logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/12/2018 lúc 10:06:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Donald Trump (trái) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội vào tháng 11/2017. Chính quyền Trump chuẩn bị trục xuất những người Việt bị kết án hình sự cho dù họ có đến Mỹ trước năm 1995.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ lại thực hiện việc trục xuất một số di dân Việt thuộc diện được bảo vệ đã từng sinh sống ở Mỹ hàng thập kỷ qua sau khi rời Việt Nam trong thời gian chiến tranh.
Một bài báo đăng trên tạp chí The Atlantic ra hôm 12/12 tường thuật rằng chính quyền TT Trump đang trong quá trình chuẩn bị để tiến hành việc trục xuất một số di dân gốc Việt ra khỏi Hoa Kỳ, trong khi báo New York Times hồi tháng trước nói chính quyền Trump đã lặng lẽ đình chỉ việc trục xuất một số người nhập cư Việt Nam cách đây vài tháng.
Chính sách trục xuất di dân Việt Nam về nước được tin là đã gây ra tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và cũng là nguyên nhân dẫn tới quyết định của một đại sứ Mỹ tại Hà Nội từ chức vào cuối năm ngoái.
Theo một thỏa thuận ký vào năm 2008 giữa hai chính quyền cựu thù, thì không thể trục xuất những người Việt tới Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995 –ngày hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ bang giao.
Theo The Atlantic, vào đầu năm ngoái Nhà Trắng đơn phương diễn giải hiệp định này để loại bỏ những người bị kết án hình sự khỏi sự bảo vệ của hiệp định 2008, và cho phép chính quyền gửi trả về Việt Nam một số ít di dân Việt tới Mỹ trước năm 1995. Đây là một chính sách mà Nhà Trắng đã rút lại hồi tháng 8.
Tuy nhiên, theo một phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội,chính phủ Mỹ nay lại quyết định thi hành chính sách này trở lại. Washington cho rằng hiệp định 2008 không bảo vệ những người di dân Việt tới Mỹ trước 1995.
“Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một hiệp định song phương về vấn đề trục xuất vào năm 2008, đồng thời thiết lập các thủ tục để trục xuất công dân Việt đến Mỹ sau ngày 12/7/1995 và là đối tượng của lệnh trục xuất cuối cùng,” James Thrower, người phát ngôn Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, nói với tạp chí The Atlantic của Mỹ. “Mặc dù các thủ tục liên quan đến hiệp định này không cụ thể áp dụng cho các công dân Việt Nam đã tới Mỹ trước ngày 12/7/1995, tuy nhiên nó không vạch rõ là cấm trục xuất những trường hợp tới Mỹ trước năm 1995.”
Theo tạp chí The Atlantic, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận rằng Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã gặp các đại diện của sứ quán Việt Nam ở Washington DC nhưng từ chối cho biết thêm chi tiết về thời gian và địa điểm, cũng như những gì đã được bàn thảo tại các cuộc thương lượng đó.
“Hiện đang có 5.000 người Việt đang sống ở Hoa Kỳ bị kết án hình sự và đã có quyết định cuối cùng là phải bị trục xuất – những người này không phải là công dân Mỹ và đã bị bắt giữ, kết án và cuối cùng bị một thẩm phán về di trú ra lệnh trục xuất dưới thời các chính quyền tiền nhiệm, Katie Waldman, một phát ngôn viên của DHS nói. “Ưu tiên của chính quyền hiện nay là trục xuất những tội phạm hình sự trở về đất nước nơi họ ra đi.”
Hồi năm ngoái chính quyền của TT Trump bắt đầu bắt giữ những người nhập cư đến từ Việt Nam đã sống lâu dài ở Mỹ và chuẩn bị trục xuất họ. New York Times trích dẫn thống kê của Bộ An ninh Nội địa Mỹ vào tháng trước cho thấy có khoảng 7.700 trong số khoảng 8.000 di dân Việt thuộc diện chờ bị trục xuất.
Nhiều người Việt đến Mỹ trước năm 1995, được bảo vệ theo hiệp định dưới thời của Tổng thống George W. Bush và Barack Obama, là những người tị nạn chiến tranh Việt Nam. Trong số đó có con cái của những người đã từng chiến đấu cho các lực lượng đồng minh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Để phản đối việc hàng nghìn người Việt bị trục xuất về Việt Nam, đại sứ tiền nhiệm của ông Kritenbrink, Ted Osius, đã từ chức đại sứ Mỹ ở Hà Nội vào tháng 10/2017.
Trả lời VOA trước đây, cựu thẩm phán Phan Quang Tuệ từ California nhận định rằng những di dân Việt thuộc diện bị trục xuất không nên tiếp tục trông đợi vào thoả thuận ký năm 2008 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Theo ông, bản ghi nhớ này không thể bảo vệ những người Việt tới Mỹ trước năm 1995 khỏi nguy cơ bị trục xuất.
Trong khi đó Luật sư di trú Khanh Phạm từ Texas khẳng định trong tương lai gần, những di dân Việt tới Mỹ trước năm 1995 sẽ không bị trục xuất. Theo ông, những người trong diện này có thể tự tin ra trình diện Sở Di trú và xin giấy phép lao động, cũng như bằng lái xe.
Tuần trước, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam nói Việt Nam mong muốn Mỹ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt ở đây hòa nhập, đóng góp cho xã hội Mỹ cũng như giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.
Viện Chính sách Di dân có trụ sở tại Washington DC cho hay là sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, khoảng 125.000 người tị nạn đã rời Việt Nam trong một chương trình di tản được chính phủ Mỹ tài trợ. Con số thống kê của viện này cho thấy lượng người Việt nhập cư vào Hoa Kỳ đã tăng nhanh chóng kể từ năm 1975, và lại tăng gấp đôi sau mỗi thập kỷ. Tính đến năm 2017, đã có hơn 1,3 triệu người Việt tới an cư ở Mỹ, chiếm 3% trong tổng số 44,5 triệu di dân ở Mỹ.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 13/12/2018 lúc 11:27:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dân biểu Mỹ kêu gọi chính quyền Trump đừng trục xuất di dân Việt qua trước 1995

UserPostedImage
Hạt Orange, bang California là nơi có đông người Việt tị nạn sinh sống

Các dân biểu liên bang Mỹ đại diện cho các địa hạt có đông di dân gốc Việt đã cùng nhau ký tên vào một lá thư kiến nghị gửi đến Tổng thống Donald Trump kêu gọi chính quyền của ông đừng thương thảo lại một bản ghi nhớ giữa hai nước hồi năm 2008 mà theo đó những người Việt nào qua Mỹ trước ngày 12/7 năm 1995 sẽ không bị trục xuất.

Trong thư, các vị dân biểu bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về ý định này của chính quyền Trump mà theo họ sẽ đẩy hàng ngàn người Việt tị nạn chính quyền cộng sản về lại đất nước mà họ đã bỏ chạy từ nhiều năm trước, làm tan nát hàng ngàn gia đình và gây gián đoạn nghiêm trọng cho cho các cộng đồng di dân và tị nạn ở Mỹ.

Các vị dân biểu cho rằng những người có thể bị trục xuất ‘đã phải chịu sự đàn áp chính trị sau chiến tranh Việt Nam’ và nhiều người trong số họ ‘đã chiến đấu bên cạnh người Mỹ hoặc đã ủng hộ chính phủ Mỹ trong cuộc chiến’.

“Khi họ đến Mỹ, những người Việt tị nạn, phần đông trong số họ còn là trẻ em và trẻ vị thành niên, được đưa đến ở những khu vực còn nhiều khó khăn mà không được hỗ trợ hay cung cấp nguồn lực để đối phó với những sang chấn tâm lý từ cuộc chiến. Chính vì lẽ đó mà một vài người trong số họ đã phạm lỗi lầm đưa đẩy họ vào sự trừng phạt của hệ thống tư pháp hình sự. Tuy nhiên, họ đã thụ án xong và hiện giờ đang có đóng góp tích cực vào cộng đồng. Những người này và gia đình của họ là người Mỹ không còn thân thuộc gì với đất nước mà họ đã từ bỏ,” các vị dân biểu lập luận trong thư.

Kể từ năm 2008, bản ghi nhớ trên đã không hề được thương thảo lại với Việt Nam. Nhờ đó mà các gia đình người tị nạn gốc Việt có thể ở cùng nhau, giúp cho những người từng một thời lầm lỡ làm lại cuộc đời và tạo sự khác biệt cho cộng đồng của họ, lá thư viết.

Các vị dân biểu này còn cho rằng ngay cả đối với những di dân người Việt qua sau năm 1995 thì bản ghi nhớ còn yêu cầu phải ‘tính đến khía cạnh nhân đạo, sự đoàn tụ gia đình và hoàn cảnh’ của từng người bị xem xét trục xuất và việc trục xuất phải được thực hiện ‘một cách có trật tự và an toàn với sự tôn trọng cho phẩm giá con người’.

Ngoài Tổng thống Donald Trump, lá thư kiến nghị này còn được gửi đến Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Kirstjen M. Nielsen. Tổng cộng có 26 vị dân biểu cùng ký tên trong thư.

Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 16/12/2018 lúc 12:17:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Số người Việt bị Mỹ trục xuất tăng hơn 70 phần trăm so với năm ngoái
UserPostedImage
Chính quyền Trump giờ đang diễn dịch lại thỏa thuận năm 2008 giữa Mỹ và Việt Nam bảo vệ những người Việt tị nạn chiến tranh đến Mỹ trước năm 1995 khỏi bị trục xuất.

Số lượng người gốc Việt bị Mỹ trục xuất trong năm 2018 tăng hơn 70 phần trăm so với năm trước, theo một báo cáo của cơ quan thi hành di trú liên bang, tiếp tục mức tăng mạnh dưới thời chính quyền Trump vốn đang ráo riết xúc tiến chính sách di trú khắt khe hơn.
Báo cáo được công bố giữa lúc nhiều bản tin của giới truyền thông trong tuần này cho biết chính quyền Trump sẽ tái tục việc trục xuất về Việt Nam một số người tị nạn chiến tranh đến Mỹ trước năm 1995, bất chấp một thỏa thuận mà hai nước đã kí vào năm 2008 cung cấp sự bảo vệ cho những người này.
Trong năm tài chính 2018, Cơ quan Thi hành Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) đã trục xuất 122 người được xác định mang quốc tịch Việt Nam, tăng lên từ mức 71 người trong năm tài chính 2017, theo báo cáo tổng kết của cơ quan công bố hôm thứ Sáu. Con số này trong năm 2016 là 35 người, 32 người năm 2015 và 48 người năm 2014, năm đầu tiên mà ICE liệt kê cụ thể số lượng người bị trục xuất theo nước mà họ mang quốc tịch.
Không rõ trong số 122 người này có bao nhiêu người đến Mỹ trước năm 1995, thời điểm mà Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao. VOA không thể liên lạc được ngay với ICE để yêu cầu cung cấp con số cụ thể, nhưng BuzzFeed News tuần này cho biết 11 người đến Mỹ trước 1995 đã bị trục xuất kể từ tháng 7 năm 2017, theo số liệu mà ICE cung cấp tại tòa án trong các vụ kiện tụng.
Tuy nhiên trong số 86 yêu cầu trục xuất mà Mỹ đã chuyển cho Việt Nam trong năm nay, chỉ có một yêu cầu được chấp thuận, BuzzFeed News cho biết.
UserPostedImage
Nguồn: Cơ quan Thi hành Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE)

