logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/11/2018 lúc 09:46:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tất yếu xảy ra, hết tránh nổi? Hay, có cơ may đỡ hơn, chỉ là chiến tranh lạnh? Trong khi đó, Việt Nam nghiêng về đâu trong cuộc chiến này, khi đã thấy những sức ép từ TQ không tránh nổi?

Trong khi đó, chiến tranh thương mãi giữa Mỹ-TQ đang lộ ra những nét bất lợi cho kinh tế cả Mỹ và TQ, và cả cho sức tăng trưởng toàn cầu.

Nhìn từ Châu Á, có vẻ như Hoa Kỳ không níu kéo nổi nhiều nước đồng minh. Thậm chí, Mỹ cũng có vẻ như đang thua TQ, dưới mắt một số bình luận gia Châu Á.

Thanos Papasavvas, nhà sáng lập và là giám đốc về đầu tư của quỹ ABP Invest, nói trên truyền hình "Bloomberg Surveillance" hôm 12/11/2018 rằng Trung Quốc thực tế đang chiến thắng trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Cũng hôm 12/11/2018, trên báo tài chánh Nikkei Asian Review loan tin rằng hãng xe Honda Motor sẽ dọn phân xưởng sản xuất một kiểu xe SUV từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Lý do vì xe làm từ Mỹ khi xuất cảng vào TQ sẽ bị thuế 40%. Trong khi đó, Honda có 2 liên doanh với Guangzhou Automobile Group và Dongfeng Motor Group, với tổng thương vụ xe tại TQ tới 1.45 triệu chiếc xe trong niên khóa tính kết thúc vào tháng 3/2018, chiếm 30% tổng sản lượng của xe Honda. TQ là nước sản lượng lớn thứ nhì của Honda, trong khi tại Mỹ là lớn nhất vì là nơi Honda sản xuất 1.64 triệu xe trong cùng năm.

Trong khi đó, bản tin Bloomberg News hôm 11/11/2018 cho biết TQ dự báo sẽ tăng thâm thủng ngân sách vì tình hình chiến tranh thương mãi: chính phủ TQ sẽ cho tăng mục tiêu thâm thủng ngân sách tới giữa 2.6% và 3% trên sản lượng kinh tế, như thế là tăng từ 2.6% trong năm nay, theo tổng hợp phân tích của 21  trong 28 kinh tế gia do Bloomberg khảo sát.

Kinh tế Mỹ cũng dao động. Hãng xe GM chuẩn bị cho bất trắc bằng cách cắt giảm 18,000 nhân viên lương năm tại Bắc Mỹ qua chương trình trước tiên là tự nguyện về hưu non, sau mới cắt giảm. Nhân viên lương năm (salaried employees) là thành phần cao cấp hơn nhân viên lương giờ. Thực tế hãng xe GM cũng đã giảm trước đây: GM đầu năm 2018 có khoảng 77,000 nhân viên lương năm  toàn cầu, giảm tù 90,000 hồi cuối năm 2016.

Mấy tuần trước đó, hãng xe Ford cũng thông báo sẽ cắt giảm 24,000 nhân viên lương năm toàn cầu, nhằm tái phối trí, nhưng không cho biết thời gian hoàn tất cắt giảm.

Ngân hàng Morgan Stanley nhận định rằng việc Ford cắt giảm nhiều như thế chưa từng xảy ra trong kỹ nghệ xe hơi.

Nhưng kinh tế luôn luôn là chiến tranh thầm lặng, đôi khi mắt thường khó thấy hết. Điều thấy rõ là tàu chiến, là phi đạn… Báo Wahington Post hôm 12/11/2018 kể rằng khi nhiều nhà lãnh đạo thế giới về họp ở Singapore và Papua New Guinea trong 2 hội nghị thượng đỉnh tuần này, nhiều vị nguyên thủ Châu Á thất vọng vì sự vắng mặt của Tổng Thống Trump.

