logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 20/12/2018 lúc 11:28:54(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Tôi thực sự không nhớ rõ ở tuổi nào và bằng cách nào mà tôi thuộc nằm lòng rất sớm hai câu thơ cổ: “Thương nữ bất tri vong quốc hận/ Cách giang do xướng hậu đình hoa.” Đơn giản nhất, có lẽ do âm điệu. Có thể còn một lý do nữa: hình ảnh trong hai câu thơ gợi lên nỗi thương tâm về thân phận người ca nữ thời loạn ly, đón khách lúc canh khuya ở những bến Tầm Dương “quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu, người xuống ngựa, kẻ dừng chèo…”
Có thật người thương nữ vốn bị xem là thuộc loại xướng ca vô loài, sớm tối mải mê đàn ca hát xướng, không bao giờ để lòng đau vì họa mất nước như diễn tả trong nội dung hai câu thơ cay đắng nêu trên không?

Những ngày cuối năm, xứ người như buổi hoàng hôn dài gợi buồn cho những cánh chim phiêu bạt trông vời tổ ấm chìm khuất ở chân trời mịt mờ sương phủ, một người bạn có lẽ cùng tâm trạng, vừa chuyển cho tôi điện thư có tiểu tựa là “Inspiring Email,” đem đến cho tôi ngọn lửa ấm lóe lên ở đầu cái bật lửa điện, thắp lên ngọn nến như một lời nguyện cầu: “Đối với Frank Sinatra, Kate Smith là danh ca hàng đầu ở thời đại bà. Ông cũng kể rằng khi ông và hằng triệu người khác lần đầu cùng nghe bà hát trên radio bản ‘God Bless America,’ tất cả đều làm bộ như bụi bay vào mắt nhưng sự thật là để giấu đi những hạt lệ nhòa.”
Quý bạn đang đọc bài này có thể theo đường truyền ở cuối bài để vào xem đoạn video thu cảnh Kate Smith lần đầu trình bày trước công chúng bản nhạc “God Bless America” có sức mạnh khôi phục niềm tin và chinh phục mọi con tim thao thức tình yêu nước. Tuy nhiên, trước hết, mời quý bạn hãy đọc để biết qua bối cảnh lịch sử của biến cố đã làm nên huyền thoại vừa nói.
Lúc đó là năm 1940, thời điểm khốn khó và nhiều thử thách cho toàn nước Mỹ vẫn đang chìm đắm trong cơn suy thoái kinh tế trầm trọng. Hitler đang thống trị Châu Âu và người dân Mỹ lo sợ sẽ phải ra chiến trường như hồi đệ nhất thế chiến sắp kết thúc, 1917. Đó cũng là thời điểm trước khi truyền hình ra đời và các chương trình trên làn sóng phát thanh đang làm mưa làm gió trong mọi gia đình, chiều chiều dân chúng ngồi quây quần xung quanh máy thu thanh lắng nghe các danh ca trình diễn, người được ái mộ nhất không ai có thể sánh bằng là Kate Smith.
Tuy vóc dáng có phần đẫy đà nhưng Kate có giọng hát thiên phú tuyệt vời. Câu nói phổ thông mà ngày nay người ta vẫn nhắc lại với lòng quý trọng dành cho bà là: “Chương trình chưa kết thúc khi ‘the fat lady’ chưa cất tiếng.” Dù sau này không rực rỡ trên màn ảnh truyền hình, giọng hát của Kate Smith là ngôi sao sáng chói vô địch trên bầu trời phát thanh.”
Bên cạnh tài năng, Kate còn có trái tim yêu tổ quốc nồng nàn. Bà đau lòng chứng kiến cảnh người dân Mỹ xuống tinh thần, buồn bã, sợ hãi những bất ưng kề cận và một tương lai đầy đe dọa. Bà luôn hy vọng điều tốt đẹp cho đất nước. Bà luôn đặt niềm tin vào đồng bào của bà. Bà mong muốn làm một việc gì cho mọi người vui lên và bà tìm tới nhà soạn nhạc nổi tiếng Irving Berlin, cũng là tác giả bản White Christmas mà Tháng Tư, 1975, vô tình gắn bó với cuộc di tản bi thảm và vĩ đại của những người Mỹ cuối cùng tham chiến ở Việt Nam, của những người Việt liên hệ đến cuộc chiến ấy phải rời bỏ quê hương để bảo toàn sinh mạng.
Bà yêu cầu nhạc sĩ viết giùm một ca khúc đem lại hùng khí cho người dân Mỹ, cho họ sự phấn chấn và gọi dậy niềm tin của họ vào đất nước. Sau khi nghe bà tâm sự, nhạc sĩ cho biết ông có sẵn bản nhạc như bà ước muốn. Ông lục trong hồ sơ bản thảo và tìm được ca khúc ông đã sáng tác 22 năm trước song chưa bao giờ phổ biến, đúng vào năm 2017, nước Mỹ trong hoàn cảnh như hiện nay.
