logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/05/2019 lúc 06:44:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mấy bữa nay hơi rảnh, ngồi soạn giấy tờ cũ, tình cờ thấy lại bản nháp tạp ghi nầy. Tờ giấy cũ viết lại những suy nghĩ vun vặt trong 7 ngày dự khóa tu mùa Hè năm 2000, tại tu viện Lộc Uyển –Nam California. Khóa tu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh  và Tăng đoàn Làng Mai hướng dẫn. Khóa tu tiếng Việt và số người tham dự là hơn 6 trăm người, đa số là người Việt. Số còn lại là người Mỹ và một số người các quốc tịch khác đến  từ hàng chục nước trên thế giới. Năm đó tôi ghi danh trể nên không còn phòng. Ban tổ chức  cấp cho tôi và cháu Bình một chiếc lều 2 người, chỉ ra bìa rừng, bảo chúng tôi tự túc dựng lều.
 
 Lui cui làm việc thì thấy có thêm vài chục người nữa tới ở chung, cũng tới trể như chúng tôi. Cùng đóng cọc dựng lều với tôi là cháu Bình, thằng nhỏ chừng 25 tuổi, vui vẻ, hoạt bát. Chà ngon nghen ! Còn nhỏ mà biết ham dự khóa tu, về già chắc mau đắc đạo. Mình thì già rồi, bị vợ bỏ nên buồn tình lên non Đại Ẩn Sơn học đạo. Làm bạn với núi rừng một tuần cho quên hết phiền não thế gian, tuần sau sẽ hạ san trở lại. Họ ghép cháu Bình và tôi chung 1 toán, Đi đứng, sinh hoạt  trong suốt tuần đều đi chung. Tối về ngủ lều, cháu Bình sợ cọp. Tôi trấn an, chắc không có đâu !
 
 Lúc nầy toán tiều phu bìa rừng học đạo chúng tôi cũng đông, chừng 5-6 chục người. Ban ngày sinh hoạt, tối mệt về ngủ thẳng cẳng, lâu lâu về khuya cũng nghe tiếng chân Nai đi xào xạt ngoài lều, hoặc tiếng nai con lạc mẹ. Ngoài ra không thấy  cọp beo gì  như cháu Bình tưởng tượng. Theo lịch trình hàng ngày thì cả đoàn 5-6 trăm người, tập trung ở Thiền đường lớn theo sư ông Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai đi Thiền hành trên núi , xa hơn 3 -4 cây số. Chân bước đều trên sơn đạo, đi chậm , im lặng, để ý từng bước chân, hơi thở. Thở vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mĩm cười. Thỉnh thoảng Sư ông và cả đoàn dừng  lại 5-10 phút ven đường, đứng ngắm mây bay, nghe tiếng chim rừng gọi nhau buổi sáng. Rồi lại tiếp tục đi. Cứ thế  mà quên hết đoạn đường núi dài 3 cây số. Tới nơi, tản mác ngồi rải rác trên các tảng đá.
 
Thiền ngồi. Nhắm mắt lại, tâm phẳng lặng, quên hết chuyện thế sự thăng trầm, nhà cao cửa  rộng …Lúc nầy, mặt trời đã lên. Đoàn người lại từ từ xuống núi, lại đi trong im lặng, lại thở  vào ra, sâu chậm …Không tạp niệm, không lo âu, không buồn thương tiếc nuối. Có vài chục diễn viên ở Hollywood, trong đó có ông đạo diễn có vợ Việt. Họ trộn lẫn vào những người bình thường nón lá cầm tay, nghiêm trang tận hưởng các ngày tu. Cũng có nhiều anh râu quay nón hình như người Trung Đông. Hồi năm 2000 chưa bùng phát phong trào khủng bố tự sát nên chẳng  ai e ngại gì các ông bạn đồng hành râu quay nón nầy. Về sau xảy ra vụ 911 nên mọi người mới bắt đầu ngán.
 
