logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/05/2019 lúc 10:49:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nghiêm Sỹ Tuấn: Người Tới Như Mộng


Phan Tấn Hải, sinh năm 1952 tại Sài Gòn, nguyên quán Hà Tĩnh, Trung học Chu Văn An Sài Gòn, sinh viên Đại học Văn Khoa, làm thơ viết truyện dịch thuật; học Thiền từ Chùa Tây Tạng Bình Dương, khi viết về Phật giáo ký tên Nguyên Giác, hiện là Chủ bút Nhật báo Việt Báo Nam California. Tác phẩm: Cậu Bé và Hoa Mai 1986, Ở Một Nơi Gọi là Việt Nam 1987, Vài Chú giải về Thiền Đốn ngộ 1990, Những Lời Dạy từ các Thiền Sư Việt Nam Xưa 2010.

      Thực hay là tiểu thuyết? Đó là câu hỏi đột khởi trong tôi sau khi đọc xong tuyển tập Y Sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn. Có rất nhiều yếu tố y hệt như kiểu truyền kỳ mạn lục trong đời Nghiêm Sỹ Tuấn. Vậy mà lại là đời thực, kể lại từ những người bạn thân thiết trong nhiều chặng đời của người họ Nghiêm – hoàn toàn không phải là huyền thoại kể từ những người vài trăm năm sau. Có vẻ như những người như Nghiêm Sỹ Tuấn tới để làm cõi đời đau đớn này thơ mộng hơn, đáng trân trọng hơn.


      Một Nghiêm Sỹ Tuấn giỏi nhiều ngôn ngữ (Hán, Anh, Pháp, Đức, La-tinh), tài hoa về văn chương, hội họa, âm nhạc – chỉ giỏi như thế, cũng đủ gọi là kỳ nhân. Nhưng chính tâm hồn Nghiêm Sỹ Tuấn, qua mắt nhìn từ các bạn của ông, mới là những gì cách biệt với xã hội chung quanh. Độc đáo, thơ mộng, tử tế. Có nhiều điểm trong cuộc đời Nghiêm Sỹ Tuấn y hệt như truyện, y hệt như phim. Và cũng rất mực sâu sắc, khi ông tiên đoán rằng Việt Nam Cộng Hòa sẽ thua trận khi cuộc chiến chuyển dần sang cuộc nội chiến giữa những người thành thị với các nông dân.


      Tôi đọc chậm rãi, đọc đi đọc lại nhiều trang, suy nghĩ về những dòng chữ các bạn ông viết về kỷ niệm một thời quá khứ với ông, đó là những hàng chữ như đang dựng lên một tượng đài – cho một người hiện ra trong cõi này và sống y hệt một huyền thoại. 


      Nghiêm Sỹ Tuấn sống và chết y hệt như tiểu thuyết: là y sĩ Dù duy nhất bị thương hai lần, một lần ở Dakto, một lần ở Cao Lãnh… điều trị xong, tình nguyện ra chiến trường để làm y sĩ trưởng Tiểu đoàn 6 Dù. Và rồi tử trận ở Khe Sanh năm 1968, chết khi cuộn băng còn cầm trên tay, khi đang đứng dưới hố cá nhân săn sóc vết thương cho một thương binh nằm cáng trên miệng hố.


      Tôi suy nghĩ về truyện ngắn “Người Bệnh Tưởng” (tr. 336-348) do Nghiêm Sỹ Tuấn và Nguyễn Vĩnh Đức dịch từ tiếng Đức. Phải chăng họ Nghiêm cũng tự thấy như người đang chữa bệnh tưởng cho rất nhiều người trong cõi này, và rồi cũng sẽ bó tay khi sự thật không thuyết phục được bệnh nhân? Tuy nhiên, cõi này của chúng ta đầy những người bệnh tưởng… Họ đang gây hại cho thế gian: họ tưởng rằng dân tộc đang bệnh và cần đưa chủ nghĩa xã hội về thay thế nền văn hóa nhân bản thuần Việt, họ tưởng rằng bạo lực chuyên chính sẽ xóa bỏ nhà tù và dẫn tới no ấm nhưng không ngờ ngược lại…


