logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/12/2018 lúc 12:58:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hai tù nhân chính trị Trần Thị Nga, Hoàng Đức Bình và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.


Hai tù nhân chính trị Trần Thị Nga, Hoàng Đức Bình và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trụ ở ở Hoa Kỳ trao giải năm 2018.
Thông cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, một tổ chức Phi chính phủ, phát đi vào ngày 30 tháng 11 nêu rõ công trạng của ba người được vinh danh với giải thưởng nhân quyền năm nay.
Theo Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thì anh Hoàng Đức Bình là nhà hoạt động tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường và giúp dân khiếu kiện sau thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh gây nên.
Anh này bị tuyên án 14 năm tù tại phiên xử hôm ngày 6 tháng 2 năm nay với cáo buộc ‘Chống người thi hành công vụ’ và Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân’.
Bà Trần Thị Nga, mẹ của hai con nhỏ, hiện đang phải thụ án 9 năm tù tại Trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Bà Trần Thị Nga từng là nạn nhân của nạn xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Khi về nước bà tham gia giúp đỡ cho những nạn nhân khác, và rồi dấn thân tranh đấu vì quyền con người.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, từng là một phóng viên của một số báo Nhà nước nhưng trở thành blogger, nhà hoạt động xã hội. Cô tham gia những hoạt động gồm chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, phát động chiến dịch bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, tổ chức các lớp đào tạo về báo chí, chính trị học, chính sách công cho các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.
Nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của các cuốn sách Kỹ Năng Báo Chí Căn Bản, Cẩm Nang Hoạt Động Xã Hội, cùng dịch sách "Từ Facebook Đến Xuống Đường".
Tác phẩm gần đây nhất là "Chính Trị Bình Dân" xuất bản trên Amazon năm 2017 và vì cuốn sách này cô nhiều lần bị cơ quan an ninh đưa lên đồn làm việc.
Nhà báo Phạm Đoan Trang viết trên Facebook cá nhân bày tỏ cảm xúc ngại và buồn khi là một trong ba người được nhận giải Nhân quyền Việt Nam năm 2018 trong khi hai nhà hoạt động còn lại vẫn ở tù và cô khẳng định rằng “cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn!”
Nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết, không ai trong số những người có quan tâm đến tình hình đất nước nên vui vì theo cô “Khi chúng ta chúc mừng một người tù nhân lương tâm nào đó thoát khỏi nhà tù (nhỏ và lớn) ở Việt Nam để “đến bến bờ tự do”, khi chúng ta chúc mừng một người Việt Nam nhận được một giải thưởng nhân quyền nào đó, chúng ta đều nên hiểu rằng điều đó chỉ chứng tỏ đất nước này đang trải qua những năm tháng đen tối đến mức nào, và cái thực tế ấy chẳng có gì đáng mừng”.
Và cô khẳng định việc “…Trả tự do và trục xuất một số tù nhân lương tâm không phải là giải pháp chung. Mà giải pháp chung phải là làm sao để tất cả tù nhân lương tâm đều được giải thoát và Việt Nam không còn tù nhân lương tâm nữa (cũng như không còn dân oan). Điều đó chỉ có thể có được với một thể chế mới, một chính quyền mới.
Vì thế, cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn, và tôi cần sự ủng hộ của tất cả các bạn – những người đồng ý với tôi rằng Việt Nam phải thay đổi.”.
Giải Nhân Quyền Việt Nam thành lập từ năm 2002 được trao tặng hàng năm. Cho đến nay đã có 42 cá nhân và 3 tổ chức có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam được nhận giải.
Theo Ban tổ chức, giải Nhân quyền VN còn là một cơ hội để người Việt hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những nhà hoạt động tại quê nhà.
Theo ban tổ chức thì buổi lễ trao giải thưởng năm nay sẽ diễn ra tại thành phố Westminster, Quận Cam, Bang Califorina vào ngày 9 tháng 12 tới đây.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 10/12/2018 lúc 11:20:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ba nhà hoạt động Việt được vinh danh nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế

UserPostedImage
Ba nhà hoạt động Việt Nam được vinh danh nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế ở Westminster, California, 9/12/2018

