logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/12/2018 lúc 07:25:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhạc sĩ Lam Phương và tác giả. (Hình: Tác giả cung cấp)

Tháng Mười Một nắng Cali vẫn còn hanh, thảm cỏ sau vườn vài chỗ ngã màu úa càng làm tôi nhớ miên man mùa Thu bên Đức. Nhớ mình lang thang, mê mẩn ngắm nhìn  cảnh thiên nhiên, lá vàng rơi dọc theo hai bên đường dưới hàng cây cao. Tôi thích đi dạo vào khu rừng sau nhà. Lá màu nâu, đỏ, cam, vàng đan vào nhau phủ kín mặt đường nằm cạnh san sát, ngắm từ xa như một chiếc thảm màu hoàng hậu dìu bước chân khách lữ hành đưa vào lối mộng. Tâm hồn thư thái, an nhiên giữa đất trời, rừng lá đổi màu, bước nhỏ chậm rãi, nhẹ nhàng dẫm đều trên lá khô dưới chân nghe xào xạt, tạo nên âm thanh nghe vui tai và cái không khí se se lạnh, thanh tịnh.
Tôi yêu khung cảnh mùa Thu êm đềm, đầy vẻ lãng mạn của Châu Âu. Nhớ quay quắt ngẩn ngơ những giọt sương mai trong như pha lê ẩn mình trên thảm lá vàng và khung cảnh vạn vật thay sắc áo, rừng thông xanh bạt ngàn trên dãy núi cao tạo thêm cảnh sắc mùa Thu đẹp tuyệt vời.
Đang nhớ nước Đức và khu rừng êm đềm thì nhận cuộc gọi thăm hỏi của cô bạn chung lớp Trưng Vương thưở xưa, Lệ Hằng rủ rê tham gia một buổi văn nghệ của bạn bè sinh viên cũ. Ngần ngại rồi sau vài ngày suy nghĩ tôi nhận lời đàn, hát hai bài.
Chiều Thứ Bảy 1 Tháng Mười Hai, đêm nhạc Lam Phương do các cựu sinh viên Cao Ðẳng Sư Phạm Sài Gòn thập niên 80 tổ chức, không hiểu có phải mùa Thu còn ghi dấu ấn đậm nét trong tiềm thức mà tôi lại chọn áo màu vàng bận tham gia trình diễn với các bạn.
Nhạc sĩ Lam phương sáng tác ca khúc đầu tay “Chiều Thu Ấy” vào năm ông mới 15 tuổi thì mãi đến hơn cả chục năm về sau tôi mới hình thành trong bụng mẹ.
Lúc nhạc sĩ Lam Phương thành danh khắp mọi miền đất nước với các ca khúc quê hương, nhạc chinh chiến, thì tôi vẫn còn là con bé mê mẩn chờ đón xem ban kịch Sống của Túy Hồng trên chiếc tivi trắng đen đặt trong phòng khách của gia đình và cũng là lúc mà tôi biết đến ca khúc “Thành Phố Buồn” hát đệm trong vở kịch, do chính ông sáng tác.
Để rồi phải chờ đợi thêm vài mấy chục năm về sau con bé mê xem kịch ban Túy Hồng ấy, mới có dịp hân hạnh diện kiến ông vào buổi nhạc ở khán phòng Hội Thánh Tin Lành đường Brookhurst của Mục Sư T. Thắng, cựu sinh viên khoa Anh, nơi tổ chức đêm nhạc nho nhỏ ấm cúng.
Và chính tôi cũng hân hạnh biết bao ngồi ôm đàn dạo khúc tình ca của người nhạc sĩ tài ba, hát cho ông và bạn bè, thân hữu thưởng thức. Mái tóc bạc trắng như cước của nhạc sĩ ôm lấy khuôn mặt thật hiền hoà, nụ cười đầy bao dung, ông ngồi trên chiếc xe lăn lắng nghe tôi với tiếng  guitar mộc, lướt nhẹ trên phím dạo và cất tiếng hát, tôi đưa ông trở về:
“Mùa Thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…”
Khoảng cách giữa sân khấu nhỏ và chiếc xe lăn ông ngồi thật gần. Tôi hướng nhìn về phía ông tự nhiên xúc động quá đỗi, không hiểu có phải tôi đang hát giùm tiếng lòng của ông về mối tình đầu, về khung trời kỷ niệm thuở ông vừa biết yêu và nếm chua cay khi tình không thành. Hay tôi đang xúc động khi nhìn chiếc áo khoác màu vàng và dáng dấp của nhạc sĩ. Màu của lá mùa Thu Châu Âu mà tôi yêu và nhớ quay quắt khi rời xa. Có lẽ vì vậy tôi hát da diết hơn, rải guitar réo rắt về bản tình ca thật buồn của ông. Mà nghĩ cho cùng tình nào khi chia xa có bao giờ mà nguôi ngoai sầu được.
