logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/04/2019 lúc 10:07:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Khi nói về ngày Quốc Hận, nhà văn kiêm nhà thơ Hoàng Hải Thủy có viết những câu thơ như sau:
“Năm năm cứ đến ngày oan trái,
Ta thắp hương lòng thương nhớ thương”

Ngày Oan Trái năm nay sắp về, chúng tôi xin viết lại một số những hồi tưởng về chuyến ra đi bất ngờ và đầy may mắn của gia đình chúng tôi.
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1975, bố của Khôi, chỉ huy một tiểu đoàn pháo binh của sư đoàn 25 đóng ở Tây Ninh, có việc phải về họp ở bộ chỉ huy của sư đoàn ở Hậu Nghĩa.
Lúc đi thì đường từ Tây Ninh về còn yên ổn, nhưng chiều hôm đó, việt cộng pháo kích và đào mô trên đường. Bố của Khôi không quay lại được mà ở bộ chỉ huy sư đoàn thì hầu như chẳng có một ai. Chẳng biết làm sao được bố của Khôi bèn quay về nhà với gia đình ở quận Tư , gần đường Trình Minh Thế và kho 5 thương cảng Saigon.
UserPostedImage
đại học y khoa Saigon
Vào buổi sáng 29 tháng 4, Khôi đến trường Y khoa ở đường Hồng Bàng thì trường vắng hoe, chỉ có lác đác vài sinh viên qua lại. Khôi gặp XH, cô bạn gái cùng lớp. Hai người đứng nói chuyện với nhau một lúc về những chuyện trên trời dưới biển, và cô bạn rủ Khôi đến bệnh viện Bình Dân đi học thêm từ mấy người đàn anh. Không hiểu có linh tính làm sao mà Khôi lại từ chối, vì muốn quay về nhà. Đây cũng là lần cuối Khôi gặp cô bạn gái dễ thương này.
UserPostedImage
sinh viên y khoa 2 ( 74-75)
Vào lúc 2 giờ chiều ngày 29 tháng 4, một người quen ở trong xóm, làm việc trong bộ thông tin, lái xe gắn máy đi làm về, đi qua nhà Khôi và nói với bố của Khôi là người ta đang đi ầm ầm ngoài thương cảng.
Hai bố con của Khôi đèo nhau ra ngoài thươngcảng trên chiếc Honda C50. Ngoài đường người ta đi ùn ùn, lấn xuống cả mặt đường.
Khi ra đến trước cổng kho 5, thì Khôi trông thấy một đoàn xe bus chở người đổ xuống ngay trước cổng và những người trên xe được hướng dẫn vào trong. Có những người lính Mỹ theo hộ tống.
Bố của Khôi chạy lại hỏi thì mới biết đây là đoàn xe chở những người làm việc cho các cơ sở Mỹ, được di tản, nhưng vì phi trường Tân Sơn Nhất đang bị pháo kích, cho nên họ được chở đến đây và sẽ được đưa lên xà lan có tàu kéo ra ngoài khơi.
Thế là bố con Khôi chạy ngay về, lần lượt chở gia đình và bà ngoại ra thương cảng. Rất may là nhà gần cho nên gia đình Khôi đã kịp thời đưa hết mọi người đến trước khi xà lan được tàu kéo đi vào lúc 5 giờ chiều. Ra đi trong bất ngờ nên gia đình Khôi chỉ mang được 1 ít quần áo, tiền Việt Nam và 20 Mỹ kim!
Còn lại nhà cửa, đồ đạc bỏ lại cho người hàng xóm.
Trên xà lan thì rất đông người, ngoài những nhân viên làm việc cho các sở Mỹ còn có những người như gia đình Khôi. Có một nữ quái chuyên nghề móc túi ở trong xóm mà mẹ Khôi biết, cũng lên xà lan hành nghề. Ai dè xà lan kéo đi trước khi cô ta kịp xuống bến và đã trở thành một người di tản bất đắc dĩ.
Khôi gặp một sinh viên đồng lứa tuổi, nhưng anh này học ở luật khoa. Anh ta cho biết là anh ta mang theo một cái xắc tay với hai bộ quần áo, đạp xe đi vòng vòng kiếm đường đi và cũng may mắn lên được xà lan.
Cũng có tin là trong số những người trên xà lan có tướng Đ. nguyên tư lệnh quân đoàn 3 thời tổng thống Diệm cũng có mặt.
Chiếc tàu kéo chiếc xà lan có đến cả ngàn người, lặng lẽ rời bến. Khôi nghe tiếng súng nổ lác đác ở hai bên bờ.
Xà Lan được kéo đi suốt đêm, và mưa đã đổ xuống hai lần, khiến những người trên xà lan bị hai lần ướt như chuột.
Đến sáng sớm thì chiếc xà lan cập bên chiếc hải vận hạm USS Miller của hải quân Hoa Kỳ.
Những người dưới xà lan được kéo và leo bằng dây lên tàu.
Khi Khôi lên được bong tàu thì lúc đó là lúc 10 giờ sáng hôm 30 tháng 4. Có người di tản mang theo một cái radio và người này bật lên cho mọi người nghe: hàng tướng Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng.
