logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/11/2018 lúc 11:08:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi còn đi học, tôi có tên bạn ảo tưởng đến cả phòng trọ sáu đứa ở chung đều ngán sự tưởng tượng của nó. Nhiều khi cũng vui, như củ khoai lang sùng nên chẳng đứa nào ăn mà cũng không đứa nào đem bỏ thùng rác. Củ khoai cứ lăn lóc từ góc bàn này sang góc bàn khác trên cái bàn độc nhất trong phòng để ngồi ăn cơm, học bài, làm bài chung cho sáu đứa. Cho đến hôm nó không có gì ăn. Nó nhặt củ khoai sùng để vào cái dĩa tử tế, rồi tự nó mời nó ăn củ nhân sâm ngàn năm do cô gái Tàu xinh đẹp bên khoa ngoại ngữ đã ưu ái tặng nó.
Năm đứa còn lại cứ khúc khích cười vì nó vừa ăn vừa nói lảm nhảm là nhân sâm ngàn năm nên có vị đắng trị bá bệnh như vị đắng trong khoai lang sùng; vị cay nồng mùi khoai sùng xông lên mũi cần phải ém lại, vận công chuyển xuống huyệt đan điền để giải độc phong cùi…
Chẳng đứa nào hiểu nổi sự tưởng tượng của nó đang phiêu du về đâu? Chỉ biết là nó ăn hết củ khoai lang sùng. Chẳng nghĩ đến lo sợ của bạn bè là đêm nay nó lại bị đau bụng, bị Tào Tháo đuổi, khuấy động cả phòng không cho ai ngủ. Nhưng nó cứ tỉnh bơ sống với ảo tưởng trong đầu óc nó là được cô gái đẹp như mơ, lại tặng sâm quý cho người tình thì quả là diễm phúc nhất trên đời…
Nhớ thời đời sống sinh viên lo ăn từng bữa, kiếm tiền mua sách học khó như lên trời mà nó cứ tỉnh bơ thả hồn bay bổng vào những việc không thực tế chút nào. Như dầu lửa để thắp đèn dầu vì Sài gòn thời đó cúp điện liên tu bất tận, những ngày có điện thì những cơ sở sản xuất họ lại dùng điện quá tải nên nổ cầu chì điện cả khu vực, cúp điện cả vùng. Dầu thắp đèn là tiền ăn phải nhín ra để đong từng xị dầu lửa về thắp đèn chứ đâu phải dầu trên trời rớt xuống đâu! Vậy mà ăn xong củ khoai lang sùng, nó chong đèn ngồi viết thơ cảm ơn cô gái Tàu bên khoa ngoại ngữ.
Chúng tôi phản đối việc chong đèn viết thơ tình hoang tưởng là chuyện tào lao thì nó lý giải đến thuyết phục năm đứa vừa nằm vừa ngồi nghe mê mẩn chuyện tình (tưởng tượng) của nó…
“Tụi bay chỉ biết đi kiếm tiền, hôm không được đồng nào thì về phòng nằm đọc sách cho đỡ đói. Hôm có tiền thì kéo nhau đi ăn nhậu cho tới hết sạch tiền mới chịu về phòng ói mửa, giành cầu suốt đêm vì đau bụng cả đám, rồi nói dóc tới sáng… Tụi bay sống không biết ngày mai. Tao còn tiền để đi ăn vài tô hủ tíu cũng đủ. Biết nghĩ như vậy thì tao mới để dành tiền được cho tương lai của tao với người yêu tao nhất…
Nó tưởng tượng ra con nhỏ Tàu đẹp mê hồn bên khoa ngoại ngữ bị bệnh cùi, nên giai đoạn trưởng thành mới đẹp mê hồn, đẹp hơn hết đám con gái trong trường. Tất cả con trai các khoa đều để mắt tới con nhỏ Tàu xinh đẹp bên khoa ngoại ngữ, nhưng chỉ mình nó hiểu được cõi lòng tan nát của hoa khôi vào một hôm trở trời cuối năm, hai tai nàng ửng đỏ và dầy lên khác thường. Mái tóc đen tuyền bỗng dưng khô khốc, rụng rơi… Những khớp xương ngón tay xưng đỏ, và đau nhức vô cùng… Sáng ngủ dậy ngỡ ngàng với bàn tay bên trái rụng ba còn hai, bàn tay bên phải rụng hai còn ba… ngón.
