logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/01/2019 lúc 10:25:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phong trào Áo Vàng biểu tình tới nay gần 2 tháng. Thời gian khá dài hơn nhiều cuộc biểu tình lớn khác đã xảy ra, như hồi tháng 5/68 chỉ có 1 tháng hay hồi 95, gần cả tháng, chống chánh sách về hưu trí và an sinh xã hội của Thủ tướng Jupé, đã dẫn tới việc ông Jupé đã phải từ chức. Nhưng nay dân Áo Vàng tỏ ra còn hăng hái, có thể kéo dài hơn nữa cho tới khi những đòi hỏi được thỏa mãn. Mà đòi hỏi tối hậu là Ông Tổng thống Macron từ chức!

Sau Hồi VI tuần trước Nô En, dân Áo Vàng đã không ngần ngại đưa ra lời kêu gọi “Hồi VII” với khẩu hiệu “Áo Vàng, chúng ta ăn Nô En với nhau”. Mà “Áo Vàng ăn Nô En với nhau” có nghĩa là bà con ta sẽ ăn Nô En ngoài trời. Dưới cái lạnh mùa đông năm nay khá lạnh, nhiều nơi lạnh xuống tới -2°C, -3°C.

Thế mà lời kêu gọi vừa đưa ra hồi 13 giờ ngày hôm trước, hẹn nhau tại Đại lộ Champs-Elysée, Paris, thì có ngay 17000 người trả lời rất hoan nghênh và hơn 2000 người khác thông báo tới tham dự.

Không riêng gì Paris, ở nhiều nơi khác, Áo Vàng cũng vẫn tiếp tục biểu tình và ăn Nô En với nhau ngoài trời mùa đông. Ở bùng binh (Rond-Point) trên nhiều trục lộ dẫn về Paris, Áo Vàng tụ tập từ hơn cả tháng qua, thường xuyên, liên tục. Họ dựng lều tạm trú, lấy thùng cũ làm lò, bỏ củi vào đốt để sưởi. Ăn uống, có gia đình và dân chúng ở gần đó tiếp tế. Tắm rửa, vài tuần, thay phiên nhau về nhà hoặc vào nhà dân ở gần tắm nhờ. Vả lại, mùa đông, Tây đầm ít khi dám tắm lắm. Chỉ lấy dầu thơm (eau de toilette - nước tắm rửa) thoa qua mặt mày, cổ, là đủ rồi. Người vẫn thơm phức như đầm!

Áo Vàng ăn Nô En tại Bùng binh công lộ

Tại một Bùng binh trên trục lộ miền Bắc nước Pháp, lối ba mươi Áo Vàng, có cả Bà đầm Áo Vàng, tham dự, ăn Nô En ngoài trời. Nơi đây vẫn là địa điểm của họ tập họp Áo Vàng ngay từ những ngày đầu của phong trào biểu tình chống chánh phủ vì đời sống quá đắt đỏ. Bữa ăn phải sau lễ 12 giờ. Ở giữa Trời, họ vẫn cùng nhau làm lễ mừng Chúa Giáng sanh, cùng ca hát. Bữa ăn của họ rất tươm tất. Nào gan ngỗng (Foie gras d’oie – ngon hơn và mắc tiền hơn gan vịt) với bánh mì khoanh tròn nhỏ nướng thoa bơ, cá hồi un khói, gà trống (chapon) rô-ti, cả Champagne và, dĩ nhiên, không thể thiếu món truyền thống của đêm Nô En là bánh ngọt (bûche de Nô En) kết thúc bữa ăn Réveillon. Đúng là một bữa ăn Nô En, tuy ngoài Trời, và Áo Vàng khoát bên ngoài, nhưng chẳng khác như ở nhà chút nào. Vẫn ấm cúng.

Đây là Bùng binh Quatre Chemins ở Somain, phía Bắc, nơi trước đây có hầm mỏ than đá. Dân chúng tập trung về sanh sống, làm công nhơn, nên họ có truyền thống tranh đấu xã hội từ đó. Ngày nay, họ tranh đấu trong phong trào Áo Vàng, nên trời lạnh hay mưa bão, họ vẫn kiên trì bám trụ. Và họ đã tham gia từ cuộc biểu tình phát động đầu tiên, ngày 17/11/2018 cho tới nay.

