logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/04/2019 lúc 11:15:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Gùi, một công cụ quen thuộc trong các gia đình Tây Nguyên. (Nguyên Quang/Viễn Đông)


Thời bây giờ, nói đến “kinh tế mới” chắc tuổi trẻ nghe ra lạ lẫm, không chừng họ nghĩ đó là một bộ sách nào đó tựa như NEP của Lê-Nin tái bản. Nhưng, thế hệ sinh trước 1975 chừng 5 năm, 10 năm, 20 năm có thân quyến là người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng phải rời bỏ thành phố để theo đoàn rồng rắn lên tít tận cao nguyên, đối mặt với sốt rét, muỗi mòng, cọp beo, rắn rết… Có lẽ, nỗi kinh hoàng của “kinh tế mới” vẫn còn nguyên vẹn. Và, nỗi kinh hoàng này càng nhân lên bội phần khi họ phải đối mặt với một loại kinh tế mới khác. Nói khác đi là họ vẫn là người kinh tế mới triền miên.

Làng kinh tế mới và những giấc mơ bị đắm

Thôn 3 kinh tế mới của người Quảng Nam nằm ở địa phận xã Yang Reh, huyện Krong Bông thuộc tỉnh Đắc Lắc, cao nguyên Trung Phần Việt Nam. Nằm về phía Đông Nam và cách thành phố Buôn Ma Thuộc 50 km, xuôi về hướng hồ Lak, nơi có ngọn đồi và biệt điện của cựu hoàng Bảo Đại, nơi có những con voi sống sót để giúp chủ hái tiền du lịch, nơi có những mảnh ruộng teo tóp chưa bao giờ cho đủ lúa cho những con người quanh năm bám rừng, bám ruộng.


UserPostedImage
Đường vào làng 50 ở Pleiku, Gia Lai. Làng vốn dĩ rất rộng nhưng được qui hoạch theo kiểu khu dân cư và không còn vườn tược. (Nguyên Quang/Viễn Đông)

Có thể nói rằng đường đi Yang Reh khá thơ mộng, vào mùa này, bướm trắng, bướm màu từ các cánh rừng cao su, từ những bụi cỏ bay ra là đà mặt đất, tạo thành những đám mây màu dìu dặt. Nói về cái thơ mộng ở đây thì vô vàn để nói, những khu nhà sàn tre, nhà sàn gỗ, nhà sàn bê tông, những đàn bò bạt ngàn trên cánh đồng vi vút gió, những người thiểu số nghèo khổ đi lửng thững cùng đàn bò, đàn trâu…


UserPostedImage
Một phút thanh thản hiếm hoi để hướng về Chúa của người Ê Đê. (Nguyên Quang/Viễn Đông)


Đường vào Yang Reh có thể nói rằng rất đẹp, rất thơ, và làng kinh tế mới cũng thơ mộng không kém, nơi có những con người suốt đời chỉ làm lụng và làm lụng, đến khi có ai ngồi trò chuyện hay có ai đó mời rượu thì ký ức của hơn 40 năm trước lại ùa về, rồi những tháng ngày khốn khó làm họ rơi nước mắt. Dường như nước mắt chưa bao giờ ngưng chảy nơi núi rừng thơ mộng mà xa lạ, đau đớn này!

Bà Thương, 55 tuổi, người đã theo cha đi kinh tế mới, chia sẻ, “Nhà tôi hồi đó ở Quảng Nam, sau 1975, gia đình tôi vốn khá giả trở nên khốn đốn vì bị tịch biên tài sản sung công quĩ gì đó. Tôi còn nhớ như in cái hình ảnh ngày đó…” Bà im lặng một lúc để khỏi khóc…

“Tôi nhớ là nhà tôi ăn cơm trưa, cha tôi đi đạp xe thồ ngoài bến xe mới về rửa mặt là cả nhà ngồi vào bàn ăn. Vì bữa cơm là phải chờ cha về, cha khổ lắm! Hồi đó ăn cơm khoai độn, canh rau muống và có mấy con cá biển, cá hồi đó ngon và rẻ lắm. Một dĩa cá lầm kho dưa, một nồi canh rau muống và một chén mắm cái là xong bữa. Tôi vừa gắp con cá bỏ vào chén thì nghe gõ cửa. Cha tôi nháy mẹ tôi, mẹ tôi tái mét, lấy ngay hai chục lượng vàng trong đảy (một loại túi may bằng vải, buộc trong lưng quần của phụ nữ xưa) bỏ vào nồi canh và đi ra mở cửa. Các cán bộ vào nhà, họ đọc lệnh khám nhà để tịch thu tài sản. Họ lục lọi khắp nơi, gia đình tôi vẫn giả vờ như không có gì, tiếp tục ngồi ăn cơm. Họ lục lọi mà không thấy gì, chỉ thu được mấy cái quạt điện, mà khi giải phóng về thì không có điện, không biết họ thu làm chi nữa! Những tưởng thoát được. Bỗng có người nói to Nhà này bố láo, ăn cơm cả buổi mà không thấy ai múc canh, như vậy phải kiểm tra nồi canh!. Vậy là họ xông lại, lấy cái vá khuấy vào nồi canh. Hỡi ôi, họ nghe leng keng lát két trong đó và dùng cái rá đổ nồi canh vào đó, nước canh chảy đi, chỉ còn lại rau muống vá vàng. Mẹ tôi ngất xỉu sau khi họ đọc lệnh tịch thu và cảnh cáo vì tội không thành thật…”
“Bị thu hết vàng, nhà mình sống làm sao đây cô?”


