logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/04/2019 lúc 11:25:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tháng Tư năm nay, 2019, người Việt tị nạn Cộng Sản đầu tiên bỏ nước ra đi đã sống cuộc đời lưu vong 44 năm. Con đường phải kể là khá dài, thế hệ thứ nhất đa số đã hoàn tất hành trình trên mặt đất, ngậm ngùi chấp nhận gửi thân xứ người. Thế hệ thứ hai bắt đầu mòn mỏi với đợi chờ ngày một xa giấc mơ hồi hương. Bao nhiêu đau thương, hờn căm, tủi nhục cho một phía, bao nhiêu lỗi lầm, gian trá, tội ác cho phía kia, cứ theo ngày tháng nhân lên không một tia sáng cuối đường hầm.
Nhìn ra xung quanh, nước mắt đầm đìa cho người dân Venezuela chỉ mới vài năm trước đây, khi chính thể chưa chọn đứng vào hàng ngũ xã hội chủ nghĩa, đã từng có nếp sống ấm no, giàu có, nhờ vào trữ lượng những mỏ dầu tưởng như vô tận, nay từng người như thân chó đói, phải hằng ngày bươi móc các bãi rác tìm chút rau thối, xương thừa, cho cái bao tử đang cào cấu tấm hình hài da bọc xương của họ.

Thói thường, hễ túng rối đầu gối phải bò nhưng người dân Venezuela không bò. Họ sát vai nhau đứng lên, ra đường, mỗi người là một cái loa khuếch đại lời kêu than tới trời xanh của họ, tiếng gào thét đòi cơm áo và nhân phẩm xé nát những buồng phổi vẫn tràn đầy dưỡng khí của họ. Mỗi người là một thùng dầu từ những mỏ dầu đang cạn, sẵn sàng cháy lên để thiêu hủy chế độ đã bức bách cuộc sống của người dân vô tội muốn phục hồi công lý, cung cấp lửa cho một cao trào cách mạng chính trị phù hợp với lòng người. Tình huống chín chết một sống ấy luôn là thời cơ chín tới cho một lãnh tụ biết đo lường sức dân và dựa vào sức dân mà đứng lên cho một thay đổi có chính nghĩa và toàn diện.
Cho dẫu không có cuộc chiến nào dễ dàng đưa đến thành công nhưng căn bản là nó phải bắt đầu. Tình hình Venezuela đang hết sức căng thẳng những thế cờ giữa đôi bên.
Một với Nicolás Maduro, tổng thống đương nhiệm, tự cho là chính thống qua cuộc bầu bán không minh bạch hồi cuối năm ngoái. Một lễ tuyên thệ được coi là bất hợp pháp đối với quần chúng và quốc tế, vốn được Nga và Trung Cộng đỡ đầu, nấp dưới bóng vị thần hộ mạng đã hết linh thiêng Hugo Chavez qua đời sáu năm trước để lại một di sản trên đà khánh tận. Maduro hiện đang vận dụng tàn lực lập kế bán hết số vàng dự trữ trong ngân khố để duy trì thời gian hấp hối.
Bên kia với Juan Guaidó, lãnh tụ lực lượng đối lập, chủ tịch Quốc Hội hiện hành, có quyền xử lý tổng thống khi đất nước không có tổng thống. Ông này được 50 quốc gia thừa nhận, kể cả Hoa Kỳ, Anh Quốc, hiện đang bất chấp hiểm nguy tả xung hữu đột với những chuyến đi về qua lại nhiều quốc gia Nam Mỹ vận động sự hỗ trợ của những quốc gia còn lại vùng Châu Mỹ La Tinh.
Trong nội tình Venezuela, ngoài họp bàn liên tục với đại diện các công đoàn, kêu gọi họ đình công bãi thị để giúp làm tê liệt chính quyền hiện hữu hầu rút ngắn thời gian, còn phải gặp gỡ các giới chức tại quyền kêu gọi ngăn chặn việc tẩu tán ra nước ngoài số vàng dự trữ trong ngân khố nhà nước, kể cả trì hoãn việc hồi hương số vàng gởi bên Anh trong kế hoạch câu giờ của Maduro nhằm “tiêu diệt bọn thiểu số phản động điên cuồng…”
Nói tóm lại, con đường cách mạng không bằng đổ máu thật không dễ dàng, càng không bao giờ là miếng bánh cake người khác làm sẵn và đưa tận miệng mà lãnh đạo cần từng bước tiến hành và kiên trì.
So với Việt Nam hiện nay, theo thiển kiến kẻ viết bài này, chúng ta thiếu yếu tố lòng dân cần được hiển thị qua các cuộc xuống đường ở tầm mức nghiêm trọng, các cuộc trưng cầu dân ý tiến hành hợp hiến, thiếu nhất yếu tố lãnh đạo là nhân tố chủ chốt trong mọi nỗ lực thay đổi thể chế.
