logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/12/2018 lúc 10:33:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh họa. Một người bán gà ở trên một con đường ngoại thành Hà Nội hôm 16/2/2009
AFP

Sát nhà tôi là nhà vợ chồng một công chức về hưu sớm. Họ làm thêm và tiết kiệm bằng cách nuôi gà, nuôi chim cút, nuôi nhím, trồng rau.
Cái chuồng nuôi vài chục con gà của họ đặt sát hàng rào phân cách hai nhà.
Cách đó chỉ hai mét, qua cái sân nhỏ, là phòng ngủ của tôi.
Mỗi sáng, chưa đến 5 giờ, bọn gà hò nhau gáy vang!
Tôi, của đáng tội, cũng hay tỏ vẻ yêu thiên nhiên lắm. Cơ mà bị thiên nhiên đánh thức đều đặn vào cái giờ ấy, trong khi mình muốn và được quyền ngủ đến 8 giờ cơ thì cái tình yêu ấy xem chừng cũng yêu yếu dần đi, rồi đến ngày đoản mệnh.
Thêm vào đấy là mùi phân gà. Chưa có quy định nào yêu cầu nuôi gà trong thành phố thì phải tắm (gà) thường xuyên, cũng chưa ai thấy con gà nào xài khử mùi (thơm mát, trắng mịn như ngọc trai, TV hay quảng cáo) nên mùi phân của cái bọn gà ấy không thể nào gọi là dễ chịu cả.
Tiếp đến là con mạt gà cuốn theo chiều gió bay vào nhà, khiến chúng tôi gãi xoành xoạch suốt cả ngày.
Nhắc thì anh ấy “ní nuận”: “Đất nhà tôi, tôi làm gì kệ xác”. Ừ mà phòng khách nhà anh ta cũng bên cạnh chuồng gà.
Đành phải đưa đơn ra tổ dân phố.
Các nhà bên cạnh cũng đồng loạt than vãn. Anh ấy nhượng bộ bằng cách mua nilon với lưới về quây kín cái chuồng bên phần đất anh ta. Lâu lâu nilon thủng thì lại thay.
UserPostedImage
Hình minh họa. Một người đàn ông lớn tuổi nhìn một chuồng chim treo cao cùng với quần ao đang phơi bên ngoài căn hộ của mình ở khu phố cổ Hà Nội hôm 5/1/2000. AFP


Ở cuối khu thì có một anh khác trồng cả một vườn hoa rực rỡ bên ngoài đường đi. Anh yêu và siêng năng chăm sóc cây hoa lắm lắm.
Phiền nỗi, anh toàn chăm bằng các biện pháp đặc sệt “sinh thái”, như để dành nước tiểu vào vại, om thật lâu rồi múc ra tưới hoa và cây cảnh.
Lạy giời, hoa đẹp thì đẹp lắm, tươi thì tươi lắm, nhưng mỗi lần anh tưới hoa thì hàng xóm cứ phải bịt mũi nghiến răng rõ lâu.
Cho nên hễ đọc các bài báo ca ngợi những ngôi nhà giữa lòng thủ đô “đưa được mô hình vườn-ao-chuồng” vào thành phố, “tạo nên một vẻ xanh mát organic cho thành thị”, tôi lại rưng rưng thương xót những hàng xóm của họ.
Có những ngôi nhà ống bốn tầng nhưng chủ nhà tự dựng lên 3 tầng nữa bằng fibro ciment và gỗ, để làm chuồng nuôi lợn (ăn cho nó sạch bác ạ, dạo này thực phẩm đáng sợ lắm). Bên cạnh chuồng lợn là chuồng gà. Dưới tầng 2 là ao cá.
Bên cạnh đấy là cái phuy ủ chất thải và phân gà, để làm đất bón rau. Úi giời ơi cứ là xanh mơn mởn! Sâu á, cứ gọi là đầy đất. Rau sạch thì mới có sâu nhá, hàng chuẩn đấy bác ạ!
Báo chí ca ngợi họ cứ như tân Cô-lông-bô phát hiện ra châu Mỹ. Chả những đủ ăn lại còn thừa thãi vì bán rau gà cá lợn sạch cho hàng phố. Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Mấy năm nay dân Việt Nam hễ cứ đọc báo là run lẩy bẩy. Nào rau muống tướt nhớt gây ung thư. Nào cá rô phi gây ung thư. Nào mít nhúng hóa chất gây ung thư. Nào chảo chống dính gây ung thư. Nào ăn nhiều đường gây ung thư…
Nói chung, cứ cầm đến báo chí là lại thấy cái gì đấy gây ung thư!
Mà tất cả tin tức gì về ung thư đều được share dữ dội trên mạng. Người người tát (tag) nhau. Nhà nhà tát (tag) nhau. Tẩy chay.
Ngay cả khi những kỹ sư nông học, bác sĩ, những nhà khoa học phản biện và chia sẻ kiến thức đúng trên báo hay trên trang mạng cá nhân, dân ta vẫn không tin.
Có doanh nghiệp đang bán mít sấy, bán chạy đùng đùng thì tin mít (dứa, chuối) ung thư dội xuống. Chả ai dám mua nữa. Mít (dứa, chuối) tươi bỏ thối, mít (dứa, chuối) khô may mà xuất khẩu nên còn vớt vát. Khóc nỉ khóc non, họ mời các nhà khoa học tổ chức hội thảo, mời cả nông dân và báo giới đến thông tin rộng rãi.
Cơ mà chúng (dân) ông vẫn chả thèm tin.
Họ không tin chả phải vì có cơ sở để nghi ngờ chứng minh của các nhà khoa học. Không tin là bởi vì trước nay nhiều cái không tin được quá, cớ gì lần này ta đổi ý?
Tại vì rằng thì là cái con niềm tin nó đỏng đảnh, nó dở người, nó khó nuôi lắm. Cho ăn no thì nó vẫn chưa chắc sống mãi, mà dính tí nước bẩn  thì nó lăn đùng ra chết (xã hội Việt Nam mình hình như cái con niềm tin ấy nó không hợp hệ sinh thái, thỉnh thoảng lắm mới trông thấy nó đã đành, nó lại còn thường xuyên chết yểu).

