Trong lúc xã hội Mỹ đang ồn ào về giá trị của bản phúc trình của Công tố viên đặc nhiệm Robert Mueller, không mấy ai quan tâm hôm 16 tháng 4 tại Washington, Mỹ và Nhật vừa kết thúc 2 ngày khơi động đàm phán thương mại song phương với trọng tâm, Nông sản thực phẩm của Mỹ, một vấn đề thương mại đầy nhạy cảm kéo dài từ thời Vòng Đàm Phán Doha (Qatar) Nov-2001.
Trong buổi đàm phán hôm 15-4, đại diện Nhật Bản, Toshimitsu Montego, bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật, chỉ muốn một Hiêp định Thương mại hướng tới hàng hóa. Trong khi đó đai diện thương mai Mỹ, Robert Lighthizer, muốn cuộc đàm phán mở rộng thêm một số vấn đề bao quát hơn gồm có hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, rào cản kỹ thuật, vấn đề thao túng tiền tệ, tỷ giá hối đoái, cũng như cần thiết phải thiết lập tiêu chuẩn cao trong lãnh vực thương mại số. Đại diện Mỹ, Robert Lighthizer, cũng thẳng thắn đề cập đến khoảng thâm hụt khổng lồ là 67.6 tỷ USD (không kể lãnh vực dich vụ) mà Mỹ phải chịu đựng thiệt thòi trong cán cân mậu dịch với Nhật Bản. Robert Lighthizer cũng khẳng định Thị trường Nhât Bản mở rộng chưa đủ cho hàng hóa của các nhà xuất khẩu Mỹ.
Như vậy cuộc chiến thương mại Mỹ-Nhật đã thật sự bắt đầu?
http://vi.rfi.fr/chau-a/...giam-tham-hut-thuong-mai Chủ Tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội Đồng Thương mại Mỹ, Tom Donohue, lên tiếng cảnh cáo Mỹ đang tụt hậu trong quan hệ thương mại với Nhật, một nền kinh tế thứ 3 thế giới, thị trường xuất khẩu hàng đầu và lâu năm của Mỹ. Nhận định này của Donohue đã thúc đẩy ý chí của vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Măc dầu biết rằng Nhât Bản là đồng minh chí cốt lâu đời, Tổng thống Donald Trump đã quyết định tiến hành đàm phán thương mại với Nhật Bản. Dĩ nhiên điện Capitol ủng hộ bước đi này.
Nhìn lại quá khứ, trong gần một năm qua, Nhật Bản đã đạt được nhiều thỏa thuận thương mại về giảm hàng rào quan thuế với các đối tác thương mại mới của Nhât Bản. Điển hình là Hiêp Dinh Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Binh Dương-TPP. Trong nhiều năm qua, Mỹ là người dẫn dắt đàm phán giữa 12 nước thành viên TPP, để rồi vào năm 2017, Tổng thống thứ 45 của Mỹ, Donald Trump, tuyên bố Mỹ rút lui khỏi hiệp định thương mại này. Tuy nhiên “không có em chợ vẫn nhóm”, không có Mỹ đàm phán TPP vẫn tiến hành dưới dạng Hiêp Đinh Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Binh Dương-CPTTP hay TPP-11 (vì không còn Mỹ).
Nhờ có nền kinh tế mạnh về nguồn vốn và công nghệ hiên đại, Nhật Bản nổi lên như “người chóp bu” của hiệp đinh CPTTP. Tháng 11 năm 2018 hiệp định thương mại CPTTP đã chính thức thành lập và có hiêu lực. Nhờ đó sản lượng thit bò nhâp khẩu vào Nhật từ Canada, Australia và từ các thành viên khác của TPP-11 tăng lên rõ nét: đến tháng 1 năm 2019 tăng lên 60% so với cùng kỳ vào năm 2018.
Hơn thế nữa, kể từ hiệp đinh thương mại mới giữa Nhât Bản và E.U. có hiệu lực vào tháng 2-2019, các nhà sản xuất nông sản thực phẩm của E.U. cũng được hưởng nhiều ưu đải do thuế quan nhập cảng vào Nhật giảm. Sự cường thịnh thương mại giữa Nhật và các đối tác thương mại mới cũng đồng nghĩa hàng hóa xuất khẩu của Mỹ vào Nhật bị thua thiệt:
- Xuất khẩu thịt heo từ Mỹ vào thị trường Nhật-thị trường hàng đầu của Mỹ, đã giảm tới mức 35%
- Lượng máy móc chế tạo, lúa mì, lúa mạch của Mỹ xuất khẩu sang Nhật cũng giảm.
Để đối phó với tình trạng tụt hâu thương mại với Nhật, buộc Mỹ phải tiến hành các thương lượng với Nhật Bản về một Hiêp Đinh Thương Mại Mới, mặc dầu năm 2018 thương mại hai chiều Mỹ-Nhật đạt được 300 tỷ USD. Các công ty Nhật đầu tư gần 500 tỷ USD vào Mỹ và thu hút gân 1 triệu việc làm tại Mỹ. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật vẫn giữ mức thuế quan đối với nông sản của Mỹ nhâp cảng vào Nhật. Đó là vấn đề nhạy cảm về trao đổi mậu dịch giữa Mỹ và Nhât, một di sản của Tổ chức Mâu Dịch Thế Giới -WTO-kể từ Vòng Đàm Phán Mậu Dịch tại Doha-Qatar-năm 2001. Đây là sự bất lợi, mất mát vô cùng to lớn của Mỹ. Tổng thống Mỹ, Donald Trump, từng mong muốn Tokyo mở cửa rộng hơn nữa và hạ thắp thuế quan cho nông sản của Mỹ. Song cho đến nay phía Nhât Bản dường như vẫn chưa sẵn lòng.
Theo nội dung của hiêp định thương mại mới, Nhật và Mỹ cùng nhất quán loại trừ việc phá giá đồng tiền của mình hay thao túng tiền tệ quốc tế để tăng cường lợi thế cạnh tranh thương mại. Bộ trưởng Kinh tế Mỹ, Steven Mnuchin, khẳng định thỏa thuân trong tương lai giữa hai nước sẽ gồm một phần đề cập đến việc hạn chế thao túng tiền tệ.
Đại diên thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Kinh tế Nhật, Toshimitsu Motegi, đã nhất trí hôm 16-4 tai Washington hai nước sẽ gặp lại trong tương lai gần trên tinh thần của cuộc đàm phán đang diễn ra.
Liệu chúng ta có thể hy vọng, trên cơ sở đó, hai nước Mỹ, Nhật sẽ đề xuất những luât lệ đúng đắn và công bình về thương mại, kinh tế, kiến tạo lợi ích cho Nhật và Mỹ và cho nhân loại toàn cầu của thế kỷ XXI?
Chicago-21-2019
Đào Như