Dân ở đây không thua gì dân Thanh Nghệ Tĩnh ở Việt nam. Tranh đấu tới cùng, chết bỏ, cho nên dễ bị cộng sản lợi dụng. Trong nhóm Áo Vàng ở đây cũng có khá nhiều đảng viên cộng sản Pháp. Ngày nay, cộng sản Pháp chỉ còn tham gia biểu tình, đình công, cố thủ vài địa phương nhỏ, với dân chúng lao động gốc ngoại quốc như Tây ban nha, Bắc Phi, tuy Pháp là nơi đầu tiên khai sanh ra đảng cộng sản mà chưa bao giờ Pháp trở thành nước cộng sản. Nhiều người ngoại quốc tới đây du học, lao động, như Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Khieu Samphan, Pol Pot, …trở thành cộng sản, rồi trở về xứ làm lãnh tụ. Bỡi Pháp vốn là nước có văn hóa lâu đời, có một nền văn minh tiên tiến, và từ sớm đã làm cách mạng Dân chủ Dân quyền.

Có một bộ mặt Áo Vàng khác vô cùng đẹp. Tại Bùng  binh  Margencel ở Haute–Savoie, Áo Vàng cũng đóng chốt từ lâu, nay nhơn lễ Nô En, họ tổ chức đón lễ trong vũ nhạc. Mọi người đều tươi cười rạng rỡ qua ánh lửa bập bùng, ôm nhau nhảy nhót. Một bà cụ trong tay của một phụ nữ trẻ tuổi. Một người đàn ông lớn tuổi, cao to, đội cái nón có 2 sừng, nhảy một mình, quay vòng tròn theo điệu nhạc. Một bà cầm cờ xanh, đỏ, trắng, phất lên vừa nhảy múa. Tất cả cùng hát múa theo bản «La Foule» của Edith Piaf. Đây là lúc mà mọi người không ai thắc mắc đời sống của họ khó khăn vì những nhà tài phiệt cướp hết thành quả lao động của họ. Họ cũng không ưu tư giá xăng dầu tăng, khả năng mua sắm của họ bị sút giảm, thiếu công bình xã hội, lương bổng phải tăng, … Tất cả cùng vỗ tay theo điệu nhạc. Nhóm lính san-đầm đứng bên ngoài canh chừng họ cũng cùng vỗ tay theo. Tất cả giờ đây chỉ còn là một khối tình cảm thân thương, vui hưởng ngày Nô En (nhà báo Richard Vivion của France Bleu).

 

Đón Giao thừa

 
Ăn Nô En vừa xong, Áo Vàng lại kêu gọi chuẩn bị biểu tình Hồi VIII, tập họp ở Đại lộ Champs-Elysée vào đêm giao thừa để chào mừng Năm Mới. Trong lúc đó, Thị xã Paris thông báo vẫn duy trì chương trình lễ hội Năm Mới của Thị xã Paris dự định tổ chức cũng tại đại lộ Champs-Elysée, với âm thanh và ánh sáng. Có cả pháo bông. Chương trình lễ hội của Thị xã Paris đặt dưới khẩu hiệu «anh em» (fraternité) và được giải thích «Bởi vì đời sống của chúng ta là những buổi lễ hội (des fêtes), và sẽ không bao giờ là sự thất bại (défaite) nữa» (Bản thông cáo của Thị xã Paris viết (theo cách chơi chữ) défaite (thất bại), đọc trại vì gần như đồng âm với des fêtes (những ngày lễ).

Lễ Hội Giao thừa sẽ được bảo vệ an ninh cẩn  thận trong lúc đường phố  Paris vẫn là nơi Áo Vàng tụ họp mỗi sáng Thứ Bảy từ hôm 24/11. Hôm 1/12 là ngày biểu tình bạo động mạnh nhứt, đập phá cả di tích lịch sử Khải Hoàn môn, Paris cơ hồ như cảnh tàn phá của một cuộc nội chiến thành phố.

Từ Thứ Bảy trước Tết, Áo Vàng biểu tình kéo dài. Họ đốt phá suốt đêm tại Paris rồi tiếp diễn các hành động bạo lực đến ngày 30/12.

Theo truyền hình LCI của Pháp, số người biểu tình chỉ tính riêng ở Paris có khoảng 12000. Họ hô vang khẩu hiệu «Macron từ chức». Chưa đến một giờ đồng hồ sau đó, biểu tình từ ôn hòa đã biến thành bạo loạn nhanh chóng. Hàng loạt xe cộ bị lật ngửa, đập phá và đốt trên khắp đường phố ở trung tâm Paris. Dưới chân tháp Effel, như có chuẩn bị trước, họ đem tới vỏ xe cũ chất thành một đống và đốt.