Hội nghị hàng năm có tên là Thượng Đỉnh Đông Á (East Asia Summit) năm nay do khối ASEAN chủ nhà, khởi họp tại Singapore bắt đầu từ Thứ Ba. Rồi sau đó, hầu hết các nguyên thủ sẽ bay tới Papua New Guinea để dự Thượng đỉnh Hợp tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation -- APEC) năm nay tổ chức bởi nước nghèo nhất trong khối 21 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương.

Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ tới Singapore lần đầu tiên, hy vọng kiếm thêm các hợp đồng bán vũ khí. Chủ Tịch TQ Tập Cận Bình sẽ tới Port Moresby để dự APEC, trong khi Thủ Tướng TQ Lý Khắc Cường sẽ tới Singapore để dự EAS để nâng cấp Hiệp định Tự do Thương mại với Singapore (đã ký nâng cấp hôm Thứ Hai 12/11/2018), và để “nâng cấp quan hệ” với các nước Đông Nam Á.

Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in sẽ dự cả hai thượng đỉnh.

Tuy nhiên, Trump không tham dự. Chỉ để Phó Tổng Thống Mike Pence và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton dẫn phái đoàn Mỹ tham dự. Nhiều nhà bình luận nói rằng vắng mặt của Trump gây bất lợi cho các nước đồng minh trong khi vùng Châu Á bị áp lực TQ và Biển Đông đang trở thành sân sau của TQ.

Brian Harding, Phó giám đốc chương trình Đông Nam Á của viện nghiên cứu Center for Strategic and International Studies tại Washington, nói rằng Trump vắng mặt là một “vấn đề lớn, ngó nhìn rất là bất lợi. Tất cả các nước Đông Nam Á đều muốn kết thân với Mỹ, họ không muốn sống trong khu vực TQ thống trị. Họ muốn có lựa chọn, muốn quân bình. Và Trump không tới trong khi trên nguyên tắc phải tới thì đã gửi ra một dấu hiệu không ổn về gắn bó của Mỹ với khu vực.”

Các viên chức Mỹ nói rằng Mỹ vẫn gắn bó với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. PTT Pence nói gắn bó này đều đặn và lâu dài. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng Pence đóng nổi vai trò thay mặt Hoa Kỳ trong vị trí ngồi thương thuyết với Putin và Tập Cận Bình.

Hay phải chăng, vì tính khí của Trump thay đổi bất thường, sau chuyến đi Pháp tuần qua đầy những không vui?

Trong khi đó, RFI loan tin rằng Mỹ đã tỏ lộ cứng rắn hơn: Trước thềm các hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á EAS tại Singapore (13-15/11/2018), nơi vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được gợi lên, Washington ngày 09 /11/2018 đã tăng cường đáng kể sức ép trên Bắc Kinh nhân Đối Thoại Ngoại Giao và An Ninh Mỹ-Trung thường niên tại thủ đô Hoa Kỳ. Không những thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc, muốn Mỹ dừng các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông, Mỹ còn công khai lên tiếng đòi Bắc Kinh phải triệt thoái các loại tên lửa ra khỏi các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa.

Thái độ cứng rắn hẳn lên của Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông được thấy một cách rõ ràng trong bản thông cáo báo chí về cuộc Đối Thoại - thường được gọi là 2+2 - mà bộ Ngoại Giao Mỹ công bố sau cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis với Ủy Viên Quốc Vụ phụ trách đối ngoại Trung Quốc Dương Khiết Trì và bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa.

Dĩ nhiên là TQ đâu có dễ dàng nghe lời hù dọa. Vì nếu rút phi đạn ra khỏi Trường Sa, TQ lấy gì hù dọa Việt Nam và Philippines?

Nhà nghiên cứu Đỗ Kim Thêm khi dịch một bài viết của Joseph S. Nye đã đưa nhận xét riêng của họ Đỗ rằng:

“Thời đại mới, Trung Quốc có các phương tiện tinh vi hơn, không cần theo cách của Hitler và Stalin, mà khuynh đảo bằng bẫy nợ và tham nhũng là chính. Việt Nam, Sri Lanka, Pakistan, Maldives, Montenegro, Djibouti và hàng chục “quốc gia nhỏ mà nợ lớn” khắp thế giới cũng đang lần lượt rơi vào Bẫy Trung Quốc như Bẫy Thucidydes.

