logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/01/2019 lúc 02:31:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tại một quán cà phê internet ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 1/8/2013. AFP/Hoang Dinh Nam

Đạo luật An ninh mạng khắt khe, buộc các công ty internet phải gỡ bỏ tất cả những nội dung bị chính quyền cho là « độc hại », bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay 01/01/2019 tại Việt Nam. Những người chỉ trích tố cáo luật này là « một mô hình độc đoán nhằm kiểm soát thông tin ».
Luật An ninh mạng được Quốc Hội Việt Nam thông qua hồi tháng Sáu đã bị Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và các nhà đấu tranh cho tự do internet chỉ trích là bắt chước Trung Quốc trong việc kiểm duyệt thế giới mạng.
Luật này buộc các trang mạng trong vòng 24 giờ phải gỡ bỏ mọi lời bình đe dọa đến « an ninh quốc gia ». Các tập đoàn như Facebook, Google phải cung cấp dữ liệu của người sử dụng, khi chính quyền yêu cầu, và mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Bộ Công An, hồi tháng 10 đã khẳng định với Quốc Hội là đạo luật nhằm tự vệ trước tin tặc và diệt trừ « các thế lực thù địch, phản cách mạng » sử dụng internet, vào tháng 11 đã công bố dự thảo nghị định, cho các đơn vị liên quan 12 tháng để chuẩn bị thích ứng với luật mới.
Facebook trong một thông cáo gởi qua mail cho AFP cho biết cam kết bảo vệ quyền của người sử dụng và khả năng tự do biểu đạt, khẳng định « Chúng tôi sẽ gỡ bỏ mọi nội dung vi phạm các tiêu chí (của Facebook) khi được báo cáo ». Còn Google, mà Hà Nội cho biết đang tiến hành mở văn phòng tại Việt Nam, hiện chưa muốn đưa ra lời bình luận với hãng tin Pháp.
Theo các nhà đấu tranh, tự do thông tin tại Việt Nam đã bị thu hẹp kể từ năm 2016. Human Rights Watch (HRW) đòi hỏi chính quyền Việt Nam xem xét lại Luật An ninh mạng và dời lại thời gian áp dụng. Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á nhận định : « Luật này được soạn thảo để tăng cường khả năng giám sát của bộ Công An nhằm nhận diện những người chỉ trích và củng cố sự độc quyền của đảng Cộng Sản ».
Một tuần trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, Hội Nhà Báo Việt Nam đã công bố bản Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo, cấm các nhà báo đăng những tin tức, hình ảnh và bình luận « chống lại Nhà nước ».
Ông Daniel Bastard của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) tố cáo bản quy tắc nói trên và Luật An ninh mạng là « mô hình độc đoán nhằm kiểm soát thông tin ». Theo ông, luật này có nguy cơ làm các start-up phải suy nghĩ lại trước khi đến làm ăn tại Việt Nam, đất nước đang muốn trở thành trung tâm công nghệ ở Đông Nam Á.
Hơn phân nửa trong số 93 triệu dân Việt Nam sử dụng internet, và Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ người sử dụng Facebook.
Theo RFI
phai  
#2 Đã gửi : 02/01/2019 lúc 11:51:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Không thể sợ những gì ta đã quá khinh

UserPostedImage
Phạm Đoan Trang: “Tôi chẳng tin cái đảng ăn tàn phá hại này và bộ máy công an của nó sẽ bịt được miệng chúng tôi.” (Hình: Blog Pham Đoan Trang)

Ngày 1/1/2019 đánh dấu ngày có hiệu lực của (cái gọi là) luật An ninh mạng.

Có thể đâu đó sẽ có một bộ phận facebooker lao xao vì sợ bị kiểm soát, bị bắt vì luật này. Còn với tôi thì 1/1 đơn giản là một ngày đầu năm mới.
Tôi chẳng tin cái đảng ăn tàn phá hại này và bộ máy công an của nó sẽ bịt được miệng chúng tôi, bởi vì nhiều lý do:
1. Tự do có nguyên tắc là một khi đã tồn tại và “gây nghiện” rồi thì rất khó bị tiêu diệt. Nếu muốn nhồi sọ, bịt miệng bịt mắt dân tuyệt đối, nhà cầm quyền phải cấm mạng Internet ngay từ đầu. Còn đến lúc này, khi người dùng Việt Nam đã quen với Internet và mạng xã hội, đã nghiện, bắt họ trở về trạng thái câm mù điếc như trước kia là điều bất khả thi.
2. Với năng lực quản lý tồi tàn của mình, nhà cầm quyền độc tài chẳng hy vọng làm được cái gì triệt để. Hơn thế nữa, cõi mạng toàn cầu không phải cái ao làng để chúng thích chọc nước đá bèo lúc nào cũng được. Thực tế là Việt Nam đâu phải Trung Quốc, có muốn làm giá với nhà đầu tư trên thế giới thì cũng nên xem lại nhan sắc mình. Google, Facebook và các công ty cung cấp dịch vụ khác chẳng có lý gì phải cúi đầu thúc thủ để nhà nước Việt Nam “mang về để dưới chân mình”.
3. Đảng Cộng sản giờ đây đã hiện nguyên hình là một lũ người tăm tối, ngu muội, đang phè phỡn trong thứ quyền lực mà chúng cướp được của nhân dân, và đang vẫy vùng trong quyền lực ấy vào những năm tháng giãy chết của chúng. Những người nào vốn sợ tà quyền thì đã sợ rồi. Còn những người nào vốn đã không sợ thì càng chẳng có lý do gì để sợ những kẻ họ đã quá khinh bỉ.
4. Không ai có thể nắm chặt tay từ tối đến sáng, không kẻ độc tài nào có thể kiểm soát 100% đời sống của nhân dân, kể cả trong chế độ toàn trị như Việt Nam. Đơn giản là chúng không đủ nguồn lực, nhất là trong tình trạng kinh tế sa sút, ngân sách thâm hụt, lòng dân đổ vỡ ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, ai sợ thì cứ sợ, không cần phải cố giấu, cũng không cần “nghe ngóng xem tình hình thế nào”. Suy cho cùng, sợ là một cảm xúc, sống đúng với cảm xúc của mình cũng là điều tốt.
Và ai khinh đảng Cộng sản, khinh luật ANM cũng vậy, cứ việc khinh và cứ viết tiếp, nói tiếp. Có lý gì để ta sợ những thứ ta quá khinh bỉ?
Phạm Đoan Trang (BauxitVN)
phai  
#3 Đã gửi : 02/01/2019 lúc 11:53:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhiều người có ảnh hưởng kêu gọi thách thức Luật An ninh mạng

UserPostedImage
Các nhà hoạt động phản đối Luật An ninh mạng của Việt Nam kể cả sau khi nó có hiệu lực từ 1/1/2019