Ba nhà hoạt động ở Việt Nam vừa được vinh danh về “những đóng góp quan trọng” của họ cho nhân quyền tại một buổi lễ diễn ra hồi chiều ngày 9/12 ở thành phố Westminster, California.
Đứng ra tổ chức buổi lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Nhân quyền Quốc tế, cũng là Ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam, là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam.
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trao Giải thưởng Nhân quyền 2018 cho ông Hoàng Đức Bình, bà Trần Thị Nga và bà Phạm Đoan Trang. Những người bạn bè của ba nhà hoạt động đã nhận giải thưởng thay mặt họ.
Ông Bình và bà Nga đang phải thụ án tù vì bị các tòa án của chính quyền khép vào các tội “chống người thi hành công vụ”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và “tuyên truyền chống nhà nước”.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên VOA tiếng Việt, bà Trang không thể rời Việt Nam, một mặt có thể do thương tật ở chân sau một lần bị đánh đập trong một cuộc biểu tình, và mặt khác là vì những rủi ro pháp lý có thể xảy ra nếu bà cố xuất cảnh. Tin cho hay, trong ít nhất hơn một năm tính đến nay, bà luôn trong tình trạng bị các nhân viên an ninh nhà nước theo dõi chặt chẽ.
Theo các trích đoạn video được chia sẻ trên Internet, trong đó có trang Facebook của Người Việt Online, các đại diện ban tổ chức long trọng tuyên bố rằng ba nhà hoạt động được vinh danh vì “sự hy sinh và đóng góp” của họ trong cuộc tranh đấu “bảo vệ công lý và quyền làm người” cũng như “bảo vệ người lao động và ngư dân” ở Việt Nam.
Việc ba nhà hoạt động được chọn để nhận giải thưởng đã được công bố trong một thông cáo báo chí của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam hôm 30/11.
Theo thông cáo, kỹ sư Hoàng Đức Bình, 35 tuổi, là một nhà hoạt động tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường, và giúp dân khiếu kiện vụ Formosa gây thảm họa môi trường biển ở miền trung Việt Nam.
Các hoạt động gây nhiều tiếng vang nhất của ông diễn ra từ tháng 11/2015 cho đến khi ông bị công an Việt Nam bắt vào giữa tháng 5/2017. Đầu tháng 2 năm nay, một tòa án đã kết án ông 14 năm tù.
Vẫn theo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, bà Trần Thị Nga, 41 tuổi, đã giúp đỡ những người lao động gặp nạn tại Đài Loan từ năm 2008-2010. Bên cạnh đó, bà cũng tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo Việt Nam và phản đối Formosa xả thải hủy diệt môi trường.
Vì các hoạt động đó, bà Nga bị công an bắt vào tháng 1/2017 và đến tháng 7 cùng năm bị kết án 9 năm tù.
Nhà báo và blogger Phạm Đoan Trang, 40 tuổi, thực hiện nhiều hoạt động vì tiến bộ xã hội từ năm 2011, theo thông cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.
Bà đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, tham gia các cuộc vận động trong và ngoài nước cho nhân quyền ở Việt Nam, tổ chức các lớp đào tạo về báo chí, chính trị học, chính sách công quyền cho các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam. Bà cũng tham gia chiến dịch có tên “Cứu dân cứu biển” sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra hồi năm 2016.
Cả hai bà Nga và Trang đều “bị công an đánh đập đến tàn tật”, theo những cáo buộc của hai bà và nhiều nhà hoạt động khác.
Chia sẻ suy nghĩ của bà về việc được vinh danh với giải thưởng nhân quyền năm nay, bà Phạm Đoan Trang viết cho VOA qua email rằng trong khi bà “trân trọng cảm ơn” Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, tổ chức của những người Việt hải ngoại “luôn ủng hộ và sát cánh” bên người Việt trong nước trong cuộc chiến đấu bền bỉ vì nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam, song bà “cũng không nén được cảm giác ngại và buồn”.
Bà giải thích rằng bà có cảm xúc như vậy vì thực tế là hai trong ba người nhận giải nhân quyền 2018 hiện đang ngồi tù, hơn nữa, ngoài ông Bình và bà Nga ra, hàng trăm người khác cũng đang ngồi tù vì các tội do nhà nước công an trị khép, và “không được nhận giải thưởng nào, thậm chí không được ai biết đến”.
Trong email gửi VOA, bà Trang bày tỏ rằng “cũng không ai trong chúng ta nên vui” vì theo bà khi một người Việt Nam được chúc mừng về một giải thưởng nhân quyền nào đó, “chúng ta đều nên hiểu rằng điều đó chỉ chứng tỏ đất nước này đang trải qua những năm tháng đen tối đến mức nào”, và thực tế đó “chẳng có gì đáng mừng”.
Nhà hoạt động nữ nhấn mạnh là “cái thực tế ấy” cũng là lời nhắc nhở những người nhận giải và mọi người khác rằng “có rất, rất nhiều việc phải làm”.
Bà cũng đưa ra quan điểm rằng giải pháp để tất cả tù nhân lương tâm đều được trả tự do và Việt Nam không còn tù nhân lương tâm nữa, không còn nạn nhân của bất công xã hội nữa chỉ có thể đạt được “với một thể chế mới, một chính quyền mới”.
Vẫn trong email với VOA, bà Trang khẳng định “cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn” và bà cần “sự ủng hộ của tất cả những người đồng ý với tôi rằng Việt Nam phải thay đổi”.
UserPostedImage
Lễ trao giải nhân quyền 2018 của Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam ở thành phố Westminster, California hôm 9/12/2018
Photo: RFA

Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân Quyền Việt Nam đã được trao hàng năm cho tổng cộng tính đến nay là 42 cá nhân và 3 tổ chức có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam. Giải thưởng này còn là một cơ hội để người Việt hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những nhà hoạt động tại quê nhà.
UserPostedImage
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink hôm 10/12/2018 chia sẻ một video kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế
Cũng tại buổi lễ hôm 9/12 ở Westminster, California, Hội Ái hữu Tù nhân Chính Trị và Tôn giáo Việt Nam cùng với Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Việt Nam đã trao Giải Dân quyền cho 4 người Việt tham gia “ngày tổng biểu tình” 10/6/2018, ông Phạm Trần Anh, Chủ tịch của Hội cho VOA biết.
Những người nhận Giải Dân quyền gồm ông Hứa Hoàng Anh, bị đánh tử vong tại nhà và có cáo buộc rằng vụ này do công an ra tay; 2 người bị đánh trọng thương là các ông Huỳnh Tấn Tuyên, Đinh văn Hải; và ông Đoàn Huy Chương, Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, người bị bỏ tù 2 lần tổng cộng gần 10 năm tù.
Hội Ái hữu Tù nhân Chính Trị và Tôn giáo Việt Nam cũng gửi 50 phần quà Cây Mùa xuân Dân chủ tới những người bị xử án nặng nề sau cuộc biểu tình ngày 10/6, theo ông Phạm Trần Anh.
Trong một diễn biến liên quan đến việc kỷ niệm ngày Nhân quyền Quốc tế, 10/12, và cũng là 70 năm ngày thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink đã chia sẻ trên trang Facebook chính thức mang tên ông một video trong đó 21 đại sứ và phó đại sứ của các sứ quán nước ngoài tại Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn Nhân quyền bằng tiếng mẹ đẻ của họ.
Đại sứ Mỹ cho biết đây là một cách để “tôn vinh các quyền phổ quát, vĩnh cửu và không thể tách rời” và ông kêu gọi những người sử dụng mạng xã hội “cùng chia sẻ video này”.
Theo VOA
phai  
#3 Đã gửi : 11/12/2018 lúc 09:55:54(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giải Nhân quyền Việt Nam: người Việt hải ngoại bày tỏ đoàn kết với các hoạt động ở quê nhà

UserPostedImage
Buổi lễ trao giải thưởng Nhân quyền Việt Nam của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam ở thành phố Westminster, California hôm 9/12/2018

