logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/04/2019 lúc 11:09:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sau 1975, Cộng Sản Việt Nam đã thi hành chính sách bắt chước Liên Xô và Trung Cộng để đầy đọa những người thuộc chế độ cũ trong các nơi gọi là “trại cải tạo.” Thực tế, đó là lò giết người không cần đến đại bác. Nhưng cũng vì thế, mà đã nổi bật lên những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, dù trong lò luyện lửa, vẫn dũng cảm vượt qua thử thách. Thập niên 80-90, khi một số người được trả tự do, và rồi qua được xứ Tự Do, nhiều cuốn sách, truyện ngắn đã được viết lại để cho thế giới thấy sự tàn bạo của chính sách giết người thầm lặng này.

 
Tuy nhiên, có thể nói không có ngọn bút nào diễn tả được hết và đầy đủ hàng ngàn, vạn tấm gương anh hùng trong các trại tù Cộng Sản từ Nam ra Bắc, vì nhiều chứng nhân trong sự việc lại không chuyên viết sử, nên chỉ có thể truyền miệng qua các thân nhân thăm nuôi, rồi trở lại trại tù, từ đó, những chi tiết không còn đầy đủ như tên họ, cấp bậc, hoặc sự việc, cho nên nếu có người muốn tường thuật lại ngần ngại vì không muốn viết mà không chính xác. Ngoài ra, còn hàng trăm sự việc xảy ra quá ngắn ngủi, nên cũng không thể thuật lại trên giấy được. Nhiều người tù chống đối hay vượt trại bị đem ra xử bắn ngay lập tức hoặc bị ném xuống hố rồi đậy nắp lại, thì không ai biết tên tuổi vì sự việc xảy ra nhanh quá. Nhiều trường hợp bị hành hạ dấm dúi tránh các cặp mắt tù nhân, nên nếu có ai nhìn thấy cũng không biết nạn nhân là ai. 

Người viết bài này đã chứng kiến tại trại tù Suối Máu, một cuộc đánh hội đồng một tù nhân ở giữa sân, không biết vì lý do gì. Một đám bộ đội khoảng 7, 8 người vây một anh tù vào giữa và thay nhau đấm đá liên tục cho đến khi nạn nhân ngất đi, bị chúng lôi xềnh xệch vào một căn nhà gần đó, rồi tống anh đi đâu mất tiêu, không ai biết tên người đó là gì. Một tù nhân khác ở cùng trại Kà Tum vượt trại, nhưng không may bị bắt. Anh bị trói gô như người ta gói giò thủ, bị dây thừng cuốn chằng chịt quanh người, rồi chúng treo anh lên lửng lơ trong trạm gác của chúng, để thỉnh thoảng nhảy lên đấm, đá rồi vừa chửi tục vừa cười khoái chí.

Một vụ tự sát không thành đã xảy ra trong trại Suối Máu. Buổi sáng ấy, anh Võ Văn Vân (không nhớ chính xác tên họ) đang cùng với một toán tù nhân khác làm cỏ trước sân bộ chỉ huy của vệ binh, có lính gác cầm súng đứng chung quanh. Đột nhiên, anh Vân vùng chạy ra cửa. Hành động này hoàn toàn là muốn nhờ súng Cộng Sản bắn chết mình, vì ai cũng biết đứng giữa vòng vây mà làm bất cứ động tác nào lạ khiến cai tù nghi ngờ là bị bắn chết ngay. Anh Vân đã vùng chạy thẳng vào mũi súng kẻ thù. Ngay lập tức, một tràng đạn xối xả bắn tới. Nghe tiếng súng, tất cả những người tù khác, đều nằm rạp xuống đất, chỉ có mình anh Vân vẫn chạy. Chỉ được thêm vài bước nữa là anh đổ gục xuống. Vệ binh nhốn nháo hò hét, đổ xô tới chỗ anh Vân. Thấy anh chưa chết, một tên bộ đội dí mũi súng xuống, tính bắn chết luôn, nhưng tay quản giáo cản lại. Sau đó, tên quản giáo quát hai anh tù khiêng anh Vân vào trạm xá cũng do các y sĩ chế độ cũ trách nhiệm. Vào đến trạm xá, hai người bạn tù bồng anh Vân trên chiếc giường sắt có bánh xe di chuyển, để anh Phạm Thanh Nhân, Y Sĩ Đại Úy Quân Y, chữa trị.