The Atlantic hôm thứ Tư loan tin chính quyền Trump đã tái tục chính sách trục xuất một số người nhập cư gốc Việt mà họ đã lặng lẽ rút lại vào tháng 8. Tạp chí này dẫn lời một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói rằng chính quyền Trump giờ diễn dịch lại thỏa thuận 2008 rằng nó không áp dụng cho những người không có giấy tờ hoặc phạm tội hình sự.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã gặp các đại diện của sứ quán Việt Nam ở Washington nhưng từ chối cho biết thêm chi tiết về thời gian và địa điểm, cũng như những gì đã được bàn thảo tại các cuộc thương lượng đó, theo The Atlantic.
“Hiện đang có 5.000 người ngoại quốc từ Việt Nam phạm tội hình sự đã bị kết án với lệnh trục xuất cuối cùng – những người này không phải là công dân Mỹ và đã bị bắt giữ, kết án và cuối cùng bị một thẩm phán di trú liên bang ra lệnh trục xuất dưới thời các chính quyền tiền nhiệm," Katie Waldman, một phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa, được dẫn lời nói. “Ưu tiên của chính quyền này là trục xuất những người ngoại quốc phạm tội hình sự trở về đất nước quê nhà của họ.”
Tin tức này đã khơi ra chỉ trích từ các nhà lập pháp Mỹ, phần lớn theo Đảng Dân chủ, đại diện những khu vực đông người Việt sinh sống. Trong một bức thư đề ngày 13 tháng 12, họ mạnh mẽ chống đối việc chính quyền thương thuyết lại thỏa thuận 2008 và hối thúc ông Trump “tôn trọng tinh thần nhân đạo” của nó.
Truyền thông ở Mỹ cũng tường trình dồn dập về diễn biến này trên báo đài tiếng Anh trong những ngày qua, từ vùng thủ đô Washington cho tới khu Little Saigon ở miền nam California. Đa phần những cư dân người Việt được phỏng vấn bày tỏ sự bất mãn, chống đối và lo ngại về những gì có thể xảy ra sắp tới.
“Tôi hoàn toàn không đồng tình với [chính sách đó],” một người phụ nữ nói với đài FOX 5 DC tại khu trung tâm thương mại Eden ở thành phố Falls Church, bang Virginia. “Chúng tôi đóng thuế và giúp hỗ trợ cộng đồng của mình mà.”
Madison Nguyễn, người từng là phó thị trưởng San Jose ở bắc California, được báo The San Francisco Chronicle dẫn lời nói rằng lật ngược thỏa thuận 2008 sẽ làm tan nát các gia đình trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.
“Chuyện đó rõ ràng là đáng hổ thẹn và tàn ác,” bà nói.
Tùng Nguyễn, 43 tuổi, từng bị thọ án 18 năm tù vì dính líu trong một vụ cướp của và giết người năm 16 tuổi, giờ tích cực vận động cho trẻ vị thành niên dính vào vòng tù tội. Bị trục xuất là nỗi lo sợ thường trực của anh.
“Bây giờ Trump muốn tiếp tục gán cho chúng tôi là tội phạm vì điều mà chúng tôi đã làm lúc còn nhỏ,” anh Tùng trả lời phỏng vấn của đài CBS Los Angeles. “Vấn đề là nếu chúng tôi ra tù mà vẫn tiếp tục phạm tội thì rõ ràng chúng tôi đáng phải chịu như vậy. Nhưng 20, 25 năm rồi chúng tôi chẳng phạm tội gì cả, chúng tôi sống cuộc đời bình thường,”
“Điều tôi muốn nói là, hãy nhìn con người tôi bây giờ này,” anh nói.
Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 16/12/2018 lúc 12:18:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tại sao chính phủ Trump nhất định trục xuất những người Việt tị nạn?


UserPostedImage
Anh Tùng Nguyễn tư vấn cho một trường hợp người vợ mang thai nhưng chồng bị bắt vì nằm trong diện trục xuất. (Hình: Thịnh Nguyễn/Người Việt)

Đó là câu hỏi đã làm tôi vô cùng thắc mắc. Với một con số nhỏ bé chỉ có hơn 8,000 người, không nằm trong nhóm những người mà Tổng Thống Donald Trump coi như là kẻ thù của nhân dân Hoa Kỳ và do đó phải trục xuất bằng mọi giá như người Hồi Giáo. Dĩ nhiên người Việt cũng là người da màu, và có lẽ chỉ với điều đó là cũng đủ họ bị liệt vào loại những kẻ cần bị đuổi ra khỏi Hoa Kỳ nếu có thể có cớ.
Những tin tức mới nhất cho biết là tuần này chính phủ Trump sẽ gặp đại diện của nhà cầm quyền CSVN để thúc đẩy việc trục xuất những người gốc Việt vốn đã đến Hoa Kỳ như là những người tị nạn Cộng Sản trước năm 1995. Những luật gia chỉ trích nói là sự thúc đẩy để tăng cường trục xuất đi ngược lại không những là một sự thất hứa quốc tế của Hoa Kỳ, mà còn chứng tỏ là chính phủ không tin vào khả năng và chức năng của hệ thống nhà tù của Hoa Kỳ.

Nhiều những người trong nhóm này đã đến Hoa Kỳ khi còn là trẻ thơ, bị kết án cách đây nhiều thập niên, và chỉ bị tù rất ít hay là không bị tù nhưng vẫn đối diện trục xuất. Luật Sư Tania Phạm, một luật sư đại diện cho những người gốc Việt là nạn nhân của cố gắng này, giải thích: “Trong nhiều trường hợp – họ chỉ phạm tội có một lần và đó là cách đây nhiều thập niên. Họ đã hối cải và hoàn lương. Đây là thí dụ là hệ thống nhà tù đã cải tạo được họ. Họ đã chứng minh được là họ có thể sống lương thiện sau khi được trả tự do.”
Đó là những người như Tùng Nguyễn. Tùng đến Hoa Kỳ năm 1991 mới 13 tuổi. Bố mẹ Tùng đã nhận một cô bé con lai nên toàn gia đình được nhận di dân theo Đạo Luật Amerasian Homecoming Act. Nhưng với bố mẹ làm việc đầu tắt mặt tối chỉ đủ để kiếm sống, Tùng thường bị bỏ ở nhà một mình và gặp khó khăn hội nhập. Trả lời tờ Washington Post từ Santa Ana, Tùng giải thích: “Tôi còn trẻ. Tôi không nói được tiếng Anh và ở trường tôi bị bắt nạt, thành ra tôi đi chơi với những người giống mình, nó cho tôi một cảm tưởng có chỗ nương tựa.” Điều đó có nghĩa là đi chơi với nhưng thiếu niên gốc Việt trong các băng đảng.
Năm 1994, khi mới 16 tuổi, Tùng dính líu đến một vụ đâm chết người, vì một cuộc cãi vã về “tôn trọng.” Tùng cầm con dao nhưng không đâm người; nhưng Tùng bị xử như là một người lớn và kết án 25 năm tù. Sau khi Tùng ở tù được 18 năm, Thống Đốc Jerry Brown cứu xét lại nội vụ và trả tự do vì “cải tạo vượt bực.”
Từ khi đó, Tùng đã trở thành một trong những thiện nguyện viên giúp đỡ những thanh niên trong cộng đồng. Năm 2014, Tùng lập gia đình. Năm nay, Sáng Hội Open Society đã trao tặng Tùng Soros Justice Fellowship, vinh danh “một nhân vật nổi trội” đã cố gắng cải thiện hệ thống công lý hình sự Hoa Kỳ. Tùng nói: “Tôi không muốn có con vì tôi không thể sống nổi nếu bất cứ một ngày nào đó, họ đến và đem tôi đi. Đây là cuộc đời của tôi; đây là nhà tôi.”
Cựu Đại Sứ Ted Osius của Hoa Kỳ ở Hà Nội gọi tân chính sách này là “đáng khinh bỉ” và kỳ thị sắc tộc. Ông nói: “Theo tôi, thật là bi thảm và hoàn toàn không xứng đáng với Hoa Kỳ. Rằng chúng tôi đối xử với người ta như thế này, đây là những người đã vào phe với chúng ta trong cuộc chiến và con cháu của các quân nhân của chúng ta.”
Đại Sứ Osius muốn nói đến những người như Robert Huỳnh. Huỳnh là con trai của một quân nhân Hoa Kỳ, tuy chưa bao giờ gặp cha. Mẹ Huỳnh người Việt. Năm 1984, chín năm sau khi người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, cậu bé Huỳnh mới 14 tuổi đến Louisville với mẹ, anh và chị em cùng mẹ khác cha theo chương trình Amerasian. Ngày nay, 48 tuổi, với một con trai và hai cháu trai, Huỳnh đang có triển vọng bị trục xuất về Việt Nam.
Huỳnh có tiền án. Thời đôi mươi, Huỳnh bị gần ba năm tù vì buôn lậu ectasy. Mới đây Huỳnh bị một năm treo bằng vì say rượu lái xe và bị một án treo nữa vì tổ chức một phòng chơi slot machine lậu với cô bạn ở Texas. Huỳnh công nhận đã có lỗi lầm nhưng đã chịu án và đang tìm cách xây dựng lại cuộc đời. Nay anh có triển vọng mất hết. Trả lời tờ Post từ Houston, Huỳnh nói: “Mẹ tôi năm nay đã 83 tuổi, và tôi muốn gần bà khi bà qua đời. Tôi không có ai thân thích ở Việt Nam. Đời tôi là ở Hoa Kỳ.”
Như chúng ta biết, tất cả những thuyền nhân, di dân Việt Nam khi đến Hoa Kỳ được phát thẻ xanh, nhưng một số khá nhiều – như Huỳnh – thiếu giáo dục, thiếu khả năng ngôn nhữ, hay trợ giúp pháp lý để xin nhập tich. Nay họ phải trả cái giá rất đắt.
Chính phủ Trump, trong một chính sách của Cố Vấn Stephen Miller đã tìm cách diễn dịch lại thỏa thuận năm 2008 giữa chính phủ của Tổng Thống George W. Bush và nhà cầm quyền CSVN – theo đó những người Việt đến Hoa Kỳ trước khi hai quốc gia thiết lập bang giao năm 1995 sẽ “không bị phải trả về.” Nay Tòa Bạch Ốc bảo là không miễn trục xuất cho những người không phải là công dân đã can án.
Những người chỉ trích cáo buộc chính phủ Trump là đã bội ước thỏa thuận năm 2008. Bộ Ngoại Giao bác bỏ, dẫn một lời trong thỏa thuận chỉ ra là hai bên tôn trọng lập trường pháp lý của nhau đối với những người đến trước năm 1995. Bộ Ngoại Giao nói: “Lập trường của Hoa Kỳ là mỗi quốc gia có một trách nhiệm pháp lý quốc tế nhận những công dân mà một quốc gia khác muốn đưa đi, đuổi đi hay trục xuất.” Bộ cũng từ chối nói đến trường hợp đặc thù của Việt Nam. Ông Brendan Raedy của cơ quan ICE thì nói là việc trục xuất tạp trung vào “những cá nhân có hại cho an ninh quốc gia, an toàn công cộng và an toàn biên giới.”
Nhưng những người gốc Việt này nào có phải là “những cá nhân có hại cho an ninh quốc gia, an toàn công cộng và an ninh biên giới.” Hơn thế, Hà Nội không muốn nhận những người này vì họ không coi những người này là công dân của họ. Đây là những công dân của Việt Nam Cộng Hòa, công dân của một quốc gia không còn nữa.
Vả lại như cựu Đại Sứ Ted Osius giải thích: “Đa số những người đang bị nhắm vào để trục xuất – một số vì những tội vặt – là những người tị nạn chiến tranh đã về phe với Hoa Kỳ. Và họ nay bị phải ‘trở về’ nhiều thập niên sau cho một quốc gia cai trị bởi một chế độ Cộng Sản mà họ chưa bao giờ chịu hòa giải.”
Đã có 11 người trong số này bị trục xuất về Việt Nam, nơi họ bị công an theo dõi và nghi ngờ vì họ là con dân “ngụy.” Họ không làm sao có được hộ khẩu để có thể có giấy “chứng minh nhân dân” cho một cuộc sống bình thường.
Huỳnh sau cùng đã đoàn tụ được với gia đình Mỹ của mình năm 2016 sau khi thử DNA đã khiến anh tìm thấy người cha James A. Falls. Tin nửa vui nửa buồn. Huỳnh khám phá ra là người cha mà anh suốt đời mơ ước đã chết trong một tai nạn xe hơi năm anh mới 4 tuổi. Nhưng đã gặp một người anh và một người em gái cùng cha khác mẹ và hai bà em của bố hiện nay sống gần anh ở Houston. Anh nói hai bà cô rất thương anh và không thể tưởng tượng là phải rời bỏ toàn gia đình mình vào lúc này.
Ông Tom Malinowsky, thứ trưởng ngoại giao phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động dưới thời chính phủ Obama, có lẽ đã nói lên sự phi lý của hành động của chính phủ, ông nói: “Trong nhiều năm, Hoa Kỳ là quốc gia đã giúp những người này bỏ trốn sự đàn áp của cộng sản ở Việt Nam. Nay, chúng ta đang buộc những họ phải trở lại với cuộc sống đó và yêu cầu chính quyền ở Việt Nam đồng lõa với việc đó.”
Và tôi vẫn không hiểu nổi tại sao chính phủ Hoa Kỳ, mà còn biết bao ưu tiên trong vấn đề di dân, kể cả nhiều triệu người di dân bất hợp pháp, lại phải tốn công tìm đủ mọi cách để trục xuất chỉ vỏn vẹn có hơn 8,000 người vốn thực sự không bao giờ có ý định làm hại nước Mỹ.
Lê Phan/Việt Báo
song  
#5 Đã gửi : 16/12/2018 lúc 11:23:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biểu tình kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ bảo vệ người Việt tỵ nạn có nguy cơ bị trục xuất

UserPostedImage
Nghị Viên Sergio Contreras của Westminster cầm bảng đi biểu tình hỗ trợ người trẻ Việt Nam bị trục xuất. Trong những người tham dự còn có cô Christy Linh Lê, đại diện Dân Biểu Liên Bang Lou Correa, anh Lý Vĩnh Phong đại diện Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal. (Thanh Phong/Viễn Đông)
WESTMINSTER - Vào lúc 9 giờ 30 sáng thứ Bảy, ngày 15 tháng 12, 2018 khoảng 300 người Việt, Mỹ, Mễ, đa số là thành phần trẻ đã tụ tập trên lề đường Bolsa trước thương xá Phước Lộc Thọ. Họ biểu tình kêu gọi chính phủ liên bang Hoa Kỳ bảo vệ các người Việt tỵ nạn đang trong nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam theo chính sách di trú của Tổng Thống Donal Trump.