Nhạc sĩ trao tặng Kate Smith bản nhạc và bà khởi sự tập dượt với dàn nhạc của đài phát thanh. Thoạt tiên, cả kẻ tặng và người nhận đều không ước đoán được số phận bài hát thế nào khi nó đến với quần chúng nhưng cả hai đều đồng ý là họ không nhận một lợi tức nào trong việc phát hành “God Bless America” mà hiến tặng toàn bộ số thu cho tổ chức Boy Scouts of America. Trong nhiều năm dài, tổ chức này đã hưởng nhiều triệu đô la tiền bản quyền của bài hát.
Mời quý bạn click vào đường truyền www.youtube.com/embed/TnQDW- để xem video clip, mở màn với Kate Smith tươi tắn bước vào phòng phát thanh của đài với dàn nhạc và thính chúng chờ sẵn, trình bày lần đầu tiên ca khúc “God Bless America” nguyên thủy trước cử tọa hâm mộ đồng thời với thính giả khắp nơi.
Tiếng hát hòa cùng tiếng nhạc bay tới từng ngôi nhà, từng cửa tiệm, từng góc phố, khiến mọi người phải dừng công việc đang làm, khiến bà mẹ trong bếp lau vội tay vào chéo áo, đến ngồi xuống bên cạnh hình chân dung đứa con chiến trận xa nhà, khiến nhiều người lính trẻ điều chỉnh nút âm thanh ở cái radio như muốn tiếng hát ấy, tiếng nhạc ấy thẩm thấu hơn nữa vào tâm hồn họ, châu thân họ. Ở phút 4:20, quý bạn nhận ra một ngôi sao màn bạc lừng lẫy đang ngồi trước bàn làm việc cũng nhấc mắt khỏi tờ báo, ngẩn ngơ, lắng nghe: đó là đại tài tử Ronald Reagan thời trai trẻ!
Cho tới hôm nay, “God Bless America” vẫn còn dấy lên lòng yêu nước và niềm tự hào nơi người dân Hoa Kỳ vững tin về đất nước của họ. Lui lại năm 1940, khi Kate Smith tìm kiếm một ca khúc nhằm nâng cao tinh thần đồng bào của bà, có lẽ bà đã không hình dung ra được bài hát đó sẽ thành công cỡ nào khi nó là điểm tựa cho toàn dân Hoa Kỳ đứng vững không chỉ suốt những năm tháng đầy lo âu và vô vọng với một phần địa cầu sắp bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thảm khốc mà còn lâu dài cho nhiều thế hệ mai sau nữa.
Tôi vẫn biết âm nhạc có sức cuốn hút kỳ diệu vì âm nhạc là tiếng nói chung đầy cảm xúc của loài người vượt qua mọi ranh giới đời thường, kể cả khác biệt ngôn ngữ. Trái tim rung động khi cảm xúc gõ cửa mà cảm xúc thì không biết tới lý luận, tị hiềm hay biện giải nên con người dễ đến gần nhau, thậm chí cầm tay nhau để cảm xúc được nhân lên.

Câu chuyện của Kate Smith với “God Bless America” làm tôi liên tưởng đến một phụ nữ khác và một bài hát cũng đi vào lịch sử, Eva Peron và “Don’t Cry for Me Argentina.” Eva như một đóa sen trong bùn, bị xã hội thượng lưu của Buenos Aires từ khước nhưng đã vươn lên bằng lời ca, tiếng hát với cả tấm lòng, sự đam mê và ý chí tranh đấu không mỏi mệt. Cũng bằng cách này, Eva gửi ra quần chúng giấc mơ dân giàu, nước mạnh, nữ giới được tôn trọng, người lao động có quyền lợi, trẻ mồ côi có tình thương.