Kỷ niệm 70 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, cũng là Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) và Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam để vinh danh ba nhà hoạt động nhân quyền với những đóng góp quan trọng trong năm 2018, đó là hai tù nhân chính trị Trần Thị Nga, Hoàng Đức Bình và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.
Chương trình diễn ra vào lúc 1 giờ trưa Thứ Bảy, 9 Tháng 12 tại nhà hàng Moonlight ở thành phố Westminster, miền Nam California, với sự tham dự của đại diện hội đồng thành phố, của các hội đoàn chính trị, tôn giáo, bạn bè thân hữu của những khôi nguyên nhân quyền, và đồng hương quan tâm.
Phát biểu chào mừng những người được vinh danh trong ngày đặc biệt này, ông Nguyễn Kim Bình, Trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN, nói:
“Vinh dự ngày hôm nay, cá nhân tôi có được sự may mắn là được thay mặt cho toàn thể mạng lưới nhân quyền để gửi lời chúc mừng đến ba người bạn trẻ này và xin chia sẻ vinh dự của ba bạn. Trong sự vinh danh đó, chúng ta cũng nhắc nhở nhau, và một lần nữa chúng ta cùng hứa với ba người bạn trẻ này, cũng như với các tù nhân lương tâm, và những người dân trong nước đang sống dưới sự đàn áp là chúng ta không bao giờ quên họ”
Mở đầu buổi lễ, ‘người tù bất khuất,’ sử gia Phạm Trần Anh điểm sơ qua về Ngày Quốc Tế Nhân Quyền:
“Hôm nay là ngày kỷ niệm 70 năm Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 10 Tháng 12, 1948, để tuyên dương lý tưởng nhân bản cao đẹp của nhân loại, đồng thời cũng là ngày kỷ niệm năm thứ 12 ngày thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền long trọng tuyên cáo trước toàn thể nhân loại rằng mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền sống làm người, quyền tự do căn bản, như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng để mọi người không còn nghèo khó và sợ hãi bạo quyền, nhân quyền phải được tuyên xưng như một ước vọng cao cả nhất của con người.
Ngày nay nhân loại bước sang thiên niên kỷ thứ, chỉ còn vài nước, trong đó có nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và dân quyền.”
Trong phần vinh danh các khôi nguyên được nhận Giải Nhân Quyền 2018, lần lượt giáo sư Đỗ Anh Tài, ông Ngô Văn Hiếu, phó trưởng ban phối hợp MLNQVN, và nhà hoạt động xã hội Jackie Bông đã lần lượt lên giới thiệu về tiểu sử cũng như thành tích của ba người được trao giải.
Theo đó, anh Hoàng Đức Bình là nhà hoạt động tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường và giúp dân khiếu kiện sau thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh gây nên. Anh bị tuyên án 14 năm tù tại phiên xử hôm ngày 6 Tháng Hai năm nay với cáo buộc ‘Chống người thi hành công vụ’ và Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân’.
Là người nhận giải thay cho anh Hoàng Đức Bình, cô Holly Ngô phát biểu:
“Cám ơn Mạng lưới nhân quyền đã trao cho anh Hoàng Đức Bình giải thưởng ngày hôm nay. Giải thưởng này tôi đã báo về cho gia đình Bình biết một tuần trước đây, cả nhà rất mình, hãnh diện, và hy vọng rằng với giải thưởng này nhà anh sẽ có thêm phương tiện đi thăm nuôi và duy trì ý chí đấu tranh của anh trong nhiều năm tới.”
Người thứ hai được trao giải là Nhà báo Phạm Đoan Trang, từng là phóng viên của một số báo Nhà nước nhưng trở thành blogger, nhà hoạt động xã hội. Cô tham gia những hoạt động gồm chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, phát động chiến dịch bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, tổ chức các lớp đào tạo về báo chí, chính trị học, chính sách công cho các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam. Nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của các cuốn sách Kỹ Năng Báo Chí Căn Bản, Cẩm Nang Hoạt Động Xã Hội, cùng dịch sách "Từ Facebook Đến Xuống Đường".
Tác phẩm gần đây nhất là "Chính Trị Bình Dân" xuất bản trên Amazon năm 2017 và vì cuốn sách này cô nhiều lần bị cơ quan an ninh đưa lên đồn làm việc.
Cô Lý Trí Anh, người bạn thân thiết của Phạm Đoan Trang, nhận giải thay cô, bày tỏ cảm nghĩ:
“Tôi hãnh diện được đến đây để nhận giải Nhân Quyền Việt Nam 2018 cho em Phạm Đoan Trang. Em thực sự là người xứng đáng để nhận giải nhân quyền này… Em là người không vì mình, lúc nào cũng vì tất cả mọi người và em đưa những chuyện chung, chuyện chính cho quê hương, dân tộc lên cao hơn tất cả những quyền khác, em không hề nghĩ đến bản thân em, bất cứ việc gì em cũng đều nghĩ đến đồng đội.”
Người thứ ba được vinh danh là bà Trần Thị Nga, mẹ của hai con nhỏ, hiện đang phải thụ án 9 năm tù tại Trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Bà Trần Thị Nga từng là nạn nhân của nạn xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Khi về nước bà tham gia giúp đỡ cho những nạn nhân khác, và rồi dấn thân tranh đấu vì quyền con người.

