logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/01/2019 lúc 10:55:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mấy câu thơ Xuân Diệu viết từ thời tiền chiến, hẳn là ở độ tuổi thanh xuân với trái tim rộn ràng tình yêu đôi lứa.
“…Được giận hờn sung sướng biết bao nhiêu

Nay mình anh nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ em, anh nhớ hình, nhớ ảnh…”
Tôi thuộc lòng và thường đem ra đọc những khi cần khuyên can, hòa giải những người yêu nhau nhưng lại không thể nhường nhịn nhau để mỗi người… cứ lặng lẽ buồn một cõi riêng, quên rằng cuộc sống phù du ngắn ngủi thật vô cùng quý giá trong từng sát na mất hút vào hư vô, không bao giờ tìm lại được.
Bây giờ thì chúng ta đang sống ở Hoa Kỳ. Một sáng sớm cuối Đông nắng nhợt nhạt dưới bầu trời màu chì và trong một không gian ẩm ướt cơn mưa nhẹ đêm qua, bên cạnh ly nước đậu rang và vài chiếc bánh biscuit có mùi vị nước sốt gà, giở tờ tạp chí mới tới qua đường bưu điện, mắt tình cờ đậu lại trên cái tựa đề “Cơn Dịch Cô Đơn” và bên dưới nó, hàng chữ nhỏ “Gần một nửa dân Mỹ ngày nay cho biết họ cảm thấy cô đơn,” tôi giật mình tự hỏi “Thật vậy sao?” Nhìn thấy đó đây thì lâu rồi, đoán ra sự tình cũng lâu rồi nhưng để có một kết luận chung như vừa đọc được trên tờ tuần báo The Week, Tháng Giêng, 2019, thì điều này quá tầm tay một người viết lách xoàng xĩnh như kẻ hèn này.
Trước hết, hãy xem người Mỹ định nghĩa thế nào là cô đơn? Theo bài báo, cô đơn không định nghĩa bằng con số nhiều hay ít bạn bè trong vòng giao tế xã hội. Các nhà nghiên cứu Khoa Xã Hội Học cho rằng trạng thái cô đơn mà con người cảm nghiệm được là khi họ ít tiếp cận với tha nhân, không có những liên hệ thực sự ý nghĩa như mong muốn làm cho họ biết họ là ai và thông cảm được nhau.
Về căn bản, khi một người cảm thấy cô đơn thì đích thật họ đang cô đơn. Hiện nay, cứ một trong hai người dân Mỹ rơi vào cảnh ngộ này. Một cuộc khảo sát mới đây do công ty bảo hiểm sức khỏe Cygna thực hiện với trên 20,000 người tham dự, cho thấy có tới 47% những người được hỏi trả lời họ thường xuyên cảm thấy cô đơn hoặc bị bỏ rơi bên lề; 30% cho biết không có ai thực sự hiểu họ. Hiện tượng này không riêng ở Mỹ mà lan rộng như một trận dịch ra toàn thế giới.
Có 41% dân Anh nói rằng ti vi và con thú nuôi trong nhà là bạn đồng hành chính của họ trong cuộc sống và nước Anh đã đẻ ra cả một cơ quan tầm cỡ ngang với một bộ trong chính phủ để đối phó với vấn nạn cô đơn đang leo thang. Tướng chuyên ngành giải phẫu Quân Y Mỹ Vivek Murthy nói như sau: “Trong những năm dài hành nghề chăm sóc bệnh nhân, bệnh lý phổ thông nhất mà tôi có kinh nghiệm chữa trị không phải là tim hay tiểu đường mà là sự cô đơn.”
Con người sinh bệnh vì buồn. Điều này người Việt chúng ta đã sớm biết khi đại thi hào của chúng ta, cụ Tiên Điền Nguyễn Du, thế kỷ thứ 19, từng hạ bút cảnh báo nhân gian với hai câu thơ: “…Giết nhau chẳng cái dao cẩu/ Giết nhau bằng nỗi ưu sầu, độc chưa?”
