logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/11/2018 lúc 10:12:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người xưa nói, “cha mẹ sanh con trời sanh tánh”, là câu ngạn ngữ tôi đã biết từ khi biết đòn roi. Cứ mỗi lần bị đòn thì cha hoặc mẹ tôi lại kêu trời, “Sao tôi lại có đứa con chẳng biết nghe lời gì hết vậy trời?” Mẹ vụt vào lưng tôi vài nhát chổi lông gà, hay đũa bếp, chổi bông quét nhà, chổi chà quét sân… Cha tôi lại thở dài, “cha mẹ sanh con trời sanh tánh!”
Nhưng khi tội nặng hơn sự trừng phạt loàng xoàng của mẹ thì cha thường kẹp đầu tôi vào háng ông, mông chổng lên trời cho cha tôi tuốt sợi dây thắt lưng của ông bằng da bò, tay ông nắm khoá dây da, cuộn vào bàn tay cha một hai vòng cho vừa tầm dây để đét vào mông tôi. Thường thì khi ông buông tôi ra, tôi chỉ còn cách lết sang nhà bà ngoại (bên hàng xòm). “Ngoại ơi! Cứu con!” Những lời răn dạy trong lúc đánh đòn của cha không có cách lọt vào lòng đứa trẻ, nhưng người xưa đã đóng đinh câu, “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nên chuyện đánh đòn để khuyên dạy trở thành nghĩa vụ, tình thương của bậc phụ huynh. Thật là dở khóc dở cười khi hồi ức tuôn trào…
Bà ngoại không máu mủ gì vì là bà ngoại của nhà hàng xóm. Nhưng ngoại xuýt xoa như chính ngoại bị đòn, rồi thì tìm đủ thứ có được ở nhà quê để xoa dịu những vết bầm trên mông tuổi thơ cho tôi. Liều thuốc an thần nhất cho tôi lúc nhỏ là lời bà ngoại, “cha mẹ sinh con giời sinh tính. Sao lại đánh thằng bé như đòn thù, hở giời! Chết mất cháu tôi…”
Giọt nước mắt hiển thánh của ngoại làm cho tất cả mọi đau đớn tan biến khi tôi hình dung ra bà ngoại là bà ngoại ruột của tôi. Tôi không được cha mẹ thương thì sang ở với ngoại. Sợ gì chứ!
Lặng lẽ về nhà chỉ lấy cái cặp táp để đi học. Lặng lẽ từ giã gia đình, sang ở với ngoại.
Trời ơi! Sao mà chiều hôm đó nó buồn ơi là buồn, khi trông lén về cả nhà mình đang ăn cơm vui vẻ nên càng tủi thân. Buồn hết cỡ khi bác Ba trai bên hàng xóm đi làm về. Bác nghe ngoại thuật lại đầu đuôi câu chuyện xong. Bác bảo tôi, “cha mẹ không bao giờ muốn đánh đòn con của mình. Cháu có lỗi nên mới bị đòn. Việc đúng nhất là trở về nhà, xin lỗi ba mẹ cháu. Thì cháu lại làm thêm một việc sai là bỏ nhà ra đi…”
Tôi lủi thủi về lại nhà mình khi trời đã nhá nhem tối. Mỗi con chó Mực mừng tôi trở về. Nên đêm đó, tôi ngủ dưới gầm cầu thang với con chó Mực. Từng người anh em cười nói đi lên cầu thang để đi ngủ, từng dấu chân giẫm nát tin gan tôi…
Gia đình chỉ còn lại tấm chăn đắp, tô cơm thịt kho trứng mà khi tỉnh giấc vì lạnh tôi mới biết có, còn ai đưa tới cho tôi thì tôi không biết cho đến bây giờ. Và tuyệt nhiên chưa bao giờ hỏi bất cứ ai trong nhà, cho đến ngày lặng lẽ chôn cất con Mực khi nó chết già hay chết vì buồn sau hoà bình tan tác cả một gia đình.
Đã năm mươi năm thời gian. Chắc gì ai còn nhớ đến cái chuyện vặt ấy trong gia đình, khi người thân trong nhà cũng đã kẻ mất người còn. Chiều đông viễn xứ nhớ về nơi từ đó ra đi; nhớ tấm chăn đắp, tô cơm khi hoạn nạn như món nợ ân tình để bớt ngỗ nghịch, bớt lấy làm vui với những chuyện sai trái. Nhưng việc đúng đắn vẫn khó như lên trời trong đời sống khó lòng làm chủ bản thân.
