logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/04/2019 lúc 11:27:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,674

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vừa nghe đến hai chữ “Tình Già,” chắc thế nào cũng có vị liên tưởng ngay đến bài “Tình Già” của cụ Phan Khôi đăng trên tờ Phụ Nữ Tân Văn số 122 ra ngày 10-3-1932, là bài đánh dấu sự lên ngôi của thể Thơ Mới. Thể loại thơ này đã phụ họa với phong trào cải cách chữ quốc ngữ và làm viên gạch lót đường cho các nhà thơ nổi tiếng thời Tiền Chiến như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Đông Hồ, Tế Hanh, Nguyễn Vỹ… Bài “Tình Già” của cụ Phan Khôi rất đơn giản, tự nhiên như nói chuyện, không cầu kỳ, sáo ngữ, nhưng làm rung động hàng triệu con tim từ những thế kỷ trước và cho đến bây giờ, đọc lại, độc giả vẫn không ngừng rung động:

Hai mươi bốn năm xưa,
Một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
“Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn đà không đặng:
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
Chi bằng sớm liệu mà buông nhau!”

“Hay! Nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng ấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
Mà tính chuyên thuỷ chung!”

Hai mươi bốn năm sau,
Tình cờ đất khách gặp nhau:
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung,
Đố có nhìn ra được?
Ôn chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.

Điều lạ lùng mà Sáu tui muốn nói ở đây là bài thơ này được làm từ hồi nẫm, nghĩa là cách đây 87 năm, gần một thế kỷ, mà lại trùng hợp với nhiều chuyện hai người tình cũ mới gặp lại nhau trên đất Mỹ, sau hơn hai, ba thập niên xa cách nhau, người vượt biên, người ở lại. Rồi người ở lại, vì duyên cớ gì đó, mà cũng sang được đất Mỹ, gặp lại người tình cũ tại các cuộc hội họp ái hữu, cộng đồng.

Nhưng điều đáng tiếc là cả hai người đều đã có gia đình, con cháu đùm đề. Gặp nhau mà nghẹn ngào, không biết mở đầu câu chuyện như thế nào, gọi nhau ra sao? Gọi nhau bằng “anh, em” thì không được, bởi người phối ngẫu mới đang nhìn chằm chằm, gọi nhau bằng “ông, bà” thì xa cách quá. Gọi bằng “bạn” cũng có chút nực cười. Chỉ còn biết thở dài, gán cho số phận.

Thú thiệt, Sáu tui đã từng cảm động chứng kiến cũng như nghe kể vài cuộc gặp gỡ như thế và bùi ngùi cho tình cảm của con người. Theo Sáu tui, thì con người được tạo ra, ở trên mọi sinh vật khác là vì hai chữ “Tình Cảm.” Con người Yêu, Thương nhau theo những tần số khác nhau, có người yêu dữ dằn, chỉ muốn chiếm đoạt người mà mình yêu, có người yêu trong im lặng, nghẹn ngào, chấp nhận tình yêu một chiều, còn đa số thì yêu nhau theo kiểu “có qua, có lại mới toại lòng nhau.”

Nhưng điều đáng tiếc là trong hoàn cảnh sống xa quê hương như hiện tại, người Việt đã nhanh chóng tiếp thu nếp sống tình cảm vị kỷ của người Âu, Mỹ, mà quên đi những nét đẹp của tình yêu truyền thống người Việt xưa. Thiên hạ bỏ nhau rầm rầm, ly dị nhanh như chớp, cưới nhau trong vài tiếng đồng hồ (có khi không tới nửa tiếng ở Las Vegas), rồi quên nhau mau chóng. Sáu tui có đi dự vài đám cưới của con cháu các người bạn, thấy vui quá. Phù dâu phù rể dắt tay nhau nhảy nhót loạn xà ngầu, còn cô dâu, chú rể thì ôm nhau, hôn hít tưởng như cháy cả môi, mà rồi, vài tháng sau, hỏi lại, thì biết rằng đã bỏ nhau rồi.
Buồn năm phút.

Chừng hai thập niên trở lại đây, lại nẩy sinh ra nhiều kiểu cưới mới: “Cưới rút cầu,” nghĩa là cưới vì cái thẻ xanh, cô dâu sau khi được thẻ xanh rồi, thì “đóng cửa, rút cầu,” cắt đứt duyên tình với người đưa mình qua Mỹ.

Sáu tui đã biết một trường hợp người bạn bị cô vợ phụ bạc, lấy ngay thằng bạn mình, đã trở thành điên dở, lảm nhảm chửi đời suốt ngày, phải nằm nhà thương tâm thần một thời gian.

Kiểu cưới thứ hai là “cưới đô la,” hai bên thỏa thuận với nhau một số đô la, người còn ở Việt Nam thì chung tiền cho người ở Mỹ để làm hôn thú, cho qua Mỹ rồi thì anh đi đường anh, tôi đường tôi. Kiểu này bị chính phủ Mỹ phát giác, giờ đây, đang làm hồ sơ trục xuất nhiều người về nước vì “hôn thú giả,” có kẻ đi tù. Cưới kiểu này không chỉ dành riêng cho các người đẹp ở Việt Nam, mà có cả những anh chàng muốn sang Mỹ, thì rao kiếm vợ có thông hành Mỹ. Dĩ nhiên, các chàng chịu chi đẹp cho các nàng ở Mỹ đang cần tiền tiêu.

Cũng có những cuộc hôn nhân bền bỉ được gần hai chục năm, con cái cũng bắt đầu vào đại học, thì nàng đòi chia gia tài để ra ở riêng. Ly dị kiểu này cũng không có nước mắt, vì các ông chồng cũng không đau khổ gì, vì cho rằng mình đã hưởng cái xuân xanh của người đẹp đủ rồi. Thôi thì chia tay để đi về Việt Nam kiếm cô khác, tươi mới hơn.

Theo Sáu tui, đám cưới chán nhách là mấy cụ đã hưởng tiền già rồi, về Việt Nam cưới... cháu ngoại! Không phải cháu ngoại thiệt đâu, vì ai mà làm chuyện tồi bại vậy, chỉ là cô vợ mới chỉ ngang tuổi cháu ngoại mình. Chồng trên dưới bảy bó, vợ mới qua tuổi thành niên. Thiệt là cập kênh như đưa vợ đi trên cầu dừa miền Tây, lạng quạng là chàng rể té cái ùm xuống sông. Nếu may mắn, thì sống được mươi mười năm, không may thì chỉ vài năm là vô nhà hưu dưỡng, hút ống ny lông. Sức khỏe con người là giới hạn, nếu mấy chàng chồng già mà cứ ỷ y mình còn khỏe văm, mà xài viên thuốc họ “Vai” kia liên tục, thì việc đứt gân máu là chuyện có thể xảy ra rất nhanh. Phước đức ông bà cũng không cứu nổi các cụ trâu già ham gặm cỏ non.

Nói vậy cũng không phải vậy, cũng có trường hợp sống dai, sống khỏe, nhưng nhất định không hạnh phúc trọn vẹn, vì không thể cặp kè ra đường, mà không bị thiên hạ đàm tiếu. Mới đây, trong một bữa tiệc hội ngộ chiến hữu, có một cụ tóc bạc trắng xóa như tiên ông, mang theo cô vợ trẻ bốc lửa. Người đẹp đã cao lớn, khỏe mạnh mà còn mang nặng mấy ký silicon trên người, lên bục vừa hát vừa lắc như trẻ thơ, làm người ở dưới, ai cũng cười, nói nhỏ, “Cha này không biết còn đủ răng để gặm cỏ không?” và “con nhỏ kia sắp hưởng gia tài rồi! Mỗi ngày nó chỉ cần lúc lắc cái của nợ kia vài lần là cha này đi tầu suốt...”

Thôi, chuyện đời gay cấn lắm, kệ thiên hạ đi. “Đời cua, cua máy, đời cáy, cáy đào.” Chỉ có điều là cho dù ở xa quê nhà, quên phong tục, văn hóa người Việt, nhưng cũng không nên để cho người ngoài cười chê dân Việt mình vì những cái học đòi thiên hạ. Học cái tốt thì ít, học cái xấu thì nhiều để mai mốt, thế hệ sau sẽ coi thường các bậc trưởng thượng, rồi họ sẽ biến thành người Mỹ thật, thế là tiêu tùng văn hóa Việt tộc.

CHU TẤT TIẾN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.