logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/01/2019 lúc 01:01:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
 “Đã hớ, đã dại rồi mà nói đặt sự nghiệp cách mạng lên trên hết… Người lãnh đạo không nên làm như vậy. Với Trung quốc, vừa qua không phải là chúng ta bình thường hóa, mà là chúng ta đã bị “phụ thuộc hóa” quan hệ”. (Phạm Văn Đồng).

“Thời kỳ Bắc thuộc mới nguy hiểm bắt đầu”. (Nguyễn Cơ Thạch).


Người ta nói: Có được “báu vật” (Trời cho) mà không biết trân quý giữ gìn. Vì dốt nát, vì ngu si, hay là vì quá tham tàn vô độ, mà không trau chuốt gìn giữ, lại để cho vật quí phí phạm, tăm tối, vơi mất đi vào tay kẻ khác. Đó là trường hợp CSVN và đất nước VN của ngày hôm nay.


- Tong tập hồi ký của mình, Lý Quang Diệu đã nhận xét: “Năm 1975, thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Bangkok. Nhưng năm nay (1992), nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm”.


Hồi ký Trần Quang Cơ: Ông Trần Quang Cơ, nguyên Tham tán bộ ngoại giao, thứ trưởng BNG vào thời tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, một nhân vật ngoại giao trải qua xuyên suốt chặng đường mà CSVN gọi là “thắng lợi” thống nhất và cai trị đất nước từ 30/4/1975 cho đến sau này – qua trên 40 năm - Ông cũng là một nhân chứng khá thấu rõ qua bao tình huống đấu tranh và vận động đàm phán. Hồi ký của ông (21 chương) là một tài liệu rất được quan tâm. Dù rằng cũng là “hạt giống đỏ”, một đảng viên hết lòng vì đảng, tập hồi ký không quá bao biện, đậy che, mà nói lên bao “sự thật” (theo quan điểm nhận định). Để góp phần tìm hiểu, nhận định, người viết xin phép lượt kể đôi điều, sự cai trị của một đảng độc quyền đã đưa đất nước, dân tộc vào cảnh “tối tăm” của ngày hôm nay.


Trong sứ mạng nhận làm tay sai cho cộng sản quốc tế (CSQT), HCM và đảng CSVN đã liên tục trên 30 năm đánh Pháp và đuổi Mỹ, chết chóc thảm thương. Sau ngày 30/4/1975, gọi là “giải phóng hoàn toàn” thì thay vì xây dựng đất nước để có ấm no hạnh phúc như đã tuyên truyền, CSVN không dừng lại mà tiếp tục cuộc chiến mới: xâm lăng Campuchia mà gọi là “nghĩa vụ quốc tế”? Một tham vọng bá quyền thống trị toàn cõi Đông Dương, để lún sâu thêm trên 10 năm “tan tác”. Ôm chân Liên Xô chẳng những không xong (vì LX tan rã), gây bất hòa, hiềm khích với đàn anh (TC) ôm mối hệ lụy quá lớn về sau.


Vấn đề Campuchia:


Tháng 5/1977, CSVN tiến đánh Campuchia với lý do diệt trừ đám diệt chủng Khmer đỏ Polpot. Nhất là sau vụ thảm sát làng Ba Chúc (Tịnh Biên, Châu Đốc) - Rất chính đáng để đưa quân sang diệt trừ bọn diệt chủng Khmer đỏ? - (Thảm sát Ba Chúc (tháng 4/1977 có nhiều “bí ẩn”, sẽ xin được để cập vào bài viết khác).


Người ta bảo: “làm nghĩa vụ quốc tế” là ngụy tạo. Thật ra là tiếp nối của “cướp của giết người” sau khi đã tận lực “cướp sạch” ở miền Nam (VNCH), sang đất nước Campuchia để tiếp tục thực thi chính sách cướp khác. Và từ đó, lún sâu và gây bất hòa với đàn anh Trung cộng, để nhận cái giá quá lớn lao (1979 – 1984: biên giới phía Bắc, và 1988: biển đảo Trường Sa), để suốt 10 năm ngụp lặn trong đau thương, để (cuối cùng) quỳ lụy anh Tàu xin thần phục.