Chỉ nó hiểu được tâm sự và nỗi đau của nàng khi phát bệnh cùi nên nó hy sinh ăn hết của sâm ngàn năm để chữa bệnh cùi cho nàng vì yêu nhau say đắm như nó với nàng thì bệnh tật gì cũng chữa được qua thần giao cách cảm…”
Tôi kể chuyện tình rất vụng, không hay như bạn tôi có thể kể tới cạn dầu đèn. Hắn chỉ không biết con nhỏ Tàu tên gì, trong khi đứa nào cũng biết!
Rồi xa nhau khi học xong, mấy mươi năm không gặp lại. Nhưng khi đời sống túng bấn, cứ rối nhặng lên với biêu bọng mà tiền lương lãnh ra lại chẳng đủ đâu vào đâu, những lúc khó khăn ngập đầu thì tôi cũng ảo tưởng là mình trúng số để mọi khó khăn bỗng tan biến cho nhẹ nhõm. Nhưng ảo tưởng thoáng qua rồi tan biến khi nghĩ tới sắc xuất trúng số là một phần trên ba trăm triệu thì ảo tưởng làm gì cho phí thời gian? Đi ngủ một giấc biết đâu tỉnh dậy có cách xoay sở.
Không biết người bạn ảo tưởng của tôi đã biết tên con nhỏ Tàu xinh đẹp chưa nữa. Nhưng mỗi khi tôi ảo tưởng về điều, việc gì, tôi đều nhớ tới tên bạn đi mây về gió để mau chóng trở về thực tế vì thực tế còn khó sống nổi với đời sống bây giờ thì nói gì tới ảo tưởng. Nhưng những khi một mình nơi hải ngoại, chợt nhớ bạn bè xưa ở quê xa, tôi hay hình dung ra con nhỏ Tàu xinh đẹp bên khoa ngoại ngữ, nó lờ hết những ánh mắt dõi theo nhan sắc diễm kiều nổi tiếng trong trường của nó để đi tìm cho ra thằng mắc dịch không thù oán sao lại gán cho nó cái bệnh cùi nghiệt ngã từ hoang tưởng! Nghĩ thế thôi đã vui cả buổi ngồi nhìn chiều xa quê.
Hôm nọ tôi đọc được trong một quyển sách tâm lý học, nhà tâm lý học nói rằng, “Con người hiện đại sống với ảo tưởng rằng anh ta biết rõ mình đang theo đuổi điều gì? Nhưng thực tế, những thứ anh ta theo đuổi, chỉ là những thứ mà người khác muốn anh ta theo đuổi mà thôi.
Con người hiện đại sống trong ảo tưởng, tự cho là biết rõ mình muốn gì? Nhưng kỳ thực là chỉ muốn những thứ mà người khác cho là mình muốn mà thôi…”
Rất khó để hiểu thông những điều nhà tâm lý học nói. Nhưng tôi hiểu ảo tưởng qua một người bạn làm chung nhờ tiếp xúc mỗi ngày. Ai chả biết là hệ thống computer trong hãng được điều khiển từ một máy chủ. Và hằng ngàn máy computer khác trong hãng, khi muốn vào system để làm việc thì phải scan cái ID của mình thì mới vào được system. Và đương nhiên mình vào phần nào trong system, mình làm việc gì thì máy chủ đều biết. Nhưng ai cũng login vào system để làm việc, hết giờ thì logout mình ra để người ca sau login, logout mà làm việc. Kinh nghiệm ai cũng biết là chớ có dùng internet, computer trong hãng để làm việc riêng, xem phim trong giờ làm, chắc chắn là máy chủ biết cái máy mình login vào bằng ID cá nhân đang vi phạm nội quy của hãng. Nhưng riêng anh luôn lo lắng về việc hãng dùng máy chủ để theo dõi anh từ trong hãng cả về nhà. Anh căn cứ trên ảo tưởng để sống đời thật thì thật là tréo cẳng ngỗng như sáng nọ, anh chào bà sếp lớn trên văn phòng thì bà ấy chào lại, hỏi thăm anh hôm nay có khoẻ không? Chuyện quá đỗi bình thường trong chào hỏi buổi sáng ở Mỹ. Nhưng anh nghĩ và tin chắc là bà ta theo dõi anh suốt đêm qua (dù anh ở nhà) nên bà mới biết là anh không ngủ được, nên sáng nay mới hỏi câu: Hôm nay bạn có khoẻ không?