UserPostedImage
Anh Tùng Nguyễn, một người bị trục xuất đang phát biểu trong cuộc biểu tình. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Các hội đoàn đứng ra tổ chức cuộc biểu tình gồm: Asian and Pacific Islanders Re-Entry of Orange Coungty (APIROC), VietRICE, VietUnity Socal, Viet Rainbow of Orange County (VROC), và Common Ground OC. Trong số người tham dự chúng tôi thấy có cô Christy Linh Lê, đại diện Dân Biểu Liên Bang Lou Correa, anh Lý Vĩnh Phong đại diện Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, Nghị Viên Sergio Contreras, cựu nghị viên Diana Carey, ông Jamison Power (cựu Ủy Viên Giáo Dục) thuộc thành phố Westminster.

Đoàn biểu tình mang nhiều biểu ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh nội dung bảo vệ người Việt khỏi bị trục xuất. Nhiều bạn trẻ là những người có lệnh bị trục xuất đã lên tiếng trong cuộc biểu tình như các anh Tùng Nguyễn, Tracy La, Julie Võ.

UserPostedImage
Đoàn biểu tình tụ tập trên lề đường Moran phía sau Lees Sandwiches. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Một trong những người này, anh Tùng Nguyễn, cho biết, anh và một số bạn trẻ theo cha mẹ đến Mỹ diện tỵ nạn, khi đó còn rất trẻ, bồng bột, thiếu suy nghĩ nên đã phạm sai lầm. Tuy nhiên sau thời gian bị giam giữ, anh đã hiểu và hối hận. Từ đó, anh cũng như một số người đã cố gắng học hành và đóng góp nhiều lợi ích cho đất nước Hoa Kỳ. Nay bị trục xuất là điều hết sức bất công.

Anh Vincent Tú V. Trần nói, “Tôi là người Việt, tôi đã sống ở tiểu bang California. Sau án tù của tôi, tôi dọn đi tiểu bang Ohio nhưng tôi chỉ sống ở đó 13 tháng thì Sở Di Trú và Hải Quan đã bắt giam giữ tôi bốn tháng và sau đó tôi có lệnh trục xuất về Việt Nam ngày 27 tháng 6, 2017. Bây giờ đã được 18 tháng rồi.”

UserPostedImage
Ông Hoàng Văn Lân (đeo bảng) đi biểu tình vì có thân nhân nằm trong diện bị trục xuất. Ông nói, “Nếu chính sách trục xuất của ông Trump được thực hiện thì đây là chính sách bất nhân, vô nhân đạo và vô liêm sỉ.” (Thanh Phong/Viễn Đông)

Anh nói tiếp về nguy cơ sống ở Việt Nam, “Tôi sống ở nơi xa lạ này, chưa có khả năng tìm sự sống. Sau khi bị trục xuất về Việt Nam tôi không tìm được việc làm vì tôi không hiểu phong tục và không có bằng cấp ở Việt Nam. Nếu ai muốn thành công, người đó phải có họ hàng, bằng cấp và giấy tờ. Tôi không có gì cả! Ở Việt Nam tôi không có người thân và không ai quan tâm đến tôi vì tôi không có giấy tờ, tôi không thể tìm được việc làm. Mỗi ngày tôi bị lừa đảo và chính quyền Việt Nam không muốn cấp giấy tờ và không muốn tôi tìm sự sống nếu tôi không cho họ tiền. Xin cho cộng đồng chúng ta biết, đây không phải là quê hương của tôi.”

Cô Julie Thu Võ phát biểu rất hùng hồn và kết luận, “Cộng Đồng VN của chúng tôi rất mạnh mẽ, đa dạng, đầy màu sắc, sôi động, tràn đầy sức sống, đầy đau đớn và đầy niềm vui, ký ức và tương lai. Một thành viên trong cộng đồng chúng tôi không phải là người bị vứt bỏ, một cá nhân bị trục xuất khổng chỉ ảnh hưởng đến họ mà tất cả mọi người đều yêu thương cuộc sống của họ, cha mẹ, con cái, bạn bè chúng tôi được kết nối với nhau. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi mà của các cộng đồng tỵ nạn và những người nhập cư đang bị ICE quấy rối một cách bất công.

“Chúng ta sẽ kể câu chuyện gì cho thế hệ tương lai về con người của chúng ta? Các cháu và các em sẽ tự hỏi Tại sao Cộng Đồng Việt Nam đã cho phép họ xé nát và làm tan nát gia đình? Hy vọng các em sẽ nói: Cộng đồng Việt Nam chúng tôi đã mạnh mẽ chống lại sự bất công và lên tiếng cho những người bị áp bức. Trục Xuất không phải là cách giải quyết chấm dứt mọi trục xuất và giam giữ người tỵ nạn ra khỏi cộng đồng của chúng ta và xin mọi người hô to Bảo Vệ Gia Đình - Bảo Vệ Gia Đình. Xin cám ơn.”

Các bạn trẻ phát biểu đều cho biết, vì sang đây lúc còn trẻ, chưa biết suy nghĩ chín chắn nên lỡ phạm sai lầm. Bây giờ nếu bị trục xuất về Việt Nam, họ không biết tiếng Việt, không có bằng cấp tại Việt Nam, không thân nhân thì làm sao có thể sống nổi, nên họ phải lên tiếng, xin cộng đồng can thiệp với chính phủ liên bang Hoa Kỳ ngưng lệnh trục xuất này của Tổng Thống Donal Trump để gia đình họ không bị chia cắt.

Trả lời câu hỏi của Viễn Đông, ông Hoàng Văn Lân, một người có thân nhân nằm trong diện bị trục xuất nói, “Nếu chính sách trục xuất của ông Trump được thực hiện thì đây là chính sách bất nhân, vô nhân đạo và vô liêm sỉ.”

Đoàn biểu tình băng ngang đường sang tụ tập trước khu Lees Sandwiches rồi kéo ra đường Moran tập trung hô khẩu hiệu, sau đó trở lại trước thương xá Phước Lộc Thọ tiếp tục biểu tình và giải tán. Đặc biệt cuộc biểu tình này không phổ biến rộng rãi nhưng số người tham gia khá đông, nhất là có đủ sắc dân Mỹ, Mễ, Campuchia. cùng lên tiếng bênh vực cho người Việt.

Về vụ này, LS Andrew Đỗ, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam và tân Dân Biểu Tyler Diệp đã viết thư gửi Tổng Thống Donal Trump xin xét lại quyết định trục xuất những người Việt về nguyên quán (Lá thư đã đăng trên nhật báo Viễn Đông ngày 15 tháng 12, 2018).
Thanh Phong/Viễn Đông
song  
#6 Đã gửi : 16/12/2018 lúc 11:26:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biểu tình ‘Bảo vệ người Việt tị nạn’ tại Little Saigon

UserPostedImage
Cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise, đại diện cho thế hệ trẻ, con của người Việt tị nạn, kêu gọi chính quyền Donal Trump hãy thận trọng về chính sách trục xuất người Việt tị nạn. (Hình: Tâm An/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV) – Sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Mười Hai, tại trung tâm Little Sai Gon, phía trước khu thương mại Phước Lộc Thọ diễn ra cuộc biểu tình “Bảo Vệ Người Việt Tị Nạn” với hàng trăm người tham dự.

Điểm khác biệt dễ thấy nhất so với các cuộc biểu tình của người Việt ở Bolsa là không chỉ có người trẻ gốc Việt tham gia, mà còn có người Cambodia, người Hispanic, Guatemala và các nước Mỹ Latin khác. Những người gốc Việt trẻ là thế hệ thứ hai sinh ra ở Mỹ, con của những người Việt tị nạn từ những thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Số còn lại hầu hết là thế hệ người Việt thứ nhất tới Mỹ từ khi còn nhỏ theo cha mẹ trong hành trình đi tị nạn. Ngoài ra, cũng có một số người lớn tuổi và trẻ em tham dự.
Họ tới từ các tổ chức khác nhau trong cộng đồng Việt tại quận Cam như API Rise, Viet Unity SoCal, Viet Rise, Viet Rainbow of Orange County. Cũng những người tự nguyện tới riêng lẻ. Có trường hợp người biểu tình đi cả gia đình.
Đoàn người giơ cao các biểu ngữ “Bảo vệ người tị nạn”, “Bảo vệ cộng đồng Việt Nam”, “Bảo vệ gia đình”, “Abolish I.C.E” (Hủy bỏ I.C.E).
UserPostedImage
Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 Tháng Mười Hai, 2018. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Trước ống kính của nhiều hãng truyền thông lớn như CBN, LA Times, SBTN, RFA… cô Lan Nguyễn, thay mặt ban tổ chức, có bài phát biểu tuyên bố lý do của cuộc biểu tình: “Hôm nay chúng tôi tới đây để bảo vệ cộng đồng những người tị nạn ở Hoa Kỳ. Như quý vị đã biết, tuần trước Bộ An Ninh Hoa Kỳ đã họp với Bộ Ngoại Giao Việt Nam để đàm phán lại Hiệp định đã ký kết năm 2008. Theo Hiệp Định này, chính quyền liên bang không có quyền trục xuất những người Việt tới Mỹ trước năm 1995. Nhưng chính quyền hiện tại đang đàm phán lại hiệp định này. Nếu cuộc đàm phán này thành công thì có thể hơn 8,500 người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Năm 2017 Sở Di Trú đã trục xuất 17 người Việt tị nạn ở Mỹ từ trước năm 1995 mà không được chính quyền liên bang bảo vệ. Chúng tôi không muốn người Việt tị nạn bị trục xuất. Chúng tôi không muốn tất cả người tị nạn ở đây bị trục xuất, bao gồm cả những người từ Đông Nam Á và từ các nước khác.”
UserPostedImage
Anh Tùng Nguyễn, một trong những người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995, có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh trục xuất, đang kêu gọi mọi người hãy lên tiếng bảo vệ những người Việt tại Mỹ bị trục xuất.(Hình: Tâm An/Người Việt)
Anh Tùng Nguyễn, người sáng lập Asians &  Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC), một tổ chức giúp đỡ những người đã một thời lầm lỡ phải chịu án tù tội được có điều kiện hòa nhập trở lại với cộng đồng, kể câu chuyện của chính anh: “Tôi theo gia đình sang Mỹ tị nạn từ khi mới 16 tuổi. Vì môi trường Mỹ quá mới mẻ, tôi bị shock về văn hóa, lại bị bạn bè ăn hiếp, vì một phút nông nổi tuổi trẻ, tôi đã gây ra lỗi lầm. Điều đó đã khiến tôi phải trả giá bằng 18 năm tù giam. Sau khi ra tù, tôi đã cố gắng sống một cuộc sống lương thiện, đàng hoàng, có công ăn việc làm, có gia đình vợ con. Quá khứ đã trôi qua mấy chục năm rồi, tôi đã thay đổi thành người tốt, giúp ích cho cộng đồng và xã hội. Những cống hiến đó của tôi đã được Thống Đốc California là ông Jerry Brown tha thứ, xóa tội cho tôi.”
“Nhưng như thế không có nghĩa là tôi được sống yên ổn. Nay chính phủ của tổng thống hiện giờ lại muốn trục xuất những người như tôi về Việt Nam, như thể tôi bị trừng phạt lần thứ hai. Tôi sẽ phải xa gia đình, xa vợ con. Nước Mỹ mới chính là nhà của tôi. Trục xuất một người tới Mỹ từ khi còn là đứa trẻ, lớn lên trong môi trường Mỹ, thậm chí có nhiều người không nói được tiếng Việt nữa, làm sao họ có thể tồn tại ở Việt Nam? Vợ con họ sẽ sống thế nào? Đây là hành động ly tán gia đình, mà chính phủ không có một sự thương xót hay xem xét lại. Điều đó là vô nhân đạo, là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Vì thế tôi tới đây xin mọi người hãy thương xót cho nhân quyền của người Việt ở Việt Nam và ngay tại Mỹ, cùng lên tiếng, giúp chúng tôi yêu cầu chính phủ ngừng việc xem xét lại Hiệp Định này,”anh Tùng nói.
Anh Vincent Phú Vinh Trần, ở Fountain Valley, một thành viên của tổ chức VietRise, có mặt tham gia biểu tình từ rất sớm. Anh cho biết, trong gia đình anh không có ai bị ảnh hưởng bởi chính sách này, nhưng anh vẫn tới đây để chia sẻ cùng những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất.
UserPostedImage
Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 Tháng Mười Hai, 2018. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Anh Vincent đã đọc lá thư tâm sự của một người đã bị trục xuất về Việt Nam năm ngoái: “Tôi là một người Việt trước đây bị giam giữ, tôi sống ở California, sau án tù tôi dọn tới Ohio. Nhưng khi ở đó được 13 tháng, thì Sở Di Trú và Hải Quan đã bắt và giam giữ tôi. Bốn tháng sau đó, họ trục xuất tôi về Việt Nam, vào ngày 27 Tháng Sáu năm 2017. Hơn 18 tháng qua, tôi đã sống ở nơi xa lạ này, tôi vẫn chưa tìm được việc làm, vì tôi không hiểu phong tục ở đây và không có bằng cấp. Ở Việt Nam nếu ai muốn thành công thì phải có họ hàng, bằng cấp, giấy tờ và tiền bạc. Tôi không có gì cả. Tôi không có người thân và không ai quan tâm tới tôi. Mỗi ngày tôi bị lừa đảo, chính quyền Việt Nam không giúp đỡ và không cấp giấy tờ cho tôi tìm sự sống, nếu tôi không cho họ tiền. Tôi muốn cho mọi người ở đây biết rằng, đây không phải là quê hương của tôi.”
Chị Julie Võ, một trong những nhà hoạt động tích cực trong cộng đồng Việt tại Orange County, bày tỏ ý kiến: “Tôi là một người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, con của những người tị nạn. Tôi cảm động với lời kêu gọi của những người trên đây mà tôi phải có mặt ở đây. Cộng đồng Việt Nam của chúng tôi rất mạnh mẽ, gắn kết. Vì vậy một thành viên bị trục xuất không phải là một thứ bị vứt bỏ. Một cá nhân bị trục xuất không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng tới cha mẹ, con cái bạn bè và mọi người trong cộng đồng chúng tôi. Trục xuất không phải là cách giải quyết. Cần phải chấm dứt mọi trục xuất và giam giữ người tị nạn.”
UserPostedImage
Cô Linda Nguyễn, cùng chồng người gốc Mexico và con trai, cũng tham gia buổi biểu tình vì lo ngại lệnh trục xuất có thể chia rẽ gia đình phía nhà chồng cô. (Hình: Tâm An/Người Việt)