      Ngô Thế Vinh ghi nhận: “Nghiêm Sỹ Tuấn chính là mẫu người quân tử Đông Phương hiếm hoi thuần Việt còn vương sót lại ở hậu bán thế kỷ 20.” (tr. 22)
 
      Bùi Khiết kể về người bạn họ Nghiêm, cũng là người thư ký đầu tiên của tạp chí Tình Thương: “Tuấn cô đơn, một tâm hồn khắc khoải… Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và chữ Hán hòa đồng thành khối. Tự nhiên tôi liên tưởng tới một lý tưởng trong sạch, và rắn chắc như kim cương. Vì mắc bệnh chủ quan nên tôi coi Tuấn là cây hoa quý giữa một vùng cỏ dại này.” (tr. 67-96)
 
      Đặng Vũ Vương kể về họ Nghiêm, người bạn vào Đại học Y Dược cùng năm: “Nghiêm Sỹ Tuấn với tài năng và nhân cách trong cuộc đời ngắn ngủi của một Sinh Viên Y Khoa và một Y Sĩ trong thời chiến là điển hình của một thầy thuốc kiêm một “quân tử” (gentleman), một mẫu người tượng trưng cho cái hỗn hợp (amalgame) tốt và đẹp nhất của truyền thống văn hóa cổ truyền VN và kiến thức, tư tưởng tân tiến của Tây phương… Một chuyện được kể lại như huyền thoại là có một thuộc cấp của Tuấn nói rất mong có được cái máy ảnh như của Tuấn đang đeo trên vai, chẳng bao lâu sau đó người quân nhân này tử trận, Tuấn đến đưa đám tang anh đó rồi sau đó lẳng lặng để lại cái máy ảnh trên bàn thờ của anh ấy.” (tr. 122-125)
 
      Nguyễn Thanh Giản kể về lời Nghiêm Sỹ Tuấn trong đêm trước hôm chia tay: "Cuộc chiến này nếu không làm sáng tỏ được là chúng ta chiến đấu cho tự do dân chủ thì rất nguy. Nó sẽ trở thành cuộc chiến của những thằng ở thành phố đánh nhau với những thằng ở miền quê. Những thằng ở thành phố tinh khôn hơn nhưng chỉ là thiểu số, miền quê trông có vẻ khờ khạo nhưng nắm giữ hầu hết tiềm lực của dân tộc. Mày tranh thủ được nhân tâm dân chúng miền này là rất tốt. Nếu bên mình mà làm được như vậy thì bọn Việt cộng sẽ thua nhanh chóng. Cuộc chiến đã trở thành cuộc tranh thủ nhân tâm, mình không làm thì bọn Việt cộng tinh ranh sẽ làm và sự sụp đổ của miền Nam sẽ là điều không tránh khỏi." (tr.62)
 
      Nơi đây, xin có bài thơ tặng y sĩ tiền tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn.
 
Bài thơ tặng một tượng đài

Anh đã cầm bút lên
một đời trân trọng
từng dòng chữ ghi xuống
lòng anh là ước mơ hòa bình.


Anh ngồi dịch từng trang
dịu dàng chép từng nét bút
thuốc ơi lòng anh là giấy mực
thương đời chữa bệnh cõi này.
 
Anh đã nhìn thấy
bên kia màn khói súng
từ sau chiến hào đứng dậy
là nông dân hàng hàng ra trận
mùi lúa còn vương râu tóc
với súng dao, cuốc xẻng và gậy gộc
hô vang ước mơ hòa bình
bên này mình lớp lớp thư sinh
với tay còn thơm giấy mực
cầm súng lên đường chung bước
cũng hô vang ước mơ hòa bình
sao tiếng hô buồn như tiếng khóc.
 
Rồi anh đã lao vào trận
khắp trời là mưa đạn
chữa thương cho cả thù và bạn
ai đã bắn vào ngực anh
trên môi anh bật lên những giọt rất mặn
trái tim anh bật máu
Nghiêm Sỹ Tuấn
các bạn anh thảng thốt gọi
anh đã nằm xuống như bụi
rồi bay lên thật cao, thật xa như sương khói
nơi máu anh đã mặn như nước mắt
và trở thành men rượu cho đời.
 

California 14.04.2019
Phan Tấn Hải
Trích từ "Y sĩ Tiền Tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn: Người Đi Tìm Mùa Xuân"
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.