logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/04/2019 lúc 09:54:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Biết ra sao ngày sau
Đời cũng như bức tranh đủ màu… “

Mỗi lần sắp đến tháng Tư đen thì tôi lại nhớ đến cuốn phim tài liệu “Last days in VietNam”. Nhớ hình ảnh những chiếc trực thăng bay lên rồi rớt xuống sông hay biển vì bị đạn bắn trúng hay hết xăng mà tôi đã xem thấy trên đài truyền hình khi đang ở Úc năm 1975. Lúc đó tôi còn là một du học sinh mới đến Úc được vài tháng theo chương trình học bổng Colombo Plan dành cho học sinh ưu tú được tuyển chọn bởi tòa đại sứ Úc. Năm tôi thi tú tài IBM 1974 thì có khoảng 1000 học sinh đậu từ hạng ưu đến tối ưu nạp đơn thi để tranh học bổng Colombo tại tòa đại sứ Úc. Tôi là một trong 50 mấy học sinh được chọn lãnh học bổng đi Úc. Khỏi nói ba tôi rất hãnh diện với bà con vì cô con gái đầu được học bổng toàn phần du học gồm vé máy bay, tiền học, tiền sách vở, tiền ăn ở và chi tiêu quần áo. Lúc đầu tôi tính chọn ngành ngôn ngữ học nhưng ba tôi lái tôi sang chọn ngành kinh tế có nhiều cơ hội phục vụ đất nước. Lúc đó tôi thích đến Úc để xem những cảnh mà ông thầy Anh Văn của tôi tả vì thầy từng du học bên Úc. Mỗi lần có giờ rảnh sau khi giảng bài, thầy thường chiếu slide show cảnh bên Úc cho các trò xem làm đứa nào cũng mơ mộng được đặt chân đến đó. Tôi còn nhớ câu mở đầu của thầy “Cái thời mà thầy còn ở Sydney…” và nhìn gương mặt rạng rỡ của thầy thì chắc thầy đang chìm tưởng trong di vãng vàng son của thầy.
Tôi còn nhớ ngày tôi lên đường du học cả đại gia đình nội, ngoại, cô, chú, anh chị em đến phi trường Tân Sơn Nhất để đưa tiễn tôi di làm chân tôi muốn khịu không muốn đi nữa. Tôi còn nhớ ba tôi mặc đồ nhà binh đưa tôi đến tận cổng quan thuế và ôm hôn tôi và dan dò con đi mạnh giỏi. Tôi bước thấp bước cao theo các bạn đồng hành ra phi cơ mà lòng buồn vô hạn. Lúc đó tôi cứ tưởng 3 năm sau về thăm lại VN (vì học bổng Colombo plan cho rất hậu, Sau ba năm học bên Úc, các sinh viên Colombo Plan Á Châu được chính phủ Úc đài thọ cho phép họ về thăm gia đình một lần rồi trở lại tiếp tục học bên Úc). Đâu ai ngờ hai mươi mấy năm sau mới trở lại VN.
Tôi còn nhớ lúc đó chuyến Boeing 707 chở khoảng 50 mấy sinh viên VN. Một nữa ghé thành phố hải cảng Sydney và một nửa đi đến thành phố văn hóa Melbourne để trải qua 3 tháng hè học tập chuẩn bị vào đại học Úc . Tôi thuộc vào nhóm đi Melbourne trong đó có 3 cô ghi danh học y khoa, 4 cô học kinh tế.Các anh thì hầu hêt ghi danh học kỹ sư, chỉ có một anh là học chính trị học. Các bạn tôi ai cũng vui vẻ và hăm hở nhất là mấy anh con trai. Còn tôi thì cứ buồn rầu nhớ gia đinh vì được đùm bọc, cưng chìu từ nhỏ. Tối đầu tiên nhớ nhà tôi ngủ không được, sáng dậy mắt sưng húp. Cô bạn học cùng lớp qua thức dậy đi ăn nhưng tôi nuốt không vô vì chưa quen mùi thịt trừu lúc đó còn tanh với tôi, tôi chỉ ăn được fish and chips. Sau đó chị của bạn tôi, sinh viên du học trước 2 năm đến chở tụi tôi đi phố mua mua áo gown mặc choàng ngoài Pijama cho lịch sự khi ra khỏi phòng ngủ, chị nói ở đây không ai bước ra khỏi phòng ngủ mà mặc Pijama hêt dù là ở trong nội trú.