Năm 2010, Đại Học Brigham Young tiến hành một cuộc nghiên cứu và phát hiện rằng tâm thế cô đơn rút ngắn tuổi thọ tới 15 năm, tương tự với bệnh mập phì hay bệnh nghiện thuốc lá hút 15 điếu mỗi ngày. Nhiều cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy ảnh hưởng tương tác giữa nỗi buồn cô đơn và một lô các vấn đề sức khỏe bao gồm tai biến mạch máu não, đột quỵ tim và cả ung thư. Người cô đơn thường mắc chứng khó ngủ hay mất ngủ, bị bệnh trầm cảm và nghiện ma túy. Về già, trí nhớ những người này dễ bị suy thoái để đi tới lú lẫn.
Theo các khoa học gia, cảm giác cô đơn là một hiện tượng tiến hóa, giống như ở loài vật bị cơn đói thúc đẩy đi tìm mồi, sự cô đơn thúc đẩy con người đi tìm chở che ở bầy nhóm để sống còn. Để có được ứng xử này là do sự cô đơn kích thích việc sản sinh ra kích thích tố gây lo âu (stress hormones), đặc biệt là cortisol. Với một lượng nhỏ thôi, những kích thích tố này giúp kẻ cô đơn nhậy bén hơn trước hiểm nguy nhưng về lâu về dài, sẽ không tốt cho sức khỏe, đưa tới áp huyết cao, khả năng bị viêm nhiễm gia tăng và hệ miễn nhiễm bị suy yếu.
Nếu không được hỗ trợ về mặt tình cảm, người cô đơn dễ dàng trượt xuống những thói quen xấu như nghiện ngập thuốc xái, ăn uống quá độ và lười thể thao. Đối với người cao niên, sự cô đơn và cô độc càng nguy hiểm hơn khi tai biến xảy ra, bị té ngã hay bị động tim. Dưới mắt khoa học gia chuyên về thần kinh học John T. Cacioppo tại Đại Học Chicago, “Chối bỏ cảm giác cô đơn cũng hệt như chối bỏ cảm giác đang đói.”
Thế nhưng ngày nay, cô đơn có vẻ rất chung cho mọi người. Thời khoảng giữa năm 1985 và 2009, căn cứ trên con số những người được coi là bạn tâm giao giảm bớt, sinh hoạt xã hội cũng được coi là co cụm hơn một phần ba. Một trong nhiều lý do tới từ tuổi già của thế hệ Baby Boomers chủ trương sinh ít con và li dị nhiều hơn thế hệ cha mẹ họ trước đây, khiến có nhiều người bước vào tuổi xế chiều trong cảnh đơn chiếc không có bạn đồng hành.
Cứ 11 người Mỹ trong hạn tuổi ngoài 50 là có 1 người đơn thân, thiếu vắng bạn tình và không cả con cái sống cùng. Thống kê cho biết có chừng 8 triệu người ở trong tình cảnh này và một trong sáu Boomers có cuộc sống quạnh hiu. Không những vậy, thị trường công việc nhiều biến chuyển, buộc nhiều người phải tạm rời bỏ gia đình, quê hương đi làm xa và chịu cảnh cô đơn. Điều đáng kinh ngạc là giới trẻ ngày nay có nhiều rủi ro hơn trong bối cảnh xã hội phát triển và tiến bộ. Cũng trong công trình nghiên cứu của Cigna, thế hệ Z từ 18 đến 22 và Millennials từ 23 đến 27 có kỷ lục cao nhất về tâm cảm cô đơn.
Ngày nay dân Mỹ kết hôn và sinh con trễ hơn. Xã hội Mỹ hiện có nhiều người cu ky hơn bao giờ hết trong vòng hơn một thế kỷ qua, chính xác là 140 năm. Công ăn việc làm không ổn định cũng là một nguyên nhân. Loại công việc “chạy sô” hay với hợp đồng ngắn hạn cho thấy nhiều đối tượng ghi chỉ số cô đơn cao nhất. Mặc dầu bề ngoài trông qua ngỡ là con người thời nay dễ dàng có cơ hội nối kết qua các mạng xã hội hơn, thực tế chỉ làm vấn đề thêm tệ.
