logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/07/2013 lúc 04:55:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng phu nhân chào đón Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang cùng phu nhân đến dự bữa tối nhân tại Honolulu, Hawaii, vào ngày 12 tháng 11 năm 2011.
AFP photo


Phải chăng vì những mục tiêu chiến lược mà nước Mỹ đã cam chịu lắng giọng trước vòng tròn sáu năm? Còn nếu không phải như thế, liệu còn ẩn ý nào khác trong những tính toán cận cảnh và viễn cảnh của Hoa Kỳ đối với chính giới có dấu hiệu rạn nứt ở Việt Nam?

Vòng tròn sáu năm
Bất chấp cuộc gặp Trương Tấn Sang – Barack Obama vào ngày 25/7/2013 nối tiếp buổi gặp gỡ còn dang dở sáu năm trước, hình ảnh một nguyên thủ nhà nước Việt Nam được tiếp đón trên thềm Nhà trắng vẫn thật tương phản với điểm trũng sâu nhất đang hiện hình tại quốc gia hình chữ S - trong mối liên đới quá thân hữu với một chữ S khác: Suy thoái kinh tế.

Khác hẳn với không khí bắt tay có vẻ bằng vai phải lứa của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết với Tổng thống George Bush vào năm 2007 và cũng là thời điểm Việt Nam trở thành khách thể thứ 150 được phương Tây mời tham dự bàn tiệc WTO, vào lần này, điều được xem là triển vọng của Tổ chức thương mại thế giới đã lùi xa 6 năm về dĩ vãng, còn tòa Bạch ốc thì không giấu diếm mục đích “muốn nghe về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam”.

Vòng tròn sáu năm đã lộ diện. Một lần nữa, dường như người Việt Nam quay trở về điểm xuất phát của chính mình.
UserPostedImage
Ông Daniel Baer (ngoài cùng bên trái) Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ Nhân quyền và Lao động của Hoa Kỳ trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2013. AFP PHOTO
Xếp trước cả chủ đề mang tính sống còn được giới lãnh đạo Việt Nam “kiến nghị” là lộ trình hoàn tất thủ tục thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân quyền lại có vẻ là ưu tiên không tách rời trên bàn đàm phán, nếu có một cuộc đàm phán như vậy với vai “khách thể” thuộc về Việt Nam.

Quay ngược về tháng 5/2013, cùng bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên diễn cảm về “lòng tin chiến lược” tại Diễn đàn đối thoại an ninh quốc phòng Shangri-La ở Singapore, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear cũng ẩn dụ về một “đức tin TPP”: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước đó lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”.

Có lẽ từ thời điểm 2001 khi Việt Nam xác quyết “hòa nhập không hòa tan” vào mối quan hệ song phương Việt – Mỹ cho đến nay, chưa bao giờ dân chủ và nhân quyền trở thành một điều kiện mang tính thực chứng với một định chế kinh tế như TPP như lúc này.

Lẽ đương nhiên, mọi chuyện đều có nguồn cơn của nó. Thời điểm hai tháng 5 và 6 của năm nay đã dấy lên một không khí bất an tệ hại đối với giới blogger lề dân ở Việt Nam: ít nhất 3 người bị bắt khẩn cấp bởi điều 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, chưa kể một blogger khác bị “bắt hụt”.

Chỉ trước đó không quá lâu, cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ đã được nối lại vào trung tuần tháng 4/2013, sau khi bị Washington thể hiện tình cảm thất vọng vào cuối năm ngoái.

Không hiểu phái đoàn đàm phán nhân quyền của Hoa Kỳ của Dan Baer đã nhận được lời hứa hẹn nào từ tập thể và cá nhân trong chính giới cao cấp Việt Nam, chỉ biết rằng mới đây Tổ chức phóng viên không biên giới phải một lần nữa phóng ra bản danh sách 35 blogger và cây bút tự do đang được tôn vinh là “tù nhân lương tâm” trong các trại giam chế độ.

Một trong số tù nhân được coi là khả kính ấy – blogger Điếu Cày mà chính Tổng thống Obama đã nhắc tới vào tháng 5/2012 nhân ngày báo chí quốc tế - đang đành đoạn quyền tự do duy nhất của ông tại một trại giam ở quê hương của Xô viết nghệ tĩnh: tuyệt thực.

Những câu hỏi trầm mặc

Dan Baer – trung niên và điển trai, người dẫn đầu đoàn đàm phán nhân quyền Việt – Mỹ, là một trong những gương mặt có vẻ nhiệt thành nhất đối với phong trào dân chủ và bảo vệ quyền con người còn manh nha tại đất nước của nạn suy thoái kinh tế và cả “suy thoái tư tưởng”.

Cùng với nghị sĩ Christ Smith, viên phó trợ lý của ngoại trưởng Hoa Kỳ thường chiếm lĩnh diễn đàn để kêu gọi ủng hộ Đạo luật nhân quyền Việt Nam và Dự luật chế tài nhân quyền. Tại Hà Nội, ông đã thực thi nguyên tắc biến lời nói thành hành động bằng vào chuyến thăm bất thành hai nhân vật bất đồng chính kiến nổi bật là luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Tuy thế, như một tiết lộ hành lang, đã tồn đọng một khác biệt đáng quan ngại giữa các cơ quan nhân quyền và tôn giáo của Quốc hội Hoa Kỳ với chính Bộ ngoại giao của quốc gia này.

Sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào giữa tháng 4/2013, Dan Baer đã đột ngột chuyển từ thái độ hăng hái sang tâm trạng trầm lắng một cách khác thường. Lặng lẽ hơn rất nhiều so với khẩu khí quyết tâm tại cuộc điều trần tại Hạ nghị viện Hoa Kỳ một ngày trước khi diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, ông Baer thậm chí còn không xuất hiện trước báo chí quốc tế để thông tin về kết quả cuộc họp này.

Thay vào đó chỉ là sự hiện diện của Quyền phó phát ngôn thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ - Ventrell.

“Hoa Kỳ và Việt Nam đã có đối thoại nhân quyền thẳng thắn và xây dựng hôm 12/4” - ông Ventrell cho các phóng viên biết trong một cuộc họp báo sau cuộc đối thoại trên - “Đối thoại hôm 12/4 với Việt Nam đề cập tới một số vấn đề, trong đó có tự do tôn giáo, pháp quyền, tù nhân lương tâm, quyền của người lao động và tự do biểu đạt”.

Tất cả chỉ có thế.

Hiển nhiên, chính trị luôn có những điều tế nhị và không phải luôn cần được tiết lộ. Sau cuộc đối thoại nhân quyền, tâm thế im lặng như miễn cưỡng của người Mỹ và của cả Hà Nội đã trở nên một đối trọng sâu thẫm, đối mặt với kiểu cách lớn tiếng không cần che giấu của Bắc Kinh.

Không khí trầm mặc như thế giữa hai cựu thù đã khiến nảy sinh không ít dư luận ngày càng sôi trào về một thái độ lắng tiếng nào đó của chính quyền Obama, về câu hỏi phải chăng tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã lãng quên chính cái nền tảng khai sinh ra lịch sử quốc gia này “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”, và tại sao Hoa Kỳ lại chịu lắng giọng trước một nhà nước Việt Nam không còn thế “cân bằng quyền lực” như mười năm trước, được minh chứng bởi cán cân hiện thời quá mỏng manh về ngoại thương, làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài đang phổ cập và cả hiện tượng rạn nứt chưa từng thấy trong nội tình bởi một nhân tố X nào đó…

Người Mỹ chỉ nói suông?
Hai tuần lễ trước cuộc gặp giữa hai người tương nhiệm Mỹ - Việt, một dân biểu của Đảng Cộng hoà – bang Virginia, đồng thời là một nhà vận động lâu năm cho nhân quyền và tự do tôn giáo toàn cầu - Frank Wolf - đã đưa ra bài phát biểu cáo buộc chính quyền Obama đã lơ là trong việc giải quyết tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam.

“Giữa làn sóng đàn áp chính trị, đối mặt với tình trạng bất đồng chính kiến ngày càng tăng, thì thay vì nhận được sự hỗ trợ bằng những tuyên bố mạnh mẽ và nhất quán từ Washington và đại sứ quán Mỹ, lại gặp phải sự im lặng… Đây chỉ là một cái nhìn sơ lược về tình hình nhân quyền đang ngày càng tồi tệ ở Việt Nam, vốn đòi hỏi sự lãnh đạo dũng cảm của Mỹ chứ không chỉ là lời nói suông” - Frank Wolf diễn từ tràn ngập tính tranh đấu - “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà đại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo”.

Một bài học khác, và cả kinh nghiệm xương máu nữa, của giới nhân quyền Mỹ trong “đối tác toàn diện” với Hà Nội đã được đúc kết bởi một nhận định có tính hệ thống của Ủy ban tự do Tôn giáo Quốc tế.

Từ sau Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, mặc dù nhiều lần được thúc giục bởi các tổ chức nhân quyền quốc tế, người Mỹ chỉ thực sự đưa Việt Nam vào danh sách CPC (quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo) từ năm 2004 đến năm 2006. Như có “phép màu”, sau khi bị xếp vào CPC, tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam lại có những cải thiện mà trước đó quá đỗi hiếm hoi, như trả tự do cho một số tù nhân, mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật đối với một số các cộng đồng tôn giáo được nhà nước thừa nhận… Ủy ban tự do Tôn giáo Quốc tế cũng ghi nhận phần lớn các lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này đến từ sức ép của CPC với Việt Nam.

Nhưng vào năm 2013, điều khó hiểu đối với các định chế phương Tây như Quốc hội Mỹ, Tổ chức nhân quyền quốc tế, Tổ chức ân xá quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới, Ủy ban tự do Tôn giáo Quốc tế … là Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Tổng thống Obama lại không đưa ra quyết định nào về “xếp hạng tín nhiệm” đối với Nhà nước Việt Nam trên bản danh sách vi phạm và tái phạm CPC.

Một vớt vát còn lại cho thể diện Hoa Kỳ chỉ là lời “bào chữa” của đại sứ David Shea ở Hà Nội: “Không lên danh sách CPC không có nghĩa là tự do tôn giáo không phải là vấn đề cực kỳ quan trọng”.

Với đa số nhà hoạt động nhân quyền luôn sốt ruột trước hiện tình, trong lúc họ không biết Nhà nước Việt Nam muốn gì thì cũng không thể chắc chắn về ý đồ thực chất của Hoa Kỳ.

Nhưng với một số nhà quan sát độc lập, mọi sự khó hiểu có thể chỉ là suy diễn, và mọi suy diễn đều có thể trở nên sai lầm nếu không tương xứng với những chủ đích chiến lược.

Phải chăng vì những mục tiêu chiến lược mà nước Mỹ đã cam chịu lắng giọng trước một đối thủ mà phương Tây luôn xem là chưa có một sự nhân nhượng đáng kể nào về cởi mở quyền con người?

Còn nếu không phải như thế, liệu còn ẩn ý nào khác trong những tính toán cận cảnh và viễn cảnh của Hoa Kỳ đối với chính giới có dấu hiệu rạn nứt ở Việt Nam?
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.