Luật An ninh mạng của Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm 2019, nhưng trong những ngày này, liên tục có nhiều nhà hoạt động vì tự do, dân chủ và những người khác có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội cùng đưa ra lời kêu gọi hãy bất tuân hoặc thách thức luật này.
Bộ luật gây nhiều tranh cãi, lo lắng đã được ban hành từ hồi tháng 6/2018. Hôm 1/1/2019, các báo lớn ở Việt Nam, trong đó có Lao Động và trang Zing News, công bố tóm tắt “những hành vi bị cấm trên mạng” kể từ thời điểm luật có hiệu lực.
Đứng hàng đầu là các hành vi được coi là “chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, hay “xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Đưa ra thông tin “sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ” cũng là hành vi có thứ tự cao trong danh sách cấm.
Ngoài ra, bản tóm tắt đề cập đến những hành vị bị cấm khác, trong đó có việc “thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.
Trong khi đó, cùng thời điểm đầu năm mới, nhóm các nhà hoạt động trẻ có tên SaveNET đã tung ra trên mạng cuốn cẩm nang "Luật An Ninh Mạng: Những điều cần biết", mà theo lời giới thiệu của nhóm, có mục đích xóa đi những “đồn đoán rằng giờ đây bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử”.
Nhóm được thành lập vào tháng 6/2018 và hoạt động nhằm thúc đẩy nhận thức của cộng đồng về quyền tự do ngôn luận, cho biết thêm rằng cuốn sách 90 trang của họ cũng giúp trả lời câu hỏi đặt ra là “chúng ta có nên ‘tự kiểm duyệt’ mình hay không?”
UserPostedImage
Cẩm nang về Luật An ninh mạng, sách của nhóm SaveNET

Theo SaveNET, cuốn sách có những phân tích thấu đáo về luật, nhờ đó “mỗi người có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và chủ động hơn trong cách ứng xử trên internet, đặc biệt trong việc nói lên chính kiến của mình về các vấn đề chính trị xã hội”.
Trong phần cuối cuốn cẩm nang, các tác giả khẳng định rằng một số điều của Luật An ninh mạng là “không cần thiết” và “không phù hợp” trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Dù luật đã được thực thi, nhóm tác giả vẫn đưa ra đề xuất “hoãn thi hành”, và đề nghị các cơ quan nhà nước, bao gồm cả Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông, hãy “nghiên cứu và đánh giá lại”, và nếu cần, hãy “điều chỉnh Luật An ninh mạng và các quy định liên quan”.
Hai ngày trước khi luật có hiệu lực, nhà hoạt động nữ Phạm Đoan Trang viết trên trang Facebook cá nhân rằng trong khi có những người lo sợ, chị không tin rằng Đảng Cộng sản và Bộ Công an có thể “bịt miệng” được những người như chị.
Người được vinh danh với nhiều giải thưởng nhân quyền của nước ngoài lý giải về niềm tin của chị, trong đó điều hàng đầu, theo chị, là “đến lúc này, khi người dùng Việt Nam đã quen với internet và mạng xã hội, đã nghiện, bắt họ trở về trạng thái câm mù điếc như trước kia là điều bất khả thi”.
Một lý do khác, theo nhà hoạt động nữ có khoảng 58.000 người theo dõi trên mạng xã hội, đó là “với năng lực quản lý tồi tàn của mình, nhà cầm quyền độc tài chẳng hy vọng làm được cái gì triệt để”. Chị viết thêm: “Không kẻ độc tài nào có thể kiểm soát 100% đời sống của nhân dân, kể cả trong chế độ toàn trị như Việt Nam. Đơn giản là chúng không đủ nguồn lực, nhất là trong tình trạng kinh tế sa sút, ngân sách thâm hụt, lòng dân đổ vỡ ở Việt Nam hiện nay”.
Từ góc nhìn của một cựu luật sư, ông Lê Công Định đưa ra phân tích trên trang Facebook cá nhân cho thấy Luật An ninh mạng một mặt “cho phép nhà nước thu thập thông tin cá nhân của công dân”, mặt khác lại “hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin của công dân”, vốn là các quyền được nêu trong Hiến pháp.
Nhà hoạt động từng là tù nhân lương tâm nhấn mạnh rằng luật này thật “bất công” và “bất hợp lý”, vì nó “xâm phạm quyền con người và quyền công dân”. Trên trang Facebook có khoảng 40.000 người theo dõi, ông Định đưa ra lời kêu gọi rằng với “bổn phận lương tâm và đạo đức của mỗi công dân”, họ hãy “xem nó như chưa bao giờ tồn tại, thậm chí khi cần, hãy vi phạm nó!”
Nhà báo kỳ cựu Hoàng Hải Vân có lượng theo dõi lên đến xấp xỉ 75.000 người trên Facebook không trực tiếp nhắc đến Luật An ninh mạng và một quy định mới đây về những điều nhà báo không được làm trên mạng xã hội. Song ông đưa ra ý kiến hôm 2/1 rằng “Khi chúng ta viết đúng, viết không đổi trắng thay đen hay ngược lại, khi chúng ta viết một cách vô tư không vì lợi ích của ‘phe nhóm’ nào mà chỉ vì lợi ích của đất nước và người dân thì chẳng sợ bất cứ thứ gì. Nếu sợ thì không nên làm báo”.
Nữ doanh nhân Lê Hoài Anh, người thường lên tiếng vì tiến bộ xã hội và có lượng người theo dõi lên đến trên 305.000, đăng một ý kiến ngắn hôm 2/1, bày tỏ rằng cho dù Luật An ninh mạng đã đi vào thực thi, song nếu mọi người “viết đúng, phê đúng, đặt câu hỏi đúng… thì cứ việc viết thôi”. Theo bà, khi làm như vậy, những người lên tiếng trên internet, trên mạng xã hội không phải sợ bất cứ ai cả.
Võ sư Đoàn Bảo Châu, người cũng là nhà văn và phóng viên, trong bài viết mà ông gọi là “đôi lời đầu năm” với bạn bè trên Facebook, ông cho rằng Luật An ninh mạng hay bất kỳ một luật nào sinh ra “cũng không bao giờ khiến những con người yêu quý sự thật và có khát vọng cải tạo xã hội bằng ngòi bút nao núng chứ đừng nói tới run sợ”.
Liên hệ đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ông Châu bày tỏ quan điểm rằng nếu người dân “không dũng cảm lên tiếng”, nếu mạng xã hội “bị hạn chế sức mạnh”, nhiều quan chức bị nghi phạm tội tham nhũng ở các địa phương “sẽ thoát tội và sẽ ‘hạ cánh’ an toàn”.
Do vậy, võ sư có tầm ảnh hưởng tới gần 100.000 người theo dõi đã gửi đi thông điệp tới giới lãnh đạo nhà nước rằng “Các ông hãy chọn người thực thi Luật An ninh mạng một cách tử tế để tránh lạm quyền, dùng luật sai mục đích, cản trở sự phát triển của đất nước”.
UserPostedImage
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh phản đối Luật An ninh mạng

Các bài viết của các nhà hoạt động và những người có nhiều ảnh hưởng như kể trên đã nhận được nhiều ủng hộ, thể hiện qua hàng nghìn phản ứng “yêu thích” và hàng trăm lời bình luận đồng tình.

