logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/04/2019 lúc 12:29:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,681

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà văn Thanh Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh. (Hình: Viên Linh cung cấp)

Cho tới nay văn học Việt Nam vẫn là một nền văn học chia cắt, phân đoạn, thay vì trong thế kỷ 21 lẽ ra chúng ta phải có một tổng tập hay toàn tập văn học Việt Nam thế kỷ 20 trọn vẹn.
Nhưng làm sao có thể có một cái nhìn bao quát khi từ thời Tản Đà tới giờ, từ thời nhà thi sĩ lớn của dân tộc sáng tác và phổ biến bài thơ “Thề Non Nước,” dân tộc không ngừng bị đô hộ, bị phân ly Nam Trung Bắc, bị chia cắt thực dân Cộng Sản, bị cai trị không ngừng nửa nọ nửa kia, bị thúc đẩy từ ngoại bang, ngửa cổ dõi theo ánh sáng từ lớp phương Tây tới bầy phương Bắc?

Văn học Viêt Nam cho tới thế kỷ 21 vẫn chưa là một, bởi thế đành xem xét từng phần, từng mảnh, từng đoạn, từng lúc, ráng chọn những tinh hoa đơn lẻ những vừng mây quang gió tạnh trong lúc đợi chờ, hơn là… Cho nên ta hãy chọn từng bài và từng người trước.
Thề Non Nước
Tản Đà
Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời (lời) nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng (Dù cho) sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi nhời thề
Đây là bài lục bát danh tiếng của văn chương Tản Đà. Bài thơ tồn tại vững vàng giữa hàng trăm bài lục bát từ đó về sau, dù lục bát Nguyễn Bính trẻ trung hay lục bát Huy Cận óng chuốt thế nào.
Dưới đây là một bài lục bát điển hình cho thời di tản:
Đêm Cuối Năm Uống Rượu Một Mình
Thanh Nam
Rượu mời ta rót cho ta
Bạn gần không tới, bạn xa chưa về
Rót nghiêng năm tháng vào ly
Mắt nheo bong xế, tay che tuổi buồn
Rót đầy băng giá cô đơn
Rót thao thức nhớ rót hờn giận quên
Thôi, đừng. Thôi hãy nằm yên
Ngủ ngoan đi nhé, cơn điên thuở nào.
Cho ta với bóng cùng nhau
Ngất ngư rót mãi tỉnh vào cơn say
Bốn mươi lăm tuổi rồi đây
Lá xanh còn được bao ngày phù du?
Rót đau thân thế mơ hồ
Nửa không ngoan thức nửa rồ dại mê
Ngó đời lăn lóc vòng xe
Rã rời xích chuyển ê chề bánh quay
Ngó lui hun hút đêm dài
Những xuân đã lánh những đời đã xa
Rót thêm ly nữa mời ta
Cái say như muốn chuyển qua cái sầu…
Bốn mươi lăm tuổi rồi sao?
Ngó gương xưa thấy tóc râu rối bù
Trán hằn dăm lũng ưu tư
Cuộc chơi trần thế chừng như mỏi mòn
Sóng nhồi, thác đẩy, mưa tuôn
Đời như cuối hạ, mộng còn đang xuân
Bốn mươi lăm tuổi quay nhìn
Cái trôi cùng với cái chìm đuổi theo
Tiếc gì trận gió thu reo
Tóc xanh phơ phất chạy theo mộng vàng.
Hỡi ta, ngày xế năm tàn
Rượi mời sao chẳng rót tràn đau thương
Uống say mai sớm lên đường
Đấu trường lại múa dăm đường võ quen
Ru ta, này khúc ưu phiền
“Ngủ ngoan đi nhé, cơn điên thuở nào…

Sài Gòn, 1974

Thanh Nam là người bạn văn thân mến nhất của tôi từ lúc vào đời tới khi cùng lên một con tàu vượt biển từ Phú Quốc, qua Guam rồi tới trại tị nạn Indiantown Gap, Pennsylvania. Chúng tôi cùng định cư ở miền Đông Hoa Kỳ năm 1975. Tiếc thay anh mất quá sơm không ai ngờ…

Viên Linh/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.