logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/11/2018 lúc 10:27:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nước Đại Việt từ ngàn  xưa đã viết lên những trang sử oai hùng chống lại bao phen quân xâm lược từ phương Bắc tràn xuống. Những trang sử hiện thực nhưng lại đẹp như trong chuyện cổ tích đầy huyền thoại.  
 
Những cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập đầu tiên của Hai Bà Trưng hay của Triệu Nữ Vương những năm đầu kỷ nguyên, tuy ngắn ngủi nhưng đã làm cho quân Tầu không dám coi thường Nước Nam. Năm 938, với tài thống lĩnh của Ngô Quyền đã làm cho quân Nam Hán hồn phi phách tán với trận Bạch Đằng Giang, máu quân thù nhuộm đỏ cả giòng sông, và giành lại giang san cho Đại Việt sau 1,049 năm bị người Tầu đô hộ (111 trước công nguyên đến năm 938 sau công nguyên).
 
Lịch sử cũng ghi lại những trận chiến giữa anh hùng Lý Thường Kiệt và quân Tống vào thế kỷ thứ 11, và hùng dũng hiên ngang nhất là trận Lý Thường Kiệt đem quân qua đánh Tầu đời nhà Tống chiếm được hai tỉnh phía nam. Người dân Việt hưởng được không khí thanh bình và một xã hội thịnh trị không bao lâu khi quân Nguyên Mông xua quân xuống xâm lấn nước ta ba lần từ 1258 đến 1288. Và không phải chỉ một lần mà cả ba lần chúng đều cam tâm thất bại nhục nhã bởi quyết tâm của toàn dân qua Hội Nghị Diên Hồng, của các binh tướng vua quan đời nhà Trần, và nhất là Quốc Sư Trần Thủ Độ với câu nói: “đầu hạ thần chưa rơi, Bệ Hạ đừng lo”, và tài dụng binh như thần của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
 
 Trong Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Đại Vương có đoan viết: “...Ta thường tối quên bữa ăn, nửa đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa cũng nguyện xin làm. .. Nay các người thấy chủ bị nhục mà không biết lo, thấy quốc sỉ mà không biết thẹn,... hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển... hoặc quyến luyến vợ con, hoặc chỉ nghĩ kế sinh nhai tư lợi mà quên việc nước. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh...” Tờ Hịch đó đã làm nức lòng người dân và quan quân tướng sĩ.
 
Sử sách còn ghi các tướng Mông Cổ và quân Nguyên khi chạy về nước Tầu vẫn còn run sợ đến thất sắc. Vào đầu thế kỷ 15, nước Việt lại rơi vào vòng bắc thuộc lần thứ tư, và Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn sau 10 năm trường nằm gai nếm mật, đã giành lại được chủ quyền cho đất nước từ tay quân Minh. Nhưng trận chiến hiển hách nhất đánh tan 20 vạn quân nhà Thanh của Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ với trận Đống Đa mồ chôn quân Tầu, và mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 vào giải phóng Thăng Long Thành vẩn còn ngời sáng trong sử xanh của Đại Việt. Ngày nay trên khắp dải giang sơn hình chữ “S” vẫn còn bao nhiêu đền đài phụng thờ hương khói những vị anh hùng, anh thư của dân tộc, và hồn thiêng sông núi vẫn như còn đâu đây. Quả thật hào kiệt nước Nam thời nào cũng có, và mỗi lần đọc lại trang sử giòng Lạc Việt, niềm tin vào tiền đồ tổ quốc lại dâng cao.
 
Qua thế kỷ 20, đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ suy vong khi cộng sản đội lốt Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, bần cùng hóa nhân dân, và phá hủy hết các giềng mối, nề nếp, truyền thống, văn hóa, của gia đình và xã hội Việt Nam. Sau Hiệp Định Geneve năm 1954, họ phá hoại miền Bắc, và sau năm 1975, khi Hoa Kỳ đang tâm bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, miền Nam rơi vào tay cộng sản, người cộng sản lại tiếp tục phá hoại miền Nam và cả nước.
 
Quê hương bị đọa đầy, người lành bị giết hại,và loài quỷ đỏ đã lên ngôi, nhưng hiểm họa lớn nhất chính là đất nước đang rơi vào tay người Tầu phương bắc lần nữa qua bàn tay bán nước của đảng cộng sản Việt cho cộng sản Tầu. Chính vì thế mà các anh hùng hào kiệt trong nước đã đứng dậy chống lại âm mưu thâm hiểm của cộng sản Tầu muốn nuốt trọn nước Việt một cách êm thấm không tốn viên đạn. Hàng trăm nữ lưu anh hùng tay không, đã noi gương bất khuất của tiền nhân, đứng lên chống lại cả một guồng máy cai trị áp bức và bán nước của đảng cộng sản Việt. Ngoài các anh hùng bất đồng chính kiến như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, BS Nguyễn Đan Quế, LS Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Hải, các người trẻ như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Việt Dũng, v.v... còn có những anh thư như  Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, v.v... đã dệt nên huyền thoại của những người yêu nước. Họ đã bước qua lằn ranh của sự sợ hãi để can đảm dấn thân, hy sinh, chấp nhận các bản án khắc nghiệt trong chốn tù đầy để tranh đấu cho một nước Việt Nam có được tự do, dân chủ, nhân quyền, thoát khỏi áp bức bóc lột của cộng sản Việt và sự nô lệ vào cộng sản Tầu.  
 