“Tôi là con của người tị nạn Việt Nam. Ba mẹ tôi đến Hoa Kỳ năm 1995. Tôi được sinh ra năm tháng sau đó. Tôi biết rằng không chỉ người Việt Nam bị trục xuất mà trong tuần tới có 47 người Cambodia cũng rơi vào trường hợp này. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Donald Trump phải thận trọng thỏa thuận với chính quyền Việt Nam để bảo vệ những người tị nạn Việt Nam và Đông Nam Á.”  Đó là ý kiến của cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise.
Chị Linda Nguyễn đi biểu tình cùng chồng và một cậu con trai chừng tám tuổi. Chị cho biết đạo luật của chính quyền Trump không ảnh hưởng tới gia đình chị, nhưng có thể sẽ là mối nguy cơ chia rẽ gia đình của chồng chị, vốn là người di cư sang Hoa Kỳ từ Mexico.
Trong lúc đoàn người biểu tình hô vang câu: “Stop! Stop! Deportation! No more family separation!” (Cần dừng ngay việc trục xuất, chia cắt gia đình!), “We got power” (Chúng ta có quyền) trên đường phố Bolsa…thì một số người lái xe trên đường đã ấn còi xe hưởng ứng, tạo nên một không khí sôi động.
Xuất phát từ Phước Lộc Thọ, đoàn biểu vừa tình hô to các khẩu hiệu vừa diễu hành sang khu vực Bánh Mì Lee Sandwiches, sau đó đi về phía đường Moran và dừng lại ở trước tòa soạn Nhật Báo Người Việt. Người biểu tình tập trung theo hình vòng tròn để hội ngộ, lên tiếng, chia sẻ cùng nhau. Một số người Mỹ Latin, kể cả những người da trắng cũng tới đây để lên tiếng bảo vệ những người tị nạn có thể bị trục xuất, cho dù gia đình họ không có ai bị ảnh hưởng bởi điều luật này. Cuộc biểu tình kết thúc vào lúc gần 11 giờ trưa.
Như tin đã đưa, Hiệp Định Trục Xuất Công Dân Việt Nam, ký ngày 22 Tháng Giêng năm 2008 giữa chính quyền Mỹ và Việt Nam. Theo Hiệp Định này, những người Việt đến Mỹ từ ngày 12 Tháng Bảy, năm 1995 và sau ngày này nếu đáp ứng đủ các điều kiện bị trục xuất, phía Việt Nam sẽ tiến hành nhận lại những người này về Việt Nam. Toàn bộ chi phí trục xuất sẽ do phía Mỹ đài thọ.
Tuy nhiên, mới đây, chính phủ Donald Trump muốn đàm phán lại hiệp định năm 2008, trong đó muốn mở rộng việc trục xuất những người Việt đã đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy,1995. Đại diện Bộ Ngoại Giao hai nước đã đàm phán nhưng hiện chưa tiết lộ kết quả rằng liệu phía Việt Nam có đồng ý nhận lại những người bị trục xuất này hay không.
Nếu như cuộc đàm phán trên thành hiện thực, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người đang cư trú tại Mỹ nhưng chưa là công dân Mỹ nhưng lại vi phạm một lỗi lầm nào đó.
Tâm An/Người Việt
song  
#7 Đã gửi : 16/12/2018 lúc 11:29:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cuộc Tuần Hành Phản Đối Việc Trục Xuất Di Dân Người Việt
        
UserPostedImage
          Theo thống kê của Bộ An Ninh và Nội Địa Mỹ, khoảng hơn 8,000 người Việt đã bị tước đi tình trạng thường trú nhân do phạm pháp và chờ trục xuất về Việt Nam. Vì thế sáng thứ bảy ngày 15 tháng 12, 2018, hơn 9 giờ sáng, trời nắng chói chang và không lạnh nhiều, khoảng gần 200 người tụ tập trước Phước Lộc Thọ ở trên đường Bolsa, phản đối lệnh trục xuất di dân gốc Việt của chính quyền Donald Trump. Sau khi từng người trong ban tổ chức nói lên lý do, mục đích cùng ý nghĩa của sự tụ họp, đoàn người cùng nhau tuần hành trên đại lộ Bolsa, trên tay cầm các biểu ngữ và hô vang đòi hỏi chính quyền hãy bãi bỏ lệnh trục xuất. Trong số người tham gia cuộc biểu tình phản đối việc trục xuất di dân gốc Việt và những di dân các quốc gia khác, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của rất nhiều khuôn mặt người bản xứ Mỹ trắng, cùng nhiều vị dân cử ở vùng nam California. Đó là:
         - Sergio Contreras, Nghị viên thành phố Westminster
         - Kim Nguyen, Nghị viên thành phố Garden Grove
         - Farrah Khan, Nghị viên thành phố Irvine
         - Jim Moreno (Coastline Community School Board Trustee)
         - Diana Carey, Ủy Viên Giáo dục học khu Huntington Beach
         - Đại diện Dân Biểu địa hạt 72 vừa đắc cử, Tom Umberg
         - Đại diện Dân Biểu Liên bang khu vực 46, Lou Correa
         - Đại diện Dân Biểu Liên bang khu vực 47, Alan Lowenthal
    Và cùng một số vị dân cử nữa nhưng rất tiếc không thể nhớ tên và chức vụ của họ. Đặc biệt có rất nhiều cơ quan truyền thông và truyền hình đến thu hình, quay phim và phỏng vấn vài người trong ban tổ chức.
 UserPostedImage
         Được biết có 5 tổ chức bất vụ lợi đứng ra tổ chức cuộc tuần hành ngày hôm nay, mà hầu hết là các khuôn mặt trẻ đã từng tranh đấu cho nhân quyền, cho di dân bất hợp pháp, cho người vô gia cư, cho việc tăng tiền thuê nhà v..v.. Đó là những tổ chức:
         - Asians and Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC)
         - VietRISE
         - VietUnity SoCal
         - Viet Rainbow of Orange County (VROC)
         - Common Ground OC
      Qua cuộc tuần hành sáng nay của các bạn trẻ trong 5 tổ chức trên, nhằm phản đối việc trục xuất di dân gốc Việt về Việt Nam đã chứng tỏ những người trẻ Việt Nam lớn lên và trưởng thành trên xứ Mỹ, vẫn còn biết đến câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng". Tuổi trẻ Việt Nam ở đây đã và đang thể hiện tình thương yêu nhau, biết giúp đỡ lẫn nhau và san sẻ cho nhau với những người gặp cảnh ngộ và nghiệp quả không may trên đường đời.

UserPostedImage
Tuy rằng cuộc tuần hành sáng nay do các người trẻ tổ chức có vài khuyết điểm, như thiếu vắng cờ Mỹ và những lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng không chấp nhận Cộng Sản của người Việt tỵ nạn, như là những biểu ngữ không rộng lớn, âm thanh không vang to để thu hút sự chú ý của các khách bộ hành và xe cộ, và nhất là không nhận được sự hợp tác và trợ giúp của các Cộng đồng người Việt ở ngay vùng Bolsa. Nhưng phải thành thật tán thán và ca ngợi các bạn trẻ đã tổ chức một cuộc tuần hành đông đảo, trật tự và thành công mỹ mãn. Các bạn trẻ đã xuống đường sáng nay, như là châm ngòi đốt lên ngọn đuốc đầu tiên phản đối lệnh trục xuất đối với di dân phạm pháp, để hy vọng nhiều ngọn đuốc khác bùng lên khắp nơi đốt cháy lệnh trục xuất của chính quyền Donald Trump, hầu đem lại sự bình an trong cuộc sống cho các di dân gốc Việt phạm pháp.
         Xin tặng các bạn trẻ câu "Tặng hoa hồng cho người khác, hương hoa vẫn đọng trên tay mình".

Ngày 15-12-2018
Phan Quốc Thái
                                                                    
                                                                    
song  
#8 Đã gửi : 18/12/2018 lúc 12:31:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cựu Đại Sứ Osius: ‘Trục xuất người Việt được thỏa thuận 2008 bảo vệ là trái tinh thần Mỹ’
UserPostedImage
Ông Ted Osius khi làm đại sứ chụp hình với một số học sinh đến tìm hiểu nhân dịp tòa đại sứ tổ chức hội chợ giáo dục cao đẳng và đại học Mỹ ngày 30/1/2015. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

WASHINGTON (NV) – Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius đả kích kế hoạch trục xuất người tị nạn Việt Nam bị bỏ tù vì phạm pháp trở lại Việt Nam là trái với thỏa thuận đã ký giữa hai nước.
“Tôi nghĩ rằng hoàn toàn không phải tinh thần Mỹ (un-American) khi rũ bỏ những người đã từng chiến đấu bên cạnh chúng ta hoặc lại là con của các quân nhân Mỹ. Bởi vậy, tôi đã chống lại (chủ trương của Tổng Thống Trump) và chống đối rất nhiều lần. Tôi đã gửi thông điệp đến ngoại trưởng hồi đó là ông Tillerson, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis và cố vấn an ninh quốc gia McMaster. Tôi nói tôi không nghĩ điều đó đúng khi chúng ta thi hành chính sách này.” Ông Ted Osius trả lời cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Sài Gòn với ký giả Michel Martin của đài phát thanh công cộng NPR (National Public Radio) ngày 16 Tháng Mười Hai, 2018.