Những giọt nước mắt lăn dài trên má của những người đang xúm nghe, và Khôi cũng cảm thấy mắt mình cay cay…Thôi thế là hết!
Chiếc hải vận hạm đậu cho đến buổi chiều, vớt thêm những người tỵ nạn, trước khi khởi hành.
Có 1 trực thăng bay đến nhưng không có chỗ đậu trên bong tàu vì người đông.
Anh chàng phi công cừ khôi này bay xà xuống biển, nhảy ra ngoài, và trong khi chiếc trực thăng đâm xuống biển, thì lính Mỹ thả dây kéo viên phi công lên tàu.
Sau 1 tuần lên đênh trên biển, Chiếc hải vận hạm chở đoàn người di tản, cập bến Subic Bay.
Từ đó những người di tản được chở bằng phi cơ C130 đến Guam: những chiếc phi cơ vận tải dùng để chở hàng hóa, và không có ghế ngồi. Lính Mỹ đã xếp những người tỵ nạn ngồi thành hàng và dùng dây thừng như là dây an toàn cho nguyên từng hàng người ngồi bó gối trong khoang chiếc phi cơ.
UserPostedImage
Camp Orote Point ( Guam)
Khôi và gia đình đã đến trại Orote ở Guam và phải ở đây một tuần, trong những nhà lều cắm trên cát nóng. Khôi gặp lại H. một người bạn cùng lớp Y Khoa 2 SG.
Những buổi trưa ở đảo Guam chẳng có gì làm nên người ta hay kéo nhau ra bãi biển gần đó tắm biển.
Gia đình H có những chị em gái rất đẹp, và cũng là cái đinh cho những chàng thanh niên độc thân thật sự hay là độc thân “tại chỗ” ngưỡng mộ., theo những người đẹp này ra bãi biển.
Một tuần sau , gia đình Khôi được chở bằng máy bay hàng không dân sự đến trại Indian Town Gap ở tiểu bang Pensylvania.
UserPostedImage
Indian Town Gap : phố núi cao, phố núi đầy sương..
Indian Town Gap nguyên là một trại lính, nên có những khu nhà cửa khang trang, và người tỵ nạn không phải ngủ lều như ở đảo Guam.
Những ngày ở Indian Town Gap là những ngày rong chơi trên những cánh đồng có hoa vàng nở rộ nối liền những khu trại với nhau.
Buổi tối cuối tuần , nhân viên quản trị của khu trại có cho chiếu những phim ăn khách đang được chiếu trên các rạp ngoài thành phố. Khán giả ngồi bó gối trên mặt đất xem phim được chiếu trên tấm bạt trắng rộng ở góc sân. Một trong những phim mà Khôi được xem là phim The Godfather. Trong khi xem phim thì một thằng em của một người bạn Khôi, nói vanh vách những tình tiết đang diễn ra trên màn ảnh. Mọi người xung quanh phục lăn là sao thằng bé này mới có 17 tuổi mà giỏi tiếng Anh quá xá: hiểu được những gì đang diễn ra.
Sau này có dịp hỏi lại thằng bạn, thì nó cho Khôi biết là em của nó đã đọc cuốn Bố Già của Ngọc Thứ Lang: thảo nào!
Tháng 7 năm 1975, Canada cũng như Pháp cử đại diện đến trại Indian Town Gap phỏng vấn những người tỵ nạn: chính quyền liên bang Canada nhận khoảng 2 ngàn người tỵ nạn trong số 22 ngàn người tỵ nạn đang tạm sống ở trại Indian Town Gap.
Gia đình Khôi ở trong số 2 ngàn người tỵ nạn đến Canada vào cuối tháng 7 năm 1975. Trạm đầu tiên gia đình Khôi được đưa đến là thành phố Montreal, và sau đó là thành phố Halifax, một thành phố nằm bên bờ Đại Tây Dương.
Tại thành phố miền biển này, gia đình Khôi đã được đi học Anh Văn, bố mẹ Khôi được chính quyền tìm việc cho, trong khi các anh em Khôi thì kẻ học trung học, kẻ xin vào đại học.
Mùa thu năm 1976, Khôi xin vào học ngành kỹ sư của trường đại học Dalhousie, ra trường làm việc cho Bell Canada một thời gian trước khi di chuyển về định cư ở Toronto: một thời áo trắng trường Y đã chỉ còn là những kỷ niệm..
UserPostedImage
Đại học Dalhousie ở Halifax 1976
Thời gian như bóng câu cửa sổ: quanh đi ngoảnh lại.. vèo cơn mộng!
Những ngày của tháng tư năm nay lại về, mang theo những trận gió sớm của mùa xuân, đã khiến lòng Khôi trùng xuống… vì những kỷ niệm của ngày cũ bất chợt lại về.. Nếu một ông thần nào đó, cho Khôi một lời ước thì chắc Khôi sẽ ước như lời bài hát Kỷ Niệm của nhạc sĩ Phạm Duy
” Cho đi lại từ đầu, chưa đi vội về sau, xin đi từ thơ ấu..”
NTH (Thoibao)

Sửa bởi người viết 13/04/2019 lúc 10:24:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.