Giải pháp Đỏ:


Đánh chiếm Campuchia với mưu đồ thiết lập một chính quyền tay sai Hunsen và Heng Somrin, loại trừ Khmer đỏ (diệt chủng Polpot), nhưng vẫn không thực hiện được, phải chấp nhận giải pháp “Đỏ” nghĩa là một Liên Hiệp 4 thành phần (mà Khmer đỏ là 1) vì sự hớ hênh ngu dốt của “lãnh đạo đảng ta” trong những thương thảo giải quyết xung đột: Xâm lăng Campuchia với lý do diệt “diệt chủng” (Khmer đỏ Polpot), sau này cũng phải nhìn nhận có Khmer đỏ trong “Giải pháp Đỏ” theo công thức: 6+2+2+2+1 (nhà nước Campuchia: 6, Khmer đỏ: 2, phe Sonsan: 2, phe Sihanouk: 2, và 1 (Sihanouk làm chủ tịch).


Xin trích một số đoạn từ Hồi ký Trần quang Cơ:


“Nét đặc trưng của giai đoạn 1975 – 1978 là Campuchia trở thành tiêu điểm của sự đối đầu giữa một bên là Trung quốc và một bên là Việt Nam được Liên Xô ủng hộ. Sự đối đầu ấy trở thành xung đột quân sự ngay từ tháng 5/1975 và phát triển lên thành cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam nước ta…


Như vậy, chỉ hơn 4 năm sau khi giải phóng được đất nước, ta lại bị xô đẩy vào cuộc chiến thảm khốc ở Campuchia đối đầu ngay với Trung quốc, kẻ đã từng là đồng minh chiến lược của ta trong 30 năm chiến đấu chống xâm lược phương Tây. Sau hai cuộc kháng chiến gian khổ, dân ta mới chỉ được hưởng mùi vị của chiến thắng và hòa bình êm ả chưa đầy 5 năm. Vết thương chiến tranh chưa lành thì đã lâm vào cảnh nữa hòa bình nữa chiến tranh. Chiến tranh chống Mỹ trong gian khổ khốc liệt, song Việt Nam còn có được mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ. Còn trong cuộc chiến đấu chống diệt chủng Polpot thì Việt Nam hầu như hoàn toàn cô lập. Các nước cùng khu vực lo sợ Việt Nam sau khi “hạ xong” Campuchia sẽ phát huy sức mạnh quân sự ra cả Đông Nam Á. Còn Trung quốc ra sức vu khống Việt Nam xâm lược Campuchia và có mưu đồ lập “Liên bang Đông Dương” để làm chủ cả Lào lẫn Campuchia, xóa mờ tính chất “chống diệt chủng” của Việt Nam đưa quân vào Campuchia.


Cũng thời gian này, do những khó khăn kinh tế, xã hội chồng chất của thời kỳ chiến tranh chưa được tháo gỡ, lại bị bao vây cấm vận bên ngoài nên trong nước đã nãy sinh ra tình trạng “vượt biên” trốn ra nước ngoài của một bộ phận dân chúng ở cả miền Nam lẫn miền Bắc tạo thêm gánh nặng về đối ngoại cho ta, bôi đen thêm hình ảnh Việt nam trên trường quốc tế. Vấn để Campuchia và vấn đề “thuyền nhân” lúc đó quả là gánh nặng trên mặt trận đối ngoại của ta trong thập niên 80 của thế kỷ 20.


Nửa cuối thập niên 70 này là thời gian ta chồng chất nhiều sai lầm về đối ngoại nhất trong suốt lịch sử dựng nước sau cách mạng (từ 1945 đến nay):


- Ta không khôn ngoan duy trì quan hệ cân bằng với Trung quốc và Liên Xô, nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo thắng lợi của ta trong chiến tranh chống Mỹ.


- Bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ, năm 1977 khi chính quyền Carter đã chủ động đề nghị hai bên bình thường hóa quan hệ không điều kiện.


- Đánh giá sai và không gia nhập khối ASEAN ngay từ 1976 khi cả 6 nước này đều mong nước ta tham gia vì lợi ích của mỗi quốc gia và của chung khu vực.


- Dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia


Những sai lầm này có hệ quả liên quan chặt chẽ với nhau, gây thiệt hại lớn cho ta về đối ngoại, về an ninh quốc phòng, về phát triển kinh tế trong một thời gian dài”.


(Kính quí vị, có rất nhiều nhận định của Trần Quang Cơ trong Hồi ký (toàn bộ 21 chương). Phạm vi bài viết ngắn chỉ xin trích một số đoạn. Quí độc giả nếu cần (biết thêm), xin vào Google/Hồi ký Trần quang Cơ để tham khảo thêm.


