logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/12/2018 lúc 11:58:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi còn nhớ mãi đêm Noel trước ngày rời Quê hương đến định cư xứ người – vui buồn lẫn lộn – vui vì sẽ thoát cảnh sống cơ cực với những lo âu phập phồng của bản thân và gia đình, buồn vì sắp phải xa rời nơi mình sinh trưởng cùng bao người thân và những kỷ niệm vui buồn.
Tôi đạp xe quanh thành phố cố ôm ấp những hình ảnh cuối cùng. Chỉ còn ít tiệm ăn và nhà hàng sang trọng mở cửa khuya.Vòng xe qua nhà thờ Đức Bà, vài ngôi sao bằng giấy màu không đủ soi ánh đèn mờ ảo. Tôi nhớ lại những đêm Noel trước năm 75, khu nhà thờ Đức Bà tràn ngập ánh sáng muôn màu của đủ loại đèn sao giăng từ đỉnh tháp xuống tới sân, người và xe qua lại tấp nập làm tắc nghẽn cả công trường Hoà bình.
Đạp xe ra phía bờ sông Sài gòn, ngồi nghỉ trên chiếc ghế xi-măng. Bên kia sông xóm làng đã ngủ yên, vài con đò nhỏ lặng lờ trôi theo dòng nước làm lay động ánh đèn đêm. Bên này sông, nhà hàng nổi giăng đèn màu rực rỡ với cây thông Giáng sinh lấp lánh muôn màu và ông già Noel đang niềm nở đón khách xuống giải trí mua vui. Tôi chợt nhớ những tấm thiệp Giáng sinh –ông già Noel đánh chiếc xe chở đầy quà kéo bởi những chú hươu Bắc cực, băng qua cánh đồng băng tuyết đem quà đến cho trẻ em tận những xóm làng xa xôi nghèo khổ. Nhưng tại sao giờ này ông lại đứng đây đón khách sang trọng nước ngoài và các cán bộ cao cấp mới tập tễnh ăn chơi, vung vãi tiền bạc..Sao ông không đến với trẻ em nơi xóm lao động nghèo khổ hay những vùng kinh tế mới thiếu ăn? Tôi không trách ông già Noel mà trách kẻ dẫn đường để ông lạc lối tới đây.
Tôi vội đứng lên vì nhớ đã hẹn ông Hai Cầu Kinh đêm nay xuống thăm và gửi ông ít quần áo không còn dùng đến trước ngày ra đi. Theo đường bờ sông, dọc khu Hải quân công xưởng về phía Sở thú,Thị Nghè, Hàng Xanh để lên Cầu Kinh là con đường quen thuộc với tôi trong cuộc mưu sinh hàng ngày kể từ khi tôi ra khỏi tù Cộng sản.
Lúc tới nơi ông Hai đang ngồi trước lều bên sông chờ tôi. Gọi nơi ở của ông là chiếc lều chưa đúng vì nó được ghép bằng đủ loại phế thải: tôn rách, thùng bể, ny-lông, vải vụn…Chiếc lều của ông giống như nhiều chiếc chòi tôi thấy dưới chân những nhà cao tầng nghễu nghện hay dưới hầm cầu đầy rác rưởi, Khi ra vào phải lết bằng mông hay bò vào mới lọt. Vì vậy ông Hai không thể tiếp tôi bên trong, ông trải tấm ny-lông phía trước với chiếc đèn dầu leo lét, một ấm nước chè bốc khói và ống điếu thuốc lào.
Tháo gói đồ phía sau xe, tôi vội lên tiếng:
– Ông Hai chờ tôi có lâu không?
Miệng cười xuề xoà nhưng không che dấu nổi ánh mắt u buồn xa xăm.
– Ngày nào cũng vậy, có ai đâu mà chờ. Hôm nay cậu đến cũng như mọi ngày thôi.
– Hôm nay đặc biệt ông Hai ạ. Tôi tới thăm ông lần cuối và gửi ông ít quần áo sẽ không dùng đến nữa.
– Cậu định đi đâu? Tới nơi khác sinh sống hay…..
Ông dừng nói, liếc nhìn quanh xem có ai không. Tôi cười:
– Không phải vượt biên mà đi chính thức. Chính phủ Hoa kỳ đã can thiệp với chính quyền VN cho Tù nhân chính trị chúng tôi qua Mỹ định cư.