Người viết đứng sát cạnh giường, nhìn vào anh Vân thấy một khuôn mặt nhợt nhạt vì mất máu quá nhiều. Anh Phạm Thanh Nhân lấy kéo cắt hai ống quần ra để lộ một đầu gối bị hai viên đạn trúng gần một chỗ, khoan thủng từ bên này sang bên kia. Các viên khác trúng vào bắp thịt, máu chảy lênh láng. Thấy tôi đứng cạnh, anh Nhân quay lại nhờ tôi đưa cho anh hai cái găng tay ni lông để anh dùng mũi kéo đẩy găng tay nhét vào cái lỗ đạn ở đầu gối cho xuyên qua bên kia, rồi anh cầm hai đầu găng tay ở hai bên đầu gối, kéo cò cưa qua lại, để lôi các miếng thịt vụn, xương vụn bầy nhầy ra ngoài. Ngay lúc đó, ruồi, nhặng ở cầu tiêu gần đó, ngửi thấy máu là bu lại, tôi phải chụp ngay một cây quạt giấy để đuổi ruồi nhặng. Đám ruồi quá nhiều, tôi quạt luôn tay mà vẫn không thể nào đuổi hết, vài con nhặng đen khổng lồ xà xuống chỗ máu ở chân, hút hút, như quỷ nhập tràng, làm tôi muốn ói luôn.

Điều rùng mình là anh Nhân dùng găng tay kéo cò cưa qua lại chỗ xương đầu gối đó, chắc chắn là đau vô cùng tận, vậy mà anh Vân tỉnh bơ, nằm yên không động đậy, mắt nhìn thẳng lên trần. Sau khi thông cái lỗ trống hẳn, anh Nhân đổ cồn 90 vào cái lỗ để tẩy trùng! Việc này nhất định sẽ gây buốt lói lên tới óc, đau không thể tưởng tượng được!

Tôi vừa quạt ruồi vừa xoa vai anh mong giúp anh bớt cảm giác đau, nhưng chính tôi lại chảy nước mắt dàn dụa, vì đau thay anh và khâm phục thái độ người hùng này, nhất là trong suốt gần tiếng đồng hồ, cò cưa rửa thịt thối, gắp đạn, khâu vết thương, không hề có một giọt thuốc tê! Chính bác sĩ Nhân, sau đó, cũng nói với tôi, “Tôi chưa hề thấy bệnh nhân nào can đảm như anh Vân, chịu đau khiếp đảm mà không kêu một tiếng, không rùng mình một lần! Thường thì đau quá, người bệnh có thể bất tỉnh và chết vì kích xúc!”

Sau khi được băng bó, anh Vân được chuyển sang nằm giường bệnh. Anh vẫn giữ thái độ bình thản, không hề kêu đau một lần dù những vết thương của anh nhức nhối lại không có thuốc giảm đau, ngoài Xuyên Tâm Liên! Tôi kính phục anh nhiều hơn nữa, khi hôm sau, thấy anh tự mình, chống gậy đi vệ sinh, nhất định không cho ai dìu đỡ, bất chấp chỗ đầu gối vẫn còn chảy máu, mà cố bước đi như con sên bò lên cái miếng gỗ dựng chéo vào cầu tiêu để làm việc vệ sinh một mình… Sau đó, vài ngày, anh bị chuyển trại đi đâu không rõ.

Một trường hợp đau thương và phẫn nộ xảy ra ngay gần đầu giường tôi nằm ở nhà 12, Khối 3, trại K4, Suối Máu. Khi dồn chúng tôi vào trại Suối Máu, bộ đội để chúng tôi nằm đất trong những căn nhà bốn vách tôn. Bên ngoài vách là một khoảng trống chừng một thước rồi tới hàng rào kẽm gai. Bên ngoài hàng rào kẽm gai là mấy cái hố cá nhân, sâu chừng một thước, để chuẩn bị, nếu có loạn thì bọn cai tù chỉ việc nhảy xuống hố, đặt mũi súng đại liên, trung liên trên sát mặt đất mà lia vài tràng, thì không còn mạng tù nào sống sót.

Một con đường đất có chiều rộng khoảng chừng ba, bốn thước, cho vệ binh gác đi lại. Sau con đường là hàng rào thứ hai, dầy đặc. Cứ cách khoảng chục thước lại có một lầu canh. Đêm hôm ấy, chúng tôi đang ngủ, bỗng nghe thấy tiếng quát lớn: “ĐỨNG LẠI!” Chúng tôi giật mình tỉnh giấc, và nghe thấy một tiếng thân thể rơi “bịch” xuống xuống cái hố đại liên.