Cuối tuần thì chị Uyên chở tôi và Cúc, bạn tôi đến nhà chị chiên chả giò ăn với rau sống cuốn bánh tráng chấm nước mắm sao mà ngon dễ sợ. Chả bù cho mấy bữa phải nhai thịt trừu. Tụi tôi 5 đứa ở chung trong một Methodist boarding house do cô Arthur quán xuyến và nấu ăn. Cô nấu ăn rất ngon. Nhà cô ở trên đồi có nhiều cây ăn trái. Mỗi khi chiều đến tôi thích nằm trên cỏ gặm mấy trái táo trong vườn nhìn trời xanh mà mơ mộng và viết thư về thăm gia đình . Lúc đó tôi ước gì có ba má và các em ở đó với tôi để cùng thưởng thức khung cảnh thanh bình thơ mộng của xứ Úc. Lúc đó chưa có email nên thơ nhà cứ hai, ba tuần nhận được một lá. Mẹ tôi, ba tôi và em gái tôi lần lượt viết thư động viên tinh thần tôi. Đọc thư mẹ kể mỗi khi nấu chè hạt sen bọc nhãn thì mẹ lại nhớ đến tôi. Mẹ tôi kể ba tôi sau khi tiễn tôi ra phi trường về nhà, ông già nằm dài trên ghế ơ phòng khách và gác tay lên trán lặng lẽ khóc, ít khi mẹ thấy ba tôi khóc như vậy.
Tôi đến Úc là tháng 11, 1974. Lúc đó là đầu mùa hè ở Úc nên khí hậu rất ấm áp. Trường đại học ở Úc khai giảng vào tháng hai đó là đầu mùa thu. Ơ Melbourne học hè được 3 tháng thì tôi được bộ giáo dục chuyển lên Sydney học ơ University of New South Wales. Tôi vào ở một nhà nội trú nữ điều khiển bởi các bà ma soeur dòng Methodist. Ở đây không ai được dẫn bạn lên phòng mà chỉ được tiếp chuyện ơ phòng khách. Ơ đây cũng có những buổi sinh hoạt chiếu phim hay uống trà sữa và ăn bánh bíscuit buổi trưa. Ở trong boarding house tôi quen được 3 cô Việt Nam, 1 cô người Haiti cha mẹ là gốc Việt. Còn mấy cô kia là người Úc, Anh, Singapore hay Mã Lai.
Ngày đầu tiên bước chân vào đại học New South Wales, tôi thấy cái gì cũng lớn, từ giảng đường đến lớp học, đến thư viện và những bậc tang cấp dài. Cảnh vật thật thơ mộng và lúc đó thật đồ sộ đối với tôi. Lần đâu tiên được đi ra nước ngoài và vì quen sống trong tường cao, cửa kín nên lòng tôi bơ ngỡ và nôn nao như Thanh Tịnh trong “Ngày Tựu Trường”.
Có lẽ nhờ một năm sống xa nhà và sinh hoạt nhiều với bạn bè nên tôi cởi mở và dạn dĩ hơn hồi ơ VN. Sinh viên VN ở thành phố Sydney cũng đông nên cuối tuần hay họp nhau ăn uống và văn nghệ. Lúc đó anh nào biêt đánh Guitar đệm cho mọi người hát là khá rồi chứ không có những chỗ one man band “Hát Cho Nhau Nghe” hay đi vũ trường như bây giờ. Tôi dù chưa bao giờ chạm tay xuống bếp lúc còn sống với gia đình ở VN nhưng đến phiên tôi nấu đãi các bạn, tôi cũng nấu ngon ra phết với món bún bò Huế dựa theo cuốn cẩm nang gia chánh mà mẹ tôi chép tay tặng tôi. Tôi nhớ Tết đầu tiên ở Úc thật vui. Sinh viên VN mướn du thuyền dạo buổi tối trên vịnh Sydney. Ăn uống và sinh hoạt văn nghê trên tàu. Ngắm trăng và ngửi gió biển rất thơ mộng. Nhưng lúc đó tôi mới từ VN sang nên còn rụt rè không thoải mái vui choi như lớp đàn chị, đàn anh năm thứ hai, thứ ba. Lúc đó tôi còn mặc áo dài đứng trên tàu chứ chưa có mặc long dress và trang điểm như các lớp đàn chị. Tôi nhớ trong nhóm có cô bạn tên Xuân rất xinh xắn nên hay bị các anh bạn trêu ghẹo hát bài “Câu Chuyên Đầu Năm ” tới đoạn “Duyên vừa đẹp ý đăm say, ôm nàng Xuân đẹp vào tay” là các anh hát lớn lên làm nàng Xuân đỏ mặt.
Chúng tôi chỉ hưởng được sư vui vẻ, vô tư có mấy tháng thì tin tức chiến sự ơ VN bắt đầu leo thang. Quân cộng lần lượt xâm chiếm các tỉnh miền trung Huế rồi Đà Nắng. Hằng ngày chúng tôi hội họp theo dõi tin tức trên truyền hình Úc mà nghe ruột gan cào cấu từng đoạn. Nhìn cảnh đồng bào mình tản cư chạy loạn từ các tỉnh miền trung vào nam, tụi tôi rất lo sợ cho gia đình và tiên đoán Sài Gòn rồi sẽ thất thủ. Gia đình chú Út tôi bị kẹt lại ơ Huế. Ngày tôi nhận được thư chú gởi sang Úc báo tin chú bị kẹt lại ơ Huế tôi đã rớt nước mắt. Chú gởi tặng tôi bức hình chú có dòng chứ chú viết đằng sau lưng tấm hình ” Thương gởi cháu. Đây hình ảnh của chú, một trong những người thân, đang ngậm ngùi trong sung sướng hướng nhìn cháu yêu quí đã và sẽ mang đến niềm ưu ái với sự hài lòng cho đại gia đình. Thương chúc cháu thành công và đầy đủ nghị lực để thắng “. Mỗi lần gặp điều thất chí, tôi thường nhìn hình chú và đọc câu chú viết và nhủ lòng mình phải cứng rắn. Bạn tôi có đứa hay tin gia đình kẹt lại ơ Đa Năng liền ngất xỉu và đau mấy ngày. Hơn lúc nào hết những ai thuộc gia đinh người trung đã biết qua tết Mậu Thân thì cũng biết sự bạo tàn của cộng sản như thế nào. Tôi viết thư về cho ba má tôi ở Sài Gòn và khuyên cả nhà nên tìm cách ra khỏi nước gấp.