Trường hợp của Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một tiêu biểu cho tù nhân lương tâm, dù bị đàn áp, đánh đập, ép cung, khủng bố, trong trại giam dưới nhiều hình thức ti tiện, nhưng bà nhất định không chịu đầu hàng, và dùng hình thức tuyệt thực để phản đối hệ thống trại giam man rợ của đảng cộng sản Việt. Dưới áp lực của các cá nhân, các vị dân cử, đoàn thể nhân quyền, và chính phủ Mỹ, cộng sản đã phải thả bà ra trước thời hạn, vào ngày 17 tháng 10 năm 2018, sau 737  ngày giam giữ, và trục xuất bà sang Hoa Kỳ.
 
Một điểm son nữa của Mẹ Nấm là khi qua Mỹ, dù được sống trong tự do dân chủ, bà tuyên bố vẫn tiếp tục con đường tranh đấu không ngừng nghỉ cho nhân quyền thực sự cho VN, và yêu cầu cộng sản việt Nam phải thả ngay và vô điều kiện các tù nhân lương tâm. Theo AFP, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã mỉm cười nói với đam đông ủng hộ bà tại phi trường Houston's George Bush airport, ngay sau khi đến vào tối Thứ tư rằng: "I will continue to raise my voice until there is human rights in Vietnam, real human rights," và "We will continue to call on the government of Vietnam to immediately and unconditionally release all prisoners of conscience.” Bà đã tich cực hoạt động cho con đường tranh đấu mà bà đã chọn.
 
-Bà đã họp với đại diện các thành viên Liên Hiệp Châu Âu EU trong thượng tuần tháng 11-2018, và có những cuộc vận động tại Washington D.C vào ngày 15-11-2018.  
 
-Mẹ Nấm  đã gặp bà Heather Nauert, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để cám ơn Bộ Ngoại Giao đã vận động cho tự do của bà và trình bày về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, về những tác hại của Luật An Ninh mạng, và kêu gọi Bộ Ngoại Giao tiếp tục vận động tự do cho chị Trần Thị Nga, cũng như hỗ trợ cho các trang mạng truyền thông độc lập. Bà tin rằng với uy thế của mình, Hoa Kỳ có thể buộc nhà nước Việt Nam phải tuân thủ các cam kết đã ký với cộng đồng quốc tế về nhân quyền. Qua phần trình bày của Mẹ Nấm, các nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Mỹ đặc biệt quan tâm đến nguy cơ mất dần chủ quyền của Việt Nam vào tay Trung Cộng qua việc ban hành các dự luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng.
 
-Mẹ Nấm đã gặp bà Amanda Bennett - Giám đốc của VOA. Trong dịp này, Mẹ Nấm cám ơn đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã luôn có những thông tin, tường trình về những hoạt động của những người tranh đấu cho tự do, dân chủ cũng như tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Mẹ Nấm cũng đã trình bày về mục tiêu tranh đấu cho tự do của chị Trần Thị Nga và những tù nhân lương tâm khác vì họ đang bị tra tấn, đe dọa đến tính mạng.
 
-Tại trụ sở của tòa soạn báo Washington Post, Mẹ Nấm đã có một cuộc chia sẻ bàn tròn với Hội Đồng Biên Tập của Washington Post, trong đó có sự hiện diện của 3 trong 5 người được giải International Press Freedom Awards 2018 là bà Luz Mely Reyes từ Venezuela, cô Anastasiya Stanko từ Ukraine, và blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ VN.
 
-Ngoài ra, bà đã tiếp xúc với bà Libby Liu - Tổng Giám Đốc của RFA để cám ơn RFA về những thông tin về Việt Nam và tình trạng đàn áp nhân quyền. Vào buổi tối cùng ngày, Mẹ Nấm đã dự một buổi tiệc thân mật được tổ chức bởi Uỷ Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ - Committee to Protect Journalists) nhằm khoản đãi những người được giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2018.
 
Chủ trương đàn áp người yêu nước và tôn giáo tại VN gần đây rất tồi tệ vì ở đó không chấp nhận bất đồng chính kiến với nhà nước độc đảng.  Các cơ quan tranh đấu cho nhân quyền cho biết: "Tình hình đàn áp tôn giáo ở VN rất khủng khiếp, họ dùng côn đồ để đàn áp tôn giáo". Nhưng về vấn đề nhân quyền, theo các quan sát viên thì việc thả tù nhân lương tâm có ít nhiều liên quan đến tình hình chính trị bên ngoài. Thí dụ như năm 2013, hy vọng được Hoa kỳ cho vào hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP, nhà nước cộng sản đã thả cô Phương Uyên. Năm 2018, sau hai lần thăm VN của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ James Mattis, và trước triển vọng về hiệp ước với Châu Âu EVFTA sắp được chính thức ký kết, nhà nước cộng sản đã thả và trục xuất hai tù nhân nổi tiếng là LS Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự viên là cô Lê Thu Hà, và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – được coi là những  “con cá lớn”.
 
Với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, có nhiều hy vọng nay đã ở trên phần đất tự do, bà sẽ còn đóng góp được rất nhiều cho công cuộc tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam, và tiếng nói của bà sẽ được nhiều vị dân cử và cơ quan truyền thông Hoa Kỳ lắng nghe.

Phạm Gia Đại
  
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.