Sự trưởng thành của mỗi người khác nhau do hoàn cảnh, môi trường sống của mỗi người không giống nhau. Nhưng nhìn chung trưởng thành là một quá trình thay đổi toàn diện từ tâm tư tình cảm đến lý trí mà ai cũng phải trải qua, trải qua tuổi trẻ đầy biến động như ấu trùng thoát ra khỏi vỏ kén để bay lượn tự do. Quá trình lột xác đau đớn đó buộc mỗi con người phải trả giá bằng những nỗi đau riêng, thầm lặng, và không bao giờ dứt vì càng trưởng thành, nỗi đau càng lớn thêm như cây càng lớn thì càng phải hứng chịu gió mưa nhiều hơn. Không ai trưởng thành mà không một lần cảm thấy đau đớn, tiếc thương trong cuộc sống luôn tràn ngập những nỗi đau để con người trưởng thành hơn hôm qua sau những vấp ngã trong đời.
Từ cảm nhận đau đớn khi bị trách phạt lúc tuổi nhỏ, nỗi buồn bị đối xử thiếu công bằng trong gia đình, nơi trường học, rồi ngoài đời đã khiến cho lòng người có cả triệu lý do để đau khổ. Buồn bã khi người bạn thân thiết bỗng có thêm một người bạn thân thiết mới, sầu khổ khi người bạn thầm thích trong lòng bao nhiêu năm trời, bỗng nhiên lại tay trong tay với một người khác. Tồi tệ hơn khi về nhà chỉ thấy cha mẹ cãi nhau hàng ngày, anh chị em trong nhà như những con ốc biển rút đầu vào vỏ, bỏ cả đại dương buồn cho tâm thức chẳng còn ai để sẻ chia. Đau khổ và buồn bã như cây càng lớn thì càng phải hứng chịu gió mưa nhiều hơn, cho đến ngày tróc gốc khi mối tình đầu tan vỡ, cả thế giới sụp đổ đến chẳng còn một niềm vui nào trong mắt, trong tim chỉ tràn ngập những nỗi đau và sự trống rỗng, là khi đã hiểu được thời gian nhiệm màu, cô đọng những nỗi đau theo ngày tháng để cuốn trôi, dù vết tích còn đó.
Nhưng khi lập gia đình thì những nỗi đau từng trải chẳng là gì cả khi đối mặt với nỗi đau của đứa con bé bỏng đang vật vã với chứng bệnh nan y, người vợ thương yêu trầm lặng nơi góc giường với kết quả khám nghiệm y khoa tồi tệ; thì đau khổ khi tan vỡ mối tình đầu, nỗi cô đơn của tuổi trưởng thành ngày xưa như ảo ảnh, ảo giác trước hiện thực thấm thía thế nào là nỗi đau thực sự.
Thế mà vẫn chưa phải là tất cả trong ngày cha mẹ bỗng rời xa. Nỗi đau mất mát cha mẹ không chỉ buồn suông mà tâm khảm tràn trề hối hận về bản thân ích kỷ, hời hợt với cha mẹ khi còn sống như nhát dao trí mạng thọc vào tim mình. Lòng hối hận và trách móc bản thân như dòng nham thạch tuôn xuống triền núi. Làm cho cuộc đời không có điểm dừng của niềm đau, thống khổ không có kết thúc. Trưởng thành chỉ là những liên tiếp đấu tranh nghịch cảnh, trái khuấy trong tâm can… Chỉ còn bám víu cuối cùng, muôn đời là thời gian sẽ dần trôi đi những niềm đau, dù vết tích vẫn còn đó, để đánh dấu những cột mốc trong đời người, để nhìn lại những niềm đau mà tự hỏi ta đã trưởng thành từ bao giờ? Từ khi biết chịu đựng để không bật khóc với ngày càng nhiều những niềm đau. Trưởng thành ngoài mong đợi khi không còn sức chịu đựng là sự chấp nhận. Học cách chấp nhận như trẻ học vỡ lòng để chấp nhận thua cuộc, chấp nhận thất bại, chấp nhận mình không phải là cái rốn của vũ trụ… chấp nhận được thực tế mình không còn được yêu thương như trước, chấp nhận mất đi một ai đó trong đời, chấp nhận sự ra đi, chấp nhận những nỗi đau là một phần của cuộc sống, là tương phản của hạnh phúc thực sự. Sợ hãi hay ngần ngại mưa to gió lớn trong đời như cỏ dại thì mãi chẳng đơm hoa kết trái. Cũng chỉ một đời người thì thôi hãy vươn xa như những cây cổ thụ. Dù phải chịu đựng nhiều hơn những giông bão nhưng cũng sẽ có được nhiều hơn những tia nắng ban mai, cuối ngày…
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.