logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/11/2018 lúc 11:40:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,493

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 1972
THƯA QUÝ BẠN, cầu Mỹ Chánh thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị ở về phía nam, cách thị xã Quảng Trị khoảng 15 km trên Quốc lộ 1. Đoạn đường 15 km trước khi tới thị xã Quảng Trị rồi mới tới Cổ thành Quảng Trị và sông Thạch Hãn này,mùa hè đỏ lửa năm 1972 đượcgọi là “Đại lộ Kinh hoàng” hoặc “Con đường máu”, có hàng chục ngàn người chết cả ta lẫn địch và dân chúng.
Cũng trên Đại Lộ Kinh Hoàng đầy xác người năm 1972 ấy, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ và đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú, nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân cụ VNCH chạy ngang qua, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy tiếpvề phía cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang lo chuyển vận quân đội rút lui phía bên kia cấu…
Bao nhiêu nămđã trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay đã trở thành Trung tá Hải quân trong Quân Lực Hoa Kỳ, còn người thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người gặp lại nhau tại New Mexico năm 2013,sau 41 năm biệt vô âm tín.
Câu chuyện đó có lẽ quý bạn đã biết vì báo chí bên Mỹ đăng rất nhiều,nhưng chúng tôi xin trình bấy thật chi tiết với các hình ảnh rõ ràng để quý bạn thấy trên đất nước ta, dưới thời VNCH, trước cái sống và cái chết đã có những con người đầy lòng nhân ái như thế…
UserPostedImage
Chuẩn uý Trần Khắc Báo năm 1971, 23 tuổi
Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013, thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo QĐVNCH ngày xưa (nay đã là cựu trung uý H.O), từ tiểu bang New Mexico có dịp sang Westminster, California dự lễ cướithuộc gia đình của một ngườibạn. Ông kể cho phóng viên báo The Vietnamese Newspaper nghe câu chuyện cảm động và ly kỳ tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Ông tên là Trần Khắc Báo, thiếu úy TQLC QĐ VNCH. Thời điểm năm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại đội Vận Tải của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, làm sĩ quan phụ trách chuyển vận.
Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, thiếu úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị, vì một số đông quân nhân Tiểu đoàn 7 này bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của mình. Ngoài ra, thiếu uý Báo cũng xin lệnh giúp di tản các quân nhân, dân chúng, nhân viênchính quyền khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh, là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
Khi đơn vị ông từ phía thị xã Quảng Trị đến phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía nam này, thiếu uý Báo đã chỉ huy 20 chiếc quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản qua cầu suốt ngày. Đến khoảng 4 giờ chiều, ông trông thấy thấp thoáng bên kia cầu tgrên bờ phía bắc còn một người đang ôm chiếc nón lá, thất thểu định qua cầu với dáng điệu hết sức mệt mỏi. Ông tính chạy qua giúp đỡ người này nhưng vị thiếu tá tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 TQLC đang trấn giữ tại đó la lớn:
– Cây cầu tao đã gài mìn để phá hủy nếu thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện. Màyđừng chạy qua, hễ chúng đến, nó nổ là chết đấy, không về được đâu!
Thiếu uý Báo cố năn nỉ:
– Đại Bàng chờ em một phút, em cứu nốt người cuối cùng này.
Và ông chạy đến đưa người đó qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất thểu mà tay còn cố ôm chiếc nón lá, thiếu úy Báo nói đùa:
– Lết không nổi mà còn mang vàng bạc, châu báu gì nữa đây cha nội?
Người ôm chiếc nón lá thều thào:
– Em là lính Quân cụ thuộc Tiểu khu Quảng Trị. Trên đường chạy về đây em thấy một cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết mà nó đang trườn mình trên bụng mẹ tìm vú để bú. Em cầm lòng không đậu nên bỏ nó vào chiếc nón lá này. Xin thiếu úy làm ơn giúp nó chớ em kiệt sức rồi, không đi tiếp được nữa mà cũng không có cách chi giúp nó.
Nói xong anh lính Quân cụ trao chiếc nón lá có em bé mồ côi tội nghiệp cho thiếu úy Báo.
Ngừng kể giây lát, ông Báo nói với phóng viên:
– Mình là lính VNCH, đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng câu: “Tổ Quốc – Danh Dự – TráchNhiệm”, nên lúc đó tôi nghĩ bổn phận của mình là phải giúp đỡ dân chúng, nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân cụ:
– Thôi được rồi, để tôi lo cho nó. Còn anh thì lên xe GMC đi, đoàn xe chúng tôi đang sắp di chuyểnđưa mọi người về vùng an toàn.
Sau đó, thiếu uý Báo ôm em bé từ tay người lính Quân cụ, ngồi lên chiếc xe Jeep, dẫn đầu đoàn xe GMC chạy về phíaPhong Điền, cách Mỹ Chánh khoảng 20 cây số.
Trên đường đi, thiếu uý Báo rất lúng túng vì em bé đói quá, thèm sữa mẹ khóc không thành tiếng. Lúc ấy ông mới 24 tuổi, chưa lập gia đình nên chưa có kinh nghiệm gì khi trẻ con khóc, nên bèn hỏi người lính tài xế làbây giờ phải làm thế nào.
Anh lính TQLC tài xế tên Tài trả lời:
– Ông thầy cho nó bú đi. Không có sữa thì ông thầy lấy bi đông nước, chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó nhiều lượt cho nó bú thì nó nín khóc.
Thiếu uý Báo làm theo và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông bảo người tài xế lái xe đưa ông tới Phòng Xã Hội của Lữ đoàn TQLC.
Tại đây, ông gặp thiếu tá Nhiều, trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
– Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho thiếu tá.
Ông này nhìn thiếu uý Báo, cười và nói:
– Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!
Ông Báo thanh minh:
– Không, có người lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó tìm vú để bú, đưa cho tôi.
Thiếu tá Nhiều bảo:
– Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.
Sau đó thiếu uý Báo đưa em bé lên Phòng Xã hội, giao cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói:
– Thiếu úy đem em bé này về từ ngoài mặt trận thì đặt cho nó một cái tên và cho biết họ tên của thiếu úy, để sau này lớn lên nó biết nguồn gốc của nó mà tìm.
Lúc ấythiếu uý Báo còn độc thân và trong thâm tâm ông thường nghĩ sau này khi ông lấy vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Ngọc Bích, nếu có con trai ông sẽ đặt tên là Ngọc Bảo. Vì vậy khi nghe người nữ quân nhân nói, ông đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt. Cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ đoàn 2 TQLC ở Huế và trung uý Báo bị Việt Cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông mới được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại Hoa Kỳtheo diện H.O và ở thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…
Em bé mồ côi gặp may mắn