Hồi Tháng Tư, 2018, ông Osius đã đột ngột từ chức đại sứ tại Việt Nam để phản đối kế hoạch trục xuất các người tị nạn Việt Nam vi phạm pháp luật ở Hoa Kỳ về Việt Nam gồm cả những người bị bắt giam trước năm 1995 tức trước khi hai nước thiết lập bang giao và đạt thỏa thuận để Hoa Thịnh Đốn trục xuất về nguyên xứ các người vi phạm pháp luật bị kết án.
UserPostedImage
Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 Tháng Mười Hai, 2018. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Ông Osius hiện đang làm cố vấn cho công ty tư vấn đầu tư quốc tế Albright Stonebridge Group tại Sài Gòn. Ông cho hay, ông bị Hoa Thịnh Đốn thúc ép chính phủ Việt Nam nhận các người bị chính phủ Mỹ trục xuất hầu hết là những người đến nước Mỹ trong tư cách người tị nạn đã phải bỏ nước ra đi khi sau năm 1975.
Trong cuộc phỏng vấn trên đài NPR, ông Osius kể trường hợp của một ông tên Tuấn ở San Jose, California, đến Mỹ khi tuổi còn vị thành niên. Ông Tuấn phạm tội ăn cắp xe, bị kết án 3 năm tù nhưng suốt 18 năm sau khi ra tù, ông ta không có rắc rối gì với pháp luật. Ông Tuấn lấy vợ, có con rồi xây dựng một công ty kinh doanh rất thành công, mỗi năm đóng thuế nửa triệu đô la cho chính phủ, thuê 45 nhân công. Hai năm qua, ông Tuấn bị bắt vào trại tạm giam chờ trục xuất về Việt Nam.
Theo ông Osius nói trong cuộc phỏng vấn: “Nên cân nhắc hoàn cảnh đã đưa người ta đến nước Mỹ. Tôi tin Quốc Hội và phần lớn người Mỹ không ủng hộ trục xuất người tị nạn đã từng chiến đấu bên cạnh chúng ta thời thập niên 1960, 1970 hay chính là con của các quân nhân Mỹ.”
Tổng Thống Trump đảo ngược tinh thần một thỏa thuận mà Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội ký kết năm 2008 về việc nhận lại người Việt sang Mỹ tị nạn sau khi VNCH sụp đổ. Theo đó, người Việt đến Mỹ trước ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, 12 Tháng Bảy, 1995, sẽ không là những người bị áp dụng các điều khoản trục xuất của thỏa thuận.
Đầu năm 2017, chính phủ Trump giải thích lại thỏa thuận vừa kể theo cách loại bỏ sự bảo vệ đối với những người vi phạm luật lệ để quyết định trục xuất một phần người tị nạn gốc Việt Nam tới nước này trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995. Theo cách diễn giải đó, khoảng hơn 8,000 người Việt tại Mỹ đối diện với nguy cơ bị trục xuất.
Khi các người tị nạn bị trục xuất về Việt Nam thì họ sẽ ra sao?
“Tôi biết một thực tế là những người này sẽ không được đối xử tử tế. Họ không còn thân nhân, gia đình tại Việt Nam nữa. Mọi người trong gia đình của họ đều ở Mỹ cả.” Ông Osius nói với NPR. “Họ không thể kiếm được việc làm tại Việt Nam vì họ sẽ không được cấp thẻ căn cước (CSVN gọi là thẻ Chứng Minh Nhân Dân). Họ nhiều phần rồi sẽ bị vào tù. Một chính phủ Mỹ tương lai sau này sẽ phải coi họ là những trường hợp nhân đạo và phải đưa họ trở lại Hoa Kỳ. Tôi không nghĩ có lý khi đưa họ lại Việt Nam.”
Thứ Năm tuần trước, 22 dân biểu liên bang gửi thư cho Tòa Bạch Ốc, Bộ Nội An và Bộ Ngoại Giao khuyến cáo chính phủ đừng làm ngược tinh thần thỏa hiệp đã ký với Việt Nam 10 năm trước, vì làm như vậy là vừa trái với tinh thần nhân đạo, vừa trái với thỏa hiệp.
Theo báo Người Việt
song  
#9 Đã gửi : 18/12/2018 lúc 12:32:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thoả ước 2008 giữa Mỹ--Việt về trục xuất, hồi hương

Kính gửi quý đồng bào người Việt hải ngoại:
 
Đính kèm theo bức thư này là bản Thoả ước 2008 giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam về vấn đề trao trả cho Việt Nam những công dân của Việt Nam đã vi phạm luật lệ của Mỹ. Bản tiếng Việt do chúng tôi dịch từ bản tiếng Anh nhằm mục đích phục vụ những người cần được đọc bản Thoả ước bằng tiếng Việt hơn là bản tiếng Anh. Tiếp theo sau bản tiếng Việt là bản tiếng Anh dành cho những người cảm thấy đọc bản tiếng Anh dễ hiểu hơn.
 
Chúng tôi sẽ đóng góp một vài suy nghĩ về vấn đề quan trọng này với hy vọng phần nào làm sáng tỏ vấn đề nêu trên. Nếu quý vị đọc bản Thoả ước kèm theo dưới đây trước khi tiếp tục đọc bài này thì có lẽ quý vị sẽ có một nhận định về việc trục xuất di dân người Việt rõ ràng hơn.
 
Điểm đầu tiên mà chúng tôi muốn nêu lên là Thoả ước 2008 là một thoả ước giữa hai chính phủ Mỹ và Việt về việc trục xuất khỏi nước Mỹ và giao hoàn cho Việt Nam những công dân của Việt Nam đã vi phạm luật pháp của Mỹ. Thoả ước này có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký, ngày 22 tháng Giêng năm 2008 và sau đó tự động tiếp tục triển hạn cứ 3 năm một. Như vậy, đến tháng Giêng 2019 thì Thoả ước đã được triển hạn hai lần và sẽ tự động triển hạn lần thứ ba, trừ phi có văn bản chính thức thông báo không triển hạn của một Chính phủ này gửi cho chính phủ kia ít nhất là sáu tháng trước khi Thoả ước hết hạn kỳ (Điều khoản 6).
 
Một trong hai chính phủ có thể đình chỉ hoặc chấm dứt Thoả ước nếu chính phủ này báo tin cho chính phủ kia bằng văn bản chính thức. Việc đình chỉ hay chấm dứt sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi nhận được văn bản (Điều khoản 9). Điều khoản 7 và 8 nói về việc tu chính, bổ sung Thoả ước hay các tranh tụng về cách diễn nghĩa hoặc ứng dụng Thoả ước. Những việc này được thực hiện qua đường dây ngoại giao thích hợp.
 
Nếu Thoả ước 2008 được đình chỉ hay chấm dứt thì việc trao trả những công dân của Việt Nam về nước không còn là vấn đề nữa vì sẽ không có quốc gia tiếp nhận những người bị hồi hương. Vấn đề then chốt còn lại, do đó, sẽ là những trao đổi thoả hiệp giữa hai chính phủ về việc tu chính, bổ sung hay cách cắt nghĩa hoặc ứng dụng Thoả ước 2008.
 
Ngày 12 tháng 12, 2018 vừa rồi tờ báo the Atlantic tường trình là chính phủ của Tổng thống Trump đã thay đổi cách cắt nghĩa Thoả ước 2008, đòi hỏi những người tỵ nạn chiến tranh Việt Nam nhập cư vào nước Mỹ bất hợp pháp hoặc vi phạm luật pháp của Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 phải bị trục xuất khỏi nước Mỹ và trao trả lại cho Việt Nam. (https://www.theatlantic.com/international/archive/2018/12/donald-trump-deport-vietnam-war-refugees/577993/).
 
Trong lúc đó, Điều khoản 2 của Thoả ước 2008 xác định là: “Công dân Việt Nam sẽ không bị trao trả về Việt Nam theo Thoả ước này nếu họ đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995, ngày mà các quan hệ ngoại giao đã được tái thiết lập giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam duy trì lập trường pháp lý của mình liên quan đến việc công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày này.”
 
Chính phủ Mỹ có cơ sở pháp lý khi chất vấn Điều khoản 2 bởi vì theo điều khoản này thì một công dân của Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 hoặc vi phạm luật pháp của Mỹ ở tại Mỹ trước ngày này cũng không thể bị trục xuất về Việt Nam. Đồng thời phép loại suy còn cho thấy là Điều khoản 2 này cũng có nghĩa là chỉ những công dân Việt Nam nào đến Mỹ sau ngày 12 tháng 7 năm 1995 mà vi phạm luật pháp của Mỹ (bao gồm cả luật di trú) mới bị trục xuất. Do đó, không ngạc nhiên khi Chính phủ Mỹ đưa ra một lối diễn nghĩa hợp lý hơn, nghĩa là những công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 mà vi phạm luật pháp của Mỹ (bao gồm cả luật di trú) cũng bị trục xuất và trao trả lại cho Việt Nam.
 
Bản Thoả ước 2008 nói rõ là Chính phủ Việt Nam chỉ chấp thuận tiếp nhận những người bị trục xuất nếu những người này hội đủ các điều kiện của Điều khoản 2 mục 1 gồm có tiểu mục (a), (b), (c), và (d). Điều khoản 2, mục 1(a) minh định là: “Đương sự là một công dân của Việt Nam và không phải là một công dân của Mỹ hay là của bất cứ quốc gia nào khác.” Điều khoản 2, mục 1(c), “Đương sự đã từng vi phạm luật pháp của Mỹ và đã bị giới chức thẩm quyền ra lệnh trục xuất khỏi Hoa kỳ.”
 
Những điểm nêu ra ở mục 1 của Điều khoản 2 cho thấy rõ là chỉ những công dân của Việt Nam mới nằm trong phạm vi thoả hiệp giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam về vấn đề trục xuất. Những người Việt đã có quốc tịch Mỹ là những công dân của Mỹ và có tất cả những quyền dân sự của Mỹ như tất cả các công dân Mỹ khác  thuộc bất cứ chủng tộc nào dù là da vàng, da trắng, da nâu, hoặc da đen, v.v…
 
Theo tờ báo the Atlantic thì Chính phủ Mỹ đề nghị với Chính phủ Việt Nam là những người “tỵ nạn chiến tranh” đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 mà vi phạm luật pháp của Mỹ (bao gồm luật di trú) thì phải bị trục xuất khỏi nước Mỹ và trao trả lại cho Việt Nam. Lối dùng từ ngữ này của tờ the Atlantic, theo thiển ý, có thể chỉ là một sự hiểu lầm hoặc cố ý đã gây hoang mang không ít trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Trong Thoả ước 2008, cụm từ “công dân của Việt Nam” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, hầu như ở tất cả mọi điều khoản, và  “công dân của Việt Nam và không phải là công dân của Mỹ hay là của bất cứ của một quốc gia nào khác” (Điều khoản 2, mục 1(a) ) là điều kiện tiên quyết để Chính phủ Việt Nam chấp nhận việc Chính phủ Mỹ trao trả người Việt vi phạm luật pháp của Mỹ.
 
Do đó, vấn đề còn lại là ai là người được xem là công dân của Việt Nam. Trong số những người Việt đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 gồm có những thành phần sau đây:
 
Những sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ
Những người Việt đến Mỹ theo diện du lịch
Những người Việt xin và có thẻ xanh để lao động ở Mỹ
Những người Việt tỵ nạn cộng sản chỉ có thẻ xanh mà chưa hoặc không có quốc tịch Mỹ vì hoặc không thi đỗ vào quốc tịch Mỹ hoặc không muốn vào quốc tịch Mỹ vì một lý do nào đó.
Những người Việt đến Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình chỉ có thẻ xanh mà chưa hoặc không có quốc tịch Mỹ vì hoặc không thi đỗ vào quốc tịch Mỹ hoặc không muốn vào quốc tịch Mỹ vì một lý do nào đó.
 
Thành phần 1 và 2 đương nhiên là công dân của Việt Nam. Nếu những người này ở lại Mỹ bất hợp pháp (phạm tội về di trú) hay vi phạm luật pháp khác của Mỹ thì sẽ bị chính phủ Mỹ trục xuất và giao hoàn cho Việt Nam.
 
Thành phần 3, 4 và 5 là những thường trú nhân (permanent resident) và có thể vẫn được xét định là công dân của Việt Nam vì không phải là công dân của Mỹ.
 
