logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/04/2019 lúc 11:24:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trần tấn Đạt – bạn bè thường gọi Đạt ròm, ốm quá - và tôi là đôi bạn chí thân từ năm lớp 7 đến lớp 9. Chúng tôi cùng học ở trường Trung học Phong Châu gần cầu Cá lóc, châu thành Bến Tre. Đi đâu cũng có cặp, trong lớp thường gọi là cặp bài trùng. Có khi cả nhóm rủ nhau đi thăm nhà bạn, đi Cù lao Ốc ăn giỗ hoặc đi bất cứ nơi đâu mà thiếu nó tôi không đi hoặc thiếu tôi Đạt cũng tìm cớ vắng mặt. Lúc đó ở tuổi Teen bọn tôi đứa nào cũng nhát gái. Chỉ biết lo ăn học chưa ai biết đến tình yêu trai gái là gì. Gặp nhau thì chỉ bàn đến chuyện bài vở học hành, ganh đua trong lớp. Đạt giỏi Toán nhất lớp còn tôi thì khoái nhất là giờ Văn của thầy Thoại. Nhà tôi nghèo huê lợi chỉ có mấy công vườn dừa. Ba má tôi tiện tặn lắm mới cho tôi được tiếp tục học Trung học. Còn ba má Đạt khá hơn, có nhà máy xay lúa ở Ba Tri. Biết tôi nghèo nên Đạt thường hay chiếu cố đến tôi. Nó rất thảo ăn, lúc nào hẹn đi đâu cũng dúi vào tay tôi khi thì cái bánh, củ khoai. Có khi là bịt đá nhận  si rô – một món mà tụi nhóc chúng tôi rất thích. Trưa Hè cầm mút mút cũng ngon.
 
Một năm nghỉ Hè, Đạt rủ tôi về nhà nó chơi mấy bữa. Ba má nó có nhà máy xay lúa nên chắc khá hơn gia cảnh nhà tôi. Đạt lại là con trai thứ học giỏi   nên cả nhà ai cũng nể. Mấy đứa em gái lăng xăng mừng anh dẫn người bạn cũng ốm nhom về chơi. Chúng tôi thường đạp xe đi tắm biển Bãi Ngao cách nhà chừng vài cây số. Nước biển hơi đục phù sa vì gần của sông, chớ không trong như biển Vũng Tàu, Nha Trang mà sau nầy tôi có dịp tới. Chạy đua đả đời xong nhảy xuống tắm, rồi lại chạy đua. Trưa đói bụng Đạt đãi bạn ăn  cua, sò luộc. Hồi đó hai đứa ốm nhom, trai mới  lớn nhổ giò bể tiếng. Tuổi trẻ thường hay háo thắng. Chúng tôi tuy thân nhưng cũng ganh đua nhau từng chút. Đạt đúng đầu lớp  môn Toán. Còn tôi thì thầy Thoại dạy Văn khen có trí nhớ dai. Đọc 412 câu Chinh phụ ngâm dễ như ăn cháo. Học xong lớp 9, Đạt thi đậu bằng Trung học đệ nhất cấp hạng Bình thứ. Còn tôi thi rớt phải thi lại kỳ 2 sau đó hai tháng mới đậu. Sau đó thì chia tay. Đạt lên sài Gòn học tiếp, còn tôi thì ở lại tỉnh học trường khác. Xa nhau từ đó, ít có dịp gặp nhau. Nhiều năm sau nghe nói Đạt học Dược . Còn tôi thì đi lính. Cuộc đời Đạt suông sẻ hơn tôi. Đời lính gian khổ quá nhiều, vết xích xe lăn qua nhiều chiến trường, hết ở vùng 3 rồi đổi ra vùng 2, rồi sau trở về Mỹ Tho cho đến ngày sập tiệm 30 tháng 4 năm 1975.
 