Trên Facebook những ngày này, giới hoạt động chia sẻ những hình ảnh cho thấy nhiều người cầm các biểu ngữ kêu gọi “bất tuân”, “phản đối” Luật An ninh mạng” hoặc các biểu ngữ viết rằng “Luật An ninh mạng tước đoạt tự do, nhân quyền”.
Trong một bài báo đăng hôm 1/1, trang Zing.vn ở Việt Nam trích lời Trung tướng Hoàng Phước Thuận, nguyên Cục trưởng Cục An ninh mạng, nay là Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, khẳng định Luật An ninh mạng “không ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận”.
Theo lời vị trung tướng công an, “không có gì cản trở ngôn luận nếu chúng ta trình bày đúng quan điểm của chúng ta mà không vi phạm”. Ông Thuận giải thích thêm rằng Luật An ninh mạng nhắm đến việc cấm những hành vi trên mạng tương ứng với “29 nội dung mà Bộ luật hình sự cấm”.
Quan chức công an này đưa ra ví dụ minh hoạ: “Không thể nào đe dọa giết người trên mạng lại được tự do, trong khi đó đe dọa giết người ở đời thực thì bị bắt. Tương tự, không thể nào kích động biểu tình ngoài đời thì bị xử lý còn trên mạng thì không…”.
Trang Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam hôm 30/12/2018 đăng thông báo “Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ 1/1/2019, với phần tóm tắt các quy định chính trong luật.
Bài viết nhận được hơn 600 phản ứng “yêu thích” và 28 lời bình luận, trong đó, bình luận hiện lên trên cùng viết rằng “Mấy đứa phẫn nộ [về Luật An ninh mạng] thì 1 là phản động, 2 là hay đặt điều vu oan, 3 là bán hàng online”.
Lời bình luận hiện lên ở vị trí thứ nhì cho rằng người dân Việt Nam ủng hộ luật này vì nó “đúng đắn, hợp lòng dân”. Vẫn lời bình luận này nói thêm rằng luật “đã ngăn chặn” những người bị xem là “bọn phản động, lưu vong, xuyên tạc chống nhà nước Việt Nam”.
Hai lời bình luận này nhận được lần lượt 45 và 11 phản ứng “yêu thích” trên trang Facebook Thông tin Chính phủ.
Theo VOA
phai  
#4 Đã gửi : 02/01/2019 lúc 11:56:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tản mạn về luật An Ninh Mạng Việt Nam

Người Việt ta có cái giỏi mà ít dân tộc nào có là khả năng sống chung với lũ và bầy đàn, xin đừng nghĩ tôi nói lời không vui đầu năm 2019, bởi vì sự thật nó cũng khá thú vị. Người Việt ta hay nói: Ai làm sao Tôi làm vậy Ai làm bậy thì tôi làm theo.


Luật An Ninh Mạng rồi thì cũng sẽ trớt qướt với dân ta thôi chứ thứ tù nào mà nhốt cho hết, nhưng hôm nay, ngẫu hứng đầu năm 2019 xin đóng góp ý kiến riêng với cộng đồng mạng Việt ngữ mà tôi cũng là thành viên.


Sự thật là luật ANM được ra đời chỉ vì nhà cầm quyền VN, một nước cộng sản và dân chủ giả hiệu bị buộc phải tạo thêm cơ hội, tạo ra thêm các đặc quyền diễn đạt luật và cuối cùng là "quy ra tiền" cho bộ máy công an có dịp kiếm thêm "bù đấp" vào các khoảng thu khác nay đã cũ hoặc bại lộ hoặc không còn dzễ ăn như làm chốt chận trên đường kiếm bạc lẻ hay hành dân trong đồn công an về giấy tờ linh tinh hành chính mà người dân thường nói là: Hành dân là chính.


Tất cả các chế độ độc tài xưa nay trên toàn thế giới đều tự biết phải lo liệu phương cách cho "công bộc" chế độ được phép trấn lột người dân và để tự bảo vệ quyền lợi riêng và qua đó đương nhiên là đám công bộc phải bảo vệ chế độ và thể chế. Không cho ăn ngoài luồng thêm thì không ai ngu si mà đi bảo vệ cái chế độ làm gì với tiền lương chính thức ít ỏi.


Những nghiên cứu về xã hội học xưa nay vẫn nói lên các hiện tượng này, từ thời phong kiến vua và các lãnh chúa, thời tư bản phôi thai, các xã hội độc tài như thời F.Marcos (Philippins) hay thời Espagne Franquiste với Francisco Franco, Augusto Pinochet (Chili), độc tài quân phiệt Miến điện và cuối cùng rõ rệt nhất là các nước cộng sản chủ nghĩa giả hiệu như Tàu, Bắc Triều Tiên và Việt Nam, họ áp dụng triệt để chủ nghĩa "Công An trị" mà phương cách cầm quyền của họ thường không khác nhau nhiều, cho dù đất nước và văn hóa các dân tộc hoàn toàn khác nhau... mà ta có thề tóm gọn trong một câu thôi: Làm ra luật duy với mục đích cho phép bộ máy cầm quyền diễn đạt theo ý riêng để trấn lột dân và bảo vệ chế độ.


Một góc nhìn khác, đây là tổ chức băng đảng thảo khấu, lâu lâu càn quét tràn xuống làng mạc đồng quê để cướp tiền vàng, trâu bò và phụ nữ. Ngày nay, họ cũng được phép cướp, nhưng cướp bằng luật như thể TA cũng là một nước pháp quyền.


Không còn ai trên thế giới nghi ngờ về cái pháp quyền giả hiệu của cái gọi là nhà nước cộng sản Việt Nam mà cộng sản cũng chỉ là giả hiệu 


Luật sẽ hiệu quả ra sao với dân Việt? 


Có một lần, tôi ngừng xe tại đèn đỏ một ngã tư lúc 10:00 đêm, tôi bị những người phía sau chửi, họ quát lên: Giờ này tụi nó về hết rồi. Nghĩa là khi không còn công an đóng chốt thì ông cóc cần ngừng đèn đỏ, lách qua lách lại và vượt đèn tự nhiên như người Hà Nội. Đó là cách thi hành luật của người Việt thời cộng sản, họ thừa hiểu biết về an toàn giao thông với đèn đỏ tại giao điểm nhưng bởi công an trấn lột họ nhiều quá rồi, lâu năm quá rồi thì họ xem như ĐÈN ĐỎ ngã tư... chẳng qua chỉ là công cụ cho công an trấn lột họ, không cần tôn trọng.


Ở xứ sở cộng sản, ngay cái đèn đỏ cũng kém giá trị pháp lý so với đèn đỏ xứ dân chủ tự do. Tại Âu châu, tại Úc hay Mỹ, Canada, tôi thường thấy những chiếc xe ngừng đèn thật lâu khi mà phía bên kia, nhìn xa cả kí lô mét, không có một con ma nào cả vào 3 giờ sáng. Họ ngừng đèn vì tinh thần tôn trọng luật giao thông và an toàn cá nhân. Việt Nam ta thì khác xa, họ ngừng đèn vì không muốn bị công an trấn lột, công an về thì ta cứ thoải mái. Lỗi này tại dân trí thấp hay tại chế độ? Tôi mạn phép suy nghĩ là hễ không có lửa thì sẽ không có khói, nhà cầm quyền VN nếu còn tiếp tục cố bảo vệ chế độ bằng các luật tạo cơ hội trấn lột cho công an và bộ máy thì ngày cuối cùng của các chế độ độc tài rất giống nhau.