Cứ miên man bấm chuột chạy qua cả rừng các hình ảnh nào là hội hè đình đám xôm tụ, nào là gia đình sum họp vui vẻ ì xèo, nào là du ngoạn đó đây từng đôi, từng đoàn rất chi là hào hứng, nào là đám cưới cô dâu/ chú rể/ tân khách tưng bừng có thể khiến ai đó  xem mà chạnh lòng, cảm thấy mình đứng bên lề và xót xa tủi phận. Một công trình nghiên cứu cho thấy dân Mỹ trong hạn tuổi từ 19 đến 32, có tới 25% những người sử dụng các mạng lưới xã hội nhiều nhất, tiết lộ cảm giác cô đơn của họ cao gấp đôi những người “lướt mạng” ít thôi. Theo một số các nghiên cứu gia, tình trạng cô đơn đã bắt đầu lan rộng trước khi Internet ra đời, từ khi cuộc cách mạng kỹ nghệ bùng nổ, phá vỡ tập quán sống kề cận gần gũi nhau của những cộng đồng nông nghiệp bình ổn.
Theo sử gia Stephanie Coontz tại Đại Học Evergreen State, “điều này đề cập tới một trong những vấn nạn của xã hội tân tiến và cơ động  ngày nay.” Một khi chúng ta đạt được tự do thực hiện bất cứ ước muốn nào thì chúng ta cũng đánh mất ý thức “thuộc về” (một ai hay một nơi chốn nào để không có cảm giác chênh vênh) trong bản thể.
Trên đây là nhận định và giải thích của người Mỹ về người Mỹ cô đơn, có thể trong đó gồm cả người Mỹ gốc Việt nhập cư vào Mỹ trên dưới bốn thập niên, ít nhiều sống như người Mỹ nhập cư lâu hơn, lâu nhất trên 200 năm nhưng có cùng may mắn chứng kiến sự ra đời kỳ diệu của nền văn minh tin học, cùng hưởng phúc lợi và hệ lụy của nó để có cùng tâm thế, khác chăng là người Mỹ gốc Việt tới đây thế hệ thứ nhất mang theo vết thương chiến tranh còn nóng hổi, cảm xúc mất quê hương còn nung nấu, hy vọng một ngày về còn đau đáu chưa nguôi dẫu biết rằng mơ ước càng lúc càng trôi xa…
Trong cộng đồng người Việt lưu vong sống ngoài lãnh thổ, kể từ thập niên 1980 thế kỷ trước, sinh hoạt ái hữu giữa đồng hương nói chung bắt đầu hình thành, ngày càng mở rộng như thân cây rẽ nhánh với sắc thái địa phương hay do giao tình nghề nghiệp cũ, ngày càng kiện toàn về mặt tổ chức, quy mô và bề thế gấp bội lúc ban đầu. Họ gặp nhau ít nhất mỗi năm một lần dưới hình thức đại hội, làm nhiệm vụ quan hôn tang tế, tương trợ khi cần và giữ liên lạc chặt chẽ.
Tuy nhiên, sự xuất hiện với quyền lực áp đảo của nền văn minh tin học đã đóng một vai trò hai mặt (thấy là tiện lợi hơn nhưng cũng tai hại hơn) không chỉ thay đổi cung cách thông tin, giao tế, làm ăn mà ngay cả tư duy/ cảm xúc vốn là lãnh vực riêng tư của mỗi thành viên xã hội, khiến cho mọi gần gũi “vật lý” trước đây lui vào thế giới ảo, máy móc, thiếu hẳn hơi ấm của nhau. Bây giờ, cảnh cha mẹ/ con cái, vợ/ chồng, anh chị em/ bằng hữu nói chuyện hàng ngày với nhau bằng điện thoại thông minh xảy ra khắp mọi nơi, mọi lúc, cả những khi bên cạnh nhau, đồi diện nhau, mỗi người cắm cúi trong thế giới riêng mình thay vì nhìn nhau, nghe nhau, cảm thấy hạnh phúc khi có nhau như thế. Thử hỏi khi mọi việc đã qua đi, cái gì còn lại nếu không là kỷ niệm?