Vấn đề bang giao Việt - Mỹ:


Hô hào đánh Mỹ cứu nước - cuộc chiến kéo dài 20 năm với hy sinh núi xương, sông máu. Sau khi gọi là “giành tháng lợi”: Mỹ cút, Ngụy nhào 30/4/1975. Thì chưa đầy 2 tháng, xin được bang giao “bình thường hóa” với Mỹ.


Để làm gì? Để kiếm ăn. Để cứu đói. Để hàn gắn chiến tranh? Nhưng “đốn mạc” thay! Vì cuồng ngông và tham lam vô độ, “đảng ta” đã để lỡ nhiều cơ hôi: biến “bạn thành thù” và thù cũng không trở nên bạn. Lặn ngụp trong vũng bùn nhơ bẩn thối tha suốt mấy mươi năm sau – và bây giờ chưa dứt - Xin trích một số đoạn (khá dài) – (Hồi ký TQC) nói về bình thường hóa bang giao Việt-Mỹ:


“Vào khoảng một tháng, sau khi giải phóng miền Nam, ta có nhờ Liên Xô chuyển cho Mỹ một thông điệp “miệng”: lãnh đạo Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tán thành có quan hệ tốt với với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Trên tinh thần đó, phía Việt Nam đã tự kiềm chế trong khi giải phóng, tạo cơ hội cho người Mỹ không bị cản trở trong việc tiến hành di tản nhân viên của họ. Phía Việt Nam đã cố gắng làm mọi sự cần thiết để không làm xấu đi quan hệ với Mỹ trong tương lai. Không có sự thù địch với Mỹ ở Việt Nam, và Việt nam cũng không muốn thấy như vậy ở phía Mỹ. Ngày 12/6/75, Mỹ gởi đến sứ quán ta ở Paris bức thông điệp đáp lại: “Về nguyên tắc, Mỹ không thù hận gì VNDCCH. Đề nghị trên cơ sở đó, tiến hành bất cứ quan hệ nào giữa hai bên, Mỹ sẵn sàng nghe bất cứ gợi ý nào mà phía VNDCCH có thể muốn đua ra. Thông điệp này do sứ quán Mỹ ở Paris gởi tới sứ quán ta, nội dung không nói rõ là của Bộ Ngoại Giao Mỹ hay của cấp nào… (Sau đó đã có tiếp xúc mở màn…)


“Sau chuyến đi thăm mở đường này, hai bên đã thỏa thuận mở cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tại Paris. Đoàn ta lúc đó có thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền dẫn đầu, thành viên có tôi, vụ trưởng vụ Bắc Mỹ, anh Vũ Hoàng, vụ trưởng vụ lãnh sự và mấy cán bộ vụ Bắc Mỹ, các anh Bùi xuân Ninh, Cương, Hòa, Hà huy Tâm, Lê Mai. Anh Lê Mai khi đó là cán bộ vụ Bắc Mỹ làm phiên dịch cho trưởng đoàn. Sứ quán ta ở Paris có anh Đỗ Thanh, bí thư thứ nhất, và anh Nguyễn thiện Căn, tùy viên báo chí tham gia đoàn. Phía Mỹ do R.Holbrooke làm trưởng đoàn. Cuộc đàm phán diễn ra khá lâu, phải qua 3 vòng đàm phán trong tháng 5, tháng 6 và tháng 12 năm 1977. Địa điểm luân phiên ở đại sứ quán ta và đại sứ quán Mỹ tại Pháp. Trong đàm phán vòng 1 (ngày 3-4.5.77), lập trường của Mỹ là hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác giữa hai bên để lại giải quyết sau; Mỹ sẽ không cản Việt Nam vào LHQ. Còn về điều 21 (của Hiệp định Paris về VN), Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận buôn bán và xét viện trợ nhân đạo. Theo chỉ thị đã nhận trước khi đi, ta kiên quyết đòi phải giải quyết “cả gói”9 3 vấn đề: ta và Mỹ bình thường hoá quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho Việt Nam như đã hứa hẹn trước đây. Trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hoá quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho ta vì Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngày 2-3.6, đàm phán vòng 2, Mỹ nêu lại các đề nghị hồi tháng 5. Ngày 19.7.77, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ), Mỹ quyết định rút bỏ việc phủ quyết Việt Nam vào LHQ. Sau vòng 2, anh Phan Hiền đã phải bay về Hà Nội báo cáo và xin chỉ thị, thực chất là đề nghị trên nên có thái độ thực tế và đối sách mềm dẻo hơn, nhưng nghe nói cả 4 vị lãnh đạo chủ chốt của ta lúc đó đều nhất trí lập trường trên. Trước đòi hỏi kiên quyết của ta, tại vòng 3 (19-20.12.78), Mỹ đề nghị nếu chưa thoả thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền lợi10 ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được. Sau khi có Phòng quyền lợi thì sẽ tuỳ tình hình mà xét bỏ cấm vận, song ta vẫn giữ lập trường cứng nhắc đòi giải quyết “cả gói” 3 vấn đề.


Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ C. Vance, ngày 10.1.77 tuyên bố: “ Việc tiến tới bình thường hoá quan hệ Mỹ – Việt nam phù hợp với lợi ích của hai nước” Năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hoá quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua. Trong khi đó, theo sự xúi dục của Bắc Kinh, chính quyền Polpot bắt đầu chiến tranh biên giới chống ta từ ngày 30.4.77 và đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta ngày 31.12.77.


Cũng từ năm 1978, Mỹ đẩy nhanh quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc (từ tháng 2.73, khi Kissinger đi thăm Bắc Kinh. Trung Quốc và Mỹ đã ký thoả thuận lập Cơ quan liên lạc ở thủ đô 2 nước với quy chế như một sứ quán). Nước cờ “chơi lá bài Trung Quốc để ngăn chặn Liên Xô” của cố vấn an ninh quốc gia Z.Bzrezinski đã dần dần lấn lướt chủ trương của ngoại trưởng Cyrus Vance và R.Holbrooke là “thúc đẩy song song việc cải thiện quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc”. Ngày 23.8.78, trong lúc Mỹ đàm phán về bình thường hoá quan hệ với ta ở Paris, ngoại trưởng Mỹ C.Vance đã đi thăm Bắc Kinh. Cho đến khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Trung Quốc là NATO phương Đông” và “Việt Nam là Cuba phương Đông” (19.5.78) và Bizezinski đi thăm Trung Quốc (20.5.78) thì chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam…


Sau đó đúng một tháng, tôi sang Nữu-ước để tiếp tục cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Cuộc đàm phán vòng 4 về bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Mỹ không kéo dài như năm 1977 ở Paris. Lần này trưởng đoàn đàm phán của ta là thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Còn phía Mỹ vẫn là R.Holbrooke. Đến lúc này khi ta quyết định rút bỏ đòi hỏi “Mỹ phải bồi thường chiến tranh – viện trợ 3,2 tỷ đô la mới bình thường hoá quan hệ” và nhận công thức “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ thì đã muộn. Sở dĩ Mỹ tiếp tục đàm phán vấn đề bình thường hoá với ta lúc đó là chỉ nhằm làm Việt Nam chập chững trong quan hệ với Liên Xô và trong vấn đề Campuchia, trong khi đó Mỹ đã chuyển hướng sang phía Trung Quốc. R.Holbrooke nói với ta: “Mỹ coi trọng châu Á; Mỹ cần bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhưng Mỹ lo ngại Liên Xô đặt căn cứ ở Cam Ranh.” …


Tôi ở lại Nữu-ước mãi tới cuối tháng 1.79, sau khi ta đưa quân vào Campuchia giúp bạn đánh đuổi Polpot giải phóng Nông-Pênh. Ngày 9.1.79, ngoại trưởng Mý Cyrus Vance nói: “Các cuộc nói chuyện Mỹ - Việt Nam về bình thường hoá đã tan vỡ do cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam”. Tôi nghĩ, thực ra Mỹ đã quyết định dứt bỏ quá trình đàm phán bình thường hoá quan hệ với ta từ khi tham gia khỏi COMECON và ký Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô (3.11.78), để bắt tay với Trung Quốc chống Liên Xô ở châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 15.12.78, Mỹ và Trung Quốc đã ra thông cáo chung chính thức công nhận nhau và thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 1.1.79. Việc Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ (29.1 - 4.2.79) đánh dấu việc bình thường hoá quan hệ Mỹ - Trung Quốc, cũng là chính thức xếp lại việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Mỹ tới 17 năm sau…


Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ ở Paris năm 1977, rồi ở Nữu-ước năm 1978, tôi thật sự đau xót vị ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực. Trong tập hồi ký của mình13, Lý Quang Diệu đã nhận xét: “Năm 1975 thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Bangkok. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm”.


