logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/04/2019 lúc 12:17:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
TC đã đang làm ngang, nói ngược gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới từ Á, Âu, Mỹ đều chống TC.

Tin VOA ngày 9/04/2019 loan tải các nhà ngoại giao cao cấp của các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới trong tổ chức G7 - Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia và Canada - tham dự cuộc họp hôm 6/4/19 ra thông cáo chung bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình trên Biển Đông, nhất là chuyện quân sự hóa vùng lãnh hải tranh chấp này, dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng ai cũng biết đó là TC. Thông cáo lên tiếng rằng, “Chúng tôi nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động đơn phương nào gây leo thang căng thẳng và làm suy yếu ổn định khu vực và trật tự hàng hải theo luật lệ quốc tế, như việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, việc lấn biển quy mô lớn và việc phát triển các tiền đồn cũng như việc sử dụng chúng cho các mục đích quân sự”, các nhà ngoại giao hàng đầu của nhóm gồm ra tuyên bố hôm 6/4, sau hai ngày họp ở Pháp. Quí vị này cũng nhắc tới việc phải “tuân thủ” Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Việt Nam từng nhiều lần nêu lên trong khi ra các tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp với nhiều nước. Ngoài ra, các ngoại trưởng nhóm G7 còn “thúc giục các bên theo đuổi việc phi quân sự hóa” những nơi tranh chấp để “bảo đảm ổn định khu vực và cho phép các nước thực thi các quyền của mình theo luật quốc tế.”

Các nhà ngoại giao cũng nhắc lại Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc 3 năm trước đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh “không có cơ sở pháp lý” để đòi hỏi chủ quyền với đường đứt khúc chín đoạn, hay còn gọi là “đường lưỡi bò”, trên Biển Đông. Phán quyết ngày 12/7/2016 ấy là “một cột mốc quan trọng và cơ sở hữu ích để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông”. Tuy nhiên, TC nói phán quyết đó “không có giá trị” nên “không chấp nhận”.

Tuyên bố bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông của ngoại trưởng nhóm G7 được đưa ra một ngày trước khi báo chí Trung Quốc đưa tin rằng một giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của nước này sẽ được kéo vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông ngày 10/4 và dự trù sẽ đi vào hoạt động vào tháng Sáu. Theo Tân Hoa Xã, giàn nổi có tên gọi Dongfang 13-2 CEPB nặng 17.247 tấn, tương đương với 10 nghìn chiếc xe ôtô thông thường và rộng bằng một sân bóng đá.

Năm 2014, quan hệ giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng phương bắc rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào khu vực Hoàng Sa mà Hà Nội nói là vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Một diễn biến quan trọng khác của đối phương của TC. Mỹ giúp Phi cho tàu đổ bộ tấn công của Mỹ tập trận chung với Philippines. Tin RFI của Pháp ngày 10-04-2019 cho biết “Trong bối cảnh Biển Đông vẫn sôi sục vì xung đột chủ quyền, Hoa Kỳ đưa một chiến hạm đa năng và chiến đấu cơ tàng hình F-35B tham gia tập trận với đồng minh Philippines gần bãi đá Scarborough, nơi bị Trung Quốc chiếm đoạt từ năm 2012. Hành động này được xem là một tín hiệu cảnh báo Bắc Kinh.”

 Mỹ còn tích cực tham gia cuộc tập trận chung với quân đội Phi, có tên là Balikatan kéo dài trong 12 ngày kể từ 01/04. Hải quân Mỹ đưa chiến hạm đa năng USS Wabs vào vùng Scarborough. Còn Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ lần đầu tiên đem tàu đổ bộ tấn công có trang bị F-35B lên thẳng tham gia tập trận với Philippines được xem là một cử chỉ ủng hộ đồng minh và cũng là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Cuộc tập trận đổ bộ Balikatan huy động 7.000 binh sĩ Philippines và Hoa Kỳ.

Phi luật tân mạnh dạn tố cáo hơn 200 tàu đánh cá Trung Quốc áp sát đảo Thị Tứ, một điểm nóng khác tại Trường Sa, để hù dọa tinh thần người dân hải đảo và binh sĩ Philippines trấn thủ. Tổng thống Duterte của Phi lần đầu tiên phản ứng được xem là khá dứt khoát, kêu gọi Bắc Kinh triệt thoái đoàn «dân quân biển» nếu không ông sẽ bảo vệ chủ quyền bằng hành động quân sự, “tử chiến” với quân TC.

Còn dân chúng biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng. Hôm thứ Ba 09/04, dân chúng Phi tại thủ đô Manila biểu tình chống Trung Quốc, cả 1.000 người cầm cờ Philippines tuần hành đến sứ quán Trung Quốc với biểu ngữ «Bảo vệ chủ quyền», «Trung Quốc cút đi». Nhiều người biểu tình trách cứ tổng thống Duterte thiếu cương quyết trước hành động «xâm lăng» của Trung Quốc, theo tường thuật của thông tấn xã Pháp.

Và VNCS dù ý thức hệ CS với TC cũng tức nước bể bờ trước tin giàn khoan Đông Phương (Dongfang) 13-2 CEPB của Trung Quốc đang hoạt động ở Biển Đông. Tin VOA ngày 11-04, “VN: ‘đang xác minh thông tin giàn khoan TQ Đông Phương 13-2 CEPB.”

Mới đây, tin VOA ngày 17-04 cho biết “Đô đốc Mỹ Davidson thăm VN: “Tàu sân bay sẽ đến Khánh Hòa vào tháng 9”. Ông là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đã đến thăm tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, Ông tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng rằng hàng không mẫu hạm cùng lực lượng Hải quân Mỹ sẽ đến thăm Khánh Hòa vào tháng 9 tới, nhằm tăng cường quan hệ song phương.” Trước đây hồi tháng 3/2018, HKMH USS Carl Vinson và hai chiến hạm cùng lực lượng Hải quân Mỹ đã ghé qua Đà Nẵng trong chuyến thăm bốn ngày.

VOA cho biết, “ôm 16/4, tại Hà Nội, Đô đốc Davidson đã có cuộc gặp với Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Báo Quân đội Nhân dân trích lời ông Ngô Xuân Lịch nói tại cuộc gặp: “Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, hợp tác quốc phòng giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, thể hiện qua một số lĩnh vực hợp tác như trao đổi đoàn, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và khắc phục hậu quả chiến tranh...”

Thượng tướng Phan Văn Giang cũng nhấn mạnh chuyến thăm của Đô đốc Philip Davidson diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có hợp tác quốc phòng, đang phát triển tốt đẹp.

“Đô đốc Philip Davidson lưu ý đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông, và ông bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ quốc phòng song phương sẽ ngày càng phát triển.

“Truyền thông trong nước tường thuật rằng hai bên đồng ý thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương trong thời gian tới”.
Vi Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.