Bài học lịch sử trên nhiều quốc gia là những bài học xương máu qúy giá, tại sao các chế độ độc tài họ không thể nhìn ra, học lấy mà cứ tâm tối đi vào con đường gập ghềnh đầy gian trá này, để rồi tự họ tiêu diệt cái chế độ mà họ cố công ra sức bảo vệ bằng các luật lệ khá NGU SI (viết hoa) như luật An Ninh Mạng, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay, ngày đầu năm 2019. 


Chờ xem, dân ta có thói quen đối phó với các luật trấn lột cũng khá vui đấy và hễ ai xui thì dính chấu, bị trấn và lột, xui ít thì mất tiền, xui nhiều thì tù, chả làm ai sợ hay tôn trọng cái luật ANM quái ác này lâu đâu.


Rồi thì họ cũng sẽ liên tục vượt đèn đỏ của luật ANM, thằng nào láo khoét xưa nay vẫn tiếp tục láo khoét, thằng nào bôi xấu chế độ cũng sẽ tiếp tục chửi rủa, rất có thể chửi còn hạ cấp hơn nữa, chửi cách khác, chửi xéo, chửi xiên và những sự việc "rủa xã" đó, như trò chơi khá vui, không có gì đáng "lo ngại" cả, chỉ là phương tiện cho công an kiếm chác thôi, và nhà tù thì đã từ lâu không còn chỗ. 


Qua bài tản mạn này, Tôi không có ý khinh bỉ ai, đây là dân Tôi thôi nhưng tôi cũng buồn cho dân tộc này, như thế này thì họ sẽ còn bao nhiêu năm nữa bị cộng sản cai trị đây. Hình như "vượt đèn đỏ" như trò đùa mà không đứng lên đối diện với bất công thì họ chỉ xứng đáng được nhốt trong "chuồng" và để người khác quyết định cuộc đời họ.


Paris 01/01/2019
Paramita Thành Đỗ
phai  
#5 Đã gửi : 02/01/2019 lúc 11:59:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Luật Animal và cặp tai lừa!


“Người ta cười cái xấu: cái xấu gắn chặt với cái sai. Cái xấu là nguồn gốc của cái hài. Không ai cười cái đẹp, cái tốt bao giờ. Nhất là khi xấu mà lại không biết mình xấu, lại tô vẽ thành đẹp, muốn khoác vào mình một bộ áo thật sang, thì cái xấu càng thành đối tượng của tiếng cười. Thời đại đã đổi thay, kẻ thù giai cấp không còn là vua, quan, địa chủ, tư sản nữa, nhưng tư tưởng ăn trên ngồi trốc, tư tưởng ăn bám, tệ quan liêu, tệ tham nhũng, bệnh tự tư tự lợi, lười lao động, nịnh hót, hàng trăm thói hư tật xấu khác, những tệ tục lạc hậu trong cưới xin, ma chay, hội hè ... vẫn còn. Cái thói tham ô, móc ngoặc, quan liêu, độc đoán, chuyên quyền cần phải lên án mạnh mẽ. Văn nghệ ta nên có tiếng cười nói châm biếm sâu cay, quất cho mạnh những hiện tượng tiêu cực này. Nên có những ‘vai hề’ mới để chỉ trích những loại người tiêu cực hiện nay trên sân khấu của chúng ta”. 


Từ lâu, khắp đất nước hình cong chữ S đã phổ cập một mẩu liên ngôn bất tử, đó là “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”, “sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Mẩu liên ngôn này khẳng định bệnh lý “Nói một đàng, Làm một nẻo” là ung thư cấp 3 của người cộng sản. Thực tế đã chứng minh bất khả tư nghì rằng người cộng sản nói: nói láo; người cộng sản làm: làm lếu! Thế cho nên, đừng tin những gì cộng sản nói, đừng sợ những gì cộng sản làm mà hãy nói, hãy làm những gì cộng sản sợ! 


Người cộng sản sợ gì nhất? – Sự thật và Tiếng cười!


Ung thư nói láo, bịp đời của người cộng sản thì xưa nay danh nhân năm châu bốn biển – kể cả các trùm cộng sản Âu – Á chính tông đã chỉ rõ ra nhiều lắm rồi, hầu như cư dân mạng nào biết gú-gồ cũng tỏ tường, bởi vậy trong bài “khai bút 2019” này, Hải Ý em chỉ chăm bẳm vào vài thứ “cây nhà lá vườn” 100% ma dze in Việt Nam (xhcn), cu ki gú-gồ được đó đây, ứng dụng làm vật liệu, xào đi xào lại thành món “Thịt lợn rán bằng mỡ heo” bảo đảm nguyên chất và hừ, để xem giuộc ngáo đảng vì lương tháng ngáng lương tâm nhào vô trổ tài í oẳng, một-hai-ba-bốn-năm nổ kiểu nào!


A-. Thịt lợn rán bằng mỡ heo nguyên chất 1:


Nhà báo Phạm Thành: – “Giáo trình của đcs VN dạy cho tất cả những người làm công tác tuyên truyền, dạy cho tất cả các đảng viên già hay trẻ câu nằm lòng như thế này: Nói sai mà có lợi cho đảng thì được nói, và phải nói, nói nhiều; còn nói đúng mà có hại cho đảng thì không được nói.” (1).


Nhà báo Nguyễn Tiến Mạnh: – “Cả quá trình làm báo mấy chục năm qua, tôi thấy nguyên nhân khá cơ bản là hệ thống quy chuẩn của ta với cơ quan báo chí với khái niệm chuyên nghiệp, đạo đức là chưa có. Chúng ta cứ nói khái niệm cơ quan báo chí chính thống. Vậy hãy định nghĩa thế nào là cơ quan chính thống. Anh nào là chính thống, anh nào là không chính thống? Điều này rất nhỏ thôi nhưng cũng chưa có một định nghĩa rõ ràng. Trong bối cảnh hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là cái gì, và nó được quy định bởi cái gì? Bắt đầu ở đâu và kết thúc ở chỗ nào?” (2). 


Nhà báo Nguyễn Đình Ấm: – “Ngày xưa tôi cũng học ở đại học báo chí. Học viện báo chí người ta dạy việc có thật thì phải đúng lợi ích của đảng mới được, còn làm gì mà không lợi ích cho đảng thì không được viết.” (3).


Nhà báo Hữu Thọ: – “Là nhà báo 50 năm cầm bút, tôi phải đau lòng nói rằng chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay. Có người giờ không dám nhận là nhà báo vì báo chí sai sự thật quá nhiều. Có những cái sai không ngờ.” (4).


Nhà văn Nguyễn Khải: – “Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo.” (5).


Trung tướng Trần Độ: – “Hệ thống tuyên truyền của đcs VN là những cái lưỡi gỗ chuyên nói láo, nói lấy được cho sướng cái mồm, nói láo như phường vô học.” (6). 


Vân vân và vân vân.


Vậy, còn quan điểm của nhà báo đời TTHY thì sao?


– Xin thưa, TTHY tui chẳng có gì đáng nhắc tới, cho nên xin giới thiệu: Bạn tui mới vào nghề báo, báo lề “chính thống” hẳn hoi, chứ không phải tạng “lá cải” như Dân Làm Báo à nghen.


