logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/04/2019 lúc 10:44:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi ta vì lý do nào đó, có mặt trong sân chùa vào một buổi sáng sớm hay chiều tà vào những ngày thường, không lễ lộc gì cả. Nhìn cảnh nhà chùa thường yên tĩnh, không khí trong lành… ta thấy nơi đây thanh tịnh quá, nơi đây đúng là không gian để tu hành. Nhưng rời chùa sau buổi sáng sớm hay chiều muộn vào những ngày không lễ lộc ấy, có mấy ai rũ bỏ thế gian để đi tu. Vậy thế gian có sức cám dỗ hơn sự thanh tịnh nơi tu hành, hay lòng người mê đắm đặc trưng của thế gian là khổ đau hơn sự thanh tịnh nơi chùa chiền? Đâu đó trong kinh sách có nói, “mầm mống của khổ đau là tham sân si…” Nhưng những điều ấy lại là căn bản của thế gian này! Ngay cái từ “thế gian” đã nói lên hết đặc trưng của cuộc đời, chứ không thì kinh sách và ngoài đời đã gọi là “thế ngay”! Thế mà không gian thì không phải thế, nhân mà không gian không phải nhân gian; người môi giới nào cũng muốn đôi bên có thể mua bán được với nhau để họ được hưởng tiền hoa hồng nên gọi họ là người trung gian, nghĩa là vừa trung lại vừa gian, trung thành với một vụ mua bán sao cho suôn sẻ để hưởng hoa hồng nên nói tốt hơn sự thật có, nói không hết sự thật không với cả hai bên mua và bán để suông sẻ một vụ môi giới, để hưởng lợi hai đầu…
Những chuyện chứng minh điều ấy rất dễ vì diễn ra thường ngày, như người bạn làm chung luôn nói, “Tôi may mắn được làm chung với chị, chuyện gì chị cũng đỡ đần cho tôi nhiều. Hôm nào lãnh tiền thưởng, cho phép tôi khao chị một bữa nha!” Nhưng cũng người đó, nói với người khác về chị, “Bà ấy khó chịu như con mèo mù…” Có vậy mới là thế gian.
Người bạn khác giới thiệu cho tôi người muốn mua cái xe cũ của tôi. Anh ta không nói hết với người mua những lý do tôi muốn bán cái xe cũ vì nó lâu ngày đã nhiễm tính chủ xe – khi vui nó chạy khi buồn nín thinh. Anh ta chỉ nói với người mua: tôi là người rất kỹ, lại am hiểu về xe cộ, chịu khó bỏ công sức và tốn tiền bảo trì xe… nên cái xe cũ của tôi tuy cũ, nhưng chạy ngon lành lắm! Anh ta cũng không nói cho tôi biết người mua là một tay “nổ” văng mạng, toàn nói chuyện trăm ngàn, khi hứng miệng thì nói chuyện bạc triệu… Nói vậy sẽ bị tôi không ưa một tay trăm phú tới triệu phú mà phải đi mua cái xe cũ để có chân chạy quanh, đi kiếm việc làm, đi chợ… Tôi sẽ ghét thằng ba xạo nên không bớt giá bán xe. Nên anh ta nói với tôi về người mua có hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ… Sau đó trở lại nói với người mua, thằng cha ấy thương người lắm! Tôi chỉ kể khổ về anh chút xíu là hắn xuống giá tới không ngờ… Cuối cùng là lượm bên mua trăm bạc tiền cò, bên bán có được nể mặt thì cũng ói ra cho tên trung gian thùng bia! Có phải hắn vừa trung là làm cho chuyện mua bán được suôn sẻ, nhưng gian thấy mồ là chỉ nói những gì cho trơn tru một vụ mua bán để hưởng lợi. Hắn là trung gian, người của nhân gian, sống trong thế gian… Nhìn lại chữ “gian” rất nhiều trong đời sống con người nên đời người gian nan, đến vũ trụ vô tận, ngoài sức hiểu biết của con người nên “bị” gọi là không gian!