 

Eiffel trước đêm giao thừa

 
Cả ngọn tháp bị bao phủ trong khói đen. Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cảnh sát chạy tới, bóp kèn inh ỏi. Tại chỗ, tiếng hò hét của hàng ngàn người vang lên tạo ra một cảnh tượng hỗn loạn rùng rợn.

Người biểu tình không chỉ đốt phá mà còn mạnh dạng tấn công lại cảnh sát bằng bom khói, gạch đá, gậy gộc. Họ dùng những tấm bảng hiệu bằng kim loại làm lá chắn, nhiều người tựa lưng vào nhau và đứng đối đầu với vòi rồng.

Vài trăm người “Áo Vàng” đã tụ tập quanh văn phòng của một số đài truyền hình nhà nước và kênh truyền hình BFM TV ở trung tâm Thủ đô Paris, hô vang khẩu hiệu "tin giả" và đòi Tổng thống «Emmanuel Macron từ chức». Họ tập trung đốt phá mạnh nhứt tại bên ngoài nhựt báo Le Parisien. Họ xông vào trụ sở chi nhánh Bộ Kinh tế, tính cô lập ông Griveaux, Thứ trưởng, phát ngôn nhơn của chánh phủ nhưng may mắn ông đã thoát được.

Hàng trăm người tràn xuống các trạm Métro và tấn công cảnh sát.

Biểu tình và bạo động cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn như Nantes, Rouen, Marseille, Lyon, Bordeaux, Toulouse,… Riêng ở thành phố Rouen, có 800 người biểu tình. Một nhóm đã mang rác đến trước cửa ngân hàng, chất thành đóng và châm lửa đốt, gây thiệt hại khá nghiêm trọng.

 

Từ Áo vàng đến bạo loạn vô chánh phủ

 
Khi phong trào Áo Vàng bùng nổ, mọi người, cả chánh quyền đều ngỡ ngàng. Ai cũng chờ coi cuộc diện sẽ đi tới đâu. Biểu tình vẫn diễn tiến, từ Đại lộ Champs-Elysée lan ra khắp nước, còn qua tới các nước láng giềng như Bỉ, Đức, Hòa lan, Hung, Tây Ban nha, cả Do thái, Liban, Irak,…Vẫn không có lãnh đạo. Một hiện tượng hoàn toàn xã hội và tự phát. Theo chìu ngang. Chỉ qua lời kêu gọi trên mạng. Không có nghiệp đoàn, đảng phái hướng dẫn. Những tổ chức này, nhứt là phe tả như xã hội chủ nghĩa và cộng sản, lăng xăng chạy quanh tìm cách ăn có mà không được. Mọi người nghĩ, thiếu lãnh đạo, chắc phong trào sẽ tự giải tán sớm. Nhưng không. Tới lúc thấy tầm quan trọng của Áo Vàng, chánh quyền vội muốn giải quyết. Cả Điện Elysée, cả Chánh phủ đều hốt hoảng. Giải pháp nào đây? Nhượng bộ là hay nhứt!

Thủ tướng Chánh phủ, ông Edouard Philippe, tuyên bố Chánh quyền phải tái lập trật tự, ổn định đời sống xã hội.

Thật ra, trong các kỳ biểu tình gần đây, số người tham gia có bắt đầu sút giảm khi sự xúc cảm bị kích thích mạnh buổi đầu đã lắng dịu phần nào (12000 người/30000 người trước đây). Họ nhìn thấy sự thiệt hại quá lớn cho đất nước mà chính dân chúng là nạn nhơn sẽ gánh chịu những hậu quả.

Người biểu tình Áo Vàng thật sự đã nhận diện được những phần tử chen vào gây bạo loạn, đập phá, cướp bóc của cải của dân chúng. Từ trong suy nghĩ, họ cảm thấy phải chia sẻ phần nào trách nhiệm trong những đổ nát, thất thoát lớn lao đó.

Đồng thời xuất hiện, tuy không rầm rộ bằng, một phong trào mới, phong trào Khăng Quàng Đỏ để chống lại phong trào Áo vàng. Hai bên cùng xuống đường nhưng chưa đụng độ nhau.

