logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/04/2019 lúc 12:15:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Họa sĩ Khánh Trường. (Hình: Triết Trần)
Cùng lúc tập thể tị nạn của người Việt khắp thế giới nói chung, Hoa Kỳ nói riêng, tưởng niệm Tháng Tư Đen lần thứ 44, là sự xuất hiện của bộ sách “44 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại (1975-2019)” do ba tác giả Khánh Trường, Nguyễn Vy Khanh và Luân Hoán thực hiện.
Bộ sách gồm bảy cuốn khổ lớn, bìa cứng, mỗi cuốn dày trên dưới 700 trang, tổng cộng 4,900 trang, được dư luận ghi nhận là công phu, đồ sộ nhất của sinh hoạt văn học hải ngoại trên 40 năm qua. Chúng tôi mở cuộc phỏng vấn trực tiếp ba tác giả này, hầu gửi đến bạn đọc cái nhìn sát thực với ít nhiều trân trọng dành cho công trình đó.
*Du Tử Lê: Theo đánh giá chủ quan của ông thì ông và các bạn thu thập được khoảng bao nhiêu phần trăm tác phẩm và tác giả Việt hải ngoại kể từ Tháng Tư, 1975?
-Khánh Trường: Không đánh giá được đâu. Kể từ sau Tháng Tư, 1975, hầu hết giới cầm bút của miền Nam cũ đã di tản ra nước ngoài. Sau này, qua nhiều đợt, từ vượt biên đến đoàn tụ và nhiều hình thức khác, lực lượng cầm bút ở hải ngoại không ngừng được bổ sung, giàu có từng tháng, từng năm.
Do hoàn cảnh lịch sử, nhu cầu viết của người Việt hải ngoại rất cao. Dù chỉ là nghề tay trái, nhưng hầu như ai cũng muốn viết, có hàng trăm ngàn câu chuyện, từ vượt biên đến hội nhập, từ thảm kịch cá nhân đến gia đình…
Ngót nửa thế kỷ, làm sao thu thập, đánh giá nổi lực lượng cầm bút ở hải ngoại? Trong tổng tập này chúng tôi đã cố gắng thu gom càng nhiều càng tốt, nhưng do giới hạn đến từ nhiều mặt, nhất là phân cách địa dư, người Việt sinh sống mọi nơi trên hành tinh bao la này, chúng tôi khó lòng mời đủ mọi văn thi hữu, dù đã nổ lực tối đa có thể.
*Du Tử Lê: Nhóm thực hiện có đặt ra một số tiêu chí nào đó, về việc chọn lọc tác phẩm để giới thiệu?
-Khánh Trường: Như bất cứ một công trình tập thể nào, chúng tôi cũng có một vài tiêu chí. Những tiêu chí này nặng phần hành chánh hơn nội dung văn bản. Chẳng hạn người tham gia phải sinh sống ở nước ngoài, phải có tác phẩm đã xuất bản hoặc cộng tác thường xuyên với báo chí (báo “dưới đất” (in) lẫn “trên trời” (online)), đừng quá cực đoan trong quan niệm chính trị, bênh hoặc chống phải thấu tình đạt lý. Phải bình tĩnh, chừng mực, phải mang tính phê phán khách quan hơn chửi rủa cho sướng miệng, hả dạ.
*Du Tử Lê: Như ông biết thì khoảng có bao nhiêu sáng tác đã bị loại vì phẩm chất hay nội dung không thích hợp?
-Khánh Trường: Ít thôi, do nội dung không phù hợp với những tiêu chí vừa nêu.
*Du Tử Lê: Một thân hữu của chúng ta, như tôi biết, đã từ chối đóng góp sáng tác của ông ta vào bộ sách này, vì theo ông ấy, tên tuổi của nhân vật chủ trương bộ sách chưa đủ uy tín “phủ sóng” mọi lãnh vực của sinh hoạt nền văn học Việt hải ngoại. Nhân vật này cũng cho thấy nhóm chủ trương không quan tâm tới việc mời những nhân vật có thẩm quyền ở từng lãnh vực để họ có bài viết giống như tổng kết hay tham luận về các bộ môn đó?
-Khánh Trường: Thứ nhất, “thân hữu” nào đó “của chúng ta” cái tôi hơi vĩ đại (!), tên tuổi của người chủ trương lớn hay nhỏ chả liên quan gì đến sự tham gia của vị “thân hữu” ấy. Cái cốt lõi là thành tựu văn học của ông ta, có mặt trong bộ sách là ông ta có cơ hội để giới thiệu thành tựu của mình đến độc giả và những nhà nghiên cứu sau này. Tôi, người chủ trương, có thể ví như anh bồi bàn. Mọi món ngon vật lạ đã có người “cook,” nhiệm vụ duy nhất của tôi là bưng đến, bày biện, sắp xếp sao cho hợp lý, ngon mắt, để thực khách ngon miệng. Giản dị và khiêm tốn thế thôi.
Thứ hai, hãy hiểu rõ, bộ sách là tổng tập, không phải tuyển tập. Mục đích của chúng tôi là cố gắng giới thiệu càng nhiều càng tốt mọi ngòi bút ở hải ngoại. Bên cạnh những tên tuổi lớn, có không ít những vóc dáng nhỏ, rất nhỏ, đóng góp của họ mỏng lắm, nhưng không thể phủ nhận đóng góp ấy dù thế nào vẫn là nhân tố góp phần hình thành diện mạo văn học hải ngoại. Chúng tôi không chủ trương mời những những “nhân vật có thẩm quyền ở từng lãnh vực để họ có bài viết giống như tổng kết hay tham luận về các bộ môn đó.” Không phải mục đích và bổn phận của chúng tôi. Xin nhắc lại và nhấn mạnh, chúng tôi chỉ là những tên bồi bàn. Nói cách khác, bộ sách chỉ làm vai trò thu gom tư liệu, bên cạnh những trân châu bảo ngọc hẳn không thiếu những viên sỏi thô nhám. Sau này các nhà phê bình, nghiên cứu chuyên nghiệp sẽ phân loại, đãi cát tìm vàng.