UserPostedImage
Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Kimberly Mitchell

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã hội Sư đoàn TQLC đem đến Cô nhi viện Thánh Tâm Đà Nẵng,nhờ các sơ chăm sóc. Số hồ sơ của bé là 899.
Một hôm có ông trung sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân, phục vụ tại phi trường Đà Nẵng, tên là James Mitchell tới cô nhi viện xin nhận một trong các em bé tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình ông này từ đó.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng tuổi.
UserPostedImage
Kimberly và Mẹ Bề Trên Maria (bên trái) năm 2011
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào Hội đoàn thanh niên. Lớn lên, em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi chăm sóc bò sữa và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, cũng không phải “Chinese”. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời được cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
– Con muốn biết con là người nước nào, nguồn gốc con từ đâu, tại sao con lại là con của bố mẹ?
Bố nuôi James Mitchell không hề giấu diếm mà giải thích:
– Con là người Việt Nam. Bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở thành phố Đà Nẵng. Nếu muốn tìm cội nguồn của mình, con có thể sang Đà Nẵng may ra tìm được tông tích về gia đình mình.
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi đã muốn sau này Kimberly gia nhập Không Quân vì cô học rất giỏi, được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho các học sinh xuất sắc. (Sau này cô đậu Kỹ sư và Thạc sĩ Hàng hải). Nhưng rồi việc học xui khiến, cô theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp ngành Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ, hiện nay mang cấp bậc Trung tá, Phó giám đốc văn phòng Trợ giúp Quân nhân và Thân nhân tại Ngũ Giác Đài.
UserPostedImage
Sơ Angela và bé Ngọc Bích năm 1972
Năm 2011, Kimberly Mitchell sangViệt Nam trong vai một nữ Trung tá Hải quânHoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện mồ côi Thánh Tâm tại thành phố Đà Nẵng, cô may mắn gặp được sơ Mary (đây là báo chí Mỹ viết theo tiếng Anh; sự thật Sơ là người Việt, tên thánh là Maria, nay là Mẹ Bề Trên, giám đốc Viện mồ côi Thánh Tâm). Chính Sơ Maria cùng với Sơ Angela đã tiếp nhận cô bé tội nghiệp mới 4 tháng tuổi năm 1972. (Hiện nay Sơ Angela đã qua đời).Giây phút gặp gỡ thật cảm động và Kimberly được Sơ Maria cho biết:
-Lúc người ta đem con đến đây, con mới 4 tháng tuổi, họ cho biết tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại lộ Kinh hoàng, con được mộtngười lính VNCH cứu từ trên xác mẹ, giao cho một thiếu uý TQLC VNCH. Ông này phải đi hành quân tiếp nên giao con cho Phòng Xã hội Sư đoàn rồi Phòng Xã hội đem đến đây giao cho Cô nhi viện trước khi rút về miền nam. Lúc đó chiến tranh khủng khiếplắm, hàng chục ngàn người chết tại Đại lộ Kinh hoàng trên khoảng đường chỉ 15 km.
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở về Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.

Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá tượng trưng
UserPostedImage
Ông Trần Khắc Báo kể tiếp với phóng viên các báo Việt ngữ tại Mỹ:
-Sau khi ra tù Cộng sản, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích hiện nay ra sao, kể cả người lính Quân cụ ngày xưa nữa. Nhưng tất cả đều biệt vô âm tín. Một hôm tôi tình cờ đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại, số 66, phát hành tại New Jersey. Tác giả kể chuyện đi Mỹ của một em bé trong Cô nhi viện Thánh Tâm Đà Nẵng, mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động lẫn với vui mừng. Bởi vì có thể tới 90% em bé đó chính là bé Trần Thị Ngọc Bích tôi đã đặt tên cho bé.
Sau đó, ông Báo nhờ người quen tên là Đào Thị Lệ làm việc trong công ty bảo hiểm nhân thọ New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm giùm Kimberly Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Kimberly tức Trần Thị Ngọc Bích lúc ấy đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông Báo nghĩ, không biết cô Kimberly có tin được không hay cô lại bán tín bán nghi, cho là ông “thấy sang bắt quàng làm họ” như người Việt Nam ta vẫn hường nói. Nhưng sự thực, ông Báo không biết rằng trước đó 2 năm (tức năm 2011), cô Kimberly đã từng sang Việt Nam, tới Viện mồ côi Đà Nẵng để tìm nguồn gốc của mình và được Sơ Maria kể lại khá rõ. Bởi vậy sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, cô Kimberly tin ngay và cô quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington D.C cũng như nhiều nơi khác về tham dự.
Ông Báo cho biết, cuộc hội ngộ do cô Kimberly tổ chức tại địa điểm là Trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở New Mexico vào sáng thứ Sáu 29/8/ 2012.
Cô đáp máy bay đến phi trường Albuquerque của tiểu bang New Mexico vào tối thứ Năm 28/8. Gia đình ông Báo cũng ở thành phố Albuquerque nên ngỏ ý muốn ra đón tại phi trường nhưng cô Đào thị Lệ cho biết là cô Kimberly muốn dành giây phút thật cảm động và đầy ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước các cơ quan truyền thông, nên không muốn gia đình ông Báo đón tại phi trường. Ngoài ra cô cũng muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC, đeo lon thiếu uý như khi ông đưa cô đến Phòng Xã hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm (thực ra ông Báo đã được lên trung uý từ cuối năm 1973 rồi).

Giây phút đầy xúc động
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái đều có mặt. Khi ông chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly:
– Cô muốn tìm ai?
Cô trả lời:
– Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.
Vị chủ tịch quay sang ông Báomặcbộ đồ quân phục và nói:
-Đây, ông Trần Khắc Báo đây!
Lập tức Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại, ôm chầm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Báo:
– Ông là người đã cứu mạng tôi nên tôi mới có ngày hôm nay. Tôi rất biết ơn ôngvà bây giờ ông mong muốn điều gì từnơi tôi?
Ông Trần Khắc Báo nói :
– Thực sự tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng “tía”, tôi xem cô cũng như con tôi. Tôi chỉ mong muốn một điều đó thôi.
Và ông mãn nguyện ngaykhi Kimberly Mitchell gọi “tía”. Ông nói với các phóng viên:
– Bây giờ tôi thực sự mãn nguyện.

UserPostedImage
Cuộc hội ngộ (Kimberly khoác lá cờ VNCH đứng bên ông Báo)
Trả lời các câu hỏi của những người Việt tham dự (tiếng Anh của ông Báo không nhiều, muốn nói chuyện với Kimberly hoặc các phóng viên Mỹ, ông phải nhờ cô Lệ hoặc con gái ông thông dịch),ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly rằng tên Việt Nam của cô là Trần Thị Ngọc Bích tức quý như viên ngọc, sau này nếu có dịp, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra tìm lại được tung tích cha cô hoặc người thân của cô.
UserPostedImage
Ông Báo, chiếc nón lá, Kimberly và lá cờ VNCH trong cuộc hội ngộ

Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung tá Kimberly cho biết cô có hai cái may. May mắn thứ nhất là cô được những người lính VNCH cứu giúp và mang tới Cô nhi viện. May mắn thứ hai là được ông bà James Mitchell nhận làm con nuôi, đưa về bên Mỹ, coi không khác gì con ruột và lo cho cô ăn học thành một Kỹ sư với bằng Thạc sĩ Hàng hải.

Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.193 giây.