Việc ta từ chối lời đề nghị “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ, làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này, theo tôi, đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta. Liệu Trung Quốc có dám tiếp tay cho bọn diệt chủng Polpot khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau Chiến thắng 1975 có một chiến lược “thêm bạn bớt thù” thực sự cầu thị hơn? Việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ và việc gia nhập khối ASEAN mãi ngót 20 năm sau (1995) ta mới thực hiện được một cách khá chật vật.


Bang giao thương thảo với Trung Quốc: Thuốc đắng nhưng không dã tật mà còn mang tật suốt đời


Cao ngạo sau “chiến thắng” đánh đuổi Mỹ, tiếp tục tấn công Campuchia, CSVN không biết thân sẽ phải tàn hơi đuối sức, đã để vuột mất bình thường hóa với Mỹ, và xin gia nhập khối ASEAN. Sau khi cả khối CS Liên Xô tan rã thì “chới với hoảng loạn” lo tìm đường cứu thoát (sụp đổ dây chuyền). Trong tình thế cô đơn, chỉ còn (đường duy nhất) là phải xin hòa hoãn lại với anh CS Tàu, để quỳ lụy cúi lòn, đi từ nhượng bộ này đến thua thiệt khác.


Theo như bao sự kiện Trần Quang Cơ viết trong hồi ký: Trung quốc không còn đối thoại nữa, Việt Nam phải rút khỏi Campuchia và chấp nhận “Giải pháp Đỏ” (có Khmer Đỏ hiện hữu). Trong thương thảo có nhiều sơ xuất: Nguyễn văn Linh và Lê đức Anh có những “hớ hênh” chỉ biết cúi đầu đàm phán với đại sứ (TQ tại Hà Nội) Trương đức Duy để rồi đi tới họp Hội nghị Thành Đô với quá nhiều nhượng bộ. Xin trích từ hòi ký TQC:


Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh.36 Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”. Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ Chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội... chúng âm mưu diễn biến hoà bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì XHCN, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội... Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”. Về vấn đề Campuchia, anh Linh đã gợi ý dùng “giải pháp Đỏ” để giải quyết: “Không có lý gì những người cộng sản lại không thể bàn với những người cộng sản được”.


Một ngày sau đó 96/6/1990), Lê đức Anh, bộ trưởng quốc phòng, mời đại sứ Trương đức Duy cơm trưa và trao đổi, cũng móm lời nói là sẵn sàng đàm phán và chấp nhận theo ý TQ về giải pháp “không loại trừ Khmer Đỏ”.


Từ ý nghĩ: Lãnh đạo “chấp nhận đàm phán ở thế yếu – như đầu hàng”, bộ trưởng Nguyễn cơ Thạch đã phản ứng bất đồng. Và cũng từ đó, Nguyễn cơ Thạch đã bị (Tàu và Ta) loại ra rìa. Nội bộ lủng củng chia hai phe. Và phe thân Tàu (đầu hàng TQ) thắng thế.


VN chấp nhận rút quân khỏi Campuchia (theo như điều kiện tiên quyết của TQ) để được lòng. Và tiếp theo là những lần đàm phán “dễ dàng” kế tiếp theo các “giải pháp” từ Hiệp Ước Thành Đô với mọi hệ lụy về sau.


Đàm phán qua “Hiệp Ước Thành Đô” không được hồi ký Trần quang Cơ nói tới – có thể là bí mật? Tuy nhiên, qua nhận xét đề cập trong phần “Một số kiến nghị và đối sách” (ở chương 21), cho thấy “ta” luôn ở thế cầu cạnh yếu thế để sẵn sàng chấp nhận Trung Quốc làm cái “lọng tàng che”, một khi mà không còn thế dựa vào Liên Xô để giữ vững XHCN và giữ lấy “mạng sống” của đảng về sau.


Bài viết chỉ với tính cách tóm gọn (một số vấn đề). Cần biết, nên đọc toàn bộ “Hồi ký Trần Quang Cơ” (phổ biến trên Google), có rất nhiều điều để tìm hiểu, quan tâm.


6/1/2019
Ng. Dân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.244 giây.