bố mẹ đừng có tiếp tục lầm đường ngoan cố với những định kế xưa cũ về cái gọi là “Cộng Hoà chống Cộng, Dân Chủ phản chiến” v.v… Và nếu như không khuyên được bố mẹ, bọn chúng thấy rằng đừng để cho bố mẹ đi bầu có lẽ còn tốt hơn cho kết quả mà chúng mong muốn.
Xem thế liệu chúng ta có còn nên xem thường bọn con trẻ ngày nay là thiếu khôn ngoan nữa hay chăng?

05/11/2018\
MAI LOAN

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.172 giây.