Chết rồi! Một bạn tù định vượt ngục đã bị lộ, phải nhảy xuống cái hố gần đầu giường tôi, chỉ cách một lớp tôn vách chừng vài thước. Sau đó là tiếng chân chạy huỳnh huỵch đến gần. Rồi, đột nhiên, tiếng súng AKA xé toang lỗ tai: BẮM! BẰM! BẰM!.. Trái tim tôi như ngừng lại, hơi thở cũng như ngưng lại... Nước mắt tôi lặng lẽ chan hòa xuống má. Tay chân tôi tê cứng.
Chừng 2, 3 phút sau, có tiếng chân thứ hai chạy đến. Tiếng tên vệ binh:

-Địt mẹ! Cái gì đó mày?
Tiếng tên đầu tiên:
-Địt mẹ! Tao vừa bắn chết một con rồi, mày!
Yên lặng... Có lẽ tất cả những người tù nằm gần chỗ tôi đều khóc lặng. Tiếng ai nấc lên phía cuối phòng.
Chiều ngày hôm sau, tiếng loa phóng thanh của trại tù lải nhải, vang trên khắp hàng rào kẽm gai: “Tối qua, một tên tù ngoan cố, không chịu cải tạo đã âm mưu trốn trại và đã bị xử lý thích đáng....” (*)
Cũng trong trại Suối Máu, vào một buổi tối, tiếng loa rít lên lạnh tanh: “...tên cựu sĩ quan ngụy, đại úy...trong khi đi lao động đã tìm cách liên hệ với những tên phản động khác, gửi thư rơi, chống đối cách mạng, đáng bị trừng trị....”

Toàn trại chúng tôi còn đang bàng hoàng, chưa biết chuyện gì xảy ra, thì thấy một đám vệ binh đẩy một người tù vào cái conex đầu trại, rồi đóng sầm cửa lại. Sáng hôm sau, một tên cai tù vào vẫy tay cho mấy anh bạn tù ở căn nhà đầu trại cầm cuốc xẻng đến conex, mang xác người tù ra ngoài chôn! Qua lời truyền miệng, chúng tôi đã biết là cựu Đại Úy... trong khi đi ra ngoài trại làm đồng, đã lén viết một miếng giấy gửi cho gia đình, ném vào mấy người dân bên ngoài, dự tính là nhờ họ chuyển về nhà. Không ngờ, miếng giấy ấy lại lọt vào tay vệ binh! Trong vài hàng ngắn ngủi đó, người tù viết cho con gái: “Mày không được lấy thằng bộ đội đó! Tao về sẽ giết chết cả hai.” Người tù dũng cảm đó, đêm ấy, đã bị bọn vệ binh đẩy vào conex, đấm đá cho đến chết. Khi khiêng xác anh ra, thấy cả khuôn mặt bị dập nát.

Bên cạnh vài sự việc mà chính cá nhân người viết chứng kiến, còn nhiều chuyện do các bạn tù từ nơi khác chuyển trại đến kể cho nghe.

Anh Võ Văn Tưng, khi còn ở trại Hóc Môn, đang giờ học tập tại hội trường, đã hiên ngang đứng lên chất vấn tên quản giáo về Hồ Chí Minh. Anh lớn tiếng giữa hội trường: “Hồ Chí Minh chính là tên phản quốc! Hắn đã bán nước cho Nga, Tầu... Quân đội Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ chính nghĩa quốc gia...”

Tên quản giáo đã lập tức hô vệ binh xúm lại vật anh ngã xuống, rồi tống vào conex. Đêm đó, chúng mở cửa conex ra, tên quản giáo đứng ngoài hô to: “Bắn bỏ mẹ nó đi!” thế là từng tràng AKA nổ ầm ĩ trong conex, vang vọng ra khắp trại. Sáng hôm sau, chúng vào trại, hỏi có ai là y sĩ không! Có hai anh đứng dậy, bước ra. Tên vệ binh ra lệnh cho các anh đi băng bó cho tên tù ngụy.

Hai anh kể lại, “Mở cửa conex ra, chúng tôi thấy anh Tưng nửa nằm, nửa ngồi trên đất, mặt bình tĩnh, không kêu la gì. Máu chan hòa khắp nơi. Hai chân anh bị chúng bắn nát, nhưng ghê nhất là một cái cổ chân anh, bị đạn bắn gần lìa hẳn. Khi tôi run run cầm cái chân gần như rơi ra khỏi khớp, anh Tưng tỉnh bơ, cười nói giỡn, Anh làm nhẹ thôi, kẻo nó rớt ra luôn thì coi như bỏ! trong khi chúng tôi vừa băng bó cho anh, vừa khóc nấc! Thấy thương anh quá!”