Phim ảnh thực hiện kể lại chuyện đời bà và sự thật, nếu có sai số, chắc cũng không nhiều lắm nên hình ảnh đám đông đổ xô ra đường, chen vai, thích cánh, cuồng nhiệt phất cờ, hưởng ứng lời kêu gọi của bà mỗi khi bà xuất hiện và cất tiếng, cuồn cuộn như triều dâng, băng băng như lũ lụt, không khỏi làm người xem kinh ngạc nhận ra khả năng truyền tải, thôi thúc mãnh liệt của âm điệu mang trong nó một nội dung mà tác giả và cả người thể hiện, đã ký sinh trọn vẹn ước mơ về tình yêu, về quyền sống và hạnh phúc cho hết thảy mọi ai: “Tôi có một điều canh cánh trong tim, nung nấu trong hồn, làm đau nhức xương thịt và thiêu đốt những giây thần kinh, đó là tình yêu của tôi đối với dân tộc và Peron.” (Eva Peron)
Đất nước tôi cũng từng có những thiên hùng ca làm nức lòng người. Đất nước tôi cũng từng có những giọng hát vượt thời gian, làm ngây ngất nhiều thế hệ. Đâu rồi những câu hát cháy tâm can: “Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến. Hận thù đằng đằng, biên thùy rung chuyển…” Đâu rồi những lời ngợi ca quê hương diễm lệ, những nhắc nhở làm sôi sục giòng máu Tiên Long “Đất nước tôi màu thắm bên bờ đại dương, làm gái toàn là Trưng Vương làm trai rạng hồn Quang Trung…” Đâu rồi những Bạch Đằng Giang, “sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung…” Đâu rồi những Đêm Mê Linh “Ai thấy chăng xưa hùng cường? Ai thấy chăng nay xiềng cùm, đằng đằng nặng hận thù? Ai đắp non sông trường tồn? Ai kết liên dân tài hùng xua tan giặc Đông Hán, xua tan giặc xâm lấn?”
Lịch sử đất nước tôi từng viết bằng máu lệ bao nhiêu chiến công hiển hách của bao nhiêu anh thư, anh hùng dân tộc bền lòng nuôi chí cả, “hàng hàng nối tiếp câu thề giành lấy quê hương.” Dân nước tôi từng mỗi người một viên đá nhỏ vùi lấp cột đồng Đông Hán để Giao Chỉ “ngàn năm đứng vững” giữa đất trời Âu Á. Giờ đây, dân nước tôi bị nhuộm đỏ, nhuộm đen, bị xé khỏi kỳ tích của một Trần Nhân Tông với Hội Nghị Diên Hồng, từng thân chinh trận mạc, đánh đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi và di ngôn cho hậu thế “Không được để mất vào tay giặc một tấc đất tiền nhân để lại;” của một Trần Quốc Tuấn khẳng khái “xin hãy chém đầu thần trước khi hàng phục quân thù;” của một Hùm thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám, một Nguyễn Thái Học thế kỷ 20 với 12 đồng chí trước khi bị giặc Pháp chém đầu, phơi thây, đã cùng nhau gom tàn lực gởi gấm người sau hoài bão còn mãi ám ảnh đời kiếp “Việt Nam Muôn Năm!”
Dân nước tôi bị bưng mắt, bưng tai, bị bôi xóa sạch trơn khỏi quá khứ, nguồn gốc, lịch sử chống ngoại xâm qua nhiều thế kỷ giữ nước, bị tước đoạt mọi niềm tin và hy vọng, tiếng hát cộng đồng có lúc vừa khấp khởi nhóm lên từ mọi góc đường, con phố quê hương đã bị lập tức dập tắt không để lại dấu vết dù chỉ một đốm lửa chờ gió lên.
Dân nước tôi bị khóa tay chân, bịt chặt mồm miệng, bị cô lập từng nhà, từng người, bị tẩm độc từ miếng ăn, hớp nước, bị bóp vỡ trái tim, bị xiềng xích ý chí, giận người, giận mình trong cùng quẫn nên quên cả rèn luyện bản thân làm vốn liếng để sẵn sàng nắm thời cơ, góp gió làm bão, cùng nhau một lòng đứng lên đập tan cường quyền, vượt qua khổ nạn. Thiếu niềm tin dẫn dắt, dân nước tôi đang từng ngày buông xuôi, tha hóa, mặc cho ngọn gió rủi may cuốn theo gió bụi thời cuộc. Trong nước đã đành, ngoài nước cũng mơ hồ những ước mơ vụn vặt tàn úa với thời gian.
Liệu chúng ta có một Kate Smith đâu đó chưa cất tiếng với “God Bless America” thu lòng người về một mối không? Liệu chúng ta có một Eva đâu đó với “Don’t Cry for Me Argentina,” đã vượt qua gieo neo số phận để thay đổi gieo neo của xã hội và đất nước không? Liệu chúng ta có bản nhạc nào đoàn kết được lòng người bị bỏ quên đâu đó trên án thư của người nhạc sĩ như Irving Berlin không?
Cả hai nhạc phẩm đã bắt đầu từ một căn bản chung nhất của con người, mọi nơi, mọi lúc, là Niềm Tin vào Thượng Đế vô song và niềm tin nơi chính mình, hát lên bằng thứ ngôn ngữ đầy âm điệu, dễ dàng vượt qua mọi dị biệt của nhân loại, là âm nhạc vốn không có biên giới cách chia. Tìm được hướng đi là định hình được tương lai. Mong lắm thay!
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.