Không ai tin anh, nhưng anh tin chắc là anh luôn bị hãng theo dõi 24/24. Từ đó làm anh mất ăn mất ngủ vì lo lắng. Lại còn đám kỹ sư trong hãng luôn theo dõi anh 24/24 để cướp công những phát minh quan trọng của anh; bọn đàn bà thì luôn theo dõi anh để soi mói đời tư…
Anh không gạt tôi để mua vui vì con người anh luôn bối rối nên tôi bị lừa! Một hôm anh nói với tôi, “Hồi tôi chưa lập gia đình, tôi sống dưới Austin, đi làm cho một tiệm tạp hoá. Bao nhiêu tiền dư sau khi trang trải chuyện ăn ở, tôi cho hết vô nhà băng. Rồi tôi lấy vợ trên Dallas nên về trên đây sinh sống đã mấy chục năm. Nay tôi mới nhớ ra tôi còn mấy chục ngàn trong Bank of America dưới Austin. Làm sao để lấy lại được hả ông?”
Tôi thấy bệnh ảo tưởng của anh có phần nặng hơn năm trước với mỗi giờ nghỉ, anh đều gọi nhà băng để hỏi thăm cách lấy lại tiền bị quên trong băng. Anh làm tôi tin anh bị lãng trí nên tôi tìm tòi những website của chính phủ thường giải quyết cho những người già lãng trí về tài sản và tiền trong băng của họ bị quên lãng. Câu chuyện rất hứng thú với mỗi ngày anh đều cho tôi biết phía chính phủ đang tìm kiếm cho anh. Rồi sẽ có kết quả. Nếu anh lấy lại được mấy chục ngàn thì anh sẽ khao tôi ăn một tô bún bò huế Tây đô.
Anh làm tôi mất ngủ lây vì đêm nằm tôi cũng suy nghĩ về sự vô lý của vấn đề! Nếu tôi quên trong băng vài chục ngàn và vài chục năm sau. Tôi chỉ cần còn sống. Đến nhà băng trình số xã hội và tên họ trong bằng lái là tôi lấy tiền của mình lại thôi! Nhưng chưa bao giờ gặp trường hợp như anh nói nên tôi hoài nghi hiểu biết của chính mình!
Nhưng hôm tôi gặp người anh của anh. Người anh của anh làm tôi chưng hửng khi ông anh này nói, “Trời ơi! Chuyện tào lao của nó tưởng nó chỉ nói trong nhà. Không ngờ ra đường nó cũng nói với anh được!”
Sau lần đó, tôi lại thấy thương anh hơn là giận khi mọi người ngấm ngầm ra dấu, ra hiệu với nhau về anh… là một người tâm thần. Nhưng tôi hiểu khác mọi người vì dù muốn hay không thì anh cũng làm việc chung với tôi, hay chỉ còn tôi trò chuyện với anh trong hãng, cũng có thể.
Một hôm tối thứ sáu, anh gọi tôi, anh muốn đến nhà tôi để nhờ tôi giúp anh một việc!
Khi hai anh em ngồi trên bàn ăn ở nhà tôi trò chuyện với vài món lai rai. Hoá ra anh nhờ tôi suy nghĩ, tính toán dùm anh việc xài số tiền lên đến cả tỷ đô la… vì tối nay anh sẽ trúng giải độc đắc của Mega Ball!