Theo Thoả ước 2008 thì Chính phủ Việt Nam là đơn vị quyết định quốc tịch của những người Việt đã vi phạm luật pháp của Mỹ và đã bị Mỹ ra lệnh trục xuất. Thường thì Chính phủ Việt Nam không chấp nhận những người tỵ nạn cộng sản và con cái của họ là công dân của Việt Nam. Tuy nhiên chính phủ của Tổng thống Trump có thể áp lực Chính phủ Việt Nam chấp nhận họ là công dân của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam có thể đồng ý, nhất là khi Chính phủ Việt Nam nhận thấy có thể có lợi nhuận cao trong việc thương thảo với Chính phủ Mỹ. Chính phủ Việt Nam có thể đòi hỏi Chính phủ Mỹ cung cấp một số tài trợ khá lớn nhằm mục đích hỗ trợ những người bị hồi hương để họ có phương tiện ngõ hầu có thể thích nghi lại với đời sống ở Việt Nam sau nhiều năm xa xứ. Trong thực tế thì có lẽ không ai tin là những người này sẽ nhận được số tiền trợ cấp này, nhưng chắc rằng ai cũng tin là những người này sẽ không tìm được sinh kế ở Việt Nam vì bị kỳ thị, và họ cũng sẽ không được Chính phủ Việt Nam giúp đỡ. Họ sẽ bị bỏ rơi vì họ chỉ là những con vật hy sinh. Do đó, họ rất cần cộng đồng người Việt hải ngoại, các tổ chức cộng đồng, các cơ quan thiện nguyện, các giới chức chính quyền, các dân biểu, nghị sĩ địa phương và liên bang người Mỹ gốc Việt cũng như người Mỹ can thiệp với Chính phủ Mỹ, yêu cầu chính phủ cứu xét hoàn cảnh những người Việt tỵ nạn cộng sản và những người đến Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình mà không phải là công dân Mỹ và đã có lần lầm lỡ vi phạm luật pháp của Mỹ. Họ là những người đã từng sát cánh với quân nhân Mỹ chống lại sự cưỡng chiếm miền Nam tự do của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã liều chết trốn thoát khỏi sự đàn áp tàn nhẫn của chế độ Cộng sản Việt Nam.
 
 
Philadelphia, ngày 17 tháng 12 năm 2018.
Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái, Ph.D.
song  
#10 Đã gửi : 19/12/2018 lúc 09:42:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trục xuất người tị nạn ‘gây tổn hại lòng tin’ Việt – Mỹ

UserPostedImage
Di dân bị trục xuất khỏi Mỹ. (Ảnh minh họa)

Một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói ông đồng tình với ý kiến cho rằng các vụ trục xuất người tị nạn gốc Việt khỏi Mỹ là điều “đáng khinh”, “gây tổn hại lòng tin” giữa hai quốc gia.

Ông Ted Osius nói với VOA Việt Ngữ như vậy hôm 18/12, ít ngày sau khi Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận rằng “5 nghìn người gốc Việt phạm pháp hình sự ở Mỹ, không phải là công dân Hoa Kỳ, đã nhận được quyết định cuối cùng là bị trục xuất”.
Cựu quan chức ngoại giao có nhiều duyên nợ với Việt Nam nói ông “vẫn tin rằng người dân Mỹ không ủng hộ việc trục xuất những người tị nạn từng chiến đấu cạnh các binh sĩ Mỹ trong những năm 60 và 70 ở Việt Nam, cũng như con cái của các binh sĩ Mỹ”.
“Cựu Ngoại trưởng Mỹ] John Kerry đã gọi chính sách trục xuất mới này là điều 'đáng khinh', và tôi đồng tình”, ông nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên VOA Việt Ngữ, ngoài việc dùng từ “đáng khinh”, ông Kerry còn viết thêm trên Twitter: “Sau khi quá nhiều người, từ ông George H.W.Bush tới ông John McCain và ông Bill Clinton, đã nhiều năm nỗ lực hàn gắn vết thương và để chiến tranh ở phía sau chúng ta, họ [chính quyền của ông Trump] đang quay lưng với những người bỏ chạy [khỏi Việt Nam] và nhiều người từng chiến đấu cạnh chúng ta. Để được lợi lộc gì?”

Khi được hỏi rằng theo những gì ông biết, Việt Nam có sẵn lòng nhận lại những người bị trục xuất hay không, ông Osius trả lời rằng phía Hà Nội “đã nhận một số ít người tị nạn tới Mỹ trước năm 1995”.
Ông nói tiếp: “26 thành viên Quốc hội đã viết thư gửi Tổng thống [Donald Trump], Ngoại trưởng [Mike Pompeo] và Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa [Kirstjen Nielsen] để yêu cầu chính quyền 'tôn trọng tinh thần nhân đạo và mục đích' của thỏa thuận 2008. Thỏa thuận, do chính quyền của Tổng thống George W. Bush thương thảo và được chính quyền của ông Obama ủng hộ, không lường trước chuyện trục xuất người tị nạn tới Mỹ trước năm 1995”.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một hiệp định nhận trở lại công dân Việt được Hà Nội và Washington ký năm 2008 “không áp dụng đối với những công dân Việt Nam đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995, ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao”.

Trong bức thư đề ngày 13/12, hơn hai chục nhà lập pháp, trong đó có nữ dân biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Quốc hội Hoa Kỳ, bà Stephanie Murphy, đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Bộ An ninh Nội địa Mỹ có ý định tái đàm phán các điều khoản của bản ghi nhớ này.
“Kể cả những ai tới Mỹ sau ngày 12/7/1995, thỏa thuận cam kết 'xem xét khía cạnh nhân đạo, sự thống nhất gia đình và các hoàn cảnh'”, lá thư có đoạn.

“Sau khi tới Mỹ, những người tị nạn Việt Nam, nhiều người là trẻ em hoặc thiếu niên, đã được tái định cư trong các khu vực chật vật sống còn mà không có sự hỗ trợ hoặc các nguồn lực để đối mặt với chấn thương tâm lý vì chiến tranh".
Các dân biểu Mỹ viết tiếp rằng “chính vì lẽ đó, một số đã phạm sai lầm, đẩy họ phạm pháp”, nhưng “những người tị nạn này đã thụ án xong và giờ đang đóng góp tích cực vào các cộng đồng của mình”.
VOA Việt Ngữ đã liên lạc, đề nghị phỏng vấn đại diện của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nhưng chưa nhận được hồi đáp.
Trả lời tạp chí The Atlantic, người phát ngôn của Bộ này, bà Katie Waldman, nói rằng “5 nghìn người gốc Việt phạm pháp hình sự ở Mỹ” là “những người không phải là công dân [Hoa Kỳ], đã bị bắt, bị kết án dưới các chính quyền trước và cuối cùng đã bị một thẩm phán di trú liên bang ra phán quyết phải bị trục xuất”.
UserPostedImage
Đại sứ Mỹ Ted Osius và Tổng Lãnh sự Mỹ Mary Tarnowskha thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa, ngày 24/10/2017. (Ảnh: Facebook Mary Tarnowska)

Khi được hỏi về tác động của bước đi này đối với mối bang giao giữa Hà Nội và Washington, cựu Đại sứ Ted Osius nói: “Mối quan hệ đối tác Việt Nam – Hoa Kỳ, vốn mang lại lợi ích cho cả hai nước, đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Động thái này của chính quyền [của ông Trump] sẽ gây tổn hại lòng tin mà chúng tôi đã dày công gây dựng với Việt Nam”.
UserPostedImage
Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà. Ảnh: Zing.vn

Việt Nam chưa liên tiếng trước diễn biến mới nhất trên, nhưng Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà từng nói với VOA tiếng Việt rằng các cuộc thương thảo về trục xuất được thực hiện “trên cơ sở các thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có Hiệp định ký năm 2008 giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam về việc nhận trở lại công dân Việt Nam, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, phù hợp với quy định pháp luật của hai nước”.
Mới cuối tháng trước, ông Osius nói rằng ông “rất vui” sau khi có tin chính quyền của Tổng thống Trump “âm thầm ngưng trục xuất" những người tị nạn Việt Nam tới Hoa Kỳ trước năm 1995”.
Theo VOA
song  
#11 Đã gửi : 19/12/2018 lúc 10:31:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Los Angeles County lên án trục xuất người Việt được thỏa thuận 2008 bảo vệ

UserPostedImage
Giám Sát Viên Hilda Solis. (Hình: hildasolis.org)

LOS ANGELES, California (NV) – Hội Đồng Giám Sát Los Angeles County vừa chấp thuận một kiến nghị của Giám Sát Viên Hilda Solis, lên án việc đòi trục xuất những người Việt Nam được thỏa thuận năm 2008 bảo vệ không bị trả về quê hương.
Thông cáo báo chí của hội đồng gởi ra hôm Thứ Ba, 18 Tháng Mười Hai, trích lời bà Solis nói: “Nhiều người tị nạn đến đất nước này bị khủng hoảng vì cuộc chiến Việt Nam. Nhiều người là con cái của những người từng ủng hộ và sát cánh chiến đấu cùng với người Mỹ. Họ đến Mỹ để trốn tù đày và tra tấn tại quê hương của họ. Bây giờ, chính quyền này lại nói với những người tị nạn là họ phải trở về nơi mà họ từng chịu nhiều đau đớn và mất mát, một nơi mà nhà cửa họ không còn.”
“Điều này là sai,” bà Solis, từng làm bộ trưởng Bộ Lao Động và từng là dân biểu liên bang, cho biết tiếp. “Trục xuất những người Việt tị nạn này là trái với lương tâm của nước Mỹ.”
Theo luật di trú hiện hành, những người không phải là công dân Mỹ, vi phạm luật, và có án lệnh trục xuất của tòa di trú, phải bị trục xuất về quê hương của họ.
Tuy nhiên, ngày 22 Tháng Giêng, 2008, dưới thời Tổng Thống George W. Bush, Mỹ và Việt Nam có ký một thỏa thuận, theo đó, những người Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày mà Washington và Hà Nội chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, cho dù có án lệnh trục xuất, sẽ không bị trả về quê hương.
Thỏa thuận này có hiệu lực trong năm năm, và được tự động gia hạn mỗi ba năm, trừ khi hai phía muốn điều chỉnh hoặc rút lui, thì phải báo cho phía bên kia biết.
Thỏa thuận này được chính quyền George W. Bush và chính quyền Barack Obama tôn trọng.
Sau khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào năm 2017, chính quyền này diễn giải thỏa thuận 2008 theo cách khác, và cho rằng thỏa thuận này không bảo đảm những người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 không bị trục xuất.
Bắt đầu từ Tháng Ba, 2017, Mỹ bắt đầu trục xuất một số người, và ép Việt Nam nhận họ.
Tuy nhiên, phía Việt Nam chỉ nhận một số mang tính tượng trưng, và vẫn đòi hỏi phía Mỹ tôn trọng thỏa thuận năm 2008.
Đến Tháng Tám năm nay, phía Mỹ ngưng trục xuất những người này.
Theo Hội Đồng Giám Sát Los Angeles County, đầu Tháng Mười Hai năm nay, đại diện của Việt Nam và Mỹ gặp nhau tại Washington, DC để bàn việc hủy bỏ thỏa thuận năm 2008.
Hiện có hơn 8,000 người tị nạn Việt Nam phạm tội tại Mỹ – một số bị tội nhẹ và đã mãn hạn tù – có thể bị trục xuất, theo Hội Đồng Giám Sát Los Angeles County.
“Los Angeles County luôn luôn ủng hộ cư dân quận hạt, và sẽ tiếp tục ủng hộ người Việt tị nạn. Người Việt tị nạn đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế khu vực chúng ta, cũng như văn hóa đa dạng của chúng ta,” Giám Sát Viên Solis nói thêm. “Chúng ta phải hành động và làm mọi cách có thể để bảo vệ hàng xóm và người quen của chúng ta bằng cách phản đối sự thay đổi sai lầm này của chính sách liên bang.”
Kiến nghị của Giám Sát Viên Solis sẽ có chữ ký của cả năm giám sát viên, sẽ được gởi đến Bộ Nội An và các thành viên Quốc Hội, lên án việc trục xuất di dân Việt Nam được thỏa thuận năm 2008 bảo vệ, theo thông cáo báo chí.
Đây là kiến nghị thứ 33 do Giám Sát Viên Solis làm tác giả nhằm bảo vệ, bào chữa, và đấu tranh cho quyền của di dân kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, vẫn theo thông cáo. Những cố gắng của bà Solis còn bao gồm một kiến nghị thành lập các “địa điểm tế nhị” (sensitive location) khắp Los Angeles County, như trường học, nhà trẻ, trạm xe buýt… để giới hạn sự khám xét của cảnh sát di trú, cũng như đóng góp $3 triệu cho LA Justice Fund, và thành lập Văn Phòng Di Dân Quận Hạt đầu tiên từ trước tới nay.
Bà Hilda Solis làm dân biểu liên bang đại diện Địa Hạt 32, tiểu bang California, từ năm 2001 đến năm 2009. Tháng Hai, 2009 bà trở thành phụ nữ gốc Hispanic đầu tiên làm bộ trưởng Bộ Lao Động Mỹ. Năm 2014, bà đắc cử chức giám sát viên Địa Hạt 1 Los Angeles County, bao gồm khoảng 30 thành phố và cộng đồng phía Đông thành phố Los Angeles, với số dân 2 triệu. Năm 2018 bà tái ứng cử nhiệm kỳ thứ nhì bốn năm, không có đối thủ.
Theo báo Người Việt
song  
#12 Đã gửi : 20/12/2018 lúc 10:44:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Di dân Việt "dính" tiền án bị trục xuất khỏi Mỹ – Vấn đề “tế nhị” của “Little Saigon”

UserPostedImage
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ chia rẽ trong vấn đề trục xuất di dân Việt.