Tôi và khán giả thật sự yêu quý ông không bởi qua hàng trăm tác phẩm bất hủ mà ông để lại cho đời, cho giới mộ điệu âm nhạc, bao thế hệ đã cất tiếng hát ngân nga nhạc tình yêu, nhạc quê hương của ông, mà chúng tôi đêm nay càng kính phục nhân cách lớn của nhạc sĩ, cảm động tình cảm dạt dào của ông đã đến tham dự, động viên chúng tôi – những  người hát không chuyên và chẳng phải nhà tổ chức chuyên nghiệp như lời của Cúc, Hương, Việt, Thắng đã ngỏ lời. Nhạc sĩ Lam Phương vẫn đến dẫu sức khỏe không cho phép, ngồi xe lăn vậy mà ông vẫn chăm chú lắng nghe từng bài nhạc suốt chương trình. Đêm  nhạc của nhóm cựu sinh viên Sư Phạm thập niên 80 và thân hữu xin chân thành ghi nhận tình cảm của nhạc sĩ với tấm lòng bao dung như một ông tiên đã không chấm điểm hay mong đợi, đòi hỏi chúng tôi hát kỹ thuật âm nhạc điêu luyện.
Ông một trong những cây đại thụ của kho tàng âm nhạc Việt Nam đã dạy thêm cho chúng tôi cách sống trân trọng tình cảm đối với khán giả yêu quý các tác phẩm của ông. Không chút màu mè, dạy dỗ ai, không kiêu căng, khoe mẽ, khán giả và chúng tôi cảm nhận được sự đồng cảm trong âm nhạc mà ông trân trọng dành cho những ai yêu quý các ca khúc đi vào lòng người, diễn tả miền trăng quê thanh bình, lúa gạo thơm hai mùa như bài “Khúc Ca Ngày Mùa” hay những bài tự sự kể về sự thăng trầm mà ông trải qua theo vận nước nổi trôi hay những nốt nhạc lặng thật buồn về:
“sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình
Ngoài hiên nắng loé đàn chim giựt mình
Biết lời tỏ tình đã có người nghe…”
Thưa nhạc sĩ Lam Phương, cảm giác một mình cô đơn, chắc hẳn chỉ là một thoáng đâu đó tâm hồn vốn  nhạy cảm của người nghệ sĩ rung động, để có thể viết lên hàng loạt bài bất hủ diễn tả nỗi buồn hiu quạnh, hay một khúc quanh co trắc trở của đời người từng trải. Riêng tôi thấy chung quanh nhạc sĩ đã và đang có bao tình yêu thương dạt dào mà người hâm mộ luôn  dành cho kho tàng âm nhạc của ông. Khán giả đặc biệt quý trọng nhân cách lớn của người nhạc sĩ chân tình, tính cách thật hiền hoà, luôn ấm áp chia sẻ với mọi người say mê hát nhạc của ông.
Chúng tôi cựu sinh viên Sư Phạm Sài Gòn xin trân trọng cảm tạ nhạc sĩ Lam Phương đã đến tham dự buổi nhạc mang tính chất gia đình và nhờ vào sự giản dị, bao dung của ông đem lại cho mọi người tình yêu thương lan tỏa.
Riêng tôi như thấy mùa Thu nước Đức của mình đẹp muôn thuở khi nghe lại bản nhạc sáng tác đầu tay năm ông 15 tuổi “Chiều Thu ấy.”
Tôi sẽ ghi nhớ thật lâu trong tim nụ cười nhân hậu và lời khen của ông nói nhỏ vừa đủ tôi nghe.
Lam Phương, một nhạc sĩ với nhân cách, tài năng thật đáng kính.

Bích Ngọc/Người Việt
(*tựa bài Thu Sầu của nhạc sĩ Lam Phương)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.