– Vậy cậu đi một mình?
– Không ông Hai, may mắn là cả vợ con tôi cùng đi.
– Mừng cho cậu! Cậu buồn hay vui?
– Vui buồn lẫn lộn, nhưng cuộc ra đi nào cũng hy vọng tươi sáng hơn.
Ông rót trà vào hai ly nhựa,nâng lên trao cho tôi một ly:
– Chúc cậu và gia đình thượng lộ bình an!
– Cám ơn ông và xin chúc ông ở lại mạnh khoẻ.
Ông yên lặng uống từng ngụm trà nóng như cố nuốt theo những cay đắng cuộc đời.
Tôi quen ông Hai sau gần 10 năm ngục tù CS trở về, phụ gíúp anh chị trong công việc làm ăn để sống qua ngày và tôi thường gặp ông Hai lui tới bổ củi hay vét ao cá sau nhà. Tôi được biết ông là một Hạ sĩ quan trong binh chủng chiến đấu và đã từng tham dự nhiều trận chiến ác liệt… Ông có một gia đình đầm ấm vợ và hai con. Nhưng sau khi miền Nam bị Cộng sản xâm chiếm ông trở về quê ngoài Quảng trị thì làng mạc nhà cửa đã bị thiêu rụi, vợ con không biết phiêu bạt phương nào, sống chết ra sao! Ông đã dò hỏi và tìm kiếm khắp nơi nhưng người thân vẫn biệt vô âm tín. Ông trở vào Sài gòn và theo đoàn người nghèo đói trôi dạt tới bờ sông Cầu Kinh này. Từ đó mọi người cũng chẳng cần biết tên thật ông nên cứ gọi là ông Hai Cầu Kinh cho dễ nhớ.
– Cậu đang suy nghĩ gì vậy? Uống ngụm nước cho ấm bụng. Gió đêm nay lạnh hơn.
– Tôi đang suy nghĩ về tôi và về ông.
– Cậu suy nghĩ thế nào?
– Tôi ra đi nơi xứ lạ quê người không biết rồi sẽ ra sao? Còn ông ở lại quê nhà cuộc sống sẽ thế nào?
– Hơi đâu mà lo xa. Chị cậu cho biết trước kia cậu là một đứa bé cha mẹ mất sớm cố lập thân rồi cũng nên người.
– Nên người như hôm nay phải không?
– Do thời thế chứ đâu bởi cậu. Trước kia cậu cũng là một nhà giáo nhiều người yêu kính, rồi vào quân đội chọn một binh chủng thứ thiệt. Cậu đúng là một nghệ sĩ chịu chơi hết mình.
– Cám ơn ông đã an ủi và khích lệ. Tôi nghĩ mỗi người lính chiến chúng ta đều là một nghệ sĩ, dâng cả tuổi trẻ và thân mình cho Quê hương nhưng vẫn chan hoà thi vị trong cuộc sống gian nguy. Ông cũng là nghệ sĩ hiên ngang đó…
Tiếng chuông giáo đường Thanh Đa vang dội từng hồi báo hiệu Thánh lễ nửa đêm sắp đến. Ông Hai hỏi:
– Cậu có đi lễ đêm nay không?
– Có, còn ông?
– Tôi được mấy gia đình Công giáo mời mừng lễ trong đó có chị cậu. Tôi sẽ chung vui cùng mọi người cho qua đêm.
Tôi đứng lên cáo biệt ông vì phải về cùng gia đình dự lễ Nửa đêm. Gió lạnh ngoài sông thổi vào mang theo mùi hôi tanh của dòng sông đầy cặn bã thành phố thải ra. Có phải những con người như ông Hai đang sống chen chúc bên bờ sông này cũng là những cặn bã của một xã hội thối nát hay sao?
Tôi định để lại chiếc xe đạp cho ông, nhưng nhớ đó là món quà kỷ niệm tôi lỡ hứa cho người anh vùng kinh tế mới. Tôi xiết tay ông với lời chúc chân thành:
– Chúc ông một lễ Giáng sinh vui vẻ và ở lại khoẻ mạnh.
Ngồi lên xe tôi còn quay lại, giơ tay vẫy chào. Bóng ông đứng in hình bên bờ sông lộng gió, chiếc áo mong manh bay phất phơ trong đêm tối….
Tôi đã sống ¾ những mùa Noel cuộc đời trên Quê hương mình.