Tôi trở về nhà sau buổi chiều muộn mà lý do đến chùa sau một ngày đi làm không gì khác hơn là khổ tâm. Chỉ khi bình tâm, thư giãn được phần nào sau một ngày làm việc trong hãng mà tâm thần không ổn. Nơi góc vườn sau nhà, những rau trồng không chủ yếu để ăn, để bớt tiền chợ vì nước tưới nhiều hơn tiền mua chúng ngoài chợ. Nhưng trồng để vơi nỗi nhớ nhà, nhớ quê… tự tạo mảng lá xanh sau nhà để còn thấy “quê hương ta đó qua màu lá xanh…”
Những chiều ngồi nhìn chim về tổ, con sóc hoang bằng lòng với thành quả hôm nay, rúc vô hốc cây dại ngoài rừng sau nhà… Sao ta chỉ cam tâm đi ngủ để lại sức cho ngày mai đi cày. Suy đi nghĩ lại những toan tính chưa thành, nửa tham vọng muốn tiếp nhưng nửa tự khinh lại phân vân… Hỏi lòng có vui không? Lòng buông ra tiếng thở dài tự đáy lòng làm cho bụng đói hay no không còn là chuyện lớn như khi tuổi thanh niên; việc làm, nhà ở, xe đi, sức khoẻ, bệnh tật, tiền có bao nhiêu trong trương mục, không còn là nỗi lo toan bậc nhất như những năm tuổi đời ở lứa trung niên. Vậy sao lòng cứ thấy cuộc sống không như ý? Từng ngày qua đi với muộn phiền nhiều hơn theo tuổi tác?
Tựu trung con người, ai cũng mưu cầu hạnh phúc theo quan niệm riêng. Người thích vẽ luôn ước ao vẽ được bức tranh để đời, người thích chụp hình cũng thế; người thích ăn ngon mơ được ăn những món ăn ngoài khả năng chi trả của mình; người thích cờ bạc, người thích giàu có, người thích mỹ nhân… Nhưng con người, nhất là những người cả đời làm việc, đến một lúc nào đó chỉ muốn bản thân được an nhàn để sống những ngày còn lại. Ai cũng từng đã đi tìm kiếm công việc nhàn nhã mà lương cao, ở trong căn nhà lớn đương nhiên thoải mái hơn ở trong căn nhà nhỏ, lái cái xe đắt tiền ngoài việc tiện nghi và thoải mái hơn cái xe rẻ tiền còn việc nếu nhỡ xảy ra tai nạn thì cái xe đắt tiền cũng bớt nguy hiểm đến tánh mạng hơn cái xe rẻ tiền; nếu mình giàu có thì ai cũng muốn quen biết hơn mình nghèo khó… Nhưng tới lúc người ta đủ trải nghiệm thế gian thì đi tìm kiếm sự thanh tịnh khi đã đủ ngao ngán hư danh, phù phiếm…
Nhưng thanh tịnh vẫn bặt tăm với nhiều người vì người ta khi còn nhỏ, chơi trốn tìm thì chỉ tìm các bạn nhỏ trốn quanh nhà. Lớn lên, đi tìm hạnh phúc theo quan niệm riêng thì ai cũng dang chung đôi cánh hết cỡ để đạt mục tiêu càng sớm càng tốt. Nhưng khi cánh mỏi, mắt mờ mới đi tìm thanh tịnh để yên thân sau trải nghiệm đời dài, nhưng thanh tịnh vẫn mơ hồ…
Vậy thanh tịnh nơi đâu? Cũng không phải cảnh chùa sáng sớm hay chiều buông. Đó chỉ là một nốt lặng trong bản trường ca đời dài. Có thể trong giây phút chiêm ngưỡng sự thanh tịnh nơi tôn nghiêm, người ta thấy ăn năn với quá khứ, mong cầu một tương lai tốt đẹp hơn nên buông bỏ bớt ý đồ. Nhưng nhà chùa gọi tha nhân là khách vãng lai, người dừng chân vãng chùa giây lát cho tâm bình khí hoà, thoáng thấy sự thanh tịnh như đao phủ trên đường đến pháp trường vẫn thấy hoa dại nở. Rồi thì việc hạ đao vẫn diễn ra. Máu phun như vòi rồng đâu có gì lạ với đao phủ; đời ngoài kia vẫn kẻ khóc người cười chờ thí chủ vãng chùa ra… hoa vẫn nở để tàn như tiên đề của khổ đau là hạnh phúc trong cõi u minh. Chỉ có sự thanh tịnh là bất tử, không ở đâu xa như tham vọng, tham vọng càng lớn càng hão huyền, viễm vông, làm cho người ta bất an khi nghĩ tới tham vọng, ám ảnh tới không tin thanh tịnh là có thật. Nhưng thanh tịnh ở ngay trong lòng mỗi người, chỉ cần bớt tham lam, ganh đua và đố kỵ thì bản thân mới được thanh an, nhẹ nhõm cõi lòng mà sống chan hoà.