Bạn tui nói với anh Tổng biên tập (TBT) là báo chí phải đưa tin thiết thực, phản ảnh chính xác cuộc sống.


Anh TBT “sửa mo-rát” bạn tui, nói là báo chí chính thống phải đưa tin thiết thật chứ không phải thiết thực.


Bạn tui cãi: Thật là từ thuần Việt, còn thực là từ Hán-Việt. Chữ thiết là Hán-Việt, do đó phải song hành với chữ Thực, thành Thiết thực mới đúng.


Anh TBT vẫn bảo lưu ý kiến, cho rằng nhà báo chính thống phải đưa tin Thiết thật.


Bạn tui tức anh ách, nghĩ thầm: Thằng cha TBT này cũng là nhà báo mà chữ nghĩa trật lất!


Về nhà ngẫm nghĩ, bạn tui vô tình nái lói 2 chữ Thiết thật thành... Thất thiệt. Bấy giờ bạn tui mới ngộ ra rằng cha nội TBT thâm thúy quá xá!


(Mượn và xào lời “thằng khác” trên Net).




Luật Animal đích thị là chỉ dành bịt mồm cư dân mạng ngoài luồng tức là “thế lực thù địch, thế lực phản động, chống phá băng đảng và nhà nước” cs VN. Vậy mục đích cốt lõi của “nó” là gì? – Là khuất lấp những mục ruỗng của chế độ, bưng bít những điều xấu xa bệ rạc và những trò rởm đời của những “đầy tớ nhân dân”! Chúng ta hãy cùng thưởng thức tiếp món…


B-. Thịt lợn rán bằng mỡ heo nguyên chất 2:


1-. Về chế độ, về “chính quyền / nhà nước”:


Nhà văn Hoàng Lê Khổng Doãn Hợi: – “Chính quyền trong hệ tư tưởng ấy [chế độ cộng sản] chỉ còn lại nội dung quyền lực, ‘quyền uy’ tuyệt đối, quyền lực của cá nhân. Nhà nước không phải là tổ chức đại diện cho nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng tiên phong chiến đấu của mình mà chỉ là tổ chức quyền lực của những con người, những nhóm người nắm quyền hành trong tay. Đảng cộng sản trên thực tế không còn là đảng của giai cấp công nhân với vị trí lãnh đạo nữa mà chỉ là tổ chức quyền lực đảng trị.” (7).





2-. Về những điều xấu xa bệ rạc và những trò rởm đời của bầy “đầy tớ nhân dân”:


“Đại thi hào” Tố Hữu Nguyễn Kim Thành: – “Người ta cười cái xấu: cái xấu gắn chặt với cái sai. Cái xấu là nguồn gốc của cái hài. Không ai cười cái đẹp, cái tốt bao giờ. Nhất là khi xấu mà lại không biết mình xấu, lại tô vẽ thành đẹp, muốn khoác vào mình một bộ áo thật sang, thì cái xấu càng thành đối tượng của tiếng cười. Thời đại đã đổi thay, kẻ thù giai cấp không còn là vua, quan, địa chủ, tư sản nữa, nhưng tư tưởng ăn trên ngồi trốc, tư tưởng ăn bám, tệ quan liêu, tệ tham nhũng, bệnh tự tư tự lợi, lười lao động, nịnh hót, hàng trăm thói hư tật xấu khác, những tệ tục lạc hậu trong cưới xin, ma chay, hội hè... vẫn còn. Cái thói tham ô, móc ngoặc, quan liêu, độc đoán, chuyên quyền cần phải lên án mạnh mẽ. Văn nghệ ta nên có tiếng cười nói châm biếm sâu cay, quất cho mạnh những hiện tượng tiêu cực này. Nên có những ‘vai hề’ mới để chỉ trích những loại người tiêu cực hiện nay trên sân khấu của chúng ta.” (8).


Trong bài Luật an ninh mạng và Chúng Ta, tác giả Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh kết thúc bằng câu: “Chúng Ta sẽ không im lặng đúng không bạn?!”.


Xin thưa: “Im lặng” là gì? Hai chữ này chưa có trong tự điển mỏng tanh của cá nhân Hải Ý tép riu này! Chẳng là Hải Ý em đã nhật tụng đến nhập tâm lời dạy của “người ta”:


“Sự thật rất cứng đầu cứng cổ, người ta không thể tha hồ sắp xếp nó theo trình tự lớp lang tùy ý muốn của mình” (9), cho nên “sự thật như thế nào, nói như thế ấy, không được nói dối” (10), nghĩa là “có sao nói vậy người ơi”, đúng phương châm “nói có sách, mách có chứng”, rứa thôi!


Đối với Luật Animal, cụ Huỳnh Thúc Kháng có di lưu: “Họ không cho ta có quyền tự do nói, nhưng ta lại cho ta quyền tự do giữ ta không nói những cái họ bắt ta nói!” (11).




Cách nay hơn 2.500 năm, văn hào Ésope – người Hy Lạp, có kể mẩu chuyện ngụ ngôn “Le roi Midas et ses oreilles d’âne / Vua Midas và cặp tai lừa”, đại ý: 


“Vì lỡ miệng chê tiếng đàn Lyre của thần Apollon không hay bằng tiếng sáo Pan (sáo quạt) của Marsyas (người xứ Phrygie), vua xứ Phrygie là Midas bị thần Apollon phạt tội, hoá hai tai ông thành cặp tai lừa. Vua Midas giữ kín bí mật này đối với tất cả mọi người, nhưng làm sao mà giấu được anh chàng hớt tóc cho vua. Vua Midas bèn bắt anh thợ cạo thề độc đến chết cũng không được bật mí chuyện động trời này. Anh thợ cạo phát thệ, nhưng rồi lâu ngày chày tháng, anh nín giữ mãi không đặng, giằng co giữa sự thật và lời thề, rốt cuộc anh chàng nghĩ ra một kế vẹn toàn: Anh đào một cái lỗ thật sâu dưới đất, kê miệng vào thì thào điều bí mật ‘Vua Midas có cặp tai lừa!’, rồi cẩn thận lấp đất bịt lỗ lại. Xong, anh cảm thấy lòng dạ thơi thới như trút được mọi phiền não. Chẳng ngờ nơi cái lỗ được lấp kín kia không hiểu do đâu lại mọc lên một đám sậy và mỗi khi có tí gió hiu hiu, người qua lại nghe đám sậy vi vu bàn loạn với nhau: Vua Midas có cặp tai lừa! Vua Midas có cặp tai lừa! Lần hồi cả xứ Phrygie đều biết đấng quân vương của họ có cặp tai lừa!”.


Xã hội nước ta từ ngày có đảng, có ánh sáng Mác - Lê - Mao (1930-1991) và tư tưởng Hồ (1992), “đầy tớ nhân dân” đều thích những gì giả tạo, ghét cay ghét đắng những điều thật lòng. Trong xã hội xhcn “thống nhất”, người biết làm (chuyên) không bằng kẻ biết nói (hồng), kẻ biết nói lại không bằng kẻ biết giả vờ – dối trá. Một xã hội rặt “đầy tớ” giả vờ tất cũng rặt loại “chủ nhân” giả vờ, như thế thì thử hỏi đất nước ta rồi sẽ gồm những con gì?