Bệnh tình anh ngày càng nặng về thể xác do ăn uống không kiêng cữ khi đã lớn tuổi, chiều nào tan hãng cũng đi ăn bao bụng ở những nhà hàng Tàu. Nay anh đi đứng đã như người tàn tật, béo phì bệnh hoạn, nhưng tinh thần lại nặng nề hơn bệnh thể xác. Anh bỗng không còn tin ai nữa qua việc để giỏ cơm trưa ngoài xe vì đem vô phòng ăn có thể bị người khác bỏ độc vào thức ăn trưa của anh. Anh đi làm thường trễ vài phút nên luôn phải đậu xe xa cổng ra vào. Vậy là mỗi trưa có 30 phút để ăn trưa thì anh đi lấy được giỏ cơm trưa ngoài xe xa tít vào tới phòng ăn đã hết 15 phút. 15 phút còn lại… là để đem giỏ cơm trưa ra xe cất chứ để trong phòng ăn nhỡ ai bỏ bom thư, bột phóng xạ hoá học gì đó vào giỏ cơm của anh thì sao…?
Anh hoàn toàn không còn khả năng làm việc vì sức khoẻ kém, kỹ năng không có, lại lười biếng bẩm sinh. Nay thêm bệnh ảo tưởng nặng nên anh làm ở đâu cũng bị người tổ trưởng ở đó tìm cách đẩy anh đi chỗ khác. Anh đi giáp vòng những công việc khác nhau trong hãng mà không nơi đâu giữ chân anh lại vì ai dại đi nhận người không có trí nhớ, chậm chạp lại lười biếng…
Ảo tưởng dẫn anh tới hoang mang và sợ hãi những điều vô cớ! Anh bỗng nghĩ ra việc anh làm chung với toàn những người trẻ, sếp thấy anh già nên chắc là đuổi việc anh. Anh chạy lung tung trong thành phố để tìm mua cho được thuốc bổ của Tàu, anh phải tự làm cho mình (thấy) mạnh khoẻ ra, da dẻ hồng hào như người trẻ để sếp không đuổi việc anh. Kết quả là anh xuống sắc còn tệ hại hơn già tự nhiên vì mớ thuốc bổ tào lao mua ở tiệm Tàu. Anh không còn làm được việc gì nữa vì suốt ngày, hai con mắt của anh dán vào con nhỏ sếp, anh chụp hình lén nó rất tương tư là chụp chung chung nó với nhiều người một cách vô tội vạ, rồi sau đó cắt hình ra để lấy ảnh chân dung của em Mễ mà anh thầm thương trộm nhớ. Anh theo dõi nó 24/24 vì tương tư mà đồng thời cũng để chỉnh sửa thế ngồi của anh như đang làm việc dù anh chẳng làm được việc gì nữa khi anh chợt thấy tóc trên đầu đã bạc nhiều nên anh đi mua thuốc về nhuộm chứ tóc trắng là bằng chứng già – bất lợi cho anh cả hai mặt là tình yêu đơn phương và việc làm. Nhưng anh đau khổ sau khi nhuộm tóc mới phát hiện ra tóc trên đầu anh đã có thể đếm sợi vì còn không mấy sợi! Vậy là từ đó anh đội nón 24/24. Cái nón kết kéo xụp lưỡi trai xuống sống mũi, cái kính lão có gọng đen hù lại to bản làm cho gương mặt anh thêm bí ẩn và bí hiểm, như con đà điểu giấu đầu xuống cát thì không thấy thế giới nữa nhưng cả thế giới thấy càng rõ con đà điểu vùi đầu xuống cát…
Anh chiếm được lòng thương hại của nhiều người vì nhiều người thấy anh thấy tội nghiệp! Nhưng tội nghiệp anh theo bản năng thương người tự nhiên của con người thì không giúp được anh. Tôi biết vậy nhưng cũng bó tay với ảo tưởng của anh đã quá nặng sau hôm anh thực sự không làm được việc. Anh đứng đó, ngồi đó, đứng lên ngồi xuống để lừa cái camera là anh đang làm việc. Thực ra anh chỉ xem tôi làm phần việc của tôi và anh. Tôi biết anh đang nghĩ gì, sớm muộn thì anh cũng mất việc thôi khi anh bất cẩn quên đóng kịch nên thấy rõ ánh mắt nhìn lạnh lùng, không ưng ý của người tình trong mộng của anh, nên anh nói với tôi, “Ông nghĩ dùm tôi xem. Tôi còn bốn triệu đô la. Tôi để cho ba đứa con mỗi đứa một triệu, hai vợ chồng tôi còn một triệu, có đủ sống tới già không?”