UserPostedImage
Một ngôi mộ của người Ê Đê bên cạnh vườn hồ tiêu đã chết vì nhiễm bệnh. (Nguyên Quang/Viễn Đông)


“Thì cha tui lại tiếp tục đi đạp xe thồ, nhưng tóc ông bạc nhanh thấy mà xót. Rồi đùng một cái, có lệnh đi kinh tế mới. Nói là vận động, kêu gọi nhưng thực ra là lệnh, ai mà chống lệnh thì khó bề yên thân với chính quyền địa phương. Cha tôi bỏ ngôi nhà, nhận một ít tiền và lương thực của nhà nước hỗ trợ và dọn dẹp đồ đạc, chất lên xe tải cũng của nhà nước hỗ trợ chuyến đi. Đi mãi gần hai ngày một đêm mới tới đây. Hồi đó còn ... (tàn quân Pol Pot từ Campuchia tràn qua Việt Nam) trong rừng nên đi sợ nửa đêm nó ra cướp nên xe phải ngủ lại đêm trong doanh trại quân đội ở đèo An Khê, sáng mai đi tiếp, đường sá hục hang, xe bò cả ngày mới tới đây. Ui chao, vừa bước xuống xe là mẹ tôi lại ngất xỉu vì thấy mọi thứ hoang vu, chim kêu vượn hú. Còn tôi thì ôm mấy đứa em mà khóc nức nở vì buồn và tủi thân.”
“Lúc đó cô mấy tuổi và đang học lớp mấy vậy cô?”


UserPostedImage
Những em bé trong khu kinh tế mới. (Nguyên Quang/Viễn Đông)

“Lúc đó cô chừng 13 tuổi, đang học lớp 6. Nhưng lên đây thì không có trường học nên phải nghỉ gần hai năm sau đó mới đi học lại lớp 6. Nhưng cực quá, phải lo làm lụng giúp cha mẹ, giữ em nữa nên bỏ học hồi đầu lớp 7. Mà nhắc tới chuyện học là tui buồn lắm, vì tui học rất giỏi. Thế rồi mọi ước mơ của tui coi như tiêu theo mây khói. Đau nhất vẫn là cha mẹ tui. Bởi hai ông bà chỉ mong sao con cái được học hành tới nơi tới chốn. Cũng may là đứa em út học tới đại học vì lúc đó đã bỏ qua chính sách con nhà chế độ cũ thì không được thi vào đại học. Mà thực ra là chúng tui bị ép chứ cha tui chỉ là một người có liên quan thôi, bản thân ông đâu có làm gì cho chế độ cũ, ông chỉ đi lính nghĩa quân theo lệnh nhà nước thôi… Vậy đó, đời buồn lắm, ước mơ tiêu tan…”

Và những giấc mơ bù đắp

Thế hệ những người bỏ dở trường lớp, sách vở để theo cha mẹ vào vùng kinh tế mới trên đất Cao Nguyên Trung Phần có lẽ phải là hàng ngàn. Bởi có rất nhiều làng kinh tế mới trên đất Tây Nguyên và nằm rải rác ở các tỉnh, các huyện, hầu hết là lao lực khai hoang, làm rẫy. Đến khi cây cà phê, hồ tiêu có giá trị kinh tế, cây cao su trở thành mũi nhọn thì họ vừa đón nhận hạnh phúc mà, cũng vừa đón nhận sự phũ phàng.

Hạnh phúc gì? Đó là câu hỏi tôi đã đặt ra với ông Nam, một người thuộc thế hệ sinh trước 1975 cũng có hoàn cảnh na ná bà Thương.
“Đó là khi cà phê, hồ tiêu, điều có giá, con cái có thể nối tiếp ước mơ của cha mẹ,” ông nói.
“Nối ước mơ là sao hả chú?”