Để vô hiệu hoá luật Animal, vũ khí của chúng ta là Sự thật và Tiếng cười!

01/01/2019
Trần Thị Hải Ý
_____________
Chú thích:


(1) Nhà báo Phạm Thành, người từng tham gia hệ thống truyền thông nhà nước xhcn VN * RFA 22/07/2015.


https://www.rfa.org/viet...rsua-07222015055951.html


(2) Nhà báo Nguyễn Tiến Mạnh, Tổng biên tập báo Quảng Ninh, 01/02/2015)


http://infonet.vn/khong-...-bao-chi-post157358.info


(3) Nhà báo Nguyễn Đình Ấm nói về vụ nhà báo Phùng Hiệu bị bộ 4T cách chức đại diện báo Nhà báo & Công luận tại thành Hồ và mất việc vì "tội" nói thật về chế độ độc tài cs Cu Ba và bố già dân tộc Fidel Castro (chết ngày 27/11/2016), trong lúc cộng đảng VN lại long trọng tổ chức Quốc tang 1 ngày cho ông này hôm 04/12/2016 * RFA 06/12/2016).


http://www.rfa.org/vietn...ists-12062016113646.html


(4) Nhà báo Hữu Thọ – nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương băng đảng cs VN, 11/06/2015.


http://infonet.vn/dau-lo...hien-nay-post166388.info


(5) Nguyễn Khải – Nhà văn, Đại tá, ĐB đảng hội, Phó Tổng thư ký Hội nhà văn VN xhcn: Đi tìm cái tôi đã mất.


(6) Trần Độ, tên thật Tạ Ngọc Phách – Trung tướng, cựu Phó Chủ tịch đảng hội nước VN xã nghĩa: Nhật ký rồng rắn.


(7) Trích nguyên văn trang 25, sách Chủ nghĩa Mao không có Mao, tác giả Hoàng Lê Khổng Doãn Hợi – Nxb Thông Tin Lý Luận, Hà Nội 3/1982).


http://www.mediafire.com...zobw13ie/ChuNghiaMao.rar


(8) Phát biểu của Tụng sĩ Tố Hữu Nguyễn Kim Thành ngày 16/11/1977, theo Lời nói đầu trong sách “Tiếng cười dân gian VN” của Trương Chính và Phong Châu, in lần thứ 2, Nxb Khoa học Xã hội - Hà Nội 1986, trang 9-10).


(9) Xã luận trên báo giấy Nhân Dân, ngày 29/05/1978, in lại trong tài liệu “Nguyện vọng thiết tha của nhân dân VN độc lập, tự do, hoà bình, hữu nghị” * Nxb Sự Thật, Thành Hồ 10/1978, trang 11.


(10) Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói về QĐND Việt Nam “chống Pháp, chống Mỹ cứu nước”


Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Ba...-giao-thong-post33459.gd


(11) Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng – Sáng lập viên và chủ bút báo Tiếng dân, 1927-1943.
phai  
#6 Đã gửi : 02/01/2019 lúc 12:01:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhóm SAVENET xuất bản cẩm nang về luật An ninh mạng: “Có tri thức sẽ không sợ hãi nữa!”

UserPostedImage
Hình minh họa. Màn hình vi tính với một nội dung về Luật An ninh mạng của Việt Nam

Ngày 1-1-2019, luật An ninh mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành, cùng khoảng thời gian đó, nhóm SAVENET cho xuất bản trên mạng Internet cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” mà theo người đại diện nhóm này cho biết là để người dân “không còn cảm thấy sợ hãi nữa”.
Theo cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET, những đồn đoán gần đây cho rằng “bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có luật An ninh mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử” là không có căn cứ.
“Xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán,” cô Vi Yên nói với Đài Á Châu Tự Do.
Mời khán thính giả của RFA đọc toàn bộ cuộc phỏng vấn với cô Nguyễn Vi Yên - đại diện nhóm SAVENET để nói về cuốn cẩm nang dày 90 trang này và các vấn đề xoay quanh Luật An ninh mạng.
Đài Á Châu Tự Do: Được biết nhóm SAVENET đã có nhiều chiến dịch phản đối luật An ninh mạng trong năm vừa qua, cũng như mới phát hành cuốn cẩm nang về luật An ninh mạng trong ngày đầu của năm mới. Chị có thể giới thiệu sơ nét về nhóm của mình cho mọi người cùng biết.
Nguyễn Vi Yên: Nhóm SAVENET (SN) được thành lập ban đầu như một chiến dịch khi bắt đầu Luật An ninh mạng được thông qua vào ngày 12/6/2018.
Lúc đầu nhóm SN gồm có mình và hai bạn nữa cảm thấy luật An ninh mạng ít được sự quan tâm, khi người ta chỉ dồn sự quan tâm của mình vào dự luật Đặc khu thôi thì mình nghĩ phải lên tiếng và làm cái gì đó, và lúc đó là bọn mình đã cho ra cái bản Kiến nghị đầu tiên là Kiến nghị Quốc hội không thông qua luật An ninh mạng. Đó là điểm khởi đầu của tụi mình.
Thú thật là sau một khoảng thời gian làm việc cùng nhau thì tụi mình nhận thấy rằng đây là một vấn đế rất cần thiết và cần được quan tâm, với lại cũng nhờ những thành tựu nhỏ như chỉ sau một vài ngày bản kiến nghị đã thu được 50 ngàn chữ ký thì mình thấy là giống như tụi mình đã đạt được điều gì đó và muốn đi xa hơn nữa.
Cuối cùng thì mình thành lập nhóm và quyết định đi tới ngày nay để không chỉ phản đối luật An ninh mạng mà còn bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Interner của người dân Việt Nam.
Đài Á Châu Tự Do: Chị có thể giới thiệu đôi chút để bạn đọc hiểu rõ về cuốn cẩm nang Luật An ninh mạng mà nhóm vừa trình làng.
Nguyễn Vi Yên: Sau một thời gian chạy đến 3 bản kiến nghị, thứ nhất là kiến nghị Quốc hội không thông qua dự luật, rồi kiến nghị Chủ tịch nước không ký lệnh công bố luật và sau đó là kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành luật, mình đã luôn kỳ vọng là chính quyền sẽ có một hồi đáp gì đó về ý kiến của người dân.
Bởi vì cho đến nay đã có 110 ngàn chữ ký của người dân vào bản kiến nghị của nhóm mình rồi, tuy nhiên họ không có một hồi đáp nào cả, không chỉ vậy họ còn tiếp tục ban hành dự thảo của nghị định hướng dẫn thi hành luật An ninh mạng với những quy định rất khắt khe về quyền riêng tư cũng như quyền tự do ngôn luận của người dân.