Đi về tới khu Thiền Đường thì cũng 9 giờ sáng, khá nóng rồi. Nghỉ giây lát, tụ tập sắp hàng ăn sáng Lãnh thực phẩm xong, tìm chỗ ngồi rải rác đâu đó, ăn sáng trong im lặng. 10 giờ sáng, tập trung ở Thiền đường lớn, ổn định chỗ ngồi dưới đất, ngồi sao cũng được xếp bằng hay kiết già. Chờ Sư  ông Nhất Hạnh đến giảng Pháp. Vì đây là khóa tu dành cho người Việt, nên phải có thông dịch riêng cho người ngoại quốc.  Đề tài hôm nay là Đối trị với sự Giận Dữ, Giảng và Hỏi đáp chừng 2 giờ, Sau đó đi ăn cơm trưa. Mỗi ngày có một đề tài khác nhau để đối trị với tâm như giận dữ , buồn lo, tham lam. Cũng có những đề tài về sự tạo lập sự thăng bằng trong gia đình. Giọng sư ông rắn rõi, đề tài lôi cuốn, người tham dự  yên lặng lắng nghe. Cả thiền đường 6 trăm người mà im phăng phắc, không một tiếng động. Trong khi giãng, thỉnh thoảng sư ông gỏ một tiếng chuông. Và khi nghe chuông, thính chúng quay về hơi thở. Tiếng chuông huyền diệu đi về nhất tâm. Trong khóa tu, mỗi khi di chuyển đều để ý từng bước chân, chú ý từng hơi thở chánh niệm. Khi đi nếu nghe chuông thì dừng lại, quay về hơi thở. Dứt chuông. .đi tiếp.
 
Hết buổi giảng, tất cả tập trung ở phòng ăn.. Lãnh thưc phẩm xong, ngồi vào bàn, đọc mấy câu kinh đại khái là phải  biết quí trọng thực phẩm, nhớ ơn người nông phu . Xong bắt đầu ăn trong im lặng, ăn chậm rãi thưởng thức vị ngon của thức ăn. Xong bữa  lên Thiền đường rộng mênh mông nghĩ trưa một tiếng. Lúc đó tiếng sư cô Chân Không  đều đều rót vào tai cách Thiền Buông Thư , bỏ hết bỏ hết, không nghĩ suy, tính toán, quên hết, quên hết. Thế rồi đi sâu vào giấc ngủ hồi nào không hay. Buổi chiều sinh hoạt tiếp, có khi là ca hát, có khi là mạn đàm, thay đổi từng ngày. Tối lai là giờ sinh hoạt thiền trà. Lịch học mỗi ngày đều khác nhau, từ nhiều khía canh, tập quay về nôi tâm, quên  hết ưu phiền thế sự. Cứ như thế mà tiếp diển trong cả tuần lễ. Tâm hồn hành giả nhẹ tênh, nhẹ nhàng như ở môt miền cực lạc. Đã về đã tới, bây giờ là đây ! Ngày bế giảng bùi ngùi, chia tay với các bạn đồng nhóm. Người theo xe buýt ra phi trường bay về tiểu bang lạnh. Người nhổ lều, làm vệ sinh chỗ ở. Bảy ngày nơi đây lòng nhẹ nhỏm như tơ trời, Thân và Tâm như trở về một mối. Đêm nằm ngủ trong lều, nghe tiếng chân Nai xào xạt trên cỏ khô, lòng thấy như như một cõi. Nỗi buồn gia đạo như đã bay theo gió ngàn Lộc Uyển tự bao giờ. Về lại nhà, tôi viết liền 2 bài Thơ như đánh  dấu kết quả của môt chuyến đi xa. Đó là hai bài: Ẩn Sĩ và Sơn Đao. Mời các bạn thưởng thức sau đây :  
   
