logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/12/2018 lúc 10:49:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kỷ niệm ngày ‘Nhân quyền quốc tế’ 10 tháng 12 năm 2018, giới ngoại giao nước ngoài đã có một hành động chưa từng có: 21 đại sứ và phó đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đồng loạt việc đọc tuyên ngôn nhân quyền Liên hiệp quốc ở Hà Nội.

Theo BBC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink kêu gọi trên trang Facebook của mình việc cùng chia sẻ video được đưa lên cùng ngày “để cùng chúng tôi tôn vinh các quyền phổ quát, vĩnh cửu và không thể tách rời”.
Trong ‘Lời nói đầu’ của Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, được Đại hội đồng LHQ thông qua vào năm 1948, Đại sứ Kritenbrink đọc đoạn sau:
“Bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền này là thước đo chung cho tất cả các nước và tất cả các dân tộc đánh giá việc thực hiện mục tiêu mà mọi cá nhân và mọi tổ chức trong xã hội, trên cơ sở luôn ghi nhớ Bản tuyên ngôn này…”
‘Lời nói đầu’ của tuyên ngôn cũng được Đại sứ Anh, New Zealand và Canada cùng đọc.
“Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành động tàn bạo xâm phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người,
“Nhân quyền phải được pháp luật bảo vệ để mỗi người không buộc phải nổi loạn như là biện pháp cuối cùng để chống lại chế độ cường quyền và áp bức,…”. Đại sứ Vương Quốc Anh Gareth Ward đọc trong video dài hơn 12 phút và có 30 Điều trong tuyên ngôn.
Ông Wojciech Gerwel, Đại sứ Cộng hòa Ba Lan, nước từng thuộc khối XHCN Đông Âu, thì đọc phần nói về quyền của công nhân viên, nghiệp đoàn…
Hành động 21 đại sứ và phó đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đồng loạt việc đọc tuyên ngôn nhân quyền Liên hiệp quốc ở Hà Nội vào ngày ‘Nhân quyền quốc tế’ 10 tháng 12 năm 2018 diễn ra ngay sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ‘tự sướng’ rằng bản báo cáo về nhân quyền của Việt Nam “được xây dựng rất công phu với sự tham gia của 18 bộ, ngành liên quan và các tổ chức xã hội, phía Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”… Tại UPR chu kỳ 2 vào năm 2014, Việt Nam đã chấp nhận 182/227 khuyến nghị nhận được và đến nay đã thực hiện xong 175 khuyến nghị (chiếm 96,2%), cao hơn tỷ lệ 96/123 (78%) của chu kỳ 1 năm 2009… Việt Nam đã sửa đổi 96 văn bản luật, pháp lệnh để nhấn mạnh quền con người, trong đó có những văn bản hết sức quan trọng như Hiến pháp 2013, bộ luật Hình sự, bộ luật Dân sự… Về các quyền dân sự, chính trị, Việt Nam đã đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và 2 nghị định hướng dẫn thực thi luật cũng đã ra đời để đảm bảo tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Từ năm 2015 – 2017, cũng đã có 5 cơ sở đào tạo tôn giáo mới được thành lập tại Việt Nam. Việt Nam cũng hiện có 857 cơ quan báo chí với 1.119 ấn phẩm, 50 triệu người dùng internet (chiếm 54% dân số), 58 triệu tài khoản facebook…
Nhưng ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu), Nghị viện châu Âu đã bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.
Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…
Đã từ nhiều năm qua, chẳng có gì bảo chứng cho lời cam kết ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam. Quá nhiều bằng chứng đã tích tụ kể từ năm 2013 khi Việt Nam được chấp nhận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc: nhà cầm quyền Việt Nam vẫn liên tiếp truy bắt, bỏ tù hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền bằng những điều luật cực kỳ mơ hồ và ngụy tạo.
Chính quyền Việt Nam thậm chí còn thoải mái ký kết Công ước quốc tế về chống tra tấn, để ngay sau đó hàng năm cứ liên tiếp xảy ra quá nhiều cảnh công an đánh đập dã man người hoạt động nhân quyền và người dân biểu tình, quá nhiều cảnh công dân phải ‘tự chết’ trong đồn công an, trong đó số trường hợp các nhân viên công an bị phát hiện đã tra tấn đến chết người dân lại quá hiếm hoi…
Đến lúc này, ngay cả khối Liên minh châu Âu – những nhà chính trị mang thói quen vận động ôn hòa cho cải thiện nhân quyền ở Việt Nam và thường bị giới lãnh đạo láu cá hứa trước quên sau ở Hà Nội ăn hiếp qua các cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai bên, từ giữa năm 2016 đến nay đã buộc phải thể hiện thái độ phẫn nộ, nhưng phản ứng sắc nét hơn cả là bắt đầu thay đổi quan điểm từ thuyết phục sang sẵn sàng chế tài thương mại.
Việc giới ngoại giao nước ngoài đồng loạt việc đọc tuyên ngôn nhân quyền Liên hiệp quốc ở Hà Nội chính là một lời cảnh báo như thế, nếu chính thể độc đảng ở Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền một cách thực tâm và có thể chứng minh được.

Thường Sơn (BauxitVN)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.