UserPostedImage
Cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET Courtesy Nguyễn Vi Yên


Cho nên tụi mình biết chắc là luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1 này và điều này là không thể xoay chuyển được nữa, nên tụi mình quyết định sẽ làm điều gì đó để khi luật có hiệu lực thì người dân họ phải sẵn sàng tâm thế để biết được mình nên làm gì.
Bây giờ nhiều người cứ đồn đoán rằng, luật có hiệu lực rồi thì lên tiếng trên Facebook sẽ bị bắt hoặc là Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam, đôi khi họ có những cái đồn đoán không rõ ràng và nó tạo nên một sự sợ hãi vô hình thì mình nghĩ đó là điều không nên, nhưng mà làm sao để chống lại sự sợ hãi đó thì chỉ có tri thức mới giúp cho người dân biết được là luật đó nó như thế nào, quy định những gì, đối chiếu với luật pháp các nước ra sao, rồi bản thân mình sẽ bị tác động thế nào.
Từ đó nắm được tri thức rồi, họ sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa và họ sẽ biết có những giải pháp nào phù hợp cho bản thân khi lên tiếng trên mạng xã hội nhất là lên tiếng trước bất công về chính trị xã hội.
Đài Á Châu Tự Do: Khi biên soạn và cho ra đời cuốn cẩm nang này thì nhóm SAVENET có kỳ vọng gì không?
Nguyễn Vi Yên: Dĩ nhiên là cũng có nhiều hy vọng. Thứ nhất khi nhóm SN cho ra cuốn cẩm nang này do một nhóm các anh chị luật sư và chuyên gia luật biên soạn thì tụi mình đặt kỳ vọng là càng nhiều người đọc càng tốt và khi họ tiếp cận được với nội dung của luật An ninh mạng rồi thì biết cách để lên tiếng 1 cách sáng tạo và hợp lý để bảo vệ an toàn cá nhân của họ.
Khi đó, việc lên tiếng trước các bất công xã hội không còn là gì đó quá sợ hãi nữa và họ vẫn tiếp tục như vậy.
Giống Trung Quốc khi ra luật An ninh mạng hồi tháng 7- 2017, rõ ràng người ta cũng sợ hãi nhưng rồi người dân (Trung Quốc - PV) cũng nghĩ ra các cách rất hay, ví dụ như phong trào #Metoo bên họ bị ngăn chặn.
Bên đó có chữ đồng âm, chữ Me nghĩa là Thỏ, và Too nghĩa là gạo, cho nên họ không dùng #Metoo nữa mà người ta dùng Thỏ Gạo để nói về phong trào của họ. Vi Yên nghĩ sự sáng tạo đó rất là hay và khiến cho làn sóng phản đối, lên tiếng của người dân không ngừng nghỉ.
Bởi vì tự do giống như một hơi thở con người, khi đã có tự do rồi thì rất khó để thu hẹp hoặc bóp chặt nó cho nên tôi vẫn mong rằng làn sóng lên tiếng ở Việt Nam vẫn tiếp tục như vậy nhất là người dân hiểu rõ hơn về Luật An ninh mạng
Đài Á Châu Tự Do: Các tờ báo nhà nước khi đưa tin về luật An ninh mạng đều nhấn mạnh đến các hành vi người dân bị cấm làm như: “Tổ chức hoạt động, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng…”. Liệu rằng Luật An ninh mạng đang nhắm đến giới bất đồng chính kiến?
Nguyễn Vi Yên: Tôi và nhóm SAVENET cũng nhận thấy là mấy hôm nay người ta cũng e ngại khá là nhiều về việc luật An ninh mạng sẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến, nhưng khi xem xét các luật hiện thời ở Việt Nam thì nhóm mình không nghĩ như vậy bởi vì mình đã có cái Bộ luật hình sự tu chính với các điều như là 107, 109, 331…
Tức là xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán.

UserPostedImage
Hình chụp một phần trong cẩm nang về Luật An ninh mạng của SAVENET Courtesy SAVENET


Tuy nhiên khía cạnh đáng quan tâm nhất của luật An ninh mạng mà nhóm Vi Yên nghĩ đó là chủ yếu nó hướng tới người dân, nó khiến cho người dân cảm thấy e ngại lên tiếng là thứ nhất và nó muốn thu thập dữ liệu.
Không biết chính quyền Việt Nam họ có đủ khả năng để thu thập thông tin hay kiểm soát người dân hay không, nhưng rõ ràng nó đã tạo ra mối e ngại đó.
Đài Á Châu Tự Do: Người dùng mạng xã hội Việt Nam từ nay cần lưu ý những điều gì?
Nguyễn Vi Yên: Theo nhóm SAVENET thì khi thực hiện nghiên cứu để cho ra đời cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” này thì mình thấy có 2 khía cạnh quan trọng nhất đối với người dân là quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận.
Bởi vì theo điều 26 của luật An ninh mạng cũng như những điều khoản của Dự thảo hướng dẫn thi hành thì chính quyền hoặc là một cơ quan chấp pháp có khả năng can thiệp vào thông tin của mình và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp mạng có thể cung cấp thông tin của mình cho phía công an.
Mình thấy như vậy là phải bảo mật thông tin một cách kỹ lưỡng và phải làm sao để truyền tải thông tin một cách an toàn. Nhóm Vi Yên cũng đang quá trình tiến hành soạn thảo một cuốn cẩm nang bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng.
Vấn đề thứ hai là khi có những đồn đoán như nãy mình nói về việc mình sẽ bị bắt bớ khi lên tiếng và để tránh những điều đó thì mỗi người nên tìm hiểu kỹ hơn về luật An ninh mạng từ đó mình có những giải pháp hợp lý cho bản thân và không còn lo sợ nữa.
Đài Á Châu Tự Do: Chị là một người trẻ nhưng đã cùng nhóm của mình làm những chuyện nhạy cảm ở Việt Nam như luật An ninh mạng thì mình có lo ngại gì không?
Nguyễn Vi Yên: Tôi nghĩ ai cũng vậy, khi lên tiếng về các vấn đề xã hội hoặc những điều mà mình cho rằng không hợp lý thì mình cũng dễ dàng chịu tác động nào đó từ chính quyền.
Bởi vì ở Việt Nam hiện giờ những điều này được xem là nhạy cảm, nhưng Vi Yên nghĩ nó không phải là mấu chốt quan trọng vì một khi mình đã lên tiếng nói lên sự thật, làm những điều đúng thì mình cứ phải tiếp tục làm việc đó bất kể là việc gì xảy ra đi chăng nữa, nó giống như là một tinh thần không chỉ của một công dân và là của tuổi trẻ nữa.
Đài Á Châu Tự Do: Cảm ơn chị rất nhiều đã đến với cuộc phỏng vấn của RFA.

