logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 04/05/2019 lúc 08:57:11(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Hình ảnh tị nạn đã gợi lại cảm xúc và hồi tưởng cho nhiều người. (Hình: Bùi Văn Phú)

Sự sụp đổ của miền Nam dù được tiên đoán từ khi người Mỹ rút quân về nước và giảm viện trợ, nhưng khi xảy ra, nó đến nhanh chóng bất ngờ, gây hoang mang cho một số công dân miền Nam lúc bấy giờ đang công tác hoặc du học, hay du lịch ở nước ngoài. Họ cảm nhận như thế nào về những diễn biến dồn dập ở trong nước? Điều gì xảy đến với họ sau ngày 30/4/1975, khi bỗng nhiên sự nghiệp bị cắt ngang, học bổng không còn bởi vì qua đêm, họ trở thành những người vô tổ quốc? VOA-Việt ngữ trò chuyện với một cựu nghiên cứu sinh ở Pháp và một nhà cựu ngoại giao từng đại diện cho Việt Nam Cộng Hoà tại Liên Hiệp Quốc.
Biến cố 30 Tháng Tư đã đảo lộn cuộc sống của nhiều người dân miền Nam lúc bấy giờ đang sinh sống hoặc học tập ở hải ngoại. Từ xa nhìn về quê hương và theo dõi tin tức tường thuật về những diễn tiến dồn dập ở trong nước trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, họ càng hoang mang, một phần xót xa cho đất nước, một phần lo lắng cho những người thân còn kẹt lại và cho chính bản thân, từ nay bơ vơ trên xứ người.
Một sinh viên ưu tú được học bổng Colombo du học ở Canada, nhưng vào thời gian ấy đang nghiên cứu để hoàn tất luận án tiến sĩ ở Đại học Poitiers bên Pháp, ông Nguyễn Duy Vinh, kể lại tình hình lúc bấy giờ:
“Ngày 30 Tháng Tư là ngày mà hầu hết sinh viên đi từ miền Nam mà tôi quen biết ở thành phố Poitiers mọi người đều buồn, và rất lo lắng bởi vì mình có thân nhân ở Việt Nam và không biết tình trạng sẽ chấm dứt như thế nào?”
Tiến sĩ Duy Vinh nói những điều kinh hoàng xảy ra tại Campuchia khi quân Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo chiếm được Nam Vang khoảng 1 tháng trước ngày 30/4, càng làm tăng nỗi lo âu và sợ hãi của những sinh viên miền Nam xa xứ.
“Cuộc thanh trừng đẫm máu diễn ra thì các đài truyền hình ở Pháp đều cho thấy như vậy. Sinh viên đi từ miền Nam nhìn thấy những hình ảnh đó thì cũng sợ là nguy cơ tương tự sẽ xảy đến cho miền Nam Việt Nam. Lúc đó là lúc gây cấn và buồn bực, lo lắng nhất của sinh viên du học.”
Tâm trạng của những sinh viên sống xa nhà vào những ngày cuối cùng trước khi Saigon thất thủ, theo ông là vừa đau buồn, vừa bồn chồn lo lắng cho những người thân còn kẹt lại. Ít có ai từng du học ở các nước Âu Châu vào thời gian đó quên được cuộc biểu tình của sinh viên miền Nam ở Paris vào ngày 27/4/1975. Khoảng 300 sinh viên từ Paris và nhiều thành phố khác chít khăn tang, mang cờ Việt Nam Cộng Hoà, lặng lẽ tuần hành trên các đường phố ở Paris, mang theo những biểu ngữ làm bằng vải đen kẻ đòng chữ trắng: “Vinh Danh Các Chiến Sĩ Đã Nằm Xuống Cho Tự Do", “Miền Nam Tự Do Bất Diệt", “ Ngày Đại Tang" vv…
Tiến sĩ Nguyễn Duy Vinh kể rằng sinh viên ở Poitiers cũng thu xếp một chuyến xe lên Paris tham dự biểu tình. Ông Vinh thuật lại không khí cuộc biểu tình và tâm trạng của những người tham dự:
“Không khí lúc đó họ về kể lại thì trang nghiêm, trang nghiêm mà im lặng. Không có la hét, đi như một đám tang vậy. Họ cũng hô khẩu hiệu nhưng mà không phải là một cuộc biểu tình chống đối rầm rộ. Họ đi tuần hành một đoạn dài để cho người Pháp nhìn thấy là có sự chống đối rõ ràng.”
Bà Alice Swann, một nhà ngoại giao từng đại diện cho Việt Nam Cộng Hoà tại Rome, Ý, và sau này, tại Geneve, Thụy sĩ, nói rằng trong giới ngoại giao thì biến cố 30/4 không gây ngạc nhiên, bởi vì đó là điều tất yếu từ khi hiệp định Paris được ký kết:
“Biến cố 30/4 không phải là một sự ngạc nhiên đối với tôi, bởi vì tôi đã biết là miền Nam sẽ bại. Đây chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhưng tôi biết có rất nhiều người miền Nam yêu nước, họ đã hy sinh rất nhiều, trong việc làm, trong cuộc sống của họ để chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa. Điều làm cho tôi rất buồn là nhiều người đã hy sinh mạng sống một cách vô ích… Rồi sau đó tôi lo lắng về những gì sẽ xảy đến cho miền Nam, cho gia đình và cho bạn bè, đó là những gì tôi cảm thấy vào lúc đó.”