“(Họ cho rằng- PV) mấy người này là mấy người tội phạm, qua bên Mỹ này làm nhục nhã người Việt Nam. Tại sao không lo sống đàng hoàng. Ở tù ra khám rồi bây giờ khóc lên khóc xuống rồi kêu cộng đồng cứu vớt.”
Đây là quan điểm của rất nhiều người trong cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ, khi nói về những di dân người Việt tới Mỹ trước năm 1995, nhưng do có tiền án nên không được nhập quốc tịch, và đang đứng trước nguy cơ bị trục xuất trở lại Việt Nam. Tùng Nguyễn, người sáng lập Asians & Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC) cho biết đang cố gắng để thay đổi cách nhìn này của cộng đồng.
Đó cũng chính là lí do mà anh cùng với những người bạn của mình trong mạng lưới Vietnamese Anti-Deportation Network (tạm dịch là Mạng lưới người Việt chống việc trục xuất) hôm 15/12 đã tổ chức một cuộc tuần hành mang tên “Bảo vệ người tị nạn” trước cửa trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ, thành phố Westminster, California, nơi được mệnh danh là Little Saigon, thủ đô của người Việt tị nạn.
Tại đây, bằng cách kể lại những câu chuyện của chính bản thân mình, một người tới Mỹ từ khi còn nhỏ, phạm tội giết người cướp của năm 16 tuổi, hoàn lương làm lại cuộc đời sau khi được trả tự do, đối mặt với lệnh trục xuất, và cuối cùng được ân xá bởi Thống đốc bang Califronia Jerry Brown vào đầu năm nay; anh Tùng hi vọng cộng đồng sẽ cảm thông và giúp cất lên tiếng nói để chính quyền TT Trump thay đổi chính sách cương quyết trục xuất những di dân dính tiền án như anh.
Theo luật di trú Mỹ, những di dân chưa nhập quốc tịch nếu phạm tội đại hình, sẽ bị trục xuất. Nhưng một thoả thuận kí năm 2008 giữa chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam, trong một thời gian dài, đã bảo vệ những người Việt qua Mỹ tị nạn trước năm 1995 khỏi bị trả ngược lại về nguyên quán, cho dù họ có phạm tội đi chăng nữa. Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức, chính quyền của TT Trump đã cố gắng diễn giải lại thoả thuận này, và bắt đầu thương lượng, gây sức ép để phía Việt Nam nhận lại cả những người di dân phạm tội tới Mỹ trước năm 1995.
Buổi tuần hành của mạng lưới Vietnamese Anti-Deportation Network thu hút được hàng trăm người tham dự, chủ yếu là những người gốc Việt trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Đây cũng là những thành phần tích cực nhất lên tiếng chống lại việc trục xuất của chính quyền TT Trump. Tuy nhiên, khác với nhiều cuộc biểu tình thường thấy tại Little Saigon, không có nhiều các bậc cao niên tới ủng hộ cuộc tuần hành “Bảo vệ người tị nạn” này, và đặc biệt, theo anh Tùng, hầu như vắng bóng những gương mặt chính khách gốc Việt tiêu biểu trong vùng.
“Đây là vấn đề tế nhị”
Trả lời phỏng vấn của VOA Tiếng Việt, ông Trí Tạ, thị trưởng thành phố Westminster, nơi diễn ra cuộc tuần hành cho biết ông và lãnh đạo thành phố “do có quá nhiều công việc” đã không thể tới tham dự. Nhưng ông cho rằng bản thân cộng đồng người Việt cũng có những quan điểm trái chiều về vấn đề những người di dân có tiền án bị trục xuất.
“Những người gốc Việt trẻ tuổi thì rất quan tâm, muốn tranh đấu để giúp cho những người này (di dân Việt có lệnh trục xuất- PV) có thể có cơ hội ở lại Hoa Kỳ. Còn những người Việt trung và cao niên thì giữ quan điểm cho rằng đã sang tới Hoa Kỳ thì tuân thủ luật pháp tại đây là vô cùng cần thiết.”
“Đây là một vấn đề phải nói là vô cùng tế nhị đối với tập thể người Việt tị nạn tại đây” ông Trí Tạ cho biết thêm.
Trong khi đó, một số luật sư, nhà văn, thẩm phán di trú gốc Việt có tiếng trong cộng đồng lại lên án chính sách của chính quyền TT Trump kiên quyết trục xuất những di dân người Việt có tiền án, tới Mỹ trước năm 1995 là vô nhân đạo, bất công.

Sự chia rẽ này cũng thể hiện khá rõ nét trên các trang mạng xã hội. Cụ thể tại Facebook của VOA Tiếng Việt hay trên những trang báo cộng đồng như Người Việt, dưới những bài viết về vấn đề trục xuất di dân người Việt thu hút được rất nhiều bình luận của khán giả, mà phần lớn trong số đó chỉ trích những di dân phạm tội, ủng hộ đối với việc trục xuất những người di dân có tiền án, dù cho họ tới Mỹ trước hay sau năm 1995.
Trả lời phỏng vấn VOA Tiếng Việt, luật sư Nguyễn Quốc Lân - Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Học khu Garden Grove cho biết:
“Thực tế những người này không hẳn là những người phạm tội không, họ là những người trẻ ra đi trong thời kì ngay sau chiến tranh Việt Nam, thiếu sự chuẩn bị để đối phó với sự hội nhập vào xã hội của Hoa Kỳ. Hầu hết những chuyện phạm tội này đã diễn ra từ lâu rồi, mấy chục năm nay rồi, họ đã hội nhập với xã hội, đã thành công, có gia đình, có cơ sở thương mại, rồi đùng một cái đòi trục xuất họ thì nó rất là vô lý.”
“Chính phủ Hoa Kỳ cần có chính sách đặc biệt để đối phó trong trường hợp này, hoặc tối thiểu cần phải xét lại tất cả những hồ sơ này để coi tuỳ trường hợp của mỗi người xem có đáng hay không đáng bị trục xuất, dựa trên những tiêu chuẩn về luật di trú hiện hành của chính phủ Hoa Kỳ.” ông Lân nói thêm.
Chính sự chia rẽ này khiến cho nhiều chính khách gốc Việt, còn khá dè dặt trong việc thể hiện quan điểm về vấn đề này, một chính khách gốc Việt giấu tên nói với VOA Tiếng Việt. Ngoại trừ trường hợp của Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy, người đại diện cho một khu vực chỉ có một lượng nhỏ cử tri gốc Việt.
Trong một Twitter bà Murphy nói: “Là một người Mỹ, tôi lo ngại sâu sắc việc [chính quyền Trump] cố gắng tái đàm phán Bản ghi nhớ 2008 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, liên quan đến khả năng trục xuất những người tị nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ trước năm 1995.”
“Tôi yêu cầu chính quyền [Trump] hãy chú ý đến các hậu quả của việc đề xuất chính sách này đối với hàng ngàn gia đình,” bà Murphy nói tiếp.
Còn theo luật sư Nguyễn Quốc Lân, sự dè dặt này còn do áp lực đến từ những cử tri không phải gốc Việt:
“Nếu họ (những dân biểu gốc Việt) là thành viên của đảng Cộng Hoà, họ sẽ phải đối phó với những di dân không phải là gốc Việt, mà là cư dân gốc địa phương. Họ sẽ cho rằng những vị dân cử này cũng dung túng những thành phần di dân bất hợp pháp, đồng nghĩa với việc không cứng rắn với người di dân giống như chính sách của đảng Cộng Hoà.”
Tuy nhiên, vị luật sư theo đảng Cộng Hoà này cũng tin rằng trong thời gian ngắn tới, một số vị trí dân cử gốc Việt tại khu vực Quận Cam, California sẽ phối hợp cùng với những dân biểu cấp liên bang như Dân biểu Alan Lowenthal lên tiếng ủng hộ cuộc tranh đấu của những người di dân nằm trong diện trục xuất giống như anh Tùng trước đây.
Và đó cũng là những gì mà Tùng và những người bạn của mình mong đợi - những tiếng nói ủng hộ từ các chính khách gốc Việt, những người có khả năng tác động lên Bộ Ngoại giao cũng như Toà Bạch Ốc để có được một chính sách nhân đạo hơn đối với những di dân Việt trong diện trục xuất.
“Cái lầm lỗi của tuổi vị thành niên không thể đeo bám người ta suốt đời được. Người Việt nam mình rất là vị tha, hi vọng người Việt Nam sẽ thương xót, và giúp đỡ cho thiểu số không có tiếng nói, không dám nói” anh Tùng chia sẻ.
Theo VOA
song  
#13 Đã gửi : 21/12/2018 lúc 09:47:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
'Nước Mỹ là nhà' đối với những di dân Việt sắp bị trục xuất

UserPostedImage
Người tị nạn từ miền nam Việt Nam ở Nha Trang ngày 27/3/1975 trước khi Sài Gòn sụp đổ. Những người tị nạn Việt Nam tới Mỹ trước năm 1995 có thể bị trục xuất trở về theo một chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Từng là một người tị nạn chính trị Việt Nam, dân biểu mới trúng cử của tiểu bang Massachusetts chỉ trích kế hoạch của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong đó cho phép trục xuất một số lượng di dân Việt đã sinh sống ở Mỹ trong nhiều thập kỷ qua và cho rằng nước Mỹ giờ đây đã là nhà của họ.
Trâm Nguyễn, người vừa trúng cử trở thành phụ nữ gốc Việt đầu tiên là dân biểu Massachusetts, cho rằng sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Trump mà theo đó nhiều người tị nạn Việt Nam, hiện đang được bảo vệ dưới một hiệp định do chính phủ hai nước Mỹ-Việt ký kết năm 2008, có thể sẽ bị trục xuất là “vô cùng đáng lo ngại.”
Tuần trước, The Atlantic cho biết chính quyền đương nhiệm của Mỹ đang diễn giải lại một hiệp định với Việt Nam mà theo đó những người tị nạn chiến tranh tới Mỹ trước ngày 12/7/1995 – ngày hai cựu thù nối lại quan hệ ngoại giao – không thể bị trục xuất trở về nước. Theo sự diễn giải mới, Washington cho rằng hiệp định 2008 không thể bảo vệ những di dân Việt tới Mỹ trước 1995.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận rằng “hiện có 5.000 người Việt đang sinh sống ở Mỹ bị kết án hình sự và đã có quyết định cuối cùng là phải bị trục xuất.” Một phát ngôn viên của bộ này cho biết rằng việc trục xuất những tội phạm hình sự trở về đất nước nơi họ ra đi là ưu tiên của chính quyền hiện tại.
Theo bà Trâm, người tới Mỹ cùng với gia đình năm 1992, có những người trong số các di dân bị trục xuất đã tới Mỹ khi còn nhỏ và “không còn ký ức gì về Việt Nam.”
​“Tôi tới Mỹ với tư cách là một người tị nạn chính trị từ Việt Nam Cộng sản lúc mới 5 tuổi cùng với gia đình mình,” cựu luật sư 31 tuổi nói với VOA. “Giống như nhiều người tới đây từ Việt Nam vào lúc đó, gia đình tôi rất mong được xây dựng lại cuộc sống của mình ở đất nước tuyệt vời này.”
Trâm Nguyễn, người sẽ chính thức trở thành dân biểu Massachusetts vào tháng sau, cho rằng nước Mỹ được “kiến tạo như là một ngọn đèn hy vọng và cơ hội cho những ai phải trốn chạy khỏi sự bức hại.”
UserPostedImage
Nghị sĩ Tiểu bang Massachussett Trâm Nguyễn.(FB Tram Nguyen)
​"Nước Mỹ là nhà"
Theo nữ dân biểu tương lai của Massachusetts, những người di dân Việt được hứa hẹn rằng “nước Mỹ là nhà của họ và rằng chúng ta sẽ không trả họ lại một đất nước mà họ không bao giờ biết nhiều về nó và cũng sẽ không được chào đón ở đó. Nước Mỹ bây giờ là nhà của họ.”
Cuối tuần trước, một nhóm 22 dân biểu Mỹ đã ký vào một bức thư gửi tới Nhà Trắng, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao, để bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” về những nỗ lực nhằm diễn giải lại hiệp định 2008.
Các dân biểu này viết trong bức thư được The Atlantic trích dẫn rằng việc thay đổi chính sách hiện đang bảo vệ những người Việt tới Mỹ trước năm 1995 “sẽ đưa hàng nghìn người tị nạn Việt Nam trở về đất nước nơi họ đã bỏ đi cách đây nhiều năm, làm ly tán hàng nghìn gia đình, và phá vỡ các cộng đồng di dân và tị nạn ở Mỹ một cách nặng nề.”
Các nhà lập pháp cho rằng nhiều người tị nạn Việt trẻ khi đến Mỹ được tái định cư ở các khu dân cư có cuộc sống chật vật và thiếu sự hỗ trợ cũng như các nguồn lực để đương đầu với những chấn thương lớn về tâm lý từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Do đó, theo họ, có những người đã phạm lỗi lầm để bị rơi vào vòng lao lý. Họ thúc giục chính quyền Trump “tôn vinh tinh thần di dân và mục đích được đề ra trong thỏa thuận hiện tại.”