Theo RFA
song  
#7 Đã gửi : 03/01/2019 lúc 11:50:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thêm quan ngại và trấn an về Luật An Ninh Mạng

UserPostedImage
Ảnh minh họa

Luật An Ninh Mạng Việt Nam vừa có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2019, trong bối cảnh bị chỉ trích gay gắt. Dư luận trong những ngày qua về đạo luật này như thế nào?
Quan ngại
Luật An Ninh Mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, bất chấp phản đối của nhiều người dân tại Việt Nam cũng như sự lên án đạo luật này của các tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận, tổ chức nhân quyền...
Ngay khi vừa có hiệu lực thi hành, báo chí nước ngoài lại một lần nữa đồng loạt lên tiếng chỉ trích đạo luật này.
NPR hôm 1/1 ghi nhận ý kiến của những người phản đối đạo luật này nói rằng, Luật An Ninh Mạng có thể làm tổn hại đến triển vọng kinh tế của Việt Nam và cho phép chính phủ cộng sản độc đảng này tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và đàn áp tự do ngôn luận.
Còn Tập đoàn công nghiệp Asia Internet Coalition khi trả lời Reuters cho  rằng, Luật An Ninh Mạng sẽ làm tổn thương tham vọng của Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Cũng trả lời NPR hôm 1/1, ông Jeff Paine, giám đốc điều hành công ty AIC cho rằng, những điều khoản trong Luật An Ninh Mạng sẽ hạn chế nghiêm trọng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm môi trường đầu tư nước ngoài và làm tổn thương cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp nước ngoài.
Còn tờ Straitstimes thì ghi nhận ý kiến những người phản đối hôm 2/1 cho rằng, Luật An Ninh Mạng bắt chước sự kiểm duyệt đàn áp của Trung Quốc đối với internet. Luật này yêu cầu các công ty internet loại bỏ nội dung mà chính phủ coi là "độc hại". Những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Google khi mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, cũng sẽ phải bàn giao dữ liệu người dùng nếu được chính phủ yêu cầu.
Trong khi đó, ngược lại với sự chỉ trích lên án của báo chí nước ngoài, trong những ngày qua, nhiều tờ báo trong nước lên lên tiếng hù dọa về việc có thể vi phạm pháp luật khi phát biểu trên mạng kể từ khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến một số facebooker, các nhà bất đồng chính kiến về Luật An Ninh Mạng sau hai ngày có hiệu lực:
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng IDS tổ chức đã tự giải thể, nhận định:
“Đối với các nhà hoạt động thì họ chẳng lo ngại gì cả, bởi vì họ khinh cái Luật An Ninh Mạng này. Cái Luật An Ninh Mạng người ta dùng đề  bịt miệng người dân, ngoại trừ những vấn đề chống tin tặc thì mình không nói đến làm gì. Còn những điều nó vi phạm nhân quyền, nó tìm cách để hành hạ các nhà hoạt động thì cho dù không có những cái như Luật An Ninh Mạng thì nó cũng đã đàn áp rồi. Tôi nghĩ họ không sợ cái gì cả, ít ra là hai hôm nay mạng xã hội vẫn như cũ, không khác gì.”

UserPostedImage
Hình minh họa. Màn hình vi tính với một nội dung về Luật An ninh mạng của Việt Nam Photo: RFA


Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người dân thì chắc chắn có người lo ngại, vì hệ thống cảnh sát tư tưởng, báo chí ở Việt Nam hô hào, hù dọa. Nhưng theo ông, đối với những người sợ thì từ trước khi có Luật An Ninh Mạng họ cũng đã sợ rồi, nên cũng không ảnh hưởng gì. Ông chỉ lo ngại luật này sẽ là công cụ để công an họ thích hành ai thì họ sẽ vin vào cớ nầy để họ hành.
Tuy nhiên chị Cấn Thị Thêu, một dân oan từng bị bắt đi tù chỉ vì đòi hỏi công bằng cho gia đình và những người cùng cảnh ngộ thì cho rằng chị sẽ không nhụt chí trước các bộ luật mà chính quyền đưa ra. Chị nói:
“Chúng tôi cũng chẳng nhụt chí trước các bộ luật mà họ đưa ra. Chúng tôi vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của chúng tôi, và chúng tôi bất tuân cái Luật An Ninh Mạng. Chúng tôi vẫn nói lên sự thật, chúng tôi phản ánh sự thật. Đấy là quan điểm của gia đình tôi, của những người dân oan chúng tôi.”
Làm sao để chống lại sự sợ hãi?
Nhà báo Võ Văn Tạo, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 2/1/2019, cho biết, trước ngày Luật An Ninh Mạng có hiệu lực thì một tỷ lệ nào đó trong giới cộng đồng mạng cũng có bàn tán, lo ngại đối phó Luật An Ninh Mạng, một số cũng có tâm trạng lo lắng nhất định. Nhưng ông cho rằng, đối với những người trí thức có bề dầy tranh đấu, hoặc những người hoạt động xã hội mà có bề dầy tranh đấu, thì hầu như luật đó không tác dụng gì. Ông nói tiếp:
“Tôi nghĩ như thế này, nhà nước Việt Nam rất là khắt khe với các hoạt động mang tính chất tập thể, liên kết với nhau, họ rất sợ cái đó. Đặc biệt chuyện biểu tình kêu gọi, hô hào nhau là họ tìm cách họ triệt phá. Trước kia nhà nước đã chú trọng để đàn áp rồi, bây giờ có Luật An Ninh Mạng cũng thế thôi, cái đó không quan trọng. Mà quan trọng là chính sách của nhà nước có phù hợp lòng dân hay không?”
Facebooker Nguyễn Peng nhận định:
“Nói về Luật An Ninh Mạng có hiệu lực thì những facebookers cũng có lo ngại, nhưng trong hai ngày kề từ khi có hiệu lực 1/1/2019, thì không thấy vấn đề gì xảy ra hết. Em nghĩ Luật An Ninh Mạng có hiệu lực thì những người facebookers, những nhà hoạt động phải chấp nhận thôi, vẫn đấu tranh, vẫn cất lên tiếng nói cho dù Luật An Ninh Mạng có như thế nào đi chăng nữa.”
Trước thông tin nhiều chiều, không rõ ràng về đạo luật này, gây lo ngại cho nhiều dân, nhất là những người chưa có bề dầy tranh đấu. Vào những ngày trước khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực. Một nhóm hoạt động có tên SAVENET đã cho xuất bản trên mạng internet cuốn cẩm nang “Luật An Ninh Mạng: Những điều cần biết” mà theo người đại diện nhóm này cho biết là để người dân “không còn cảm thấy sợ hãi nữa”.
Khi trả lời RFA, cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET cho biết, những đồn đoán gần đây cho rằng “bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có Luật An Ninh Mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử” là không có căn cứ. Cô cho rằng khi luật có hiệu lực thì người dân phải sẵn sàng tâm thế để biết được mình nên làm gì. Cô nói tiếp:
“Bây giờ nhiều người cứ đồn đoán rằng, luật có hiệu lực rồi thì lên tiếng trên Facebook sẽ bị bắt hoặc là Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam. Đôi khi họ có những cái đồn đoán không rõ ràng và nó tạo nên một sự sợ hãi vô hình thì mình nghĩ đó là điều không nên.Tuy nhiên, làm sao để chống lại sự sợ hãi đó thì chỉ có tri thức mới giúp cho người dân biết được là luật đó nó như thế nào, quy định những gì, đối chiếu với luật pháp các nước ra sao, rồi bản thân mình sẽ bị tác động thế nào?”
Cô Nguyễn Vi Yên cho rằng, khi nắm được tri thức rồi, sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa và người dân sẽ biết có những giải pháp nào phù hợp cho bản thân khi lên tiếng trên mạng xã hội nhất là lên tiếng trước bất công về chính trị xã hội.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.429 giây.