Những đêm Noel tuổi thơ bừng tỉnh khi chuông nhà thờ quê đổ hồi giục giã, bước vội vàng theo mẹ và chị đi dự Lễ Đêm.
Những Noel nơi tiền đồn biên giới, nóng lòng chờ đợi Linh mục Tuyên úy theo chuyến trực thăng từ tỉnh lên làm lễ trong lúc tiếng súng xa xa vọng về.
Những Noel trong trại tù CS tại miền Bắc, âm thầm, xót xa, thương nhớ, thì thầm lời kinh nguyện bên nhau để sưởi ấm lòng nơi núi rừng giá buốt.
Còn lại những mùa Noel cuộc đời đang nối tiếp nơi đất khách quê người. Tôi không choáng ngợp trước nền văn minh đệ nhất hoàn cầu, không mơ mộng dưới ánh đèn muôn màu rực rỡ như truyện cổ tích thần tiên của Noel tuổi thơ.
Giờ đây thấm thoát đã 26 mùa Giáng sinh trôi qua trên đất Mỹ, tôi chạnh nghĩ tới ông Hai và người thân về kỷ niệm một đêm Noel cuối cùng tại Quê nhà. Nhớ thương nhất, đêm Noel từ biệt anh chị và các cháu nơi vùng kinh tế mới. Đêm ấy, các cháu tụ tập bạn bè nam nữ cùng trang lứa trong căn nhà tranh vách đất từ giã tôi. Các cháu ngồi quay quần quanh nồi cháo cá nóng hổi bốc mờ sương khói núi rừng. Cây ghi ta thùng gõ nhịp theo những giọng ca buồn quê hương và tình yêu. Nhìn những khuôn mặt già trước tuổi vì nhuộm nắng mưa, lòng tôi dâng lên niềm đau xót. Không biết tương lai các cháu rồi sẽ ra sao hay sẽ bị vùi dập dưới một chế độ tàn ác vô nhân đạo?… Tiếng cô cháu nâng chén cháo trước mặt làm tôi bừng tỉnh:
– Cậu ăn cho ấm bụng! Mọi người nâng ly chúc cậu thượng lộ bình an!
– Cậu cũng chúc các con ở lại an lành mạnh khỏe!
Tôi ôm từng cháu dặn dò trước lúc chia tay……….
Giờ này, Noel đang tràn ngập nơi đây với muôn sắc của cây cỏ lá hoa, đèn màu, quà tặng, thiệp chúc…. Giáo đường thì sơ sài như sợ tốn phí, trong khi những siêu thị, nhà hàng, điểm giải trí vui chơi quá lộng lẫy sa hoa để moi tiền thiên hạ. Những lời chúc khuôn rập được sắp sẵn, mọi người gặp nhau cứ việc bật ra như nút bấm khỏi cần suy nghĩ: “Merry Christmas! Happy New Year!” Không còn câu nào khác hay sao? Người Mỹ đâu có tâm hồn phong phú nghệ sĩ như Dân tộc Việt Nam phải không? Cứ nghĩ mà xem ngày Tết VN biết bao nhiêu câu cầu chúc mang đầy ý nghĩa tùy theo hoàn cảnh, địa vị, tuổi tác….. Cuộc sống cứ đuổi theo lợi nhuận và con người phải vội vàng chạy theo guồng máy cuốn trôi, nếu không sẽ bị văng ra ngoài quĩ đạo, nên con người hà tiện cả lời nói với nhau!…
Tôi mong ước một ngày về thăm lại Quê hương vào mùa Giáng sinh, để cùng họ hàng, bạn bè xum họp và với ông Hai ngồi bên sông Cầu Kinh, nhấp từng ngụm trà nóng, đón gió sông lồng lộng thổi vào không còn vương mùi hôi tanh của một xã hội bần cùng… Nghe như tiếng chuông giáo đường Thanh Đa đang vang vọng từng hồi. Tôi được trở về cội nguồn Dân tộc với dĩ vãng êm đềm, tâm hồn thanh thản an vui trong một Đất nước an bình, ấm no và hạnh phúc.
Nhưng than ôi! Không biết tôi có còn được hưởng những niềm vui nhỏ bé đó không?
(Ghi nhớ Đêm Noel cuối cùng trước khi rời Việt Nam)

Đinh Văn Tiến Hùng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.137 giây.