Sau biến cố Tháng Tư, 1975, kẹt lại Sài Gòn 11 năm dưới chế độ mới, tôi có đủ cơ hội để biết rõ đường lối trị dân của người Cộng Sản. Họ đủ khôn ngoan để không dí mũi người dân vào sát tường vì khi bị ngạt thở, bản năng sinh tồn trong con người sẽ nổi dậy, con người sẽ liều chết để có sự sống. Vì vậy, Cộng Sản luôn để một khoảng cách chừng một hai phân để con người cũng vì bản năng sinh tồn mà biết sợ, chịu đứng yên và… hy vọng.
Kế hoạch “an dân” quy mô là họ ra tay một mặt kiện toàn mạng lưới công an, cảnh sát để giữ trật tự khi cần, mặt kia phá nát căn bản đạo đức của xã hội cũ để tha hóa con người bằng cách tháo cũi xổ lồng cho bản năng tầm thường lên ngôi. Họ chia để trị bằng cách cho một số nhỏ ngoan ngoãn hưởng bổng lộc, những điều kiện sống khá tốt để tạo thể diện và làm thầy cãi (với niềm tin tuyệt đối) cho họ về chính sách họ áp dụng cho số đông hơn bị họ hà hiếp vì kêu đòi những thứ quốc cấm.
Năm 2001, tôi về Việt Nam thăm mộ phụ thân, thử nói chuyện thời cuộc với các cháu con ông anh họ. Tôi không ngạc nhiên khi thấy các cháu buôn bán làm ăn khấm khá, xây được nhà lầu bốn tầng cho cha mẹ. Mỗi buổi tối, các cháu từ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây cất về nhà, thảy cho mẹ một gói tiền khá to, nhờ mẹ đếm và phân loại giùm rồi vào phòng tắm, thay đổi y phục lịch sự xong ra chào cha mẹ và cô để đi chơi. Nhà phố không có gara nên cháu đậu xe hơi trả tiền chỗ ở một nơi khác, hằng ngày chạy xe gắn máy ra đấy, đổi xe. Trong một lần trao đổi, các cháu cười cười, bảo tôi: “Cô ơi, thời buổi này không còn ai nói tới lý tưởng nữa cô ạ! Lý tưởng của tụi cháu bây giờ là kiếm nhiều tiền và tiêu tiền. Có thế thôi, cô đừng buồn mà hãy mừng cho chúng cháu!”
Những người trẻ trưởng thành ngoài chiến tranh, vừa không có cùng ký ức đau thương của thế hệ đi trước, vừa dựa hơi một xã hội hậu chiến mọi giá trị bị xáo trộn tận gốc, nay còn được chính sách nhử cho nếm mùi một thứ tự do cá nhân muốn làm gì cũng được miễn đừng đi ngoài khuôn khổ của chính quyền, vậy thì còn lựa chọn nào hơn nữa mà không dễ dàng xuôi theo thời thế? Đó đây, bên cạnh những bạn trẻ hồn nhiên, dễ tính, vô tư này, không phải không có những vì sao lạc, sáng lẻ loi riêng mình nhưng họ lập tức bị trù dập, bị loại bỏ không nương tay ngay từ khi còn trong trứng nước, lặng lẽ không một dư âm vọng lại.
Hình ảnh những bà mẹ nghèo buôn thúng bán bưng vỉa hè bị nhân viên công lực đạp giầy vào vai, vào đầu; hình ảnh những người dân oan bị chính quyền dùng luật đất đai như một hình thức cướp không tài sản của dân, xua đuổi ra khỏi mảnh đất, ngôi nhà họ đã an cư, lạc nghiệp bao đời, cho xe cơ giới cày nát mọi thứ; hình ảnh những thanh niên từng có thời tuổi trẻ đầy hứa hẹn như họ ngày nay, bị còng tay, bị bỏ tù hằng thập niên chỉ vì làm sao có thể nghĩ được rằng một chính quyền lấy khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” làm phương châm trị nước lại có thể kết tội người dân là phản quốc khi họ chỉ đơn giản hát lên tiếng lòng của họ?
Hình ảnh những nạn nhân của câu chuyện Lộc Vàng ấy, sau mười năm lao tù trở về, chết điếng nghe cả thành phố cùng hát những bài hát ngày xưa oan nghiệt đó rồi nằm chết thật như con thú hoang bên vỉa hè đông đầy người qua lại, lạnh lùng không cả một cái chép miệng. Báo chí, truyền thông, nơi nơi yên lặng. Càng không có cái YouTube nào phóng lên mạng, cho thấy chưa bao giờ cái “vốn quý” này (như người Cộng Sản thường rêu rao gọi nhân dân của họ), thật sự được chính họ tôn trọng, thậm chí đối xử tử tế thôi.
