Trong bài viết về trách nhiệm của CSVN phải chịu trách nhiệm về nạn buôn người và mại dâm, tác giả Trúc Giang MN có viết: “...Trước kia hồi sau tháng 5 năm 1975, Việc cộng chiếm miền Nam đã tuyên bố mại dâm là tàn dư của Mỹ nguỵ, thế nhưng hiện nay tệ mại dâm đã phát triển “đại trà” và lan tràn khắp nơi trên đất nước, thậm chí tại trường học cũng có lầu xanh. Thầy trò mua bán dâm ngay tại văn phòng hiệu trưởng. Các tú bà cũng là học sinh điều hành đường dây bán dâm cũng tại trường hoc.”(!) Rồi tác giả T.G. viết tiếp: ... “Bây giờ không còn Mỹ ngụy vậy ai đã tạo ra ‘cái nghề không vốn’ nầy?” Câu hỏi này phải để dành cho đám cầm đầu chế độ hiện nay trả lời. Nhìn đằng sau những ‘phồn vinh’ của thủ đô, của các thành phố ở VN hiện nay có ai chịu khó chiếu rọi nhìn vào mặt trái và bề sâu băng hoại của nó không? Còn về mặt văn hoá thì sao?
Bà Thủ Tướng Đức, Angela Merkel, đã từng sống ở chế độ cs Đông Đức, có nhận xét: “Cộng sản làm cho con người dối trá.” Cựu Tổng Bí Thư CS Liên Sô noí: “Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.” Dối trá thể hiện cả việc gian lận thi cử từ Bắc chí Nam. Ngoài việc gian lận trong thi cử, về mặt văn hoá thì nổi lên thứ “văn hoá đéo”, thứ ‘bún chửi’, phở chửi, cháo mắng ở Hànội. Tác giả TG kể là lần đầu tiên tới Hànội, ông bỡ ngỡ tìm một người quen, khi gặp một ông cụ, lễ phép hỏi thì ông ta trả lời: “Tôi đéo hiểu ông nói cái gì cả!” Thấy mấy đứa trẻ đang nô đùa ngoài ngõ, ông hỏi chúng thì một đứa bé cỡ mười tuổi xấc láo đáp: “Biết, nhưng đéo chỉ!” Một cô giáo kêu học trò trong lớp cắt nghĩa chữ “dũng cảm” thì nó trả lời gọn lỏn là: “Nghĩa là...là...đéo sợ!” Nói về ‘văn hoá chửi’ thì có quán bún chửi ở Hànội có thu hình trên đài CNN trong chương trình của đầu bếp lừng danh đã quá cố Anthony Bourdain, tháng 9 năm 2016 dài trong 42 phút. Quán bún chửi này ở số 41, đ.Ngô sĩ Liên, Hànội (Ngô Sĩ Liên là một vị danh sĩ thời xưa. Ôi thật là điều điếm nhục cho văn hoá gấm hoa của nước Việt - ttt.), do ‘chủ chửi’ tên là Hàn kim Thảo ngồi bán. Nhìn tấm anh mụ chủ chửi kèm theo trong bài báo ai nấy cũng đều kinh khiếp trước khuôn mặt như bà La sát của mụ, con mắt sếch, cái miệng chu ra môi dầy thô tục, chân mày sếch ngược lên trên trán, mặc áo ngắn tay để lòi nách (xin cáo lỗi) cách ‘phản phép vệ sinh về ăn uống’ đang gỡ bún để nấu cho khách hàng. (Ảnh của ‘mụ bán bún chửi’ này có trên trang C2, VB số Thứ Sáu và Tứ Bảy, 3 & 4 tây, tháng Tám, 2018. Mỗi khi nhìn ảnh mụ này tôi đâm ra kinh tởm vô cùng - ttt). Ta thử nghe lý do đưa ra là: nhiều người ‘nhẫn nhục’ (?!) chịu đựng là với lý do là món ăn ở đây ngon... Dần dà nhẫn nhục chịu đựng rồi cũng quen thôi (!) Không biết chúng ta có ai chấp nhận nổi lý do ‘vô cảm, chai lì’ nầy không??? Ta thử nghe lời bình luận của nhà báo Trương Anh Ngọc ở Rome, Italy, sau khi xem mục này trên CNN như sau: “Mình chỉ thấy thật xấu hổ. Mình không thể chấp nhận một dịch vụ thiếu văn hoá như thế. Thứ văn hoá xuống cấp ấy sở dĩ còn tồn tại, phát triển là vì người ta chịu nhục để được miếng ăn.” Nhà báo T.A.N. kết luận rất chính xác là: “Ngon ư? Xin lỗi! Tôi chỉ cần được tôn trọng.”
Về mặt giáo dục thì hiện tượng học trò đánh thầy cô giáo xảy ra khắp nơi trong nước rồi học trò bị cô thầy giáo đánh đập cũng không thiếu: “Chiều ngày 29, tháng 3, 2016 trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một bé gái với đôi mắt, gò má và khuôn mặt bị bầm tím. Bé gái này tên Phàn Chung Thuỷ, 6 tuổi ở Lào Cai, vì viết chánh tả chậm mà bị cô giáo Trần thị Thu Trà đánh đập. Cháu Thuỷ được đưa vào bịnh viện Đa khoa Bát Xát cấp cứu. Ta nhớ lại là trước bảy lăm, học đường không hề có những tệ nạn và hiện tượng quá đổi tiêu cực này.
Trên trang mạng của một công ty du lịch thế giới có liệt kê là Việt Nam hiện đứng thứ 10 trên thế giới về nạn móc túi! Thật đúng là một xã hội ưu việt!!! Ở Nhật hiện nay nhiều cửa hiệu viết là: ‘Coi chừng người Việt’, tại sao lại như vậy? Thật là nhục!
Tôi có quen ông bạn làm nghề thông dịch qua điện thoại kể cho tôi nghe là có nhiều cú dịch cho Sở Sảnh sát bên Anh mà gần như đại đa số là thanh niên nam nữ bị câu lưu là dân ở Bắc, nhất là ở Hải Phòng. Một số ăn nói rất hỗn láo và toàn là kẻ qua Anh lậu và đi trồng cần sa. Hình như tệ nạn này cũng xảy ra ở Úc với đa số phạm nhân là du học sinh Việt.
Chế độ độc ác và vô nhân hiện nay có lẽ không còn đánh vào cái bao tử của đa số quần chúng nữa mà đánh vào cái bản năng hưởng thụ cách vô cảm đối với cái khổ của người chung quanh mình và cái nhục của một quốc gia cam lòng chịu sự đè ép. Những kỷ cương đạo lý trong xã hội đều bị phá hỏng, bị làm ngơ để cho cái tiêu cực lộng hành, sự liên hệ giữa người và người bị đặt trên sự hơn thua và lừa bịp nhau. Đó là “cảm quan thụ động của một đứa trẻ” chỉ biết ăn uống và hưởng thụ cho no rồi yên lặng trước những bất công đang xảy ra chung quanh mình. Trong một bài phát biểu, ông N.X. Nghĩa có nhận định như sau: “... Chúng hết còn là một sinh vật sống nhờ cái bao tử hay nhờ cảm quan thụ động như một đứa trẻ. Nhiều chế độ độc ác sở dĩ tồn tại là nhờ biết đẩy con người vào trạng thái tâm lý đó...”
Ôi, ngàn năm văn vật còn đâu
Những gì truyền thống bị dìm bùn nhơ
Do đâu mà có nổi này
Ai mà không thấy trong lòng quặn đau.
Thành Lacey