Tôi nói với anh, “Điều quan trọng là anh phải nhớ ra cho chính xác là anh đã bỏ quên ở nhà băng nào? Và điều quan trọng hơn là mấy thằng Mỹ đen làm quanh đây đều biết tiếng Việt. Chiều nay anh không có cơ hội về tới nhà anh đâu! Tụi nó đợi anh ngoài bãi đậu xe chiều nay cho mà xem…”
Ai dè sau ăn trưa, không thấy anh trở lại chỗ làm. Hỏi ra mới biết anh cáo bệnh xin về từ lúc nghỉ ăn trưa…
Tôi hết dám nói giỡn, nói chơi với anh vì anh không còn khả năng phân biệt chuyện nói thật hay là nói chơi cho vui lúc làm việc.
Rồi chúng tôi bị tách ra khi phân xưởng chúng tôi hết việc. Mỗi người đi làm ở những phân xưởng khác nhau một thời gian. Thậm chí anh chị em người Việt trong hãng không ai biết là anh đang làm công việc gì, ở phân xưởng nào? Anh có lợi thế là hàng sếp trong hãng đều biết anh rất lười và vô dụng nên cũng chẳng ai để ý, để mắt tới anh. Không ngờ anh lại được sướng là cứ vật vờ dưới nhà kho, rồi biến mất tăm mất dạng vào một góc só nào đó, mở điện thoại xem hình người trong mộng, tới giờ ăn trưa là qua được nửa ngày, tới thứ sáu là qua được một tuần…
Hôm trở lại làm chung, anh chị em cười tôi có duyên với anh như đôi bạn tri kỷ, đi lòng vòng rồi cũng về làm chung với nhau. Mấy tháng ít gặp, nay lại làm chung, tôi hiểu anh hơn. Bản chất ảo tưởng là một loại bệnh về tâm thần. Người Mỹ sẵn sàng đi bác sĩ tâm thần để trị liệu, nhưng người Việt đi bác sĩ tâm thần là tự công nhận mình bị khùng. Người Việt không đi khám bác sị tâm lý và bác sĩ tâm thần nên bệnh nặng theo thời gian, nghiêm trọng theo hoàn cảnh.
Thì ra mối bận tâm trong anh vốn ảo tưởng bị sốc nặng. Anh có đứa con gái lớn mới xong bằng đại học bốn năm. Hôm anh phải nghỉ làm một hôm để đi dự lễ ra trường của cháu. Hôm đi làm lại, anh hớn hở nói với tôi, “Thật là may, con nhỏ lớn của tôi vừa ra trường đã có việc làm. Từ nay mỗi tháng nó chỉ cần cho tôi một ngàn đô la là tôi có thể đi ăn nhà hàng bao bụng mỗi ngày, mua vé số thoải mái…”
Nhưng theo thời gian anh cứ lặp lại một câu hỏi với tôi, “Con ông nó có cho tiền ông không?”
Tôi nói “không” thì anh không tin. Tôi cũng biết phải giải thích, nhưng chưa nghĩ ra cách giải thích nào cho anh chấp nhận; thì anh đổi câu hỏi, “Con tôi đã đi làm mấy tháng rồi đó ông. Tôi hết kiên nhẫn đợi nó cho tôi tiền, nhưng tôi hỏi nó thì có kỳ quá không? Ông nói thiệt cho tôi nghe đi, con ông có cho tiền ông không?”