Vì phải lo Hán hoá cho Việt Nam, Đông Duơng, Đông Á và Ấn Độ Dương, một bước chuyển tiếp tiên quyết mà Trung Quốc chưa trục Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Duơng và xâm lăng Hoa Kỳ. Tinh thần Hán nô tự nguyện của lãnh đạo Việt Nam làm cho hiểm hoạ diệt vong của Việt Nam thành hiện thực.”

Trong khi đó, trong bài “Rút pháo hở sườn” trên báo Tiếng Dân, nhà bình luận Lê Minh Nguyên ghi nhận:

“Bắc Hàn đã và đang lừa dối Mỹ, tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân. Vệ tinh thương mại cho thấy có 16 căn cứ tên lửa đạn đạo được che dấu đang hoạt động. Giải giáp họ khi họ đã thụ đắc vũ khí hạt nhân là một việc không thể nào làm được. Nếu làm được thì Mỹ đã làm ở Pakistan rồi, đây là nơi đáng làm nhất, vì là hang ổ của các tổ chức khủng bố.

Tập và Kim đang toa rập nhau để đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ở vùng Đông Bắc Á, kéo Nam Hàn ra xa vòng tay Mỹ, xây dựng vùng kinh tế với Nhật.

Hôm 9/11/2018 ở Washington trong cuộc nói chuyện cấp cao 2+2 (Ngoại Giao và Quốc Phòng) giữa Mỹ và TQ, ông NT Pompeo nói Mỹ không theo đuổi chiến tranh lạnh hoặc kềm chế TQ, và ông Dương Khiết Trì nói rằng TQ cam kết không đối đầu.

Vậy thì chiến lược của Mỹ là gì khi TQ bành trướng ảnh hưởng trong chiến lược “lăng ba vi bộ” và “cầm nã thủ” của Kim Dung?”

Nghĩa là, Mỹ-TQ cùng dịu giọng. Nghĩa là, Việt Nam và Philippines cứ mãi bị TQ lấn ép.

Trong khi đó, VN liên tục vuốt ve đàn anh TQ.

Trên trang web của nhà văn Xuân Đức, có bài viết nhan đề “Ai Đục Bỏ Thơ Hồ Chí Minh” của nhà văn Phạm Xuân Nguyên, cho biết tấm bia đá khắc bài thơ Hồ Chí Minh ca ngợi  Hoàng đế Quang Trung: Nguyễn Huệ là kẻ phi thường

Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu

Ông đà chí cả mưu cao

Dân ta lại biết cùng nhau một lòng

Cho nên Tàu dẫu làm hung

Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà

đặt ở đền thờ "người anh hùng áo vải" trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An), bây giờ đa bị đục bỏ.

Bài viết cho biết:

“…nhìn những tấm ảnh chụp mới tức thì, tôi không tin vào mắt mình nữa. Tấm bia bên trái khắc "Công trạng vua Quang Trung" đã thay bằng bài "Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung" của Vũ Khiêu. Còn ở tấm bia bên phải, những lời của Hồ Chí Minh đã bị đục bỏ, thay bằng đoạn trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô. Tôi đã điện hỏi kỹ người chụp đây có phải là thay bia mới vào bia cũ, hay là chỉ đục bỏ văn bia, thay bài mới. Anh cho biết đã hỏi người trông coi đền thờ thì họ nói là chỉ đục bỏ chữ, thay văn bia, chứ không thay bia.

Vậy là đã rõ.

Lý do việc đục bỏ văn bia lời Hồ Chí Minh là sợ Tàu! (Hãy gọi là Tàu như trong đoạn thơ của ông Nguyễn). Đau xót, nhục nhã biết bao! Chẳng lẽ trên khắp nước Nam cái gì nói đến lịch sử oai hùng của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ xưa đến nay đều là phải né tránh, cấm đoán?”

Thê thảm vậy. Hẳn là VN đã bị Hán hóa rồi?
Trần Khải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.