Người bạn kể chuyện cho tôi hay là cũng trong đêm đó, một tên vệ binh ném lựu đạn bắt cá, chẳng may trúng miểng nhẹ, mà kêu khóc vang trời suốt đêm, không ai ngủ được! Tính can đảm của quân đội Cộng Hòa đã hiện rõ trên sự nhát đảm của bộ đội Cộng Sản.

Điều đau lòng là trong khi có hàng vạn người tù dũng cảm, coi cái chết nhẹ như lông hồng, lại cũng có rải rác một vài tên đốn mạt mang tính thú vật lạc lõng vào hàng ngũ quân đội Cộng Hòa. Tại K4, Suối Máu. Một hôm, có một nhóm được chuyển trại đến. Trong đó có tên P.L.D., cựu thiếu úy, đầu tròn như trái banh, mắt lơ láo. Khi hắn đến, anh em xôn xao, vì chính tên này đã báo cáo cho vệ binh bắn chết hai bạn đồng tù khác, trong đó có một chiến sĩ Nhảy Dù.

Nghe kể lại, hôm đó hai bạn tù được thăm nuôi, lập tức lén giấu mấy gói đường, bột, đồ ăn khô vào nóc nhà cầu để chuẩn bị trốn trại. Không ngờ hành động của các anh bị tên P.L.D. phát giác. Tên này rình hai anh đến nửa đêm, thấy hai anh rón rén đi giầy vào, chuẩn bị ra nhà cầu lấy đồ ăn, thì la ầm lên: “Báo cáo! Báo cáo! Có tên trốn trại!”

Thế là lập tức vệ binh ào tới, trói gô hai anh, chĩa súng bắt các anh đi tìm đồ giấu, theo lời chỉ dẫn của tên kia, rồi đẩy lên trại. Chỉ chừng tiếng đồng hồ sau, có tràng AK nổ dòn. Sau đó, một tên vệ binh xuống, bắt mấy anh đi lên nhặt xác hai người tù dũng cảm trốn trại, đem chôn.

Không phiên tòa, không luật sư, bọn Cộng Sản giết người lạnh tanh.
Trong thời gian gần 20 năm thi hành chính sách “tù cải tạo,” bọn chúng đã bắn, giết, hành hạ, đánh chết không biết bao nhiêu anh hùng. Ngay tháng đầu tiên của chính sách “tù cải tạo” chúng đã bắn chết một vị Thiếu Tá An Ninh Quân Đội tại Trảng Lớn, khi vị này cướp được quần áo vệ binh, tính trốn trại, nhưng không may, bị bắt gặp. Khi xử tử hình anh, chúng còn buộc mỗi trại chừng 10 người đi tham dự cuộc xử bắn. Nghe kể lại, khi bị bịt miệng, người hùng còn cố gắng hô to: “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!” nhưng bọn đao phủ đã đè anh xuống, rồi lôi vào cọc bắn.

Người viết cũng nghe kể tại môt trại kia, một tù nhân đã nhất định ở lại phòng, không ra hội trường học tập, đã bị một toán vệ binh xông vào trói gô, và đẩy anh đến hội trường. Khi đến đầu hội trường, gần “sân khấu” nơi mấy tên cán bộ đứng lải nhải, một tên vệ binh đẩy sấp anh bạn tù ngã xuống và hô to: “Bắn bỏ mẹ nó đi!” thế là một tràng AK gầm lên phóng thẳng vào tấm thân nằm dưới đất làm thân anh rung giật lên từng chập. Đến khi băng hết đạn, tên cán bộ chỉ tay vào bốn anh tù ngồi gần đấy, đang khóc lặng lẽ, buộc đứng dậy, bốc tấm thân nát bét kia đi chôn vùi đâu đó.

Đã 44 năm trôi qua nhưng hình ảnh những chiến sĩ anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn ngời sáng khắp nơi. Những tấm gương của các vị Tướng Lãnh tử tiết năm ấy, “Thành mất thì phải mất theo thành,” đã làm cho toàn thế giới ngưỡng mộ. Khắp địa cầu đều biết là Miền Nam đại bại không phải vì chiến đấu dở mà vì bị đồng minh phản bội.

Trong dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen, người Việt hải ngoại cần đoàn kết hơn nữa, bỏ qua mọi dị biệt trong phương pháp, hình thức chống Cộng, mà cùng hợp nhau trên một mặt trận mới: Măt trận Chính Trị và Văn Hóa thì mới mong có ngày về lại quê hương dưới lá cờ vàng lộng lẫy, khôi phục lại danh dự của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, một quân đội “chiến đấu như sư tử” (lời một Tướng Lãnh Nhảy Dù Hoa Kỳ).
Tháng Tư 2019


CHU TẤT TIẾN
(*)
UserPostedImage

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.