Tiếc thay, con người ngày nay có thể rất hài lòng với cái điện thoại thông minh, ngày đêm ăn ngủ với nó nhưng chắc là không thể có kỷ niệm với nó? Không biết đàn cá hồi hằng năm tìm về khúc sông cũ để sinh nở, để chết; lũ bướm thiên di bay cả ngàn dặm về đậu trên những cành khuynh diệp trong khu rừng quen thuộc hay bầy hạc cùng nhau đập cánh trở lại vùng đầm lầy bảng lảng bóng chiều mỗi cuối Tháng Mười như một thói quen đầy xúc cảm, liệu chúng có cùng một ký ức lưu giữ kỷ niệm như con người từ ngàn xưa vốn dĩ vậy không?
Người già Việt Nam không có thói quen ôm cái ti vi quảng cáo nhiều hơn tin tức đó đây, càng ít phương tiện để nuôi và chăm sóc vài con thú cưng làm bạn hay đi du lịch để thưởng thức cảnh đẹp đường xa xứ lạ sau gần trọn một đời mải mê làm lụng để gây dựng tương lai cho con cái, sợ chúng thua kém người ta. Con cái lớn khôn, như chim rời tổ ấm, ít khi nhớ lại rơm rạ lúc chào đời nên cha mẹ già nếu may mắn còn đủ đôi, ở nhà đã cô quạnh, vào nhà già càng cô quạnh hơn trong cái thế giới ngôn ngữ bất đồng, con người làm việc tính trên kim đồng hồ và số lượng công việc cần hơn là phẩm chất.
Các cụ chân còn khỏe, ngoại ngữ đủ nghe, đủ nói để không làm các cụ sợ hãi thì đáp xe buýt tới các sòng bài lân cận, la cà mua vui qua ngày với dàn máy kéo đỏ đen bằng số vốn ít ỏi từ trợ cấp xã hội hay tiền lương hưu bổng gộp vào. Các cụ may mắn hơn, còn vài bạn thiết từ thời chưa có Internet thì họp mạt chược, xập xám, xì phé, chắn cạ hay tứ sắc tại nhà, mỗi tuần 5 ngày trừ ra 2 ngày cuối tuần chuẩn bị đón con cháu về chơi tuy chúng không có hẹn song các cụ không thể không dọn nhà và dọn mình, sợ chúng trách móc thì ít mà sợ chính mình sẽ ăn năn thì nhiều. Ấy là chưa nhắc tới các cụ tuy sức lực hao mòn nhưng để tránh nỗi buồn quạnh hiu, vẫn vui vẻ thở rốc, nhận làm babysitters cho các cháu, tiếp tục gánh vác trách nhiệm giùm đám con không ưu tiên phụng dưỡng nhưng luôn ưu tiên nhờ cha mẹ giúp việc này việc khác với không chút ngại ngùng.
Ôi! Nước mắt cha mẹ ngàn vạn năm như thác đổ sau nhà, chỉ chảy xuống, không thể chảy ngược lên. Phải chăng già hay trẻ, con đường đi của nhân gian tuy sớm muộn có khác nhau nhưng bản chất là một và nỗi cô đơn nằm sẵn trong mỗi phận người. Cách đối phó hữu hiệu nhất một khi vô phương chống lại nó là hãy ôm lấy nó như người bạn tri kỷ là chính bóng mình với nụ cười hòa bình trên môi, cũng là nụ đời cứ mãi thanh xuân trong ký ức như một đặc ân Thượng Đế ban cho loài người trên địa cầu xinh đẹp này.

Bùi Bích Hà

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.