UserPostedImage
Rơm rạ tối cần cho chăn nuôi ở Tây Nguyên. (Nguyên Quang/Viễn Đông)


“Thì cha mẹ cực khổ, không đủ ăn nên bỏ học giữa chừng, sau này cây cà phê, cây tiêu, cây cao su, cây điều có giá trị thì mình cho con mình học cho có cái chữ, đỡ phải khổ như cha mẹ chúng. Ba đứa con của tôi, hai gái một trai đều đã đỗ đại học, nói chung là chúng nó tốt nghiệp đại học và đi làm rồi. Dù sao như vậy cũng an ủi phần nào. Ở đây hầu hết dân kinh tế mới đều có con học đỗ đạt. Bởi vì gốc của mình vốn chuộng cái chữ, nên lớp trước không được thì lớp sau phải được. Nhưng mà phúc chưa bao lâu thì họa tới rồi, đúng là cái số mình nó khổ!”


UserPostedImage alt="" style="margin: 3px 0px; width: 480px; height: auto;">
Hồ tiêu, giống cây chủ lực của kinh tế Tây Nguyên đang bị nhiễm dịch toàn bộ. (Nguyên Quang/Viễn Đông)


“Họa gì vậy chú?”
“Thì mình đi khai hoang, đất đai càng nhiều thì lượng cà phê càng nhiều, mới có mà bán lấy tiền nuôi con ăn học. Nghiệt nỗi đất khai hoang này không có trong bìa đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Họ cấp cho mình giấy chứng nhận năm 1995 căn cứ theo diện tích mình khai hoang những năm 1980 và bê nguyên xi vậy bỏ qua bìa đỏ. Cuối cùng khi mình làm ăn ổn định, đất đai khai thác cả hai ba chục năm nay bỗng dưng không phải của mình nữa, nhà nước thu hồi. Dân kinh tế mới vấp vụ này nhiều vô kể. Mà không riêng gì dân kinh tế mới đâu, người thiểu số ở đây cũng bị nặng lắm, nhất là người Ê Đê ấy, họ mất đất hầu như toàn bộ. Chính quyền địa phương thu hồi đất họ canh tác cả mấy đời vì họ không có bìa đỏ. Sau đó, dồn họ vào một khu vực tái định cư, xây nhà cho họ. Họ thấy vậy thì tưởng là sướng vì cả đời sống trong nhà sàn tạm bợ, giờ được cái nhà cement thì mừng. Nhưng rồi không còn đất canh tác, không còn đất để bán trong khi đất của họ được bán với giá cao ngất, họ trở nên quẫn trí, rượu chè, đi làm thuê mút mùa… Đau lắm!”

“Vậy thì do chính sách nhà nước chứ đâu phải do số phận chú?”
“Không, do số phận mình tệ quá, số phận dân Ê Đê hẩm hiu quá nên mới gặp chung cảnh ngộ này, mới sinh sống trong một chế độ kì quái này! Mà thôi, chú không muốn nói thêm đâu, đụng đến chính trị thì mất mạng như chơi!”


UserPostedImage
Đèo Mang Yang, tuyến huyết mạch nối Tây Nguyên với miền Trung. (Nguyên Quang/Viễn Đông)

Câu nói của ông Nam cũng là câu để chốt câu chuyện. Bởi ông không muốn nói gì thêm, bởi tôi cũng thấu hiểu nỗi thống khổ của một người thiếu điều chết đi sống lại giống như ông và những người cùng số phận “kinh tế mới” giống ông. Xin mở ngoặc chỗ này, cũng có rất nhiều người đi kinh tế mới giàu sụ. Nhưng họ giàu không phải đơn giản vì họ biết làm kinh tế mà họ biết lạng lách trong cơ chế, họ biết toa rập với cán bộ để giữ cho được miếng đất của họ và thậm chí họ chỉ điểm cho cán bộ nhắm đến những miếng đất hàng xóm, những miếng đất của người thiểu số… Họ giàu trên lưng của đồng loại đang chảy nhước mắt.


UserPostedImage
Nhà ở xã Yeng Reh, Krong Bông, Đắc Lắc. (Nguyên Quang/Viễn Đông)


Tạm biệt những ngôi làng kinh tế mới, tạm biệt những căn nhà không mấy khang trang và những ngôi nhà cấp bốn nhìn ra ruộng thung giữa lòng chảo núi, tạm biệt những người Ê Đê nghèo khổ mà tôi sẽ kể trong câu chuyện kì tới… Tôi trở về đồng bằng trong nỗi mang mang khó tả về tình người, tình đất, tình đồng hương xa xứ. Tâm trí tôi cứ vướng vít một câu mơ hồ rằng “thận phận người Việt, thân phận người Nam sao mà buồn…!”
Và đâu đó, đang có một cuộc kinh tế mới khác chồng chất lên cuộc kinh tế đau khổ những ngày xa!


UserPostedImage
Đường vào Yang Reh. (Nguyên Quang/Viễn Đông)

Nguyên Quang/Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.