UserPostedImage
Nhà báo Uyên Vũ thay mặt chị Trần Thị Nga nhận giải thưởng nhân quyền của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam hôm 9/12/2018 ở Westminster, California Photo: RFA


Nhà báo Uyên Vũ nhận giải thay cho bà Trần Thị Nga phát biểu:
“Kính thưa quý vị, tôi rất lấy làm vinh dự được có mặt hôm nay và được một vinh dự lớn hơn là nhận giải thưởng này thay cho Trần Thị Nga, một người thân thiết, một người bạn cùng chí hướng với chúng tôi. Tôi còn nhớ cách đây hai năm, tôi cũng có vinh dự nhận giải dùm cho chị Hồ Thị Bích Khương, hôm nay lại cũng là một phụ nữ nữa ở Việt Nam. Như lời chị Jacki Bông vừa mới phát biểu, mọi người đều nhìn thấy những cảnh tượng cô Trần Thị Nga bị gãy chân, gãy tay vì những đòn thù của bọn công an. Ngày cô Trần Thị Nga bị bắt, thực ra tôi không hề ngạc nhiên chút nào, vì một người phụ nữ bất khuất, một người phụ nữ có thể nói là uy vũ bất năng khuất, cô không bao giờ, không lúc nào chịu quỵ lụy hoặc chịu nhún nhường trước bọn công an.”
Cũng tại buổi này, MLNQVN và Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam cũng trao Giải Dân Quyền và Cây Mùa Xuân Dân Chủ 2018 cho Hứa Hoàng Anh, Huỳnh Tấn Tuyên, Đinh Văn Hải và Đoàn Huy Chương, là những người đại diện cho đồng bào trong nước bị đánh đập trọng thương và bị xét xử với những bản án nặng nề trong ngày biểu dương sức mạnh của toàn dân 10 Tháng Sáu, 2018 vừa qua.
Giải Nhân Quyền Việt Nam thành lập từ năm 2002 được trao tặng hàng năm. Cho đến nay đã có 42 cá nhân và 3 tổ chức có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam được nhận giải.
Theo Ban tổ chức, Giải Nhân Quyền VN còn là một cơ hội để người Việt hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những nhà hoạt động tại quê nhà.
Theo RFA
ta  
#4 Đã gửi : 11/12/2018 lúc 06:39:15(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Người ta chỉ sống cuộc đời trọn vẹn dưới ánh sáng nhân quyền

Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền là ánh sáng của rất nhiều cuộc đời, cực kỳ quan trọng cho mọi người trong tất cả những gì họ làm. Lời văn mộc mạc của bản Tuyên ngôn nêu ra những quyền bất khả xâm phạm- về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa-mà tất cả mọi người đều có quyền có. Những tín điều của Tuyên ngôn làm sáng tỏ tình cảnh con người và làm cho cuộc đời đẹp hơn bằng cách cho chúng ta thấy thế giới mà nên như là một nơi nhân từ, tự do, và học thức. Chúng ta không được để cho ánh sáng ấy leo lét hay mờ dần. Chỉ sáng hơn thôi.



Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền là sự kiện rất quan trọng trong lịch sử con người và pháp lý. Lần đầu tiên, chính phủ các nước đồng ý về tiêu chuẩn để đánh giá cách họ đối xử với công dân. Mãi cho đến khi thành lập Liên Hiệp Quốc, chính phủ các nước trước đấy cho rằng những vấn đề như thế là mang tính nội bộ, và không phải là mối quan tâm chính đáng của cộng đồng thế giới. Khi thông qua bản Tuyên ngôn, các nước đã cam kết thừa nhận và tôn trọng những nhân quyền như quyền sống, tự do và an sinh của con người; bình đẳng trước pháp luật; tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; tự do ngôn luận và biểu đạt; quyền làm việc và tự do chọn công việc; quyền được hưởng mức sống đầy đủ về y tế và phúc lợi; quyền giáo dục; quyền tham gia vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng mình.


Bản Tuyên ngôn ban đầu được cho là bản tuyên bố những mục tiêu mà chính phủ các nước nên đạt được, vì thế không thuộc về luật pháp quốc tế bắt buộc. Nhưng bây giờ 40 năm sau, rất nhiều nước công nhận bản Tuyên ngôn đến độ hiện nay Tuyên ngôn được coi là tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá hành vi của họ.


Trong Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc, bản Tuyên ngôn được viện dẫn không ngừng. Bản Tuyên ngôn thường xuyên được trích dẫn trong các văn kiện pháp lý quốc tế. Bản Tuyên ngôn được viện dẫn trong nhiều hiến pháp quốc gia. Bản Tuyên ngôn đã khích lệ và đôi khi trở thành một phần của pháp luật quốc gia của các nước; bản Tuyên ngôn cũng được chấp thuận cho trích dẫn trong các tòa án quốc gia.


Hai công ước đã ban sức mạnh pháp luật cho những nguyên tắc của bản Tuyên ngôn-một công ước về các quyền kinh tế và xã hội, công ước kia về các quyền dân sự và chính trị. Hai công ước này được Liên Hiệp Quốc thông qua vào tháng Mười Hai 1966. Ngày nay, hơn một nửa các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã trở thành thành viên của những công ước này, do vậy bắt buộc phải bảo vệ những nhân quyền cụ thể như được giải thích rõ ràng và chi tiết trong hai văn kiện này.


Trong nỗ lực vẫn đang tiếp tục dựa trên những nguyên tắc có trong bản Tuyên ngôn, Liên Hiệp Quốc đã thông qua gần 50 văn kiện pháp lý khác nhau về nhân quyền. Những văn kiện này bao gồm những tuyên ngôn và hiệp định về diệt chủng, nô lệ, tra tấn, kỳ thị chủng tộc, phân biệt chủng tộc, bảo vệ người tỵ nạn và trẻ em và kỳ thị phụ nữ. Qua các nghị quyết của Đại Hội đồng, Liên Hiệp Quốc tập trung sự chú ý của thế giới vào những vi phạm nhân quyền tập thể như chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và sự kỳ thị chủng tộc xảy ra bất kỳ ở đâu.


Ủy ban Nhân Quyền- tổ chức nhân quyền chính của Liên Hiệp Quốc-hằng năm đều xem xét hàng ngàn khiếu nại về vi phạm nhân quyền. Ủy ban chỉ định những chuyên gia xem xét các tố cáo về những vụ vi phạm nhân quyền thô bạo. Ủy ban đã bắt đầu đối thoại với chính phủ các nước về những vi phạm nhân quyền, và trong nhiều trường hợp góp phần thành công tạo ra những thay đổi.

UN Chronicle
Trần Quốc Việt dịch
Dịch từ tạp chí Liên Hiệp Quốc UN Chronicle, bộ 25, số 1, tháng Ba, 1988.Tựa đề tiếng Anh "People only live full lives in the light of human rights"







Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.253 giây.