Lúc đó bạn bè chung quanh tôi ai cũng lo lắng cho gia đình . Có 1 anh sinh viên nhớ nhà đặt ra bài hát mà tôi còn nhớ vỏn vẹn những câu như sau:
“ Không biết bây giờ ở nhà ra sao
Cha mẹ anh em buồn vui thế nào
Ngày ngày xem báo lòng bao nhung nhớ
Không biêt bao giờ mới nhận được thơ
Có lúc ôn bài học hoài không vô
Thi cử lo chi chỉ lo nhớ nhà


UserPostedImage
Ngày 30 tháng Tư nghe tin cộng quân tiến vào Sài Gòn và tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng; chúng tôi ai cũng ôm nhau khóc. Cái giây phút mà mọi người sợ đã tới . Miền Nam Việt Nam thân yêu cuối cùng đã lọt vào cộng sản. Chúng tôi những sinh viên xa nhà vừa lo sợ không biết thân nhân mình sống chết thế nào, vừa buồn cho thân phận mình không biết tương lai rồi đi về đâu. Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện cho gia đình và người thân được bình an. Chúng tôi những sinh vien Việt Nam ở Sydney tổ chức đêm đốt nến ở công viên Hyde Park để cùng cầu nguyện cho gia đình. Chúng tôi cùng nắm tay nhau hát và đốt nến cho nhau và tuần hành trong công viên. Cảnh công viên Hyde Park với những ngọn nến lung linh về đêm tuyệt đẹp nhưng đêm đó thì buồn não nùng. Tôi biết có bạn cha là đại tá quân lực Việt Nam Cộng hòa bị kẹt lại VN năm 75, cô ấy buồn rầu nghe nói sau này đi tu làm ma soeur luôn.
Mấy tuần sau đó hội sinh viên VN ở Sydney cũng vận động biểu tình trước tòa đại sứ Úc để xin chính phủ Úc mở cửa bảo lãnh thân nhân mình nhưng lúc đó nước Úc chưa có mở rộng vòng tay đón nhận người tị nạn Việt Nam như chính phủ Mỹ.
Tôi và một cô bạn gái khác may mắn có gia đình được ra khỏi nước và đến Mỹ. Ngày tôi nhận được điện tín mẹ của tôi nhờ hội hồng thập tự đánh sang Úc báo tin mẹ tôi và các em đã đến được trại tị nạn ơ Camp Pendleton ơ Mỹ tôi mừng hết lớn. Lúc đó gia đình chưa có tin tức của ba tôi nhưng mấy tháng sau thì tôi nhận được tin ba tôi đã thoát đi được vào giờ phút chót. Nếu gia đình tôi kẹt lại ở VN thì chắc là phải khốn khổ với Việt Cộng vì ba tôi là sĩ quan cao cấp trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sau tháng Tư 1975 là thời kỳ khó khăn nhất của nhiều sinh viên VN miền Nam theo học chương trình Colombo ơ Úc. Lịch sử đã thay đổi hẳn cuộc sống của họ sau những tháng ngày êm đềm trên giảng đường. Sau tháng Tư 1975 nhiều sinh viên Viet Nam theo diện Colombo trở thành những người không quốc tịch (stateless). Đây là giai đoạn khủng hoảng của nhiều sinh viên. Đã có người bị trầm cảm vì một thời gian dài không liên lạc được về gia đình. Đã nguoi bị sốc và phải bỏ dở học hành khi biết cha phải đi học tập cải tạo, mẹ đi ra vùng kinh tế mới, cả gia đình ly tán.
Ngày 30 tháng Tư là cái tang chung cho cả miền Nam Việt Nam nhưng với tôi là ngã rẽ của cuộc đời. Trên con đường thiên lý tôi đã rẽ bước theo lời gọi gia đình và qua định cư ở Mỹ còn những người bạn khác của tôi vẫn tiếp tục ơ lại Úc cắm cúi mong đạt được cái đích riêng của mỗi người.
Con chim lạc đàn tìm về tổ ấm với những háo hức, nhưng cũng để lại cho các bạn đồng hành nhiều ngẩn ngơ.
Hôm nay ngồi viết lại những giong này tự nhiên những kỹ niêm va hình ảnh cũ thời sinh viên mới du học ở Úc cuộn về trong tôi với đủ nhạc điệu, hình ảnh cũ nào chẳng đẹp, chẳng làm mình xao động.
Hoài An

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.