UserPostedImage
Đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ Lê Văn Lợi, và bà Alice Swann (thứ nhì bên trái)

Bà Swann cho biết là sau 30 Tháng Tư 1975, nhờ uy tín của mình, Đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ Lê Văn Lợi đã được chính quyền nước sở tại và Liên Hiệp Quốc cho phép mở cửa sứ quán cho tới tháng Sáu năm 1975, để giúp các công dân miền Nam, trong đó có nhiều sinh viên du học, làm giấy tờ và xin việc làm để tự lo liệu cho bản thân:
“Ông vẫn tiếp tục làm việc và trong hai tháng đó đã giúp được nhiều người Việt cư ngụ tại Thụy Sĩ gồm du học sinh và du khách bị kẹt tại, không thể làm gì cả. Đại sứ Lợi giúp họ, về giấy tờ, xin quy chế tị nạn tại Thụy sĩ, và sau khi họ được chấp nhận cho tị nạn, giúp họ tìm việc làm bởi vì ông quen biết rộng, có thể xin việc cho nhiều người tại Liên Hiệp Quốc chẳng hạn.”
Tiến sĩ Vinh nói hơn 4 thập niên sau, mỗi dịp 30/4 ông lại sống lại tâm trạng của một sinh viên miền Nam vào ‘Tháng Tư Đen’:
“Tâm trạng thì nó vẫn luôn luôn xao xuyến, tiếc tiếc và ân hận là đã để xảy ra tình trạng như vậy. Oán hận thì nó cũng qua đi, nhưng ân hận thì đúng hơn, hối tiếc những chuyện mình có thể làm được mà mình không làm.”
Ông bày tỏ cảm kích đối với quê hương thứ hai của ông vì đã tôn trọng sự khổ đau của người tị nạn Việt Nam khi cho thông qua đạo luật công nhận 30/4 là ngày “Hành trình tìm tự do”. Ông nói:
“Những buổi lễ ấy vô cùng xúc động. Năm nay cũng có một buổi thượng kỳ vào ngày 30/4 như mọi năm. Ở Canada có đạo luật S-219 do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải vận động, được chấp thuận để trở thành một ngày lễ của Canada gọi là “Hành trình tìm Tự do”. Mặc dù đó không phải là ngày nghỉ, nhưng mà thấy người ta rất là tôn trọng sự khổ đau của người dân tị nạn Việt Nam, thành ra mình cũng vô cùng may mắn và hạnh phúc được ở trên xứ sở này.”
Tiến sĩ Vinh nói sau hơn 4 thập niên, lẽ ra những sự đau khổ ấy đã phải được xoa dịu nếu như Hà nội chủ động và thành thật muốn hòa hợp hòa giải.
“Có bao nhiêu gia đình đã bị mất mát, cái khổ đau này chính ra nó phải được hàn gắn qua một sự hòa hợp hòa giải thành thật của nhà nước Việt Nam, nhưng họ đã không làm được điều đó. Ngày nay mà họ vẫn chưa tìm cách chữa những tội ác đã gây ra, như đưa bao nhiêu người vào trại cải tạo. Họ triệt hạ luôn cả hệ thống kinh tế miền Nam. Ngày nay nhìn lại tình trạng quê hương thì thấy nó quá bi đát, nào là tham nhũng, nào là mất đất mất đảo vào tay Trung Cộng, dòng Cửu Long ngày càng cạn đi, Biển Đông thì cạn kiệt.”
Ông bày tỏ lo lắng cho tương lai của Việt Nam, trong khi sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng bắt rễ trên cả nước Việt Nam. “Họ đánh cá vô tội vạ, làm hại những rặng san hô dưới đáy biển, phá hoại hệ thống sinh thái dưới Biển Đông. Ở trong nước thì đạo đức cũng tụt hậu, giáo dục ngày càng thoái hóa thì mình thấy là họ không đưa được Việt Nam về một hướng tốt, đối với tôi ngày 30/4 lại càng phải nói thêm nữa. Đây không phải là để báo thù mà để ghi lại một trang lịch sử mà con cháu không thể quên được.”
Tiến sĩ Vinh nói ngày 30/4 là để tưởng niệm những người đã khuất, theo ông hành động này không phải là níu kéo quá khứ mà dịp này phải tưởng nhớ những người đã khuất với lòng thành kính như trong ngày giỗ của cha mẹ, ông bà. Ông nói cộng đồng người Việt, con cháu người Việt có nghĩa vụ phải nhớ bởi vì “quên tức là có lỗi với tổ tiên”.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.