Ông François Léotard, thân De Gaulle, cựu Tổng trưởng Văn hóa thời ông Jacques Chirac, trả lời báo chí về phong trào Áo Vàng biểu tình «Tôi không đồng ý bạo loạn. Có nhiều cách tranh đấu. Thật ra bạo loạn chỉ là thứ hận thù bộc phát nhằm chống lại ông Tổng thống, mà cũng nhằm chống lại mọi hình thức quyền bính khác. Nó rất nguy hiểm. Tôi đang đọc quyển «Những ý hệ của oán hận» của tác giả Marc Angenot. Trong sách, ông cắt nghĩa thường con người ta khi gặp phải khó khăn, không tự mình suy nghĩ lại, nhìn lại mình, mà tìm buộc tội, đổ lỗi người khác. Đó là lỗi ở kẻ mạnh, kẻ có thẩm quyền. Đó là thái độ của phe phái, ta-địch. Dĩ nhiên phải lắng nghe tiếng nói của sự tức giận và sự thất vọng của những người Áo Vàng. Nhưng nhứt thiết phải xuôi theo họ chăng? Phải chấp nhận sự bạo loạn này, nó không hẳn là từ những người Áo Vàng, hay không?».

Có bóng dáng Tổng thống Poutine đàng sau?

Trước khi cuộc biểu tình hôm thứ bảy 29/12 diễn ra vài tiếng, Sunghe Chalencon, một trong những người lãnh đạo phong trào biểu tình "Áo Vàng", đã tuyên bố phong trào này không còn dừng ở các cuộc biểu tình đơn thuần:

"Chúng tôi đã thành lập một thực thể chính trị để đối đầu trực tiếp với chính quyền của Tổng thống Macron. Mọi thứ sẽ chỉ được giải quyết khi ông Macron từ chức. Chúng tôi có đại diện khắp nước Pháp và đang xây dựng các trụ sở chính trị của riêng mình".

Bộ Nội vụ đã lên tiếng cảnh cáo về tính cực đoan đang kích động trong phong trào "Áo Vàng". ”Số người tham gia biểu tình đã giảm đáng kể, nhưng hành động cố ý phạm pháp lại gia tăng không ngừng. Những yêu sách cũng gia tăng với cả những đòi hỏi vô lý, khó mà thỏa mãn được. Do số người chen vào chủ trương gây bạo loạn đông hơn.

Ngày 22/12, Tổng thống Pháp và Quốc hội đã thông qua một số biện pháp nhằm xoa dịu người biểu tình, trong đó có việc giảm giá nhiên liệu, tăng mức lương cơ bản, không đánh thuế giờ làm thêm, giải quyết các vấn đề nhà ở xã hội và nhu cầu y tế của người dân có thu nhập thấp...

Tuy nhiên, người biểu tình “Áo Vàng” vẫn cho rằng những biện pháp đó chỉ mang tính tạm thời. Họ muốn có một sự thỏa hiệp cao hơn, để quyền «tự quyết dân chủ” cơ bản được bảo  đảm hơn nên họ dứt khoát đòi hỏi “ông Macron từ chức”!

Hơn nữa người biểu tình “Áo Vàng” còn yêu cầu ông Macron rút Pháp ra khỏi khối NATO, đảm bảo các quyền tự quyết của nước Pháp trước những áp lực chính trị của Mỹ!

Phải chăng vì những đòi hỏi mang nặng tính chánh trị này mà ký giả Brice Couturier của đài France Culture (Pháp Văn hóa) đã không ngần ngại cho rằng đàng sau phong trào biểu tình Áo Vàng có bóng dáng Tổng thống Nga Vladimir Poutine? Trong buổi họp báo thường niên tại Moscou, ông Poutine phê phán vụ Áo Vàng về nguyên nhơn xảy ra và cách giải quyết của chánh phủ Pháp làm cho người ta nghĩ có lẽ Nga can thiệp để trả đủa Âu châu trong đó có Pháp đã trừng phạt Nga về kinh tế làm cho đời sống dân chúng Nga khó khăn, sau vụ Nga tiến chiếm Crimée, bành trướng qua Ukraine?

Năm 1945, công chức biểu tình tại Hà nội ủng hộ nước Việt nam độc lập dân chủ, ủng hộ chánh phủ Trần Trọng Kim. Bổng xuất hiện lối 60 tên cộng sản cầm cờ đỏ sao vàng chen vào ăn có, kéo mền về mình, biến cuộc biểu tình thành của họ, đã dẫn tới thảm họa Việt nam thành cộng sản, và ngày nay lệ thuộc Tàu. Nay, ở Paris và Pháp, cũng chỉ có hơn trăm tên du đảng hung hăng, chen vào phong trào Áo Vàng, cũng biểu tình, … Chánh phủ không sớm ổn định được an ninh trật tự, không khôi phục được uy quyền quốc gia, e Pháp sẽ là Việt nam của năm 1945!

Nguyễn thị Cỏ May
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.122 giây.