  Ẩn sĩ
 
Gập ghềnh sơn đạo nhỏ
Dốc đứng triền vực sâu
Năm ba con sóc đỏ
Đuổi bắt vòm lá sao
 
Đường về Đại Ẩn Sơn
Chập chùng mây xuống thấp
Vài con ong hút mật
Cành hoa dại sườn non
 
Còn một chút sương đêm
Đón mừng tia nắng ấm
Thời gian qua thật chậm
Giữa cuộc đời biến thiên
 
Đường khúc khuỷu ổ gà
Cơn xốc nào rêm nhức
Hòn đá rơi xuống vực
Tiếng vọng tít mù xa
 
Từ giã chốn phong ba
Khách giang hồ chôn kiếm
Tiếng chuông chùa Lộc Uyển
Lồng lộng bóng mây qua
 
Nhà sư già ngoại quốc
Gió phơ phất tăng bào
Ẩn sĩ quay về núi
Am nhỏ sườn núi cao
 
Bằng hữu là cây cỏ
Bằng hữu là gió trăng
Tiêu dao ngày tháng đó
Chớp mắt giấc kê vàng
 
Trăng treo trên đầu núi
Bàng bạc lớp sương mờ
Nai con đi lạc mẹ
Gọi réo bờ suối khô
 
Dãy nhà thấp đỉnh đồi
Đón mời trăm lượt khách
Bước chân nào an lạc
Bước chân nào thảnh thơi ?
 
Thiền đường trăm hướng gió
Bát ngát bờ tỉnh mê
Trăm năm là Vô Sự
Tâm nhẹ lối đi về
 
Cánh hoa đang tàn rũ
Quả mới lại khai sinh
Lộc non đang vừa nhú
Thay lớp lá xa cành
 
Tiếng chuông ngân trầm ấm
Nhắc một lời tĩnh tâm
Hơi thở dài sâu chậm
Quên thế sự thăng trầm
 
Gốc sồi trăm năm cũ
Thi sức với thời gian
Con sâu vừa mới nở
Đo từng tấc da sần
 
Ẩn sĩ bên sườn non
Giã từ đời ngang dọc
Ngắm mặt trời vừa mọc
Nhẹ bước lối đi mòn
 
Ẩn sĩ trong am mây
Gió chiều lay khóm trúc
Từng giây từng tỉnh thức
Đời như bóng mây bay
 
Hôm qua và ngày mai
Khoảng cách dài hư ảo
Vẫy tay chào phiền não
Tận hưởng trọn hôm nay …
 
          Hồ  Thanh Nhã
   
 
            Sơn đạo 
 
Đường lên đĩnh núi quanh quanh
Hạt sương sơn đạo nặng cành cỏ non
Sáng nay thăm Đại Ẩn Sơn
Nửa tâm cực lạc nửa còn nhân gian
Dù chưa gậy trúc gậy vàng
Cũng xem nhẹ gánh một phần biển dâu
Tìm trâu …trâu lạc tìm đâu
Tìm đâu giữa lúc mái đầu điểm sương ?
Đá con lăn xuống vệ đường
Tìếng vang còn vọng qua sườn núi xa
Áo lam thoáng bóng sư già
Non phơi vóc hạc …Pháp Hoa chuông về
Tiếng chuông đánh thức cơn mê
Tiếng chuông nhắc nhở đi về tỉnh tâm
Gốc sồi ắt hẳn trăm năm
Con sâu đo mãi độ sần của da
Đo bao nhiêu lượt chiều tà
Làm sao đo hết tuổi già của cây ?
Biến thiên từ bước đường mây
Biến thiên đến cả cỏ cây đá vàng
Ngắn dài một bóng thời gian
Có sâu có cạn …sông càng nhớ sông
Bây giờ trong lớp bụi hồng
Gập ghềnh sơn đạo thong dong gió về
Bây giờ bước khỏi cơn mê
Bây giờ thức dậy …thân về với tâm
 
                        Hồ Thanh Nhã
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.