Sau khi đi tù về, vất vả nhiều năm kiếm sống, hết làm rẫy ở Dầu Giây đến nhiều năm, sau   phải  đẩy  xe đạp đi bán dầu hôi lẻ quanh khu chợ Vườn Chuối Sài gòn. May nhờ Trời ngó lại được đi Mỹ theo diện H.O. vào năm 1993. Mỗi tuần cày 6 ngày 2 jobs nên cũng chẳng có thì giờ đâu mà về Việt Nam tìm bè bạn. Người quen cũ nhất là nhóm bè bạn lứa tuổi Teen tan tác bốn phương trời biết đâu mà tìm. Mới đây tôi được biết tin buồn của Đạt qua điện thoại người em rễ của Đạt. Đó là anh Trần Bình Trọng trước dạy môn Toán trường Trung học Ba Tri – Bến tre,  sau vươt biên đến Mỹ vào khoảng 1982. Quen được Trọng cũng là một duyên may,  tình cờ nhưng biết đâu cũng do bề trên xếp đặt. Một buổi chiều rãnh  ngồi xem Ti Vi, tự nhiên có người gọi nhìn đồng hương. Anh Trọng thì chắc cũng gặp lúc rãnh rang như tôi, rà Youtube tìm bạn lính trong Chương trình Tiếng Hát Hậu Phương  kỳ 135. Trước khi được biệt phái về dạy học ở Ba Tri, anh phải nhập ngũ theo học khóa 25 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Thấy  cô MC Phương Hồng Quế phỏng vấn tôi là một sĩ quan Thiết giáp trước theo học khóa 25 Trừ bị Thủ Đức, anh Trọng gọi điện thoại cho tôi liền nhìn bà con đồng khóa. Nói chuyện lan man một hồi mới biết mình vừa đồng khóa mà cũng là đồng hương Bến Tre. Biết anh là người Ba Tri, tôi hỏi dồn   tới là có biết Trần Tấn Đạt không ? Anh cho biết Đạt là anh vợ và đã chết bịnh rồi, cách đây 15  năm lúc mới 62 tuổi. Tin bất ngờ Đạt chết làm tôi xúc động mấy bữa. Cứ nhớ hoài những kỷ niệm lúc còn học chung, lứa tuổi Teen. Trong câu chuyện thì Trọng cũng cho biết là em gái kế của Đạt là vợ Trọng. Tôi nhớ hồi đó về nhà Đạt chơi  3 ngày có nói chuyện vài lần với cô bé tóc thề hay đứng thu tiền xay lúa, không biết có phải là vợ Trọng không ? Mới đó mà đã hơn 6o năm rồi, cuộc đời thoáng đến thoáng đi như áng mây trôi. Bạn bè lứa tuổi tôi cũng lần lượt về với đất cả rồi. Bao giờ mới tới phiên mình đây, quá tuổi Thất thập cổ lai hy rồi ! Viết đến mấy giòng chữ nầy, xinđốt nén tâm hương, coi như những lời phân ưu trể tràng đến gia đình Đạt, một người bạn tuổi Teen ốm nhom hơn 60 năm về trước. Nhớ bạn quá Đạt ơi ! Coi như những  giòng Thơ dưới đây là những nén tâm hương dành cho Đạt đó. Cầu xin ơn trên phù hộ  cho bạn mau siêu thoát.
 
Ngày Hè Ba Tri chói chan gió lộng
Hai thằng nhỏ ở trần
Chạy dưới nắng trưa
Thấy bóng người đi … mấy con còng gió
Biết lượng sức mình chui vôi vào hang
Biển Bãi Ngao
Đục ngầu bọt sóng
Có cánh buồm xa về cuối chân trời
Hai thằng bạn thân
Mệt nhoài thở dốc
Chạy hết nổi rồi nằm thẳng cẳng ngó mây
Mây trắng lững lờ trôi về cuối biển
Trời mênh mông tiếng gió thầm thì
Lớn lên mầy làm gì
Ba tao muốn tao học ngành y
Nhưng chưa biết sức tao có nổi
Được đó mầy ơi !
Mầy giỏi Toán quá trời
Ngẫm nghĩ thân mình tao chưa biết sẽ ra sao
Thầy Thoại khen mầy giỏi Văn nhất lớp
Mấy ai như mầy
Đọc Chinh Phụ ngâm trơn tru như cháo
Làm một lèo xuôi rót bốn trăm câu
Vậy chắc ngày sau tao thành nhà báo
Đời có thể  nhọc nhằn bảy nổi …chín lênh  đênh
Đó là nhắc chuyện năm xưa
Xa quá là xa
Chắc cũng hơn sáu chục năm liền
Khi hai đứa còn ở tuổi Teen
Chưa học xong lớp Tám
Rồi một chiều mưa u ám
Nhận được thiệp cưới của mầy
Gần biên giới Việt Miên
Xin lỗi nhé bạn hiền!
Tao khó lòng về dự
Chiến trận nặng nề ai nỡ bỏ anh em
Rồi từ đó lần lượt miền Trung nhiều tỉnh mất
Di chuyển liên miên
Cho đến ngày sập tiệm
Không làm sao về phép gặp bạn hiền
Sau đó đi tù
Nhiều năm ở trong rừng rú
Chừng được thả về tìm đủ cách vượt biên
Trật duột nhiều phen…sau nhờ Mỹ cứu
Đi được chương trình tị nạn với anh em
Cho đến hôm nay
Như một duyên phận tình cờ
Mới biết bạn xưa đã về với đất
Đã mười lăm năm qua
Rong chìm đá nổi
Số phận mỗi người sao quá đổi mong manh
Tao với mầy
Chập chùng kỹ niệm
Mầy đi rồi tao muốn khóc làm sao
Nhớ lại Hè nào nắng cháy Bãi Ngao
Hai đứa đạp xe đường quê gió lộng
Sương trắng chiều hôm biển trời hai bóng
Chiều xuống mau hai đứa đạp xe về
Một thuở tuổi Teen
Chập chùng kỷ niêm
Sao mầy vội đi… mau quá  nẻo luân hồi

Hồ Thanh Nhã
 
               

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.