Khi hiểu ra tu chùa đã khó thì tu chợ khó hơn, vì trong phạm vi, không gian nhà chùa đã chắt lọc thành phần hướng tâm, không phức tạp như ngoài chợ đời muôn người muôn vẻ, lòng người khó đo hơn dò sông dò biển chứ ai đo lòng người. Nên chỉ còn tu tâm là cảnh giới tự hành tuy khó nhưng có lòng vì không ai tự dối mình được. Khi miệng nói lời khen nhưng trong lòng chê bai người khác, thiên hạ có thể vui với lời khen giả dối, nhưng lòng ta không dối được lòng đố kỵ trong tâm tư mình. Vậy cố gắng đừng nói lời không thật lòng với ai là đã khắc chế được khẩu nghiệp. Không chọn cái bánh lớn trên bàn ăn chung với suy nghĩ việc ta có mặt ở bàn ăn chung này đã là phần phước hơn bao người không có mặt, phần bánh thuộc về ta (theo duyên phận) dù nhỏ hay lớn thì người ta ăn để sống chứ không ai sống để ăn. Ăn phần bánh nhỏ với tâm thức vui vẻ, hài lòng; bánh sẽ ngon hơn, hương thơm có dư vị hơn là đã hiểu được đạo lý: miếng ăn quá khẩn thì tàn…
Từ hôm ghé chùa bởi thúc giục tự đâu trong nội ngã. Có lẽ chuyện mong cầu không đến, điều ngoài ý muốn cứ vây quanh; mà thời gian còn lại không nhiều để chờ đợi nên bất an. Tìm nơi thanh tịnh cũng không giải khuây được gì ngoài việc có thời gian hiểu rõ hơn về sự thanh tịnh, chẳng ở đâu xa mà trong lòng lấy ra đối nhân xử thế bằng tấm lòng, quên đi kiến thức, những trải nghiệm; bởi đó chỉ là ảo giác của cái tôi trong mỗi con người. Tự tin là thầy trụ trì chùa sẽ tay bắt mặt mừng khi thấy ta xuất hiện trong khuôn viên chùa, nhưng chỉ có duyên gặp chứ không có phước phần khi thầy ném cho cái nhìn nghi hoặc về một kẻ lạ mặt vãng chùa không vào ngày lễ lộc nào cả! Chánh điện và cái thùng phước sương, nhà chùa không đặt nơi hồ cá như vũng lầy của chúng ta. Dòng đời mãi tồn tại những cách thế sau sự việc không đáng nói, cũng không cần bận tâm đến những cách thế trước sự việc vì thời khắc hiện tại là quan trọng nhất. Hãy làm việc gì lòng thấy không thẹn với lòng là thanh tịnh khi đối diện với chính mình. Bởi đối ngoại dễ như ăn cơm thì đối nôi khó như tự giác đứng dậy đi rửa chén sau những bữa ăn trong thế gian này.
Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.