Thế nhưng YouTube lại sẵn sàng ồn ào chia sẻ những phóng sự gọi là thực tế đời thường trong xã hội Việt Nam ngày nay, do các bạn trẻ thuộc thành phần có đặc quyền, đặc lợi thực hiện nhằm giới thiệu bộ mặt đẹp của tấm mề đay… Bề ngoài, các bạn trẻ này thuộc các gia đình có ưu thế xã hội, được cha mẹ cho đi ngoại quốc du học nên họ có đủ mọi yếu tố ngoại hình y như giới trẻ lớn lên ở hải ngoại, có thể xem là prototype của nhau tuy sâu bên trong, họ là những quả chuối vỏ ruột xanh vàng khác nhau.
Họ có phong cách trẻ trung, văn minh, tự do, sống động, nói lưu loát song ngữ Anh Việt. Họ đi xe đời mới có tài xế lái. Bất luận cậu đưa cô đi đặt mua áo dài cách tân hay truyền thống, họ đều có những địa chỉ high-class, từ địa điểm với bài trí hết sức sang trọng, cách đón tiếp và chào hàng chuyên nghiệp của chủ nhân đến tơ lụa, gấm vóc, kiểu đo cắt, mẫu mã thời trang, khắp mọi góc cạnh đều toát lên sự hoàn hảo gây ấn tượng mạnh cho khách hàng.
Thành thực mà nói, nếu không được giới thiệu trước, tôi khó mà hình dung ra một cửa hàng buôn bán với phẩm cách ấy lại có địa chỉ ở Sài Gòn hiện nay. Giới trẻ gốc Việt ở Mỹ thích xem những cái video clip loại vui nhộn này trên YouTube vì họ dễ đồng hóa mình với các đề tài được các nhân vật giống họ trình bày đẹp mắt xuất hiện trong những video clip đưa toàn tin tức hay ho và vui tươi từ một nếp sống xa xỉ và dễ dàng trong nước so với nếp sống vất vả, bận rộn với trách nhiệm và nhu cầu cơm áo, tìm kiếm tương lai của giới trẻ ngoài nước.
Nếu quả thật có một chiến dịch ngoại vận đang phát triển mạnh thì mặt trận này, vô tình hay hữu ý, đã dựa vào các trang mạng xã hội sử dụng được một lực lượng trẻ năng động, nhiệt tình, ham vui, sống thỏa thích bằng các phương tiện không phải của họ trên những sân khấu tuy phản chiếu ít nhiều thực tế nhưng vẫn không là sự thật. Những mảng đời sống của giới showbiz như những nồi thoát hơi để giữ thăng bằng cho một xã hội có nhiều đè nén và áp bức không đi đến chỗ bùng nổ.
Vì vậy, hải ngoại mong chờ cho tới bao giờ những thay đổi cần sôi lửa để hình thành? Tiềm năng nhân lực và kinh tế của một Việt Nam không chiến tranh thật vô biên đang ở trong tay một nhúm người nhắm kỹ mắt, bịt kỹ tai, không nhìn, không nghe, ảo tưởng sự giàu có ấy, quyền lực ấy mãi mãi và nhất định thuộc về họ.
Về phía người dân, sau một thời đói nghèo, cơ cực đến điều, giờ đây những hạt cơm rơi của chế độ cũng đủ làm cho họ cảm thấy sống được, để… chờ xem con Tạo xoay vần ra sao hơn là tự mình vùng vẫy rồi lại xôi hỏng bỏng không!
Những ai không bằng lòng với những hạt cơm rơi ấy mà biết lợi dụng thời cơ, thu gom đủ lương thực và không muốn chờ đợi hão huyền thì tìm cách xé lẻ, ra đi, để thoát thân, làm lại cuộc đời ở một nơi khác. “Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục- y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của tầng lớp điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì mọi thứ từ học vấn, nhân cách, đến cả lịch sử đều là đồ giả; những ‘thành phố đáng sống’ thì kẹt xe và ngập nước quanh năm, sinh mạng con người không biết ‘đứt bóng’ lúc nào bởi tai nạn giao thông; dân sinh thì khổ ải, dân chủ và dân quyền thì lắm vấn đề và người dân thì bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình… vân vân và vân vân. Đó là chưa kể nỗi sợ hãi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ròng láng giềng khổng lồ phương Bắc” (trích Facebook Ngọc Vinh).
Phục hồi một niềm tin đã khánh tận trong một xã hội tan nát cùng cực là điều thiên nan vạn nan. Làm sao để nói với mọi người là hãy nhìn tấm gương lập quốc của một dân tộc từng lưu vong hàng vài thiên niên kỷ, bị đày ải, bị trừng phạt vì đã chối bỏ Chúa như Do Thái, hãy luôn tin vào sức mạnh bản thân mỗi con người khi liên kết thành một khối keo sơn, dám suy nghĩ táo bạo, xác lập cho được mục tiêu của đời người rồi làm hết sức để đạt tới thì không điều gì không thể thực hiện được, ngay cả làm nên số phận mình.

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.