Despicable. After so many - from George H.W. Bush to John McCain and Bill Clinton - worked for years to heal this open wound and put a war behind us - they’re turning their backs on people who fled and many who fought by our side. For what possible gain?https://t.co/fZC5O825OB
— John Kerry (@JohnKerry) December 13, 2018

Cựu ngoại trưởng John Kerry gọi chính sách mới của chính quyền Trump là “hèn hạ.” Người đứng đầu ngành ngoại giao dưới thời Tổng thống Barack Obama và từng tham gia chiến đấu ở Việt Nam viết trên Twitter rằng “Sau khi nhiều người – từ (tổng thống) George H W Bush cho tới (cố thượng nghị sỹ) John McCain và (tổng thống) Bill Clinton – đã nỗ lực trong nhiều năm để hàn gắn vết thương chưa lành và để lại chiến tranh phía sau – thì chúng ta đang quay lưng lại với những người đã phải bỏ nước ra đi và nhiều người trong số đó đã chiến đấu baên cạnh chúng ta. Để làm gì?”
Trâm Nguyễn, người có cha phục vụ trong chiến tranh cùng với quân đội miền nam Việt Nam và sau đó là tù nhân chiến tranh trong trại cải tạo, cho rằng chính sách mới của chính quyền Trump sẽ không làm cho “chúng ta an toàn hơn, mà sẽ lại lần nữa trừng trị những người đã phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm của họ.”
“Điều đó sẽ là trái với những gì thuộc về Mỹ,” Trâm Nguyễn nói với VOA. “Chúng ta có thể vừa duy trì an toàn công cộng mà vẫn có thể thực hiện những gì chúng ta đã hứa.”
Theo VOA
song  
#14 Đã gửi : 21/12/2018 lúc 06:32:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lãnh đạo cộng đồng Twin Cities kêu gọi ngừng trục xuất di dân Việt


UserPostedImage
Kế hoạch trục xuất những di dân Việt phạm tội hình sự đến Mỹ trước năm 1995 của Tổng thống Donald Trump đang vấp phải nhiều sự chống đối hơn khi các lãnh đạo của một cộng đồng ở Minnesota hôm 20/12 tuyên bố sẽ làm mọi thứ để chống lại chính sách mới này.
Star Tribune, tờ báo lớn nhất của Minnesota, cho biết cộng đồng Đông Nam Á của Saint Paul ở tiểu bang miền Tây Bắc Mỹ mạnh mẽ phản đối việc trục xuất di dân Việt.
Tại một buổi họp báo hôm 20/12, Dân biểu mới đắc cử Kaohly Her của Minnesota lên án kế hoạch trục xuất và gọi đây là một sự bội ước đối với những lời hứa trong chiến tranh. Bà Her có ông là một người lính chiến đấu cùng quân đội Mỹ trước khi đưa gia đình ông tới định cư tại Mỹ.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận rằng “hiện có 5.000 người Việt đang sinh sống ở Mỹ bị kết án hình sự và đã có quyết định cuối cùng là phải bị trục xuất.”
Không rõ liệu khi nào thì kế hoạch trục xuất sẽ bắt đầu nhưng theo Star Tribune, các nhà tranh đấu và các thành viên của cộng đồng Twin Cities của hai thành phố Minneapolis và Saint Paul cho biết họ đã biết về việc này kể từ khi một cuộc bắt giữ hàng chục người Mỹ gốc Việt vào năm ngoái.
Không rõ có bao nhiêu người Việt ở Minnesota bị lệnh trục xuất nhưng theo Thượng nghị sỹ tiểu bang Minnesota Foung Hawj cho Star Tribune biết, văn phòng của ông ước tính có gần 800 người Mỹ gốc Hmong, Việt Nam, Lào và Campuchia bị lệnh trục xuất hiện đang sống ở tiểu bang này.
Các di dân Việt tin rằng một hiệp định được ký giữa hai chính phủ Mỹ và Việt Nam năm 2008 đang bảo vệ người dân ở các cộng đồng này khỏi bị trục xuất nếu họ đến Mỹ trước năm 1995, là thời điểm mà hai cựu thù bình thường hóa quan hệ 20 năm sau chiến tranh. Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi vào năm ngoái, các thành viên của một số gia đình người Mỹ gốc Việt bắt đầu bị bắt giữ.
Chính quyền đương nhiệm của Mỹ đang diễn giải lại một hiệp định với Việt Nam mà theo đó những người tị nạn chiến tranh tới Mỹ trước ngày 12/7/1995 không thể bị trục xuất trở về nước, theo ghi nhận của The Atlantic. Washington cho rằng hiệp định 2008 không thể bảo vệ những di dân Việt tới Mỹ trước 1995.
Chính phủ Việt Nam cuối cùng đã từ chối nhận trở lại hầu hết những người bị bắt giữ và việc trục xuất đã chậm lại, theo Star Tribune. Một cuộc gặp trong tháng này giữa các quan chức chính phủ Mỹ và Việt Nam được xem là một sự tái khởi đầu cho việc trục xuất.
Thông tin về việc tái khởi động kế hoạch trục xuất này gây ra nhiều quan ngại từ phía các nhà lập pháp Mỹ và cộng đồng người Việt ở đây.
Các nhà tranh đấu cho biết thông tin về việc trục xuất đã làm rúng động cộng đồng Đông Nam Á ở Minnesota, nơi có 115.000 người H’mong, Việt Nam, Lào và Campuchia sinh sống. Nhiều người trong số những di dân bị lệnh trục xuất dù họ đã phạm tội cách đây nhiều thập kỷ. Theo họ những người này đã phải ngồi tù và sau khi mãn hạn đã lập gia đình cũng như xây dựng được một sự nghiệp ở Mỹ.
Cuối tuần trước, một nhóm 22 dân biểu Mỹ đã ký vào một bức thư gửi tới Nhà Trắng, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao, để bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” về những nỗ lực nhằm diễn giải lại hiệp định 2008.
Cựu Ngoại trưởng John Kerry và dân biểu tiểu bang Massachusetts mới đắc cử Trâm Nguyễn, một người từng là tị nạn chiến tranh Việt Nam, cũng đã lên tiếng chỉ trích sự thay đổi này.
Theo VOA
song  
#15 Đã gửi : 22/12/2018 lúc 11:52:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dân biểu Cộng hòa hàng đầu đòi thông tin về việc trục xuất người tị nạn VN

UserPostedImage
Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện từ bang California, và một dân biểu Cộng hòa khác từ bang Texas bày tỏ lo ngại về việc chính quyền Trump tái tục chính sách trục xuất một số người tị nạn Việt Nam.


Hai trong số những tiếng nói hàng đầu của Đảng Cộng hòa về chính sách đối ngoại đang đặt nghi vấn về việc chính quyền Trump tái tục chính sách trục xuất một số người tị nạn Việt Nam, vốn đã gây ra nên phản ứng mạnh mẽ từ khắp các cộng đồng người Việt ở Mỹ và các nhà lập pháp đại diện những nơi này.
Dân biểu bang California Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, và người kế nhiệm ông, Dân biểu Mike McCaul của bang Texas, đã gửi thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen hôm thứ Năm nói rằng họ “rất lo ngại về bản tin cho hay chính sách mới của Chính quyền trục xuất một số người Mỹ gốc Việt cụ thể đã sống ở Mỹ lâu hơn 23 năm,” theo báo The Sacramento Bee ở California.
Bức thư mà báo Bee nói họ có được lưu ý rằng chính sách này sẽ là “một sự chệch hướng khỏi chính sách trước đó,” và yêu cầu hai bộ trưởng nội các cung cấp thêm thông tin về chính sách mới liên quan đến đối tượng mà nó sẽ áp dụng và ảnh hưởng của nó sẽ như thế nào đến quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Tin tức về sự thay đổi chính sách được loan đi vào tuần trước, khi một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói với tạp chí The Atlantic rằng chính quyền Trump đang diễn giải lại một thỏa thuận năm 2008 giữa Mỹ và Việt Nam xác định những người nào thuộc diện có thể bị trục xuất. Các chính quyền trước tin rằng thỏa thuận này không cho phép trục xuất người tị nạn Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995, nhiều người trong số này đến từ thời Chiến tranh Việt Nam.
Chính quyền Trump đang lập luận rằng thỏa thuận này vẫn cho phép chính phủ Mỹ trục xuất những người gốc Việt đến Mỹ bất hợp pháp trước năm 1995, hoặc những người đã phạm tội. Hơn 7.000 người có thể bị ảnh hưởng vì chính sách mới.
Đây cũng là một phần trong nỗ lực trấn áp di trú rộng lớn hơn của Tổng thống Donald Trump và Nhà Trắng của ông mà hiện cũng đang nhắm vào người tị nạn Lào và Campuchia từ thời Chiến tranh Việt Nam.
Chính sách mới “dường như không xét đến bất kì sự hoàn lương hay đóng góp nào cho cộng đồng của họ trong những thập niên qua,” hai dân biểu Cộng hòa viết trong lá thư đề ngày 20 tháng 12. “Đất nước chúng ta có trách nhiệm đặc biệt đối với những người đã chiến đấu vì và với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, và người nhà của họ, những người đã phải đối diện sự bức hại, cái chết và sự tàn bạo của các trại tù cải tạo Cộng sản vì liên hệ của họ với chúng ta.”
Ông Royce là dân biểu đại diện một địa hạt Quốc hội có đông người Việt sinh sống ở miền nam bang California. Ông sẽ về hưu vào cuối năm nhưng người kế nhiệm được ông lựa chọn, ứng cử viên Cộng hòa Young Kim, một người nhập cư gốc Hàn, đã thua ứng cử viên Dân chủ Gil Cisneros trong cuộc bầu cử hồi tháng 11.
Hai nghị sĩ Cộng hòa địa phương - Nghị viên Viện lập pháp California đại diện khu vực thành phố Westminster Tyler Diệp và Giám sát viên Quận Cam Andrew Đỗ - cũng đã gửi thư cho tổng thống vào tuần trước cảnh báo rằng trục xuất những người từng là người tị nạn “sẽ có tác động nghiêm trọng và không thể đảo ngược” đối với những người bị ảnh hưởng.
Lá thư của ông Royce và McCaul càng làm tăng thêm sức nặng cho những chỉ trích nhắm vào chính sách mới, tờ Bee nhận định. Ông Royce làm dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ trong 25 năm, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện kể từ năm 2013. Ông McCaul hiện là chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện, nhưng sẽ đảm nhận vai trò thành viên cao cấp của phe Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại vào năm sau.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.772 giây.