Tôi thấy thương anh nhiều, “Tôi nói thật, lấy danh dự tôi ra tôi thề với anh là tôi nói thật! Sau khi thằng lớn nhà tôi xong bằng bốn năm. Nó đi tiếp hai năm cao học. Tôi vẫn chuyển tiền cho nó hằng tháng như trước. Nhưng nó từ chối, không nhận nữa vì con đã vừa đi học vừa đi làm. Con đủ sống rồi. Đến hôm tôi hoàn toàn yên tâm là nó về nhà, thấy tôi mới mua cái USP tới 1K để tôi chứa hình ảnh. Nó hỏi thăm và nói với tôi: Từ nay Dad muốn mua gì về đồ điện tử thì nói với con để con mua cho Dad xài. Dad mua vừa hiệu dở lại giá mắc…
Tôi thấy mình đã già vì hôm xưa tôi nói với nó, con muốn mua game điện tử hay đồ dùng gì về điện tử thì nói với Dad. Đừng bao giờ lấy của ai đem về nhà vì làm như vậy là phạm tội, phạm pháp…
Tôi mừng chuyện sợ con mình trộm cắp khi chưa khôn lớn, nông nỗi đã qua rồi! Nay nó đã trưởng thành. Tô mừng hôm thấy nó lái cái xe không phải do tôi mua. Tôi hỏi con mới mua xe hả? Nó dạ. Mừng nó học tiếp nữa dù vừa học vừa làm. Mừng nó mua nhà. Tôi đợi cái mừng cuối cùng là nó mời tôi đi dự đám cưới của nó.
Mừng một đứa con không hư thân mất nết như cha, mừng con từng bước tạo dựng tương lai, sự nghiệp. Nhưng nó chưa bao giờ cho tôi một đồng bạc nào từ hôm nó không xin tôi nữa. Quà cáp thì có cho Dad chút quà vào những dịp lễ lộc cuối năm. Tôi thấy mãn nguyện với công sức đầu tư là con tôi có bằng cấp, sống đàng hoàng, lương thiện. Như vậy đã đủ cho tâm nguyện của một người bỏ nước ra đi vì đời sau…
Anh bán tín bán nghi chứ chưa tin cho đến hôm anh suy sụp nhiều khi báo với tôi là anh đã hỏi nhưng con gái anh không cho tiền anh!
Tôi hiểu anh khủng hoảng tinh thần vốn đã bệnh nặng về ảo tưởng, khi không còn sức khoẻ và tinh thần để làm việc. Anh chỉ còn ảo tưởng trúng số độc đắc để sống những ngày cuồi đời nên bây giờ giải thưởng Mega Ball, Power Ball lên càng cao thì anh càng mua nhiều, mua đến mấy trăm đồng vé số mỗi tuần khi giải thưởng cao thì còn gì tiền lương, lấy gì sống qua ngày với đồng lương đã ít mà vật giá leo thang từng ngày. Theo thống kê mới nhất thì ba năm qua ở Mỹ, vật giá đã lên 14% trong khi lương hãng ba năm qua lên được 1 đồng 26 xu thì đủ biết là đời sống ngày càng khó khăn thêm. Anh lại mang thêm trong người bệnh ảo tưởng còn nguy hiểm hơn cả ung thư vì ung thư chỉ giết chết một người mắc phải, nhưng ảo tưởng có thể giết nhiều người liên đới trong cuộc đời bệnh hoạn..
Mùa Tạ ơn đã về gõ cửa mọi nhà, không khí lễ hội tưng bừng nơi thương xá mua sắm, trên mặt người hớn hở ngược xuôi. Nhưng qua lăng kính của một người ảo tưởng, đoạn cuối cuộc đời chỉ có hoang mang và sợ hãi đói nghèo. Thật buồn cho đôi mắt nhìn đâu cũng chỉ thấy thù địch và bạc bẽo… Mong Ơn trên thương xót cho những linh hồn ảo tưởng.
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.168 giây.