UserPostedImage
Hình minh họa. Một người bán đồ ăn trên vỉa hè ở Hà Nội hôm 14/1/2014 AFP


Thế là những bà mẹ quê càng vất vả trăm chiều, để mà nuôi một đàn con chắt chiu (thưa ông Phạm Duy, ông đáng đánh đòn vì cái tội tiên đoán quá đúng như thế),  tháng tháng đóng thùng gửi rau, gà, lợn, cá ra thành phố cho con. Những dịp nghỉ dài ngày, dân phố về quê khệ nệ ôm theo bao gạo, tải rau, cả những bu gà, bao tải dứa đựng vịt.
Trên tàu hỏa, trên xe đò, những cái bu gà vịt sẽ được đặt ở ngay giữa sàn xe, trên lối đi. Chúng thò đầu ra ngắm con đường lên tỉnh, phấn khích kêu quàng quạc và ị sực nức.
Người cùng chuyến xe hay chuyến tàu thì chẳng còn cách nào khác là bịt mũi "thông cảm".
Trong những chuyến tàu từ Bắc vào Nam, không ít lần tôi gặp những bà mẹ miền Trung sắp nắp thồ đến hai ba bao tải cao ngất, đậu xanh, gạo, bánh đa, và cả than củi để xông hơ cho con gái mới sinh, ở Sài Gòn.
Báo chí thổi bùng lên cơn phấn khích nông thôn hóa thành thị, vườn ao chuồng hóa cao ốc, gà hóa khu dân cư. Toàn dân nô nức phấn khởi thực hành chế độ nông dân sân thượng. Đi làm về thì dọn phân ủ phân trộn phân, trong giờ làm thì tranh thủ lên mạng vào Hội nông dân sân thượng học hỏi kinh nghiệm, gần hết giờ thì chạy trước để còn tạt chỗ nọ chỗ kia mua đất, mua giống, mua phân, mua trấu rải chuồng gà...
Bất chấp sự nguy hiểm tiềm tàng của những cái sân thượng nhà ống hay những cái ban công chung cư đột nhiên phải cõng đến hàng trăm hộp xốp chứa đầy đất và phân bón; hay mùi nước tiểu, mùi phân và ký sinh trùng phát tán khắp nơi từ những cái chuồng gà hay chuồng lợn sát bên phòng ngủ.

Các anh chị đọc đến đây chưa? Rõ khổ, đã bảo đừng đọc rồi cứ không chịu nghe cơ. Tôi đã bảo trước lỗi không phải tại tôi mà lị. Đáng ra tôi không viết cái sớ (vừa dài thườn thượt, vừa khăn khẳn phân gà phân lợn) thế này để làm hỏng một cuối tuần đẹp đẽ của các anh chị. Tôi muốn viết những bài thơ tình (bịa) xanh tươi, có hoa thơm bướm lượn, có những chú ong vo ve trong nắng vàng bên ly cà phê thơm ngát cơ.
Nhưng mà biết làm thế nào, khi mà cái ban công ngắm trăng của chúng tôi đã được khuyến mãi với những cái chuồng gà organic thời thượng đến như thế?

Theo BlogTre (RFA)
________________
Chú thích
https://kienthuc.net.vn/...e-bi-ung-thu-606167.html
https://ngoisao.net/tin-...-con-an-tet-3711033.html
https://baomoi.com/da-ma...-nhot-tho/c/19880519.epi
http://danviet.vn/gia-di...-thuong-40m2-863625.html
http://vinamit.com.vn/20...-thong-ve-thuc-pham-ban/
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.