logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/04/2019 lúc 11:45:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bộ trưởng Khoa Học và Công Nghệ Trung Quốc Vương Chí Cương (Wang Zhigang) họp báo bên lề cuộc họp Quốc Hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 11/03/2019. REUTERS/Stringer

Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay có bài giải thích « Tại sao cuộc chiến của thế kỷ XXI sẽ là công nghệ ». Theo cây bút xã luận Jean-Marc Vittori, không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc chọn công nghệ là lĩnh vực đối đầu với Mỹ. Việc phân tích lịch sử cho thấy Trung Quốc đã đánh mất ưu thế thiên niên kỷ của mình khi bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp.
Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai siêu cường thế giới hiện nay, giờ gần như ngang ngửa. Với số dân đông gấp 4 lần, Trung Quốc có một khả năng kinh tế không kém cạnh gì Hoa Kỳ. Từ năm năm qua, mãi lực của đế chế Trung Hoa đã vượt qua sức mua của Hoa Kỳ.
Nếu như thế kỷ trước mang đậm dấu ấn của cuộc chiến tranh lạnh và nhiều cuộc chiến tranh khác cho thấy rõ sự đối nghịch giữa Nga và Mỹ, thì giờ đây cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ có hình dạng như thế nào ? Bắt đầu một tin vui : Chiến tranh có lẽ không diễn ra trong lĩnh vực quân sự. Sau khi đã thất bại ở Việt Nam và Cận Đông, Washington không còn muốn áp đặt khái niệm dân chủ của mình cho thế giới bằng vũ lực nữa. Dù là ngân sách quân sự của Mỹ cao gấp 3 lần so với của Trung Quốc.
Về phần mình, Bắc Kinh cũng chưa bao giờ muốn chinh phục thế giới bằng vũ khí. Các cuộc tấn công của nước này giới hạn trong khu vực lân cận (chiếm lấy Tây Tạng cách nay 60 năm, mưu toan đánh chiếm Việt Nam cách đây 40 năm, thâu tóm lại Hồng Kông cách nay hơn 20 năm). Duy chỉ còn vấn đề « nhức nhối » Đài Loan dường như có thể gây ra một cuộc phiêu lưu nguy hiểm.
Đâu sẽ là địa bàn cho cuộc chiến mới giữa hai siêu cường thế giới này cho nửa đầu thế kỷ XXI ? Nơi mà Trung Quốc quyết định chọn chính là lĩnh vực công nghệ. Quyết định này đến từ những bài học kinh nghiệm trong lịch sử. Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, trong buổi khai mạc Diễn đàn Davos hồi đầu năm nay có nói rằng : « Nền văn minh Trung Quốc có lịch sử hơn 5.000 năm. Nhưng khi phương Tây lao vào công nghiệp hóa, chiếm lĩnh đại dương, Trung Quốc vẫn ở lại phía sau, bởi vì các hoàng đế thời ấy đã quyết định khép cửa và sau đó, Trung Quốc trở thành nạn nhân của các cuộc xâm chiếm ngoại bang ». Do vậy, ông Tập Cận Bình trong chuyến công du châu Âu đã kiêu hãnh nhắc lại rằng : « Trong vòng 40 năm chúng tôi đã làm được những gì mà quý vị làm trong ba thế kỷ ».
Trong nhãn quan các nhà lãnh đạo Trung Quốc, công nghệ chính là tâm điểm của đỉnh cao vinh quang, của sự mạt vận và sự hồi sinh của Trung Quốc. Thời Trung Cổ, đế chế Trung Hoa đã lên tới đỉnh cao tiến bộ, với tất cả các bước tiến về công nghệ vào thời kỳ đó, như địa bàn, thuốc súng, giấy. Nhưng than, máy chạy bằng hơi nước, nhà máy và điện xuất hiện đã làm đảo lộn trật tự, dẫn đến sự sụp đổ của cường quốc kinh tế Trung Hoa, và thất bại quân sự giữa thế kỷ XIX. Một trăm sau, đế chế Trung Hoa chỉ là một chú lùn.
Sang đến thế kỷ XX, công nghệ cũng chính là tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Matxcơva lần đầu tiên đưa người lên khám phá không gian. Washington không chịu kém cạnh, đưa người chinh phục « chị Hằng ». Cuộc chiến tuy mang tính biểu tượng, nhưng cho phép Mỹ khẳng định vị thế siêu cường trong các lĩnh vực tin học, hàng không vũ trụ.
Giờ đây, trong thế kỷ XXI này, công nghệ lại một lần nữa là tâm điểm của xung đột. Trung Quốc đã chuẩn bị cho điều này từ lâu trên mọi lĩnh vực. Đầu tiên hết là trong giáo dục. Hàng triệu kỹ sư đã được đào tạo, tuyển chọn từ những trường đại học nổi tiếng nhất của Trung Quốc hay nước ngoài. Tiếp đến cùng với một chính sách pha lẫn hỗ trợ và tự do phát triển, Trung Quốc đã hình thành nên những đại tập đoàn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Nhóm GAFA nổi tiếng của Mỹ giờ đã có đối thủ cạnh tranh tương xứng là BATX (Baidu, Alibaba, Tencent và Xiaomi).
Kế hoạch « Made In China 2025 » đưa ra năm 2015 là cơ sở để bành trướng hơn nữa tham vọng này và làm cho nước Mỹ ý thức được tầm mức của thách thức. Đó chính là những gì đang diễn ra cho Hoa Vi hiện nay. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, bị Hoa Kỳ nghi ngờ làm gián điệp cho Bắc Kinh, là một trong những tác nhân chính cho việc phát triển mạng 5G, thế hệ điện thoại di động tương lai.
Sự chuyển động này của Trung Quốc ngày càng rõ nét. Nguồn vốn đầu tư-mạo hiểm của Trung Quốc sắp tới trong lĩnh vực này sẽ nhiều hơn là tiền của Mỹ. Số bằng sáng chế xin đăng ký tại Trung Quốc nhiều gấp hai lần tại Mỹ. Và mới đây, hai đứa trẻ biến đổi gien đã được cho ra đời tại Trung Quốc hồi cuối năm 2018.
Trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, những bài đăng khoa học của Trung Quốc đang trên đà « qua mặt » Mỹ. Ngành công nghiệp Trung Quốc cũng đang thống trị việc khai thác và sản xuất đất hiếm và pin năng lượng mặt trời. Trung Quốc còn mua lại hãng công nghệ rô-bốt Kuka hàng đầu của Đức, tấn công vào lĩnh vực xe ô tô bằng cách thúc đẩy sản xuất xe điện và bình điện. Nhưng đó mới chỉ là điểm khởi đầu.
Bài viết kết luận : Đây sẽ là một cuộc chiến dài hơi, hấp dẫn, kỳ lạ. Một sự đối đầu không chỉ giữa hai nền công nghiệp, mà còn là giữa hai nền văn hóa, hai hệ thống chính trị, hai cách nhìn về thế giới. Trong cuộc trình diễn này, châu Âu chỉ đóng vai là một khán giả.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.