logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/04/2019 lúc 12:26:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hội thảo quốc tế về An ninh mạng 2019 tổ chức hôm 17/4/2019 tại Hà Nội.
Courtesy Vietnam Security Summit 201

Tại Hội thảo quốc tế về An ninh mạng 2019 tổ chức hôm 17/4/2019 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định ‘Việt Nam có thể thành cường quốc an ninh mạng’.
Ông Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Việt Nam có thể trở thành cường quốc an ninh mạng nhờ có nguồn nhân lực an ninh mạng mà theo ông là loại tốt trên thế giới, cộng với khát vọng dân tộc hùng cường và một giấc mơ lớn.
Cũng có mặt tại buổi Hội thảo, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV lại cho rằng để trở thành cường quốc an ninh mạng, không những cần có nguồn lực an ninh mạng tốt, mà còn phải có đầy đủ sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng cốt lõi để phòng chống mã độc, dịch vụ đào tạo…
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 18/4, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV nhận định là nhận xét của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là hoàn toàn có thể thực hiện, do chất lượng nguồn nhân lực về an ninh mạng của Việt Nam rất tốt. Ông nói:
“Ví dụ như phần mềm Chrome mọi người đang dùng nhiều hiện nay, thì lỗ hổng đầu tiên của nó là do các kỹ sư Việt Nam phát hiện ra. Hay năm 2008, có cuộc tấn công mạng được coi là lớn nhất thế giới từ trước đến nay vào các website của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc, khi đó rất nhiều đơn vị trên toàn thế giới cùng tìm, nhưng vẫn không phát hiện server (máy chủ) tấn công, khi họ nhờ đến Việt Nam thì chỉ trong một ngày, các kỹ sư Việt Nam đã tìm ra server tấn công…”
Tuy nhiên, theo chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney, Úc thì lại cho rằng, điều này không thực tế:
“Cái đó mình chỉ nghe thôi thì mình thấy nó không thực tế, vì công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay cũng chỉ lẹt đẹt so với khu vực Đông Nam Á, huống hồ quốc tế. Trong khi an ninh mạng thì đâu chỉ có thiết bị công nghệ, luật an ninh mạng hay chuyên gia, mà nó còn đòi hỏi chiến lược và khả năng có thể làm gì để bảo vệ an ninh mạng của chính quốc gia đó.”
Theo chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu, nhìn chung ở Việt Nam, an ninh mạng dễ bị ngộ nhận với cyber security là an ninh mạng của các nước. An ninh mạng ở Việt Nam là an ninh chế độ, chứ không phải để bảo vệ quốc gia hay người dân. Thực tế luật an ninh mạng ở Việt Nam dùng để kiểm soát người dân chứ không phải để đối phó tin tặc từ bên ngoài.

UserPostedImage
Một công ty IT ở Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP


Từ Hà Nội, khi trao đổi với RFA, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nhận định:
“Tôi nghĩ cái đấy mà Bộ trưởng Bộ Truyền thông & Thông tin là ông Hùng bên Viettel sang là người ta chỉ nói những từ sáo ngữ thôi, tức là những từ ngữ sáo rỗng thôi. Chứ thực chất nhìn cuộc sống đây thì thấy người ta bị hành từ những tờ giấy khai sinh đến việc đăng ký này kia. Người ta mà làm được những việc đấy cho dân thì tôi nghĩ đã tốt lắm rồi.”
Mặc dù Việt Nam cũng có nhiều tinh hoa trong nguồn nhân lực công nghệ thông tin, tuy nhiên khi tham dự buổi tọa đàm “Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và truyền thông trình độ cao” được tổ chức tại Hà Nội hôm 30 tháng 3 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhìn nhận có đến 70% cử nhân công nghệ thông tin ra trường phải đào tạo lại.
Ngoài ra, theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT), trong năm 2018, đã có hơn 9.300 vụ tấn công mạng nhắm vào các website của Việt Nam. 5 loại hình tấn công nhiều nhất với các trang mạng Việt Nam được VNCERT đưa ra gồm: tấn công thu thập thông tin, tấn công leo thang đặc quyền, tấn công từ chối dịch vụ, tấn công chiếm quyền điều khiển và tấn công mã độc. Trong số này, tấn công mã độc là nguy hiểm và phổ biến nhất trong năm 2018, đặc biệt là loại mã độc tống tiền ransomware nhắm vào các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng… và điện toán đám mây.
Ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng, hiện nay thị trường nội địa của Việt Nam chưa đủ lớn. Nhưng cũng có dấu hiệu tốt là gần đây chính phủ đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp an ninh mạng Việt Nam phát triển. Cụ thể là chính phủ đang đưa ra chính sách là đầu tư an ninh mạng cho các cơ quan của chính phủ, điều đó giúp đảm bảo an ninh quốc gia, vì theo ông, hiện nay đảm bảo an ninh quốc gia trên không gian mạng của Việt Nam chưa đảm bảo, do trước đây chính phủ chưa đầu tư nhiều. Bây giờ chính phủ đầu tư thì theo ông Quảng, không những an ninh đảm bảo mà doanh nghiệp cũng có thị trường. Có thị trường thì có doanh thu, có thể đầu tư thêm nguồn lực. Và nếu đã tốt ở thị trường trong nước thì có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Và từ những điều đó Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc về an ninh mạnh.
Tuy nhiên chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu lại nghi ngờ cái gọi là “cường quốc về an ninh mạnh”:
“Theo tôi thấy, khi dùng chữ cường quốc thì phải dùng để miêu tả một quốc gia có sức mạnh và có sự ảnh hưởng về một vấn đề nào đó thì mới gọi là cường quốc. Còn vấn đề an ninh mạng cho một quốc gia thì mang tính riêng lẻ và độc lập thì không thể gọi là cường quốc được. Nên ông Hùng nói cường quốc thì dễ tạo ra ngộ nhận Việt Nam sẽ tạo ra công nghệ, nhân lực, chuyên gia… có thể cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho quốc tế.”

Theo chuyên gia Hoàng Ngọc Diêu, đây không phải chuyện một sớm một chiều, cần phải có nền tảng và cần nhiều thế hệ, chứ không phải bất thình lình có thể nhảy đến mức như vậy được. Ông so sánh Việt Nam với Bangalore, Ấn Độ… Theo Ông, Bangalore đã đi trước Việt Nam nhiều thập niên, đã quan tâm đầu tư chất xám, tài nguyên rất nhiều mới có thể đạt được như hiện nay. Còn Việt Nam theo Ông, vẫn mang tính hình thức, chưa có gì vượt trội, do đó câu nói của ông Hùng chỉ là khuếch đại, không có tính thật.
Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Việt Nam hy vọng luật mới sẽ giúp bảo đảm an toàn an ninh mạng cho Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng một số quy định trong luật như quy định về nội địa hóa dữ liệu có thể tạo lỗ hổng cho các vụ xâm nhập tấn công mạng ở Việt Nam.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.