*Du Tử Lê: Tôi cũng nghe nói, có một tác giả đã viết thư (hay điện thoại) cho nhóm chủ biên, yêu cầu bỏ tên tác giả đó ra khỏi bộ sách? Diễn tiến của sự việc nào ra sao thưa ông?
-Khánh Trường: Vâng. Chuyện nặng tính khôi hài, không đáng quan tâm, nhưng ông đã hỏi, tôi kể lại, cho vui. Một hôm chúng tôi nhận được emai của một người mần thơ, nguyên văn: “Cái tên (…) tôi đã khai tử từ lâu, sao các anh còn dùng? Làm ăn tắc trách như thế hỏi quyển sách có xứng đáng nằm trong tủ sách hay không? Yêu cầu bỏ tên tôi ra.”
Người này có mặt trong bộ cũ, “20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại (1975-1995).” Trên trang nhà của tôi, Nguyễn Vy Khanh, Luân Hoán đã nhiều lần thông báo những tác giả đã tham gia trong bộ sách cũ hãy cập nhật thông tin cá nhân, nếu không, buộc lòng chúng tôi sẽ phải sử dụng “information” đã có.
Anh mần thơ này hẳn đã đọc thông báo (chúng tôi tin thế, vì anh ta mấy mươi năm nay chả làm gì cả, sống nhờ trợ cấp bệnh… tâm thần – chả hiểu thật hay giả – ăn ở miễn phí trong khu vực dành riêng cho người điên, thường trực lang thang suốt ngày sáng đêm trên mạng), nhưng không thèm cập nhật, dù anh ta đã thay đổi bút hiệu. Dĩ nhiên chúng tôi phải sử dụng tư liệu cũ. Thế là anh ta giũa chúng tôi và yêu cầu rút tên!
*Du Tử Lê: Mục đích sâu xa của bộ sách của ông và hai bạn là gì?
-Khánh Trường: Chả có “mục đích sâu xa” nào cả. Luân Hoán: Một cách tiêu khiển của tuổi già. Nguyễn Vy Khanh: Cũng vậy. Tôi: Chống trầm cảm và bệnh mất trí nhớ.
Tôi không thích lên gân, biểu diễn bắp thịt. Thực chất công việc của chúng tôi chả có chi gọi là to tát. Nhắc lại một lần nữa: những tên bồi bàn ấy mà. Nổ vung vít, xấu hổ lắm. Có điều chúng tôi đã hết lòng trong công việc, bằng tất cả lương thiện và khách quan.
*Du Tử Lê: Dư luận chung (phía độc giả) cho tới giờ này, đã đón nhận bộ sách thế nào?
-Khánh Trường: Ông hẳn không lạ, chả có việc làm tập thể nào mà không bị chê bai, dè bỉu, dèm pha, tẩy chay. Bản chất con người vốn thế. Nhưng rất may, dư luận tiêu cực này không nhiều, lại bắt nguồn từ quan điểm chính trị cực đoan và buồn cười đến ngô nghê. Chẳng hạn có một độc giả đã email cho anh Nguyễn Vy Khanh nguyên văn thế này: “Chú Nguyễn Vy Khanh kính, cháu chia sẻ bài của chú về bộ sách 44 năm trong một số diễn đàn. Cháu đã bị một số chú bác, anh chị la quá chừng vì họ nói trong bài viết dùng chữ của Cộng Sản. Thập niên thay vì thập kỷ; liên lạc thay vì liên hệ. Họ không ủng hộ để mua sách, mặc dầu cháu đã cố gắng giải thích.”
*Du Tử Lê: Câu hỏi chót dành cho ông, nếu phải đi lại từ đầu, ông có nghĩ ông vẫn có “lửa” như đã?
-Khánh Trường: Củi với lửa! Tôi đã lên kế hoạch, đã mời một số họa sĩ uy tín cùng thực hiện tiếp bộ “45 Năm Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hải Ngoại – 1975-2020,” nhưng rất tiếc các họa sĩ hình như không mặn mòi gì lắm chuyện cùng đứng chung trong một tổng tập. Cũng có thể tôi chưa đủ tầm vóc để “phủ sóng,” nên sự đáp ứng của các họa sĩ rất rời rạc.
Chả lẽ tôi cứ ca mãi bài bản cũ rích, tôi chỉ là một tên bồi bàn! Nhiều họa sĩ còn thẳng thừng, tôi mà lại đứng chung với thằng A, con B à? Cho nên, cuối cùng tôi đành chọn giải pháp, in riêng cho mỗi “ông, bà trời” một tuyển tập, chừng vài mươi đến trên 100 trang tranh màu do các vị tự chọn.
Tôi làm, vẫn vì mục đích: chống trầm cảm và bệnh mất trí nhớ của tuổi già, không liên hệ gì đến củi lửa cả (cười), và, tôi có nhà xuất bản Mở Nguồn mà, chủ trương của nhà xuất bản: “Cơm nhà ngà voi